Tiết 90: Văn bản:
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu)
Lí Công Uẩn
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Chiếu: Thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia đại Việt đang trên đà phát triển.
- Ý nghĩa trọng đại của việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kỹ năng.
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.
1. Giao tiếp: - Trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất.
2. Suy nghĩ sáng tạo: - Phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản.
3. Xác định giá trị của bản thân: - Có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
Ngày soạn: Lớp 8A Tiết (theo TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Tiết 90: Văn bản: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Chiếu: Thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua. - Sự phát triển của quốc gia đại Việt đang trên đà phát triển. - ý nghĩa trọng đại của việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô. 2. Kỹ năng. - Đọc hiểu một văn bản viết theo thể chiếu. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục. 1. Giao tiếp: - Trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất. 2. Suy nghĩ sáng tạo: - Phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản. 3. Xác định giá trị của bản thân: - Có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc. III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo. - Phương tiện: SGK, Giáo án. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học. + Học theo nhóm: - Thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. + Động não: - Suy nghĩ về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập thống nhất. 2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi. IV. Tiến trình dạyhọc. 1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích. - Hướng dẫn HS đọc. ? Hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - GV nhắc lại vài nét về tác giả, tác phẩm. ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Giới hạn của từng phần? - Đọc - Theo dõi, trả lời. - Nghe, hiểu. I. Đọc và tìm hiểu Chú thích. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu Chú thích. a. Tác giả. (SGK). b. Tác phẩm. (SGK). c. Giải nghĩa từ khó. 3. Bố cục. Ba đoạn: - Đoạn 1. Từ đầu đến không thể không dời đổi.. - Đoạn 2. Huống gì... muôn đời. - Đoạn 3. Còn lại. * Hoạt động 2 - Đọc hiểu chi tiết. - Gọi HS đọc đoạn 1. ? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, Chu nhằm mục đích gì? ? Kết quả của việc dời đô là gì? ? Tại sao tác giả có ý phê phán hai triều đại Đinh, Lê cứ đóng yên đô ở thành Hoa Lư? * GV: Thực ra hai triều Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư là vì thế lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để dời xa trung tâm. - Gọi HS đọc đoạn 2. ? Tác giả khẳng định thành Đại La là nơi như thế nào? ? Nội dung của Chiếu dời đô có ý nghĩa gì? - Đọc. - Theo dõi, trả lời. - Theo dõi, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Nghe, hiểu. - Đọc - Theo dõi, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. II. Đọc hiểu chi tiết. 1. Đoạn 1. - Mục đích: Mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau, việc dời đô phải thuận theo mệnh trời, theo ý dân. - Kết quả: Đất nước vững bền, phồn thịnh. - Không dời đô sẽ phạm sai lầm, (không theo mệnh trời, không biết học theo cái đúng của nguời xưa). - Kết quả: Triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi. 2. Đoạn 2. - Thành Đại La là nơi đất tốt để định cư: Về vị trí địa lý, chính trị, văn hoá. - Có đủ điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước. 3. Đoạn 3. - Quyết định dời đô. 4. Kết luận. - “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đai Việt. - Chiếu kết thúc bằng lời đối thoại của nhà vua với nhân dân. * Hoạt động 3 – Tổng kết. - Gọi HS đọc Ghi nhớ. - Đọc. III. Tổng kết. * Ghi nhớ. (sgk). * Hoạt động 4 – Luyện tập. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài chiếu. - Thực hiện. IV. Luyện tập. - Đọc diễn cảm bài chiếu. 3. Củng cố: - Nhắc lại vài nét về tác giả Lý Công Uẩn và nộ dung bài Chiếu dời đô? 4. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị bài mới.
Tài liệu đính kèm: