Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 85: Văn bản: Ngắm trăng (vọng nguyệt) Đi đường (tẩu lộ) Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 85: Văn bản: Ngắm trăng (vọng nguyệt) Đi đường (tẩu lộ) Hồ Chí Minh

 Tiết 85: Văn bản.

NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt)

ĐI ĐƯỜNG (Tẩu lộ)

 Hồ Chí Minh

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hiểu biết bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: - GD học sinh lòng kính yêu Bác, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Giao tiếp: - Trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ.

2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.

3. Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Học theo nhóm: - Thảo luận, trao đổi, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 85: Văn bản: Ngắm trăng (vọng nguyệt) Đi đường (tẩu lộ) Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số : 	Vắng :
	Tiết 85: Văn bản.
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Đi đường (Tẩu lộ)
	 Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Hiểu biết bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: - GD học sinh lòng kính yêu Bác, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Giao tiếp: - Trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ.
2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
3. Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Học theo nhóm: - Thảo luận, trao đổi, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Động não: - Suy nghĩ về tâm sự của nhân vật trữ tình trong văn bản.
+ Liên tưởng, tưởng tượng từ vẻ đẹp hình ảnh thơ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú”.
? Tâm trạng người tù như thế nào?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc hai văn bản thơ.
- Nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác các bài thơ?
- Đọc
- Theo dõi, trả lời.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu Chú thích.
a. Tác giả.
b. Xuất xứ tác phẩm.
c. Giải thích từ khó.
3. Thể thơ.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
* Hoạt động 2 – Đọc hiểu chi tiết văn bản.
? Câu đầu kể và nhận xét việc gì? ở đâu? Vì sao Bác lại nêu nhận xét ấy?
? Qua câu 1 và 2 cho thấy phong cách gì của Hồ Chí Minh ?
- GVnhận xét - giảng
- Gọi hs đọc câu 3 + 4
? Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ và tình cảm như thế nào giữa người và trăng?
? Phép đối và phép nhân hoá được sử dụng như thế nào và đem lai hiệu quả gì?
? Hình ảnh cái song sắt đứng ở giữa người tù vầng trăng có ý nghĩa gì?
Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng nội dung của bài thơ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Nghe, hiểu.
- Đọc
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
Đọc
Thực hiện
Đọc
II. Đọc hiểu chi tiết.
A - Văn bản Ngắm trăng.
1. Hoàn cảnh ngắm trăng.
 “Trong tù... không hoa”.
- Câu thơ tự nhiên vừa, kể vừa nêu một nhận xét rất thông thường tất nhiên, trong tù làm gì có rượu, có hoa.
=> Tâm hồn nghệ sĩ.
“Cảnh đẹp... hững hờ”.
- Câu thơ cho thấy Hồ Chí Minh là người yêu thiên nhiên mãnh liệt. Người nghệ sĩ - chiến sĩ đã rung động trước cảnh trăng sáng đẹp mặc dù thân đang trong cảnh tù đày.
2. Tư thế ngắm trăng.
 “Người ngắm... cửa sổ
 Trăng nhòm... nhà thơ”
=> Tư thế của một nhà thơ (thi gia).
- Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ rất đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa người và trăng.
- Phép đối và phép nhân hoá được sử dụng rất thành công.
- Trăng và người đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau, bất chấp sự có mặt của song sắt nhà tù.
=> Đó là tình cảm song phương mãnh liệt, chứng tỏ Bác rất yêu trăng, trong phút chốc quên đi thực tế để tìm đến tri kỉ.
* Ghi nhớ 
(sgk).
B - Văn bản Đi đường.
(Tự học có hướng dẫn)
1. Những khó khăn của người đi đường.
2. Niềm hạnh phúc của người đi đường khi ngăm cảnh vật trên cao.
* Ghi nhớ.
3. Củng cố:
- Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ngắm trăng và Đi đường ?
4. Dặn dò:
- Học bài cũ, soạn bài: Câu cảm thán.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 85.doc