Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 79, 80

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 79, 80

 Tiết 79: Tiếng Việt:

CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc

2. Kỹ năng: - Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: - Biết vận dụng kiến thức về câu nghi vấn để đọc hiểu và tạo lạp văn bản.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Ra quyết định: - Nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.

 2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu nghi vấn.

+ Động não: - Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu nghi vấn.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 79, 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng: 
	Tiết 79: Tiếng Việt: 
Câu nghi vấn (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
2. Kỹ năng: - Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: - Biết vận dụng kiến thức về câu nghi vấn để đọc hiểu và tạo lạp văn bản.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Ra quyết định: - Nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.
	2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu nghi vấn.
+ Động não: - Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu nghi vấn.
+ Thực hành có hướng dẫn: - Tạo lập câu nghi vấn trong giao tiếp.
+ Học theo nhóm: - Trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu nghi vấn theo tình huống cụ thể.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
 	1. Kiểm tra: ? Cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Những chức năng khác.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
? Những câu được kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong các ví dụ ở SGK có phải là câu nghi vấn không? Tại sao?
- GV nhận xét.
? Chỉ ra các chức năng mà chúng thực hiện?
ở ví dụ a dùng để làm gì?
? Ví dụ b, c dùng với mục đích gì?
? Dựa vào câu e: “Chả lẽ  ấy!” có ý nghĩa gì?
? Có phải bao giờ câu nghi vấn cũng được kết thúc bằng dấu chấm hỏi không? Tại sao?
? “Chả lẽ” bộc lộ thái độ gì?
- Đọc phần Ghi nhớ.
- Đọc ví dụ.
- Thảo luận, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, hiểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày
- Đọc Ghi nhớ SGK.
I. Những chức năng khác.
1. Ví dụ. 
(SGK, tr. 21).
2. Nhận xét.
 - Là câu nghi vấn vì chúng không chỉ được dùng để hỏi mà là để thực hiện các chức năng khác.
a. Dùng cảm thán, bộc lộ tình cảm hoài niệm tâm trạng nuối tiếc.
b. Dùng với hàm ý đe doạ.
c. Dùng với hàm ý đe doạ.
d. Dùng để khẳng định.
e. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên.
- Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo lạc lối ấy! Hàm ý nghi vấn có thể được kết thúc bằng dấu khác.
-> Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
* Ghi nhớ:
 (SGK, tr. 22).
* Hoạt động 2 - Luyên tập.
- Đọc Bài tập 1.
? Câu nào là câu nghi vấn? Tác dụng?
- Giáo viên nhận xét.
- Đọc Bài tập 2.
? Tìm những câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức? Tác dụng?
? Có thể thay thế bằng các câu có ý nghĩa tương đương?
? Đọc câu c, d tìm câu nghi vấn?
- GV kết luận.
- Đọc
- Làm bài tập.
- Đọc
- Làm bài tập
- Làm bài tập
- Đọc
- Làm bài tập
- Nghe, hiểu.
II. Luyên tập.
1. Bài tập 1.
a. Con người đáng kính ấy Binh Tư để có ăn ư?
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thái độ ngạc nhiên.
b. Trừ câu “Than ôi!”. Còn lại tất cả là câu nghi vấn.
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thái độ bất bình.
c. Sao ta không ngắm nhẹ nhàng rơi?
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thái độ cầu khiến.
2. Bài tập 2.
a. Sao cụ lo xa quá thế?
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
- Ăn mãi hết đi lấy gì lo liệu?
+ Đặc điểm hình thức: Cuối câu dùng dấu chấm hỏi và các từ nghi vấn: Sao, gì.
+ Tác dụng: Cả 3 câu đều có ý nghĩa phủ định.
* Thay thế.
- Cụ không phải lo xa quá như thế.
- Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
- Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b. Cả đàn bò làm sao?
+ Đặc điểm hình thức: Dấu hỏi và từ nghi vấn “làm sao”.
+ Tác dụng: Tỏ ý băn khoăn, ngần ngại.
* Thay thế.
Giao đàn bò cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy chăn dắt thì chẳng yên tâm chút nào.
c. Ai dám bảo không có tình mẫu tử?
+ Đặc điểm hình thức: Dùng dấu chấm hỏi và đại từ phiếm chỉ “ai?”.
+ Tác dụng: Có ý nghĩa khẳng định.
* Thay thế.
- Cũng như con người thảo mộc tự nhiên luôn có tình mẫu tử.
d. Thằng bégì? Sao lại khóc?
+ Đặc điểm hình thức: Dùng (?), từ: sao, gì.
+ Tác dụng: Dùng để hỏi.
- Không thay thế với những câu dùng để hỏi.
3. Củng cố:
 	- Nhắc lại nội dung phần Ghi nhớ (SGK, tr. 22)
4. Hướng dẫn:
- Học sinh đọc SGK, làm Bài tập 3, 4.
- Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp cách làm.
Ngày soạn:..
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng: 
	Tiết 80: Tập làm văn: 
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
2. Kỹ năng: - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: Phương pháp (cách làm).
3. Thái độ: - GD học sinh biết quan sát, tìm hiểu và biết thuyết minh một phương pháp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: Thế nào là thuyết minh?
 	2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Giới thiệu một phương pháp (cách làm).
- Đọc kỹ mục a, b.
? Trong 2 văn bản thuyết minh đồ chơi gì? Món ăn gì?
? Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh một phương pháp là gì?
? Phần nào quan trọng nhất?
? Phần nguyên liệu có cần thiết không?
- Không thể thiếu vì không đủ nguyên - vật liệu thì không đủ điều kiện vật chất để tiến hành làm sản phẩm.
? Văn bản (a) đã thuyết minh cách làm đồ chơi như thế nào?
? Riêng trong văn bản (b) có đặc điểm gì khác? 
? Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự nào?
? Trong văn bản (b) đặc biệt chú ý điều gì trong cách làm?
? Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao?
? Trong văn bản (b) phần yêu cầu thành phẩm cần chú ý mặt nào?
- Văn bản thuyết minh một đồ chơi có giống hoàn toàn với thuyết minh một món ăn.
=> Khác nhau về yêu cầu cụ thể từng loại văn bản, nhưng giống nhau ở các phần chủ yếu của văn bản.
? Em có nhận xét gì về lời văn trong 2 văn bản?
- Gọi học sinh đọc mục Ghi nhớ SGK.
- GV tiểu kết.
- Đọc
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Đọc.
- Nghe, hiểu.
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm).
a. Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô.
b. Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc.
- Phần nguyên liệu.
- Phần cách làm (quan trọng nhất).
- Phần yêu cầu thành phẩm.
- Giới thiệu đầy đủ và tỉ mỉ cách chế tác cách chơi, cách tiến hành để người đọc có thể làm theo, dễ hiểu, dễ làm.
- Trong văn bản (b) đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau, đến thời gian của mỗi bước (không được phép thay đổi tuỳ tiện nếu không muốn thành phẩm kém chất lượng).
- Phần yêu cầu thành phẩm khi hoàn thành là rất cần để giúp người làm so sánh và điều chỉnh thành phẩm của mình.
- Chú ý cả 3 mặt: Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
=> Lời văn ngắn gọn, chuẩn xác.
* Ghi nhớ (sgk /26).
* Hoạt động 2 - Luyện tập.
- Đọc văn bản (SGK, tr. 26).
Phương pháp đọc nhanh.
? Tìm bố cục của văn bản?
- Giáo viên hướng dẫn làm bài.
- Làm bài tập.
- Trình bày trước lớp.
- Nghe, tiếp thu.
II. Luyện tập.
Bài tập 2 (SGK, tr. 26).
- “Ngày nay được vấn đề”.
=> Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.
- “Có nhiều cách đọc có ý chí”.
=> Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay.
- Hai cách đọc: Đọc thầm theo dòng và theo ý.
- Những yêu cầu và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh.
3. Củng cố.
- Khi làm bài văn thuyết minh về một phương pháp cần chú ý những gì? 
4. Dặn dò.
 - Về nhà hoàn thiện Bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 79, 80.doc