Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 6

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 6

Tuần 6

Tiết 21 - 22

CÔ BÉ BÁN DIÊM

 (An-đéc-xen)

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 -Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.

 -Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.

 1.Kiến thức

 -Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

 -Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

 -Lòng thương cảm của tác giả đối với em bế bất hạnh.

 2.Kĩ năng

 -Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

 -Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

 -Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Tiết 21 - 22
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (An-đéc-xen) 
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 -Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
 -Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
 1.Kiến thức
 -Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
 -Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
 -Lòng thương cảm của tác giả đối với em bế bất hạnh.
 2.Kĩ năng
 -Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
 -Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
 -Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án,	sưu tầm ảnh chân dung và tập truyện của An-đéc-xen . 
 - HS: SGK, đọc và tìm hiểu về truyện “Cô bé bán diêm”, trả lời các câu hỏi trong phần đọc-tìm hiểu văn bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc? 
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
CÔ BÉ BÁN DIÊM
(An-đéc-xen)
Hoạt động 2 (18’)
- GV gọi HS đọc chú thích về tác giả và tác phẩm.
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả an-đéc-xen?
- GV kết luận một só nét cơ bản về tác giả.
GV hướng dẫn cách đọc và đọc đoạn 1 của văn bản, sau đó gọi 2 em đọc 2 đoạn còn lại của văn bản. 
- Gọi 1 em học khá tóm tắt lại nội dung văn bản một cách ngắn gọn.
- GV cho 2 HS giải thích các từ khó trong chú thích: 2, 3, 4, 7, 8, 11, 12.
? Nêu chủ đề của văn bản?
? Ta có thể chia bố cục của văn bản thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Em thấy truyện được tác giả kể theo trình tự nào? Sử dụng cách kể của loại truyện nào?
- Đọc chú thích về tác giả.
- Trình bày sơ lược về tác giả
- Nghe GV đọc đoạn1 sau đó 2 em đọc 2 đoạn của văn bản, các em khác theo dõi và nhận xét, bổ sung cách đọc của bạn.
- Tóm tắt văn bản.
- 2 HS giải thích các từ khó theo yêu cầu.
- Trao đổi, phát biểu (Truyện kể về cuộc đời khổ cực và những ước mơ của cô bé bán diêm).
-Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- HS: Kể theo trình tự thời gian, sử dụng cách kể của loại truyện cổ tích.
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
*Tác giả:
- An-đéc-xen (1805 – 1875) Nhà văn Đan Mạch.
- Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
* Tác Phẩm: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá.
2. Đọc và tóm tắt văn bản
3. Tìm hiểu từ khó
4. Bố cục của văn bản.
 Gồm 3 phần chính.
+ Từ đầu......Cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
+ Tiếp theo ........ Về chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm của cô bé.
+ Còn lại: Cái chết của cô bé.
Hoạt động 3 (60’)
- GV yêu cầu HS chú ý vào đoạn đầu của văn bản.
? Em hãy tìm những chi tiết nói lên hoàn cảnh của cô bé bán diêm trong đoạn đầu của văn bản?
? Tác giả khắc hoạ hoàn cảnh ấy qua biện pháp nghệ thuật nào?
? Em thấy cô bé bán diêm có hoàn cảnh như thế nào? 
? Căn cứ vào đâu để chia đoạn 2 thành những đoạn nhỏ hơn? 
? Hình ảnh nào đã hiện ra sau lần quẹt diêm thứ nhất của em bé?
? Vì sao trong tưởng tượng đầu tiên em bé lại mơ thấy hình ảnh lò sưởi? 
? Mộng tưởng tiếp sau lò sưởi của em bé là điều gì?
? Ở lần mộng tưởng thứ hai này em thấy chi tiết nào là kì diệu nhất? Theo em, chi tiết ấy có thể là có thực được không? Vì sao?
? Lần quẹt diêm thứ ba, hình ảnh nào hiện lên? Đó là hình ảnh quen thuộc ở đâu? Của tôn giáo nào? 
? Hình ảnh cây thông nô-en có gắn liền với thực tế không?
? Ở lần quẹt diêm thứ tư, hình ảnh nào đã xuất hiện? Cô bé đã cảm nhận được gì qua hình ảnh đó? Vì sao cô bé lại cảm nhận được như vậy?
? Ở lần này em còn thấy có điều gì khác so với những lần trước? Điều khác ấy đã nói lên tình cảm gì của cô bé?
? Lần quẹt diêm thứ năm có gì khác so với những lần trước? 
? Lần này, hình ảnh nào đã hiện lên? Và em có mong muốn điều gì? 
-GV bình: Em bé đã ra đi vĩnh viễn trong đói khát, trong đêm rét buốt, trong niềm hi vọng tan biến cùng ảo ảnh một người thân yêu dấu đã mất. Cùng với những hình ảnh đẹp tiếp theo, tác giả bày tỏ niềm cảm thông và thương yêu sâu nặng của mình với em bé đáng thương và bất hạnh.
? Vậy, các mộng tưởng của cô bé diễn ra có hợp lí không? 
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh hiện lên qua năm lần quẹt diêm? 
? Qua đó em cảm nhận tâm hồn của em bé như thế nào?
? Em bé bị chết vì lí do gì? Vào thời điểm nào? cái chết ấy của em bé để lại cho em suy nghĩ gì? 
? Tình cảm và thái độ của mọi người khi nhìn thấy cảnh tượng ấy như thế nào? Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?
? Em có nhận xét gì tình cảm của nhà văn?
? Cảnh lúc hai bà cháu bay lên trời đón niềm vui đầu năm là có thật hay chỉ là ảo ảnh mà thôi? Cảnh tượng ấy có ý nghĩa gì?
?Qua tìm hiểu, em hãy cho biết nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong văn bản .
?Văn bản này có ý nghĩa gì.
- Theo dõi đoạn đầu của văn bản.
- Tìm kiếm và trả lời, lớp bổ sung.
- Trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS: Căn cứ vào những lần quẹt diêm của em bé.
-Tìm kiếm và trả lời.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Tìm và trả lời
- Trao đổi, phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS trả lời :Hình ảnh cây thông nô-en là một trong những phong tục tập quán tốt đẹp của các nước châu Âu và những người theo đạo Thiên Chúa. Cây thông xanh mướt, được trình bày những bông hoa trang trí lóng lánh rực rỡ cùng với nhiều thứ đồ chơi trong có tủ đồ hàng ở hiệu. Em thèm những thứ đồ chơi ấy thì giờ đây lại hiện ra trước mắt em và lại vụt biến mất cùng ánh lửa que diêm.
- Trả lời
- Trao đổi, phát biểu
- HS: Lần này cô bé cất lời nói với bà => Thể hiện tình cảm yêu thương bà và ước nguyện đi theo bà.
- 2 HS trả lời
- Trả lời
- Nghe GV bình.
- Thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi, các em khác nghe, nhận xét và bổ sung .
- Nêu nhận xét
- Nêu cảm nhận
- Tìm kiếm, trao đổi và trả lời đồng thời tự bộc lộ cảm xúc của mình.
- Trả lời
- HS: Nhà văn đã có cái nhìn thông cảm và tấm lòng nhân hậu.
- Trao đổi, phát biểu
- Khái quát trên cơ sở ghi nhớ.
-Trao đổi trả lời
-Suy nghĩ trả lời
II. Tìm hiểu văn bản
1.Nội dung
 a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
 - Cô bé bán diêm mồ côi mẹ, cha bắt đi bán diêm suốt ngày 30 tết và cả đêm giao thừa.
- Một mình em phong phanh, chân chần đi lang thang trong đêm gió rét. Lạnh thấu xương, vắng vẻ, không bóng người.
- Tận đêm không bán được diêm nhưng không dám về vì sợ bố đánh.
=>Nghệ thuật: Đối lập, tương phản ® Cuộc sống của em béđối lập với cuộc sống của những người xung quanh.
=> Gợi hoàn cảnh thương tâm, và gợi lên sự đồng cảm nơi người đọc.
b. Những lần quẹt diêm
(Cảnh thực và cảnh ảo)
* Lần quẹt diêm thứ nhất
- Hiện ra lò sưởi, bàn sắt có những hình nổi bằng Đồng sáng nhoáng.
=> Mộng tưởng dến lò sưởi vì em đang rét cóng lên.
* Lần quẹt diêm thứ hai
- Mộng tưởng bàn ăn sang trọng, thức ăn ngon lành.
- Hình ảnh: con ngỗng quay, lưng cắm thìa, dĩa tiến về phía em bé .... là hình ảnh kì diệu. Đó là một hình ảnh tưởng tượng vì giờ đây em đói quá ® khao khát được ăn.
* Lần quẹt diêm thứ ba 
- Cây thông Nô- en là mơ ước vui chơi trong đêm giáng sinh.
=>Hình ảnh gắn liền với thực tế.
* Lần quẹt diêm thứ tư
- Hình ảnh người bà xuất hiện. Và mỉm cười với cháu.
- Trong tình cảm của cô bé: Bà và mẹ là những người thân yêu nhất.
* Lần qẹt diêm thứ năm
- Cô bé quẹt hối hả, liên tục đến hết bao diêm. => Diêm chiếu sáng như ban ngày. 
- Hình ảnh bà nội hiện lên to lớn, đẹp lão ® em muốn níu kéo, giữ bà ở lại, muốn đi theo bà. 
=> Các mộng tưởng diễn ra một cách hợp lí.
=> Năm lần quẹt diêm là năm lần lặp lại và biến đổi. Thực tại và ảo ảnh xen kẽ, nối tiếp, vụt hiện, vụt biến.
=> Đó là một em bé có tâm hồn hhồn nhiên và tươi tắn.
c. Cái chết thương tâm của em bé
- Em bé chết vì giá rét, trong đêm giao thừa.
- Mọi người nhìn thấy cảnh tương ấy nhưng lại có thái độ lạnh lùng, thờ ơ => Cả một XH thờ ơ lạnh lùng trước cái chết của một em bé đáng thương.
2.Nghệ thuật
-Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi cực khổ của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
-Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
-Sáng tạo trong cách kể chuyện.
3.Ý nghĩa văn bản.
Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
-Cho HS đọc ghi nhớ SGK
-Đọc
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố (3’)
 Từ câu truyện “Cô bé bán diêm” chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em như thế nào? Ngược lại trách nhiệm của trẻ em đối với người lớn và xã hội ngày nay cần chú ý những gì? 
5. Hướng dẫn (2’)
 -Đọc diễn cảm đoạn trích.
 - Đọc, tóm tắt tác phẩm, nắm chắc nội dung chính cần ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số truyện cổ tích của An-đéc-xen để đọc thêm.
 -Ghi lại cảm nhận của em về một (hoặc vài) chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích.
 - Chuẩn bị bài: Trợ từ, thán từ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 23
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 -Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ, các loại thán từ.
 -Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
 -Biết dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
 1.Kiến thức
 -Khái niệm trợ từ, thán từ.
 -Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
 2.Kĩ năng
 Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, một số đoạn văn có chứa trợ từ, thán từ.
	- HS: SGK, tìm hiểu bài trước khi đến lớp. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
	 Thế nào là từ ngữ dịa phương và biệt ngữ xã hội? Tìm một số từ ngữ địa phương mà em biết?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
Hoạt động 2 (10’)
- GV yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
? Trong ví dụ, câu nào nêu lên sự việc mang tính chất khách quan đó là sự việc gì? 
? Hai câu sau thêm từ nào? từ đó có ý nghĩa nhấn mạnh vào việc gì?
? Hai từ “ những, có” đi kèm những từ ngữ nào trong câu?
? Các từ: “những và có” biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc diễn ra trong câu?
? Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là trợ từ? 
Hãy đọc mục ghi nhớ.
- Đọc ví dụ 
- Trao đổi, trả lời
- Trao đổi và trả lời câu hỏi
- Trả lời
- Trao đổi, trả lời
- Dựa vào ghi nhớ trả lời
I. Trợ từ
1. Ví dụ: 
- Nó ăn hai bát cơm.
- Nó ăn những hai bát cơm.
- Nó ăn có hai bát cơm.
=> Câu thứ nhất nêu sự việc mang tính khách quan.
=> Câu thứ 2: “những” Nhấn manh đánh giá sự việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
=> Câu thứ 3: Thêm từ “có” nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít.
- Hai từ “ những, có” đi kèm với cụm từ: “hai bát cơm”.
=> Các từ: “ những, có” dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
2. Ghi nhớ. (SGK)
Hoạt động 3 (10’)
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
? Từ: “này” có tác dụng gì?
? Từ: “a - vâng” biểu thị thái độ gì? 
? Các từ vừa tìm hiểu dùng để làm gì?
- GV Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục II.2.
? Em hiểu thế nào là thán từ? Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Có những loại thán từ nào?
- Đọc và tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
-Trả lời 
- Trả lời
- Trao đổi, phát biểu
- Lựa chọn câu trả lời
- HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
II. Thán Từ
1. Ví du
a.“này” gây sự chú ý ở người đối thoại .
+ “a” thái độ tức giận hoặc vui mừng.
+ “ vâng” thái độ lễ phép.
=> Từ “a” dùng để bộc lộ cảm xúc. Từ “này, vâng” dùng để gọi đáp.
b. Lựa chọn các câu a, d là đúng.
2. Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 4 (15’)
- GV gọi một HS đọc bài tập 1 và làm bài tập theo yêu cầu.
- GV cho HS sinh đọc bài tập 2. Yêu cầu các em thảo luận để tìm câu trả lời.
Sau khi HS trả lời, GV cho một số em nhận xét và bổ xung. GV kết luận lại một số nét chính.
- GV gọi HS đọc bài tập 3.
? Hãy tìm các thán từ trong các đoạn trích đã cho?
- GV cho HS đọc bài tập 4.
? Các thán từ trong các câu đã cho bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì?
- Đọc và trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Đọc, trao đổi, phát biểu.
- Đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi. Các em khác nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Đọc và làm bài tập. Trả lời trước lớp.
III. Luyện tập
Bài tập 1
Các câu có trợ từ: a, c, g, i.
Bài tập 2
a. Từ: Lấy ® Không có một lá thư, không có một lời nhắn gửi, không có một đồng quà.
b. + Từ: Nguyên ® Chỉ kể riêng tiền thách cưới đã cao.
 + Từ: Đến ® quá vô lí.
c. Từ: Cả ® Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường.
d. Từ: Cứ ® Nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán.
Bài tập 3
 Các thán từ: Này, a, ấy, vâng, chao ôi, hỡi ôi.
Bài tập 4
a. Ha ha! Niềm vui mừng.
 ái ái! thể hiện sự đau đớn khi có một vật gì đó rơi vào.
b. Than ôi! thể hiện sự chán nản trước một thực tại nào đó.
4. Củng cố (3’)
- Trợ từ là gì? 
- Em hiểu thế nào là thán từ? Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Có những loại thán từ nào?
5. Hường dẫn (2’)
- Làm bài tập số 5 và 6.
- Học thuộc nội dung ghi nhớ.
-Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết trợ tư, thán từ trong văn bản tự chọn.
- Soạn bài “Đánh nhau với cối xay gió”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 24
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 - Nhận ra và hiểu và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
 - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.
 1. Kiến thức
 -Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
 -Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
 -Sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng
 -Nhận ra và phân tích được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
 -Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, một số đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- HS: SGK, đọc lại các bài viết về văn tự sự của bản thân và xác lập các yếu tố miêu tả, biểu cảm đã sử dụng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức 
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ
	 Em hiểu thế nào là văn tự sự? Bài văn tự sự cần có những yếu tố nào?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
Hoạt động 2
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi.
? Xác định các yếu tố tự sự (sự việc lớn và các sự việc nhỏ trong đoạn văn)?
? Hãy xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn?
? Các yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm đứng riêng hay đan xen vào nhau trong đoạn văn?
? Hãy viết lại đoạn văn khi đã bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm, sau đó đưa ra nhận xét về tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự?
? Nếu bỏ các yếu tố tự sự chỉ còn lại các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ như thế nào?
? Trong văn bản tự sự, chúng ta cần đan xen những yếu tố nào? những yếu tố ấy có tác dụng gì?
- Đọc văn bản SGK
- HS trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Xác định và trả lời
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS xác lập lại đoạn văn không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm và nêu nhận xét.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào ghi nhớ trả lời
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
1. Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa nhân vật “tôi” và người mẹ lâu ngày xa cách.
2. Sự việc nhỏ: Mẹ tôi vẫy tôi chạy theo chiếc xe, mẹ kéo tôi lên xe, tôi oà khóc, mẹ tôi khóc theo...
3. Các yếu tố miêu tả: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
 Các yếu tố biểu cảm: 
+ Hay tại sự sung sướng ... thuở còn sung túc.
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp 
thơm tho lạ thường.
+ Phải bé lại ... em dịu vô cùng.
4. Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm không tách riêng mà được đan xen vào nhau.
5. Nếu bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ khô khan, không gây xúc động cho người đọc.
=> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho văn bản trở lên hấp dẫn và sinh động hơn.
6. Nếu bỏ các yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn các sự việc và nhân vật. => Không còn truyện => vu vơ, khó hiểu.
2. Ghi nhớ
- Trong văn bản tự sự, các tác giả rất ít khi chỉ kể người, vật, việc(Kể việc) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Hoạt động 3
- GV cho học sinh thảo luận nhóm bài tập số 1.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2 Theo yêu cầu.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Làm bài tập cá nhân
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Bài tập 2: Viết đoạn văn
4. Củng cố
 Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc ghi nhớ và nắm vững những nội dung cơ bản.
	- Làm hoàn thành bài tập số 2 trong SGK.
 -Vận dụng kiến thức trong bài học để đọc- hiểu, cảm thụ tác phẩm tự sự có sử dụng kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
 -Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Kí duyệt tuần 6
Ngày//
Kiều Thị Phúc
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 6.doc