Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 89: Tiếng việt: Câu trần thuật

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 89: Tiếng việt: Câu trần thuật

Tiết 89: Tiếng Việt.

CÂU TRẦN THUẬT

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Ra quyết định: - Nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.

2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Phân tích tình huống để hiểu cách dùng câu cảm thán.

+ Động não: - Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu trần thuật.

+ Thực hành có hướng dẫn: - Tạo lập câu trần thuật theo tình huống giao tiếp.

+ Học theo nhóm: - Trao đổi, phân tích các đặc điểm, cách tạo lập câu trần thuật theo tình huống cụ thể.

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 89: Tiếng việt: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng: 
	Tiết 89: Tiếng Việt. 
Câu trần thuật
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Ra quyết định: - Nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.
2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Phân tích tình huống để hiểu cách dùng câu cảm thán.
+ Động não: - Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu trần thuật.
+ Thực hành có hướng dẫn: - Tạo lập câu trần thuật theo tình huống giao tiếp.
+ Học theo nhóm: - Trao đổi, phân tích các đặc điểm, cách tạo lập câu trần thuật theo tình huống cụ thể.
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạyhọc.
1. Kiểm tra.
? Cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Lấy ví dụ?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đặc điểm hình thức và chức năng.
Gọi HS đọc và tìm hiểu VD trong SGK.
* GV: ở bậc Tiểu học, các em đã biết về câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự vật hay nêu một ý kiến.
? Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán ? 
Vậy các câu trên thuộc kiểu câu gì?
? Các câu trần thuật trên dùng để làm gì?
* GV: Ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc. Vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác. 
? Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng phổ biến nhất ? Vì sao ?
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.
- Đọc.
- Nghe, hiểu.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nghe, hiểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Đọc.
- Lấy ví dụ.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
* Về mặt hình thức: Trừ câu “Ôi Tào Khê!” Các câu còn lại ở đoạn trích đều là những câu không dùng từ ngữ nghi vấn, từ ngữ cầu khiến, từ ngữ cảm thán. 
* Về chức năng.
a. Dùng để nhận định.
b. Câu1 dùng để kể, câu 2 dùng thông báo.
c.Đùng để miêu tả.
d. Dùng để nhận định.
- Câu trần thuật là kiểu câu dùng phổ biến nhất vì kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau.
*Ghi nhớ: 
(sgk).
* Hoạt động 2 – Luyện tập.
- Gọi HS đọc Bài tập 1.
? Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau?
- GV nhận xét. 
- Gọi HS đọc Bài tập 2.
Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu của Bài tập 3.
- Yêu cầu HS hoạt động độc lập.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
Gọi HS đọc Bài tập 4.
? Những câu sau đây có phải câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm .
? Đặt câu trần thuật dùng hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan?
- Hướng dẫn cách làm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Đọc.
- Trả lời.
- Nghe, hiểu.
- Quan sát.
- Đọc
- Thực hiện.
- Lên bảng
- Nghe hiểu
- Trả lời.
- Nhận nhóm.
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Tiếp nhận- Thực hiện.
- Thực hiện
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2, 3 bộc lộ cảm xúc.
b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể, câu 2 là câu cảm thán, câu 3 là câu trần thuật bộc lộ cảm xúc.
2. Bài tập 2.
Về nhà.
3. Bài tập 3.
a. Câu cầu khiến.
b. Câu nghi vấn.
c. Câu trần thuật.
- Cả 3 câu dùng để cầu khiến, trong đó câu b và c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn.
4. Bài tập 4.
Những câu a và b là câu trần thuật.
a. Dùng giải thích và đề nghị.
b. Dùng kể và đề nghị.
5. Bài tập 5.
- Xin hứa với anh là ngày mai tôi sẽ đến sớm.
- Em xin lỗi anh.
- Cháu xin cảm ơn bác.
- Cô chúc mừng em.
- Tôi cam đoan đây là hàng thật.
6. Bài tập 6.
Về nhà.
3. Củng cố:
- Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
4. Dặn dò:
	- Học bài, làm Bài tập 2, 6.
- Soạn bài Chiếu dời đô.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 89.doc