Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 28

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 28

Tuần 28 Ngày soạn:

Tiết 101 Ngày dạy:

 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

 I. MỤC TIÊU.

Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp điển tích và quy nạp.

1. Kiến thức.

Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Kĩ năng.

Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.

Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ.

- HS: SGK, Soạn bài .

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn:
Tiết 101 Ngày dạy:
 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
 I. MỤC TIÊU.
Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp điển tích và quy nạp.
1. Kiến thức.
Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kĩ năng.
Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm...
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ. 
- HS: SGK, Soạn bài .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
	- Thế nào là luận điểm?
- Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần có mối quan hệ như thế nào?
- Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần có mối quan hệ như thế nào?
3. Dạy bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- GV giới thiệu bài...
- HS nghe, ghi tên bài.
 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Hoạt động 2 (18’)
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn trong sgk/79 
- Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi SGK.
? Đâu là câu chủ đề trong mỗi đoạn văn?
? Câu chủ đề thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?
? Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn.
- Cho HS đọc bài tập 2 sgk/80
- Cho HS thảo luận câu hỏi a, b, c,d sgk/82.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGk/81
- HS đọc 
-HS thảo luận nhóm và trả lời. 
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
* Ví dụ (sgk)
Bài tập 1 (sgk/79) 
- Câu chủ đề: 
+ Đoạn văn a: Thành Đại La thật là chốn .muôn đời. 
+ Đoạn văn b: Đồng bào ta.ngày trước.
- Câu chủ đề có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Sự khác nhau về vị trí đặt câu chủ đề là dấu hiệu để ta phân biệt 2 dạng đoạn văn thường gặp nhất trong văn nghị lụân: ĐV diễn dịch và ĐV qui nạp. 
- Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đoạn diễn dịch) hoặc cuối đoạn (đoạn quy nạp).
Bài tập 2 (sgk/80)
a) Luận điểm: Bản chất của giai cấp địa chủ.
- Luân cứ:
+ Vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc.
+ Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu.
=> Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục là nhờ luận cứ. Nhưng sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi hoặc giảm đi nếu luận cứ của nó không chính xác, chân thực đầy đủ.
b) Các luận cứ trong đoạn văn làm cho luận điểm không bị mờ nhạt đi, mà nổi bật lên => làm rõ bản chất chó đểu của giai cấp địa chủ.
=> Cách sắp xếp các ý trong đoạn hợp lý làm nổi bật luận điểm. 
c) Là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lý thú.
=> Luận điểm và luân cứ cần được trình bày chặt chẽ và hấp dẫn
* Ghi nhớ: SGK/81
Hoạt động 3 (20’)
- Bài 1: Cho HS trao đổi lớp
- Bài 2: Cho HS thảo luận nhóm. 
- Nhận xét, bổ sung
- Bài 3: Cho HS viết
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Bài 4: Cho HS thảo luận nhóm
- Nhận xét, bổ sung
-HS trao đổi nhóm, phát biểu.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS viết, đọc trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
III. Luyện tập 
Bài tập 1
 Xác định luận điểm của ĐV dựa vào câu chủ đề :
Cần tránh lối viết dài dòng khiến cho người đọc khó hiểu. 
Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. 
Bài tập 2 
- Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm.
- Luận cứ:
+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm âm thầm ta đã trao cho cảnh vật.
- Các luận cứ được tác giả sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước.
 => Độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm.
Bài tập 3 
 HS tự viết 
Bài tập 4 Các luận cứ ấy có thể được sắp xếp như sau:
- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.
- Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.
4. Củng cố (2’)
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn (2’) 
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà. 
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Soạn bài: “Bàn luận về phép học”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 102
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch, quy nạp.
1. Kiến thức.
Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đạon văn nghị luận.
Biết cách viết bài văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp DD&QN.
2. Kĩ năng.
Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1,)
 2. Kiểm tra bài cũ (5,) 
- Thế nào là luận điểm? 
- Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần có mối quan hệ như thế nào?
- Trong một bài văn nghị luận, các luận điểm cần có mối quan hệ như thế nào?
3. Dạy bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- GV giới thiệu bài...
- HS nghe, ghi tên bài.
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Hoạt động 2 (10’)
- kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
? Đề bài đề cập đến vấn đề gì?
? Để thể hiện được nhiệm vụ mà đề bài ấy nêu ra, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào?
- Cho h/s thảo luận nhóm tìm hiểu đề.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm, trình bày.
I. Chuẩn bị ở nhà
* Cho đề bài: “Hãy viết một bài cho tờ báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn” Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
- Vấn đề gần gũi với các em: khuyên bạn cần học tập chăm chỉ.
- Tìm hiểu đề:
+ Xác định luận điểm, luận cứ
+ Sắp xếp theo một trình tự hợp lý (lập dàn ý).
+ Viết thành ĐV, BV.
+ Mục đích: khuyên một số bạn cần học tập cần chăm chỉ hơn.
+ Luận đề: Phải học tập chăm chỉ hơn.
Hoạt động 3 (1’)
- Gọi HS đọc mục 1 sgk.
- Cho HS thảo luận nhóm bài tập 1.
? Bổ sung thêm những luận điểm nào để làm sáng tỏ luận đề?
- Nhắc lại những điều cần chú ý khi trình bày luận điểm.
- Cho thảo luận nhóm BT 2 sgk/tr 83.
- GV nhận xét và bổ sung.
- Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một luận điểm.
- Cho HS viết đoạn văn
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS trình bày:
+ Luận điểm thể hiện rõ trong câu chủ đề.
+ Chuyển đoạn bằng những từ ngữ có tính liên kết.
+ Làm sáng tỏ luận điểm bằng những luận cứ phù hợp.
+ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn → luận điểm có sức thuyết phục.
- HS thảo luận nhóm, trình bày.
- HS viết theo nhóm và trình bày
- HS viết
II. Luyện tập trên lớp
Bài 1: Xây dựng hệ thống luận điểm.
- Đánh dấu a,b,c,e,d
* Bố cục:
a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “đài vinh quang, sánh kịp với bạn bè năm châu”.
b. Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn h/s phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm.
d. Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi chưa chăm học, làm cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
đ. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong đời sống.
e.Vậy các bạn nên bớt đi chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
Bài tập2: trình bày luận điểm
a. Bỏ câu 2 vì xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày và luận điểm đứng trên hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để có thể nói do đó các câu còn lại tuỳ HS lựa chọn. 
b. Có thể chọn cách của SGK.
c. Cho HS tự viết câu kết đoạn. 
d. Không phải chỉ đơn giản là thay đổi vị trí của câu chủ đề mà phải sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi.
Bài 3 : Cho HS trình bày luận điểm mà các em vừa chuẩn bị.
Bài 4 : Cho HS viết đoạn văn
4. Củng cố (0’)
Củng cố lại kiến thức khi làm bài tập.
5. Hướng dẫn : (2’)
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị viết bài viết số 6.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 103+104
VIẾT BÀI VIẾT SỐ 6
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
- Vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
- Tự đánh gia chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ
	- GV: Đề kiểm tra.
	- HS: Chuẩn bị bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Tiến hành kiểm tra
Hoạt động 1
	- GV chép đề lên bảng.
	- HS ghi đề vào giấy kiểm tra.
* Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số ban trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
Hoạt động 2
	- GV: Theo dõi HS làm bài.
	- HS: Làm bài theo yêu cầu.
Hoạt động 3
	 - GV thu bài theo đơn vị bàn.
	- HS nộp bài theo yêu cầu.
* Đáp án – Biểu điểm:
- Điểm 8, 9: Bài văn thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, lời lẽ chính xác, thuyết phục, không quá 2 lỗi chính tả.
- Điểm 6, 7: Bài văn thực hiện đầy đủ và tương đối tốt nội dung yêu cầu trên. Văn viết tương đối mạch lạc, lời lẽ chính xác và có sức thuyết phục tương đối, không quá 3 lỗi chính tả.
- Điểm 4, 5: Bài văn trình bày được các nội dung yêu cầu trên nhưng còn ở mức bình thường. Văn viết chưa được mạch lạc lắm, lời lẽ và sức thuyết phục còn hạn chế, không quá 5 lỗi chính tả.
- Điểm 2, 3: Bài văn có trình bày nội dung yêu cầu trên nhưng còn nhiều hạn chế. Văn viết còn vụng về, hệ thống luận điểm còn lộn xộn, lỗi chính tả còn nhiều.
- Điểm 1: Bài văn quá sơ sài, chưa đảm bảo các nội dung yêu cầu trên. Các ý lộn xộn, lỗi diễn đạt quá nhiều.
4. Củng cố
 Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại văn nghị luận.
- Soạn bài “Thuế máu” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 28
KiÒu ThÞ Phóc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28.doc