Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Quang Trung

TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS nắm được :

1. Kiến thức :

Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ

2. Kĩ năng :

- Nhận biết thơ bảy chữ

- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp , vần.

II. Chuẩn bị

- Soạn bài

- Phương tiện : sgk, sưu tầm một số bài thơ bảy chữ

- Phương pháp : gợi mở, nêu vấn đề

III. Lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ :

 ? Kể tên những bài thơ bảy chữ đã học ? Đọc thuộc lòng một bài ?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 70, 71
Ngày soạn :25 / 12/ 2011
Ngày dạy : 27 / 12/ 2011
TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được : 
1. Kiến thức :
Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ
2. Kĩ năng :
- Nhận biết thơ bảy chữ
- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp , vần...
II. Chuẩn bị 
Soạn bài
Phương tiện : sgk, sưu tầm một số bài thơ bảy chữ
Phương pháp : gợi mở, nêu vấn đề
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Kể tên những bài thơ bảy chữ đã học ? Đọc thuộc lòng một bài ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 :
GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS theo yêu cầu SGK.
? Thế nào là thơ 7 chữ ? 
? Phạm vi luyện tập trong bài học này là loại thơ nào ? 
HS trình bày đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt qua các vd sgk
Gv nhận xét, bổ sung
HS lần lượt đọc một số bài thơ bảy chữ đã sưu tầm hoặc đã tập làm.
Cả lớp nhận xét, bình. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động ở trên lớp ( nhận diện luật thơ, tập làm thơ) 
HS quan sát ví dụ SGK 
? Nhận xết đặc điểm thể thơ 7 chữ 4 câu ?
? Xác định căn cứ để điền câu còn thiếu ?
? Điền vào chỗ thiếu ?
? Xác định căn cứ để làm tiếp ?
HS làm tiếp
? Đọc thơ tự sáng tác ?
I. Chuẩn bị ở nhà 
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
* Khái niệm : Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ ( tiếng) làm đợn vị nhịp điệu , bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ đường luật 8 câu 7 chữ và bốn câu 7 chữ ( tứ tuyệt) ...
* Phạm vi luyện tập : thơ bốn câu bảy chữ ( thất ngôn tứ tuyệt) 
2. Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thể hiện trong các ví dụ a, b, c sgk/ 165:
Số câu
Số chữ
Cách ngắt nhịp
Gieo vần
Luật bằng trắc
Bố cục
3. Sưu tầm thơ
4. Tập làm thơ
II. Hoạt động trên lớp
1.Nhận diện luật thơ
Bài thơ «  Chiều »
a. Nhịp : Chủ yếu là nhịp 4/3
Chiều hôm / thằng bá cưỡi trâu ve.
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe,
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.
b. Tiếng gieo vần : Chữ cuối câu 1, 2, 4 hoặc cuối câu 2, 4, chủ yếu vần bằng, có vần trắc nhưng ít ( về, nghe, lê )
c. Quan hệ bằng trắc : Theo mô hình
 B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
Nhất , tam , ngũ bất luận ( Chữ 1-3-5 trong câu có thể là B hoặc T )
Nhị tứ lục phân minh ( Chữ 2-4-6 phải đúng luật )
d. Số câu : 4 câu
e. Số chữ : 7 chữ / 1 câu ( cả bài 28 chữ )
2. Tập làm thơ
 Điền tiếp bài thơ
a/ * Tìm hiểu
Luật BT : Hai câu đã cho là :
BTBBTTB
TBBTTBB
Hai câu 3-4 phải là :
TBBTTBT
BTTBBTB
- Vần cuối câu 1-2 là vần ăng thì cuối câu 3-4 cũng vần ấy
- Ý cũng phải nối tiếp chuyện của thằng Cuội
* HS làm tiếp bài thơ dở
b. * Các căn cứ để làm bài thơ
Luật BT : Hai câu đã cho
BBBTTBB
TTBBTTB
Hai câu tiếp theo sẽ là :
BBTTBBT
TTBBTTB
Vần e
Ý nối tiếp chủ đề vào hè
* HS làm bài
c/ Đọc thơ tự sáng tác
4/ Đọc phần đọc thêm SGK
4. Củng cố : GV hệ thống bài, khắc sâu kiến thức.
5. Dặn dò - Học bài, tập làm thơ 7 chữ theo chủ đề tự chọn
- Tiết 72 «  Trả bài kiểm tra học kì 1 ».
----------------------
Tuần 19 Tiết 72
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy: 31/12/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh: 
Đánh giá được chất lượng bài làm của mình về 3 phân môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn , nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để cố gắng trong học kì 2.
II. Chuẩn bị
 -Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá
 - Trò: Xem lại yêu cầu của đề.
III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Nhận xét
* Ưu điểm : 
- Nhiều em nắm vững kiến thức , bài làm có chất lượng
- Trình bày khoa học, sạch đẹp, có ý thức làm bài tốt. ( Gv nêu 1 số bài để học sinh học tập)
* Nhược điểm: 
- Đề bài không khó, kiến thức đều nằm trong nội dung chương trình đã học nhưng một số em lười học bài nên chất lượng thấp.
- Câu hỏi tập làm văn : một số em thuyết minh về cái phích nước sơ sài, tri thức khoa học chưa có sức thuyết phục. Câu hỏi phần văn bản viết đoạn văn ngắn một số em không đọc kĩ yêu câu của đề nên viết không đúng, diễn đạt lủng củng. 
- Một số em coi thường việc kiểm tra , không cố gắng . Nhiều bài chữ xấu, viết sai chính tả, trình bày quả cẩu thả, ý thức làm bài kém. (GV nêu tên 1 số bài để học sinh rút kinh nghiệm) 
Hoạt động 2: Trả bài 
- Gv chữa bài theo đáp án
- Học sinh xem lại bài, phát biểu ý kiến ( nếu có)
 Gv giải đáp các ý kiến của học sinh ( nếu có)
Hoạt động 3: - Ghi điểm vào sổ điểm lớn.
 - Gv thu lại bài
4. Củng cố 
- Gv nhấn mạnh, yêu cầu học sinh khắc phục các lỗi đã mắc phải
- Ghi nhớ những kiến thức văn bản và tiếng Việt, tập làm văn đã học
5. Dặn dò
- Soạn bài: Nhớ rừng
---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19.doc