Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:-Thấy được tình cảm chân thành cao thượng của Xiu và diễn biến tâm trạng của Giôn-xy.

- Khám phá nghệ thuật truyện ngắn của O-hen-ri

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật, phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật.

3. Giáo dục học sinh biết yêu cái đẹp; biết cảm thông với những người nghèo khổ.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, xem thêm tư liệu văn 8

2. Học sinh: học bài, soạn bài mới.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (5p)

Qua đoạn trích , em thấy cụ Bơ-men là người như thế nào? Vì sao nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Ở tiết trước chúng ta đã thấy được tình thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men. vậy còn Xiu là người như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/06
Tiết 30: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG(t)
	 (O-Hen-Ri)
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:-Thấy được tình cảm chân thành cao thượng của Xiu và diễn biến tâm trạng của Giôn-xy.
- Khám phá nghệ thuật truyện ngắn của O-hen-ri
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật, phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật.
3. Giáo dục học sinh biết yêu cái đẹp; biết cảm thông với những người nghèo khổ.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, xem thêm tư liệu văn 8
2. Học sinh: học bài, soạn bài mới.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (5p) 
Qua đoạn trích , em thấy cụ Bơ-men là người như thế nào? Vì sao nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Ở tiết trước chúng ta đã thấy được tình thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men. vậy còn Xiu là người như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(25p) Tìm hiểu văn bản
Trong truyện, Xiu được tác giả miêu tả như thế nào?( tâm trạng, tình cảm, thái độ với Giôn-xy)
Qua đó em có đánh giá gì về nhân vật này? Vì sao tác giả không để Xiu biết truớc ý định của cụ Bơ-men?
Hs làm việc độc lập.
 Tâm trạng của Giôn-xy diễn biến như thế nào khi nhìn cây thường xuân, thấy một chiếc là thường xuân còn lại?
HS thảo luận:
Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xy là gì?
Đại diện nhóm trình bày.
Gv nói thêm 
Gv: Vì sao truyện kể chỉ dừng lại ở chỗ bằng lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ-men?
(Tăng cường dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.)
GV:Theo em , ai là nhân vật chính của truyện?
(Hs tranh luận, đưa ra ý kiến của mình)
GV: Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của tác giả?
Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trên là gì?
Hoạt động 3(6p): Tổng kết
Rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật?
Hs làm việc độc lập
Nội dung ghi bảng
III. Tìm hiểu văn bản.
1Nhân vật cụ Bơ-men.
2. Tình thương yêu của Xiu:
- Lo sợ khi nhìn chiếc lá thường xuân bám trên tường. Khuôn mặt Xiu hốc hác, sợ cô đơn, sợ Giôn-xi ra đi: “Em hãy nghĩ đến chịChị sẽ làm gì đây”.
- Ngạc nhiên khi chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên tường.
- Bình tĩnh kéo mành lần thứ hai khi biết rõ sự thật
->Thấy được tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xy.
- Khi nhìn cây thương xuân: lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết.
- Lần thứ hai khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân còn lại: vui trở lại, muốn sống, hy vọng
-> sự hồi sinh trong tâm trạng
-Nguyên nhân đó là sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi, muốn chết của mình.
4. Nghệ thuật xây dựng truyện:
Đảo ngược tình huống hai lần:
-Giôn-xi từ gần kề cái chết, bi quan tuyệt vọng đến yêu đời, muốn sống.
-Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh, cái chết của cụ được thông báo cùng kúc truyện gần kết thúc.
-> Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn riêng của truyện
IV. Tổng kết
1.Nội dung: ca ngợi lòng yêu thương đùm bọc của những người nghèo khổ và sự hi sinh cao cả của họ.
2.Nghệ thuật: Đảo ngược tình huống hai lần-gây hấp dẫn. Bút pháp kể, tả, biểu cảm được kết hợp vừa phải mang lại hiệu quả nghệ thuật.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
	- Khái quát lại các nội dung chính.Hs đọc phần ghi nhớ.
*Dặn dò:
- Học bài,làm bài phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện.Soạn bài Chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30.doc