Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 15

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 15

Tuần 15 Ngày soan:

Tiết 57 Ngày dạy:

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC (ĐỌC THÊM)

 (Phan Bội Châu)

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

 -Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu.

 -Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.

 1.Kiến thức

 -Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

 -Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

 2. Kỹ năng

 -Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.

 -Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soan: 
Tiết 57 Ngày dạy:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC (ĐỌC THÊM)
 (Phan Bội Châu) 
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
 -Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.
 1.Kiến thức
 -Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
 -Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
 2. Kỹ năng
 -Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
 -Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, giáo án, bảng phụ và sưu tầm ảnh chân dung và một số bài thơ của Phan Bội Châu.
 - HS: SGK, sưu tầm và tìm hiểu về Phan Bội Châu và những sáng tác của ông. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Đọc văn bản “Bài toán dân số” em hiểu được thêm điều gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 (Phan Bội Châu)
Hoạt động 2 (10’)
- GV cho một HS đọc phần chú thích dấu sao.
? Tóm tắt sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu?
? Các tác phẩm của Phan Bội Châu toát lên được điều gì?
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản, GV đọc một lần sau đó gọi 3 em lần lượt đọc văn bản.
- Hướng dẫn HS tìm hểu từ khó.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Nêu chủ đề của bài thơ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu một vài đặc điểm nổi bật của thể thơ đó?
? Cấu trúc của thể thơ như thế nào?
- 1 HS đọc chú thích. 
- HS tóm tắt 
- Tìm hiểu và trả lời.
- Nghe GV hướng dẫn đọc
- Đọc văn bản 
- Giải thích từ khó.
- HS: Bài thơ được viết vào đầu năm 1914 khi Phan Bội Châu bị bọn quân Phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam.
- HS: Thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần tự chủ của người chiến sĩ cách mạng trải qua bao sóng gió, mang hoài bão Kinh bang tế thế, sáng ngời niềm tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, coi thường mọi thử thách hiểm nguy.
- HS: Thất ngôn bát cú đường luật.
- HS: Cấu trúc gồm 4 phần:
Đề - thực - luận - kết.
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm
 a. Tác giả: 
- Phan Bội Châu (1867 - 1940)
- Tên lúc nhỏ: Phan Văn San 
- Tên hiệu: Sào Nam
- Quê: Nam Hoà - Nam Đàn - Nghệ An.
- Thi đỗ giải nguyên năm 33 tuổi.
- Là một nhà nho yêu nước.
b. Tác phẩm
- Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập. 
2. Đọc văn bản 
3. Từ khó 
4. Thể thơ
 Thất ngôn bát cú đường luật.
Hoạt động 3 (20’)
HS Thảo luận:
- Chữ vẫn được dùng như thế nào? Tạo được giọng thơ như thế nào? Tác giả khẳng định điều gì?
- Câu 2 ý nói gì? Giọng thơ như thế nào?
? Hai câu thơ đầu đã dựng lên hình ảnh PBC - người chí sĩ yêu nước như thế nào?
? Em có nhận xét gì về giọng thơ trong hai câu đầu?
?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì
? Giọng thơ có gì khác so với hai câu trước? Thể hiện tâm trạng nào của PBC?
? Nhận xét về tầm vóc của hình ảnh con người? (bình thường hay phi thường)?
? Nhận xét về hình thức đối trong 2 câu luận.
? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ?
? Câu thơ cho thấy điều gì ở người anh hùng hào kiệt?
? Giọng thơ trong 2 câu cuối như thế nào? Lý do?
? Tác giả khẳng định điều gì?
? ý nghĩa hai câu kết.
- Thảo luận nhóm và trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận và trả lời, lớp nhận xét và bổ sung. 
- Trao đổi, phát biểu
- HS: Giọng thơ mang tính đùa cợt, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn.
-Trả lời
- Trao đổi và trả lời.
- Nêu nhận xét, lớp bổ sung.
- Nêu nhận xét, lớp bổ sung.
- Lần lượt trao đổi và trả lời từng câu hỏi.
- Nghe bạn trả lời, nhận xét và bổ sung. 
- Trao đổi, trả lời nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Trả lời
- Trả lời
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Nội dung
 a. Hai câu đề 
- Chữ vẫn lặp lại 2 lần: tạo giọng thơ khẳng định: Tuy bị kẻ thù đẩy vào vòng tù tội, nhưng mình vẫn là người hào kiệt, phong lưu tài năng lịch sự, khá giả.
- Câu 2: Ta vào tù vì chạy nhiều mỏi chân, giọng thơ có chút đùa vui: Mình không phải đi tù mà là chủ động nghỉ ngơi.
=> Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng yêu nước: Tự tin, ung dung, thanh thản, đường hoàng.
 b. Hai câu thực
- Sử dụng nghệ thuật Đối => Cuộc đời bôn ba chiến đấu của PBC là cuộc đời đầy sóng gió và bất trắc.
- Giọng thơ suy ngẫm, trầm ngâm, thống thiết => nỗi đau tâm trạng của người anh hùng đầy khí phách.
- Đây là tầm vóc của một con người phi thường - con người của trời đất của vũ trụ của năm châu bốn biển.
c. Hai câu luận
- Đối hết sức chặt chẽ về niêm - luật (Số câu, số chữ).
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói quá, khoa trương.
- Tác dụng: Khắc họa hình ảnh con người có tầm vóc và khẩu khí lớn lao, thần thánh.
- Câu thơ cho thấy tinh thần vượt khó, khổ của người chiến sĩ CM
d. Hai câu kết
- Trở lại giọng thơ khẳng định: từ lặp lại vẫn còn, còn... kiểu câu hỏi: ...sợ gì đâu. cách ngắt nhịp: Còn/còn.
- Nội dung khẳng định: Thân còn...sự nghiệp còn bất kỳ hiểm nguy nào cũng không sợ hãi.
- ý nghĩa của hai câu kết: Khẳng định tư thế hiên ngang của của người anh hùng: luôn sắt đá một niềm tin bất diệt: Sự nghiệp cách mạng cứu nước luôn sống mãi.
?Bài thơ viết theo thể thơ nào.
? Nhận xét của em về hình ảnh nhà cách mạng? (về phong thái, khí phách?)
? Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của cả bài?
? Văn bản này có ý nghĩa gì.
-Cho HS đọc ghi nhớ
-Trả lời
-Đọc
 2.Nghệ thuật
-Viết theo thể thơ truyền thống.
-Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất.
-Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện hẩu khí rắn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
 3.Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. 
*Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố (2’)
- Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của cả bài?
- Nhận xét của em về hình ảnh nhà cách mạng? 
	- Phan Bội Châu đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào trong bài thơ?
5. Hướng dẫn (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thêm một tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu.
- Soạn bài “Đập đá ở Côn Lôn”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 58
 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 (Phan Châu Trinh)
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 -Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh.
 1.Kiến thức
 -Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
 -Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
 -Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
 2. Kĩ năng
 -Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
 -Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
 -Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, sưu tầm ảnh chân dung nhà thơ Phan Châu Trinh. 
- HS: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và nêu chủ đề của bài thơ?
	- Phan Bội Châu đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào trong bài thơ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 (Phan Châu Trinh)
Hoạt động 2 (10’)
- GV gọi một học sinh đọc chú thích về tác giả và tác phẩm.
? Tóm tắt ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Phan Châu Trinh?
? Đặc điểm chung các sáng tác của Phan Châu Trinh?
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản.
- GV gọi 3 em lần lượt đọc văn bản.
- GV gọi 2 em tìm hiểu từ khó theo hình thức hỏi - đáp.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Nêu chủ đề của văn bản?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- HS đọc chú thích.
- HS tóm tắt về tác giả.
- Trả lời.
- Nghe
- Đọc văn bản.
- HS tìm hiểu từ khó.
- HS: Bài thơ được viết khi Phan Châu Trinh bị đày ở Côn Đảo và lao động khổ sai.
- HS: Bài thơ bày tỏ khí phách hiên ngang, kiên cường của người tù chiến sĩ cộng sản.
- HS: Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- HS: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm trữ tình.
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm
* Tác giả 
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926).
- Quê: Tỉnh Quảng Nam.
- Là một người có lòng yêu nước từ nhỏ. 
- Ông là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
* Tác phẩm: 
+ Văn chính luận hùng hồn, đanh thép.
+ Thơ trữ tình thấm đẫm tình yêu nước và dân chủ.
2. Đọc văn bản
3. Từ khó
4. Thể thơ 
 Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Hoạt động 3 (18’)
- GV gọi một học sinh đọc bốn câu thơ đầu.
? Nêu ý chính của bốn câu thơ đầu? 
? Em có thể hình dung được công việc của người đập đá ở Côn Đảo là một công việc như thế nào?
? Từ “Lừng lẫy” nghĩa là gì? Nhà thơ sử dụng từ này ở đầu câu thứ hai nhằm mục đích gì?
? Tìm những từ ngữ thể hiện hành động và sức mạnh của người đập đá?
? Em có nhận xét gì về sức mạnh và hành động của người đập đá?
? Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã tả thực điều gì? Khắc họa điều gì?
? Hình ảnh người tù cách mạng được tác giả khắc họa như thế nào?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu trong bốn câu thơ đầu?
? Theo đó, bốn câu thơ cuối sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Hãy phân tích sự đối lập trong cặp câu 5 - 6? 
? Câu 7 - 8 có sự đối lập như thế nào? Hãy phân tích tác dụng của sự đối lập đó?
? Bốn câu thơ cuối cho ta thấy vẻ đẹp nào của người tù cách mạng?
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Tìm, phát biểu
- Trả lời.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Trả lời.
- Trao đổi, thảo luận và trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Trả lời cá nhân, lớp nhận xét.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Nội dung
 a. Bốn câu thơ đầu
- Bức tranh người đập đá.
- Công việc hết sức nặng nhọc, cực khổ.
- "Lừng lẫy” đặt ở đầu câu 2 nhấn mạnh khí thế hiên ngang của người tù cách mạng.
- Hành động: Xách búa, ra tay
- Sức mạnh: 
 “làm cho lở núi non”
 “Đánh tan năm bảy đống”
=> Hành động quả quyết, mạnh mẽ, phi  ... hai chấm (:)
 Được sử dụng để đáng dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, hoặc sử dụng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hoặc lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
9. Dấu ngoặc kép (“”)
 Được sử dụng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san...được dẫn trong câu.
Hoạt động 2 (10’)
- Giáo viên đưa ví dụ 1 lên bảng phụ. Gọi học sinh đọc.
? Ví dụ trên thiếu dấu ở chỗ nào?
? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? Cần chú ý điều gì nữa?
? Vậy trong ví dụ này người viết đã mắc lỗi gì?
- Giáo viên đưa ví dụ 2 lên bảng phụ. Yêu cầu học sinh đọc thầm.
? Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? 
? Ở chỗ này nên sử dụng dấu gì?
? Lỗi của câu này là gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 3 SGK.
? Câu này thiếu dấu gì? Viết lại cho đúng? 
?Viết như vậy nhằm mục đích gì?
? Ở câu văn này người viết đã mắc lỗi gì? 
 - Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 4.
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? Vậy các vị trí đó nên sử dụng dấu gì?
? Theo em lỗi của người viết là gì?
- Giáo viên gọi Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh quan sát ví dụ 1.
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
- Học sinh đọc thầm ví dụ 2.
- HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trả lời
- Trả lời
- Học sinh đọc ví dụ 3.
- Trao đổi, trả lời. 
- Trả lời
- Học sinh đọc ví dụ.
- Trả lời các câu hỏi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Trả lời
- Học sinh đọc ghi nhớ.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Thiếu dấu ngắt câu khi đã hết câu
- Thiếu dấu sau từ “xúc động”.
- Dùng dấu chấm.
- Viết hoa chữ T.
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi chưa kết thúc
- Sai - Vì câu chưa kết thúc.
- Dấu phẩy.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- Thiếu dấu phẩy.
- “Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này”.
- Phân định danh giới giữa các danh từ cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
- Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai vì đây không phải là câu nghi vấn mà là câu trần thuật nên sử dụng dấu chấm.
- Dùng dấu chấm ở cuối câu thứ 2 là sai vì đây là câu nghi vấn nên sử dụng dấu chấm hỏi.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 (17’)
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Lần lượt gọi học sinh thực hiện từng câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh đọc.
- Học sinh lần lượt trả lời miệng từng câu, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh trình bày bài làm của mình. các em khác nghe và nhận xét.
III. Luyện tập
Bài tập 1 
1. (,)
2. (.)
3. (.)
4. (,)
5. (:)
6. (-)
7. (!)
8. (!) 
 9. (!)
10. (!)
11. (,)
12. (,)
13. (.)
14. (,)
15. (.)
16. (,)
17. (,)
18. (,)
19. (.)
20. (,)
21. (:)
22. (-)
23. (?)
24. (?)
25. (?)
26. (!)
Bài tập 2 
a. ... mới về? ....mãi! Mẹ dặn.....chiều nay.
b. Từ xưa,...sản xuất, nhân dân...yêu nhau,...nhau,...gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.
c...Năm tháng, nhưng....
 4. Củng cố (0’)
	Củng cố lại kiến thức đã học khi HS làm bài tập.
 5. Hướng dẫn (1’)
 - Lập bảng tổng kết kiến thức về các dấu câu đã học.
	 - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 60
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU 
- Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về một số vấn đề tiếng Việt.
	- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và thực hành tiếng Việt trong chương trình đã học.
- Có ý thức làm bài một cách nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập để chuẩn bị kiểm tra + Ra đề đề kiểm tra.
	- HS: Ôn tập bài trước + Chuẩn bị dụng cụ học tập để làm bài kiểm tra.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ kiểm tra.
 2. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 a) Ma trận đề: 
Chương (bài)
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TN
TL
TN
TL
TN
Câu/điểm
Trường từ vựng
1/0,5
Tỉ lệ%
1/0,5
Tỉ lệ...%
Từ tượng hình, từ tượng thanh
1/0,5
Tỉ lệ%
1/0,5
Tỉ lệ...%
Cấp độ khái quát của nghía từ ngữ
1/0,5
Tỉ lệ%
1/0,5
Tỉ lệ%
Biệt ngữ xã hội
1/0,5
Tỉ lệ%
1/0,5
Tỉ lệ%
Trợ từ, thán từ, tình thái từ
2/1
Tỉ lệ%
1/4
Tỉ lệ%
3/5
Tỉ lệ%
Dấu câu
1/0,5
Tỉ lệ%
1/0,5
Tỉ lệ%
Câu ghép
1/2
Tỉ lệ%
1/2
Tỉ lệ%
Tổng
6/3
Tỉ lệ%
2/1
Tỉ lệ%
1/2
Tỉ lệ%
1/4
Tỉ lệ%
10/10
Tỉ lệ%
b) Đề:
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm )
Khoanh tròn chỉ một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Các từ ngữ sau được sắp xếp vào trường từ vựng mùi vị. Đúng hay sai?
Mùi vị : thơm, cay, chát, chua, the thé, hắc, nồng
A. Đúng B. Sai	
Câu 2: Từ nào không phải là từ tượng thanh?
A. Lanh lảnh 	B. Xôn xao. 
C. Trầm ngâm. 	D. Cả ba đều đúng 
Câu 3: Các từ học sinh, giáo viên, giáo vụ, bàn, ghế, bút, vở, mực, phấn, kĩ sư, cờ, trống, đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ nào?
 	A. Nhà trường.	 B. Cả hai đều sai.
 	C. Nghề nghiệp. 	 D. Cả hai đều đúng.
Câu 4: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 	B. Là từ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
C. Là từ được sử dụng trong nhiều tầng lớp nhân dân. 	D. Là từ được sử dung ở một địa phương nhất định. 
Câu 5: Từ in đậm ở các câu dưới đây từ nào không phải là thán từ ?
A. Lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.. 	B. Chà ! ánh sáng kì dị làm sao !
C. Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. 	 	
D. Đột nhiên lão bảo tôi. 
Câu 6:Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ ?
 A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. B. Những tên khổng lồ nào cơ? 
 C. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ?. D. Giúp tôi với, lạy chúa !
Câu 7 : Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mền, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, long trời lở đất... nhận xét nào đúng nhất về các ví dụ trên?
 A. Là thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh. 
 B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. 
 C. Là các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
 D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.
Câu 8 : Dòng nào sử dụng đúng các dấu câu ?
Cháu van ông, nhà cháu, vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho?
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh, được một lúc, ông tha cho
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
II. Phần tự luận (6 điểm) 
Câu 1: ( 4 điểm ). Viết một đoạn văn ngắn ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng trợ từ và tình thái từ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: (2 điểm).Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau.
- Quan hệ điều kiện:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Quan hệ tiếp nối:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Quan hệ bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Quan hệ giải thích:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Đáp án - biểu điểm 
I. Trắc nghiệm (4 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
d
a
d
a
c
d
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
 - Viết đoạn văn đúng chủ đề, hay (2đ)
	 - Sử dụng trợ từ đúng ( 1đ), thán từ đúng (1đ).
 Câu 2: (2 điểm)
 Đặt các câu ghép đúng kiểu quan hệ từ mỗi câu 0,5 điểm
4. Đánh giá sau giờ kiểm tra (1’)
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
	- Về xem lại kiến thức đã học.
	- Soạn bài “Thuyết mimh một thể loại văn học”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 15
Ngày //..
Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15.doc