Giáo án Ngữ văn 8 kì I

Giáo án Ngữ văn 8 kì I

 BÀI 1

Tiết 1,2 VĂN BẢN TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh

 A.Mục tiêu

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.

B. Chuẩn bị : GV: Soạn + TLTK

 HS: Đọc và soạn bài.

C. Tiến trình bài dạy

 I. Kiểm tra bài cũ:

 II. Các hoạt động :

 * Giới thiệu : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, hầu hết ai cũng được cắp sách đến trường, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Các em đều thuộc bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”. Đó chính là kỉ niệm đáng nhớ về buổi đến trường đầu tiên. Hôm nay, một lần nữa chúng ta sẽ tìm lại những kỉ niệm khó quên ấy qua truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh

 

doc 126 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1
Tiết 1,2 Văn bản Tôi đi học Thanh Tịnh
 A.Mục tiêu
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.
B. Chuẩn bị : GV: Soạn + TLTK
 HS: Đọc và soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy
 I. kiểm tra bài cũ:
 II. Các hoạt động :	
 * Giới thiệu : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, hầu hết ai cũng được cắp sách đến trường, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Các em đều thuộc bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”. Đó chính là kỉ niệm đáng nhớ về buổi đến trường đầu tiên. Hôm nay, một lần nữa chúng ta sẽ tìm lại những kỉ niệm khó quên ấy qua truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh
I. Tìm hiều chung
HS đọc *
1. Tác giả( 1911- 1988
- Trình bày những hiểu biết của em về T/ giả?
+ Năm 1913, đi làm, dạy học và sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác, T/ giả có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: tr.ngắn, truyện dài, thơ, CDao, bút kí VHọc. Nhưng thành công hơn cả là tr,ngắn, thơ.
- VB được in trong tập truyện nào?
+ Đây là tr.ngắn đậm chất trữ tình, không thuộc loại tr.ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, n/ vật, những xung đột XH. Toàn bộ T/ phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của n/ vật tôi. Qua dòng hồi tưởng ấy, T/ giả diễn tả cảm giác, tâm trạng theo trình tự của buổi tựu trường. Những rung động tinh tế ấy của n/ vật được T/ giả thể hiện rất sống động nhờ sự đan xen hợp lí giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kểu loại VB nào?
- Bố cục của VB này ntn?
 + từ đầu.rộn rã. Khơi nguồn nỗi nhớ.
 +Còn lại . Tâm trạng và cảm giác của n/ vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên
 - Từng dạy học, làm văn, viết thơ.
 - Sáng tác + Đậm chất trữ tình.
 + Toát lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng, t/ cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm
 - In trong tập Quê mẹ( XB- 1941)
- Thể loại: VB biểu cảm.
- Bố cục: 2 phần
II. Đọc- hiểu VB
* Giọng: chậm, hơi buồn, lắng sâu; chú ý những câu nói của n/ vật tôi; người mẹ và ông đốc cần đọc với giọng phù hợp.
HS đọc 4 câu đầu.
1. Khơi nguồn nỗi nhớ.
- Nỗi nhớ buổi tựu trường của T/ giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?
- Thời điểm: cuối thu- thời điểm khai trường.
- Cảnh thiên nhiên: lá rụng, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường .
- Tâm trạng của n/ vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn?
g Tâm trạng: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
- Em có NX gì về những từ diễn tả tâm trạng của n/ vật tôi?
g Từ láy gợi tả cảm xúc.
- PT giá trị biểu cảm của 4 từ láy trên?
+ Những từ láy trên diễn tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
- Những cảm xúc ấy có trái ngược , mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
+ Những cảm xúc ấy không trái ngược, mâu thuẫn với nhau mà còn gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng và cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường. Các từ láy trên đã góp phần rút ngắn k/ cách giữa quá khứ và hiện tại. chuyện xảy ra bao năm mà như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia.
HS đọc từ “ Buổi mai. Trên ngọn núi”
-T/ giả viết “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”. Tâm trạng thay đổi đó cụ thể ntn?
2. Tâm trạng và cảm giác của n/ vật tôi.
 a.Trên đường tới trường
- Con đường, cảnh vật: quen- thấy lạ.
- Lòng thay đổi: Đi học
 + Không lội qua sông.
 +Không ra đồng nô đùa.
 + Lần đầu tiên n/ vật tôi được đến trường đi học, được bước vào một TG mới lạ, được tập làm người lớn, không nô đùa, rong chơi thả diều ngoài đê, ngoài đồng như thằng Quý, thằng Sơn nữa. Chính ý nghĩ ấy làm tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
- Những chi tiết, cử chỉ trong hành động và lời nói của n/ vật tôi khiến em chú ý? Vì sao? 
 + Thèm:tự nhiên, nhí nhảnh.
 + Cầm 2 quyển vở: nặngg bặm g ghì g xóc lêng nắm
gmuốn cầm bút, thước.
+ Những chi tiết, cử chỉ trong hành động và lời nói của n/ vật tôi là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường. Những ĐT: thèm, bặm ghì, được sử dụng đúng chỗ khiến người đọc hình dung tư thế, cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu của chú bé.
- Trong những cảm nhận mới mẻ trên đường đến trường, n/ vật tôi đã bộc lộ đức tính gì?
HS đọc “ Trước sân trường trong các lớp”
- Cảnh sân trường Mĩ Lí lưu lại trong tâm tư T/ giả có gì đáng nhớ?
a Yêu việc học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
b. Khi đến trường.
- Sân trường dày đặc người:
 + Quần áo sạch sẽ.
 + Gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì?
g Không khí đặc biệt của ngày hội khai trường.
- Cảm nhận về ngôi trường có gì đặc biệt?
- Ngôi trường:
 + Xinh xắn.
 + Oai nghiêm như đình làng.
-B.pháp NT nào được sử dụng và có ý nghĩa gì?
+ B.pháp so sánh được sử dụng để so sánh lớp học với đình làng- nơi thiêng liêng cất giữ những điều bí ẩn đồng thời diễn tả cảm xúc trang nghiêm của T/ giả về mái trường và đề cao tri thức.
- Chính những cảm nhận về ngôi trường làm cho chú bé có tâm trạng ntn?
g So sánh: diễn tả cảm xúc trang nghiêm.
- Tâm trạng
+ Lo sợ vẩn vơ.
+ Bỡ ngỡ, nép.
+ Ngập ngừng, e sợ.
+ Thèm vụng, ước ao.
+ Chơ vơ, lúng túng, run run.
+ Từ tâm trạng háo hức trên đường tới trường chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơkhông còn là cảm giác rụt rè nữa mà là sự chuyển biến rất hợp quy luật tâm lí trẻ. N/ nhân chính là cảnh trường Mĩ Lí xinh xắn oai nghiêm, cảnh mọi người dày đặc, ai cũng mặc đẹp nhất là nhìn thấy mấy cậu học trò mới cũng như mình.
HS đọc “ Ông đốc chút nào hết’’.
c. Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
- Tâm trạng của tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới ntn?
- thấy như tim ngừng đập.
 - Quên: mẹ đứng sau.
- Gọi tên:giật mình, lúng túng
+ Đây là giờ phút hệ trọng khi chú bé trở thành một HS của trường. Và đây cũng là giờ phút mà chú bé và các bạn được mọi người ngắm nhìn nhiều hơn hết “ Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp ắt hiền từ và cảm đông. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. trong những phút nàychúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi lại càng lúng túng hơn.”
- Rời mẹ vào lớp:
 + Khóc nức nở.
 +Thấy xa mẹ.
+ Bàn tay mẹ là gia đình, lớp là trường học. Chú bé đã bước qua ngưỡng cửa của gia đình để bước vầo trường học từ giờ phút này. Làm sao không lưu luyến được! Cảm giác lạ lùng thấy xa mẹ, xa nhà chưa bao giờ có như lần này, nó khác hẳn với những buổi đi chơi suốt ngày với lũ bạn ngoài đồng.
- Em có suy nghĩ gì vè tiếng khóc của những cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng vào lớp? Đó có phải là thể hiện sự yếu đuối không?
+Khóc:- Phần vì lo sợ do phải tách rời người thân để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ.
 - Phần vì sung sướng vì lần đầu tiên được tự mình học tập 
 - báo hiệu sự trưởng thành về nhận thức và tình cảm.
 - Theo dõi phần cuối của VB?
- Tâm trạng và cảm giác của tôi khi bước ngồi lạ lùng ntn?
- H/ ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” có phải đơn thuần chỉ có ý nghĩa thực không? Vì sao?
+H/ ảnh trên gợi nhớ, gợi tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào một g/ đoạn mới của cuộc đời. H/ ảnh này không chỉ đơn thuần có ý nghĩa thực như một sự tình cờ mà có dụng ý NT, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng.
- Dòng chữ: Tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
- Em có NX gì về cách kết thúc này?
- Em có cảm nhận gì về cử chỉ, thái độ của người lớn đối với các em bé lần đầu đi học?
- H/ ảnh mái trường gắn với n/ vật nào qua hồi ức của tôi? N/ vật này hiện lên với những chi tiết nào?
- T/ giả nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào?
d. Trong lớp học.
- Xa lạ, gần gũi:
+ Hình trên tường: lạ, hay hay
+ Chỗ ngồi: lạm nhận
+Bạn mới: chưa quen nhưng không xa lạ.
- Những kỉ niệm cũ sống lại 
- Tiếng phấn của thầy
g N/ vật tôi: tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.
- Dòng chữ kết thúc truyện:
+ Khép lại bài văn.
+Mở ra một TG mới, một khong gian, thời gian mới, một tâm trạng, t/ cảm mới, một g/ đoạn mới trong c/ đời của trẻ.
+ Thể hiện chủ đề của tr.ngắn
g Cách kết thúc tự nhiên bất ngờ.
3. Những nhân vật khác.
- Phụ huynh:
 + chuẩn bị chu đáo.
 + Đưa con đến trường.
 + Trân trọng tham dự buổi lễ
gHọ chia sẻ lo lắng, hồi hộp với con mình.
- Ông đốc:
 + Nhìn: hiền từ, cảm động.
 + Nhẹ nhàng đọc tên, căn dặn, động viên, khích lệ
gNgười thầy mẫu mực, độ lượng, bao dung.
- Thầy giáo trẻ: tươi cười, đón các me trước cửa lớp.
a Tất cả những n/ vật trong truyện đã thể hiện khá rõ sự quan tâm của gia đình, nhà trường dành cho thế hệ trẻ.
- Những nét đặc sắc về NT của truyện ngắn?
+ PT biểu đạt: Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
+ ĐT đặc tả tâm trạng.
+ từ láy diễn tả cảm xúc.
+ So sánh.
+ Hồi tưởng.
- ND của truyện ngắn?
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ( SGK- 9)
*Luyện tập.
III. Củng cố.
IV. HDHB: - Học bài.
 - Làm phần luyện tập, Soạn: Trong lòng mẹ 
 Tiết 3 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 A.Mục tiêu:
- HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và Mqh về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn tư duy trong việc nhận thức Mqh giữa cái chung và cái riêng.
B. Chuẩn bị:
 GV; Soạn + bảng phụ
 HS: Đọc + trả lời câu hỏi.
 C.Tiến trình dạy học 
I.Kiểm tra bài cũ.
 II. Các hoạt động:
 * Giới thiệu: ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Hãy lấy VD về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? ( HS tự lấy VD theo nhóm từ)
 GV hỏi: Em có NX gì về Mqh ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm từ trên?
( Gợi ý trả lời: Các từ có Mqh bình đẳng về ngữ nghĩa:
 + Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
 + Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.)
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.
động vật
Cá
chim
thú
Voi, hươu, Tu hú, sáo, Cá rô, cá thu,
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ trên.
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
+ Nghĩa của các từ thú, chim, cá có cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Thế nào là từ có nghĩa rộng? Từ có nghĩa hẹp?
* BT nhanh: Cho các từ: Cây, cỏ, hoa. Hãy tìm các từ ngữ c ... ớc trong thời đai mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuồi cùng là vang bóng. Ông đồ là người Nho học, nhưng không đỗ đạt sống thanh bần bằng nghề dạy học.
 I. Tìm hiểu chung
HS đọc * ( SGK – 9). Nêu những nét chính về tác giả?
 1. Tác giả ( 1913 – 1996) 
+ Thơ mới: Tên 1 thể thơ - Thơ tự do. Khoảng sau 1930, 1 loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “Thơ cũ” ( Thơ Đường Luật) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do: số chữ trong câu và số câu trong bài không hạn định. Thơ mới chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất LM tiểu tư sản bột phát ( 1932 – 1945), gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,PT Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc.
+ Trong Thơ mới, số thơ tự do không nhiều, chủ yếu là thơ 7 chữ, lục bát, 8 chữ. Dù vậy, so với thơ cũ nhất là thơ ĐL, Thơ mới vẫn tự do, phóng khoáng và linh hoạt hơn, không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
 2. Tác phẩm
- Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
- Thể thơ: ngũ ngôn
- Hiểu thế nào là thơ ngũ ngôn?( HS nhắc lại kiến thức V7)
- Tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm.
- Xác định bố cục?
+ Cả bài thơ có 5 khổ, trong đó 4 khổ có hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối thuê ngày Tết bên hè phố. Hai khổ đầu và hai khổ tiếp theo, tuy vẫn là hình ảnh đó nhưng lại là 2 cảnh tương phản: Số phận ông đồ hoàn toàn thay đổi. Khổ thơ kết là sự vắng bóng của ông và câu hỏi bâng khuâng nhớ tiếc của nhà thơ.
- Bố cục: 3 phần
 + Khổ 1,2: Ông đồ thời đắc ý.
 + Khổ 3,4: Ông đồ thời tàn tạ.
 + Khổ 5: Cảnh đó, người đâu?
II. Đọc – hiểu VB
* Giọng: chậm, ngắt nhịp 2/3, hoặc 3/2; chú ý giọng vui, phấn khởi ở 2 khổ đầu, giọng chậm, buồn, xúc động ở 2 khổ tiếp, khổ cuối giọng càng chậm, buồn, bâng khuâng.
HS đọc 2 khổ đầu
 1. Hình ảnh ông đồ
 a. Hai khổ thơ đầu
- Xuất hiện trong khung cảnh ntn?
+ Mỗi khi Tết đến xuân về lại thấy ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường. Hình ảnh đó đã thành quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến
- Xuất hiện:
 + Hoa đào nở.
 + Thường xuyên “ lại”.
 + Phố đông người
- Đồ dùng: Mực tàu, giấy đỏ.
- Ông làm công việc gì? Tìm những từ ngữ chứng tỏ thời kì này ông đồ rất được mọi người trọng vọng?
 “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ 
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
- Công việc: Viết câu đối
 + Bao nhiêu người thuê.
 + Tấm tắc: khen tài
 + Chữ như: phượng múa, rồng bay.
- Em hiểu “ Hoa . bay” ntn? T/giả sử dụng biện pháp NT gì?
+ Phượng múa rồng bay: nét chữ mềm mại, uốn lượn, nét thanh, nét đậm, đẹp sang trọng như con chim phượng hoàng đang múa, đẹp oai hùng như con rồng đang bay trong mây. 
+ “ Hoa tay.bay”: viết nhanh mà vẫn đẹp. T/ giả sử dụng biện pháp so sánh: nét chữ mềm mại trên giấy mà như có hồn biết bay nhảy, múa lượn. Ông đồ là 1 nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người.
a Thời đắc ý.
+ Hình ảnh ông đồ như góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết. Lúc này, ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.
HS đọc 2 khổ tiếp theo
 b. Hai khổ thơ tiếp
- Vãn nổi bật là hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa. Theo em khác ở chỗ nào?
 - Mỗi năm mỗi vắng
 - Người thuê viết nay đâu?
+ Từ đầu TK XX, nền Hán học và chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống VHVN như trong suốt mấy trăm năm trước. Chế độ khoa cử PK ( chữ nho) bị bãi bỏ ( khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kì năm 1915), cả 1 thành trì VH cũ hầu như sụp đổ, chữ nho bị rẻ rúng, trẻ con không học chữ nho của các ông đồ mà vào các trường Pháp – Việt, học chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Tết đến, người ta vẫn đua nhau sắm Tết, nhưng ở thành phố không mấy nhà còn thích thú sắm câu đối Tết.
ê Câu hỏi tu từ: Diễn tả sự tàn phai nhanh chóng của thị hiếu truyền thống. Cảnh tượng vắng vẻ, thê lương.
- Công việc không được như xưa, chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
 - Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
ê Nhân hoá: Nỗi buồn tủi thấm sang những vật vô tri vô giác.
+ Chẳng còn đâu cảnh bao nhiêu người thuê viết chen chúc, tấm tắc ngợi khen tài mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Ông ngồi đấy nhưng cũng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được sử dụng, trở thành bẽ bàng, màu đỏ trở thành màu phai nhạt không thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành “ nghiên sầu”.
- Ông vẫn ngồi đấy ăcố bám lấy sự sống.
- Không ai hay
ê Cô đơn. lạc lõng giữa dòng đời nhộn nhịp.
+ “ Ông ...đấy” như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua lại, nhưng không ai hay biết đến sự có mặt của ông đồ. Ông vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với cuộc đời, nhưng cuộc đời thì đã quên hẳn ông. Ông ngồi đấy bên phố đông mà vô cùng lạc lõng. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là 1 tấn kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.
 - Lá vàng rơi trên giấy 
 Ngoài trời mưa bụi bay
êTrời đất: ảm đạm, buồn bã cùng ông.
+ Đây là 2 câu mượn cảnh ngụ tình, miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh. Đây là 2 câu thơ đặc sắc nhất bài thơ. Lá vàng rơi đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Ngoài giời mưa bụi bay, câu thơ ấy tả cảnh hay tả lòng người? Chẳng phải mưa to gió lớn, cũng chẳng phải mưa rả rích rầm rề sầu não ghê gớm, mà chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao mà ảm đạm, lạnh lẽo, buốt giá. Đây là mưa trong lòng người chứ đâu phải mưa ngoài trời.
_ Thời tàn tạ.
HS đọc
 2. Cảnh đó – Người đâu?
- Khung cảnh ở khổ này có gì giống so với khổ thơ đầu?
- Khung cảnh: 
 + Đào nở
 + Không thấy ông đồ già
+ Mở đầu là “ Mỗi nămđồ già” và kết thúc là “ Năm nay.đồ già”. Đó là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. Khổ thơ có cái tứ “ cảnh cũ người đâu” thương gặp trong thơ xưa, đầy gợi cảm. 
ê Ông đồ vĩnh viễn đi vào quá khứ.
- Nhà thơ có tâm trạng ntn?
 - Những người muôn năm cũ 
 - Hồn ở đâu?
ê Câu hỏi tu từ: Tác giả nuối tiếc, thảng thốt, bâng khuâng.
- Bài thơ có những đặc sắc gì về NT?
+ Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả NT cao. Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư cảm xúc của nhà thơ.
+ Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, có NT. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng và có 2 cảnh tượng tương phản cùng MT ông đồ ngồi viết thuê bên hè phố ngày Tết; cách kết cấu ấy làm nổi bật chủ đề của bài thơ, thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ 1 cách đầy ám ảnh.
+ Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, hàm súc. Hình ảnh thơ đầy gợi cảm.
HS đọc
* Ghi nhớ ( SGK – 10)
 III. Củng cố
 IV. HDHB: - Học thuộc lòng bài thơ + PT + ghi nhớ. Ôn tập kiểm tra học kì.
 Tiết 69, 70 hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
 A. Mục tiêu
 Giúp HS: - Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu.
 - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui tươi.
 B. Chuẩn bị GV: soạn
 HS: ôn lại thể thơ tứ tuyệt đã học và sưu tầm thơ 7 chữ.
 C. Tiến trình dạy học
 I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 II. Các hoạt động
I. Chuẩn bị ở nhà
II. Hoạt dộng trên lớp
 1. Nhận diện luật thơ
HS đọc bài “ Chiều” của Đoàn Văn Cừ ( SGK – 166)
 a. Luật thơ 7 chữ
- Hãy chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật B – T trong bài thơ đó?
- Ngắt nhịp : 3/4 , 4/3	
- Vần: 
+ Bằng.
+ Gieo vần “ e”, cuối các câu 2, 4. 
- Đối: câu 1 – 2; 3 – 4.
-Niêm: câu 2 – 3.
 b. Chữa lỗi trog bài thơ cho sẵn.
- Chỉ ra chỗ sai trong bài thơ “ Tối”( Đoàn Văn Cừ)?
+ 2 chỗ chép sai:
* “ Ngọn đèn mờ” không có dấu phảy.
* “ ánh xanh” ê xanh lè.
 2. Tập làm thơ
- Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.
 a.
Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuọi chăng?
- Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn.
 b.
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Phất phơ trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
 c. HS tự làm.
 III. Củng cố.
 IV.HDHB: Tự sáng tác thơ 7 chữ với chủ đề “ Thầy - trò , tình bạn – mái trường”
 Tiết 71 trả bài kiểm tra tiếng việt
 A. Mục tiêu
 Giúp HS nhận ra những thiếu sót trong quá trình tiếp nhận kiến thức và trong làm bài. Đồng thời rèn thói quen tự giác trong kiểm tra.
 B. Chuẩn bị GV: chấm + NX
 C. Tiến trình dạy học
 I. Kiểm tra bài cũ
 II. Các hoạt động
1. Nhận xét chung
* Ưu điểm:
* Nhược điểm
2. Đáp án: tiết 60.
3. Trả bài + gọi điểm.
+ Trả bài, GV yêu cầu HS kiểm tra lại bài của mình, soát những lỗi sai và tự sửa vào bài.
 III. Củng cố.
 IV. HDHB.
 Tiết 72 trả bài kiểm tra học kì I
 A. Mục tiêu
 -Đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức của HS qua bài viết, nhận xét ưu – nhược điểm của HS.
 - HS tự sửa lỗi sai trong bài viết của mình.
 B. Chuẩn bị GV: chấm bài + NX 
 C. Tiến trình dạy học
 I. Kiểm tra bài cũ
 II. Các hoạt động
* Đề bài
I. Phần trắc nghiệm
- Đáp án:
II. Phần tự luận
 1.Nhận xét:
* Ưu điểm
* Nhược điểm:
2. Chữa lỗi
3. Đọc bài
4 Trả bài + gọi điểm.
 III. Củng cố
 IV. HDHB: - Xem bài mới chuẩn bị cho HK II.
 - Soạn: Nhớ rừng
 Tiết 66 hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: Hai chữ nước nhà
 ( Trần Tuấn Khải)
 A. Mục tiêu
 Giúp HS: - Nắm được những nét cơ bản về tác giả của hai VB.
 - Hiểu được những ND cơ bản và những nét NT tiêu biểu của hai tác phẩm trên.
 - Rèn kĩ năng đọc – hiểu VB.
 B. Chuẩn bị GV: soạn + TLTK
 HS: xem trước và đọc kĩ VB.
 C. Tiến trình bài dạy
 I. Kiểm tra bài cũ
 II. Các hoạt động 
1. Đọc VB.
HS đọc *
- Nêu những nét cơ bản về tác giả?
 * Tác giả ( SGK )
HS đọc các chú thích còn lại
+ Lưu ý : ngắt nhịp 3/4.
HS đọc toàn bộ bài thơ
- NX giai điệu của bài thơ?
+ Thể thơ truyền thống: song thất lục bát.
- Thể thơ này đã góp phần vào việc thể hiện ND của bài thơ ntn? 
HS đọc 8 câu thơ đầu, tìm và PT những chi tiết biểu hiện bối cảnh và không gian? 
 * Tác phẩm:
+ Với giai điệu trữ tình thống thiết rất phù hợp với việc bộc lộ tâm sự yêu nước của tác giả và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước cuả đồng bào.
2. ND của VB.
- 8 Câu đầu: Không gian và tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn, khi phải chia tay
- 20 câu tiếp theo: Lời người cha nói với con thể hiện tình đất nước đang trong cảnh đau thương, tang tóc, bị giặc xâm chiếm.
 - 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời uỷ thác cho con hãy thay mình gánh vác giang sơn: Trả thù nhà, đền nợ nước.
 * Ghi nhớ ( SGK - 163)
 I. Củng cố.
 IV. HDHB.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 ki Imoi.doc