Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Tiết 102:

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương thức diễn dịch, quy nạp. 2. Kĩ năng:

- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.

- Tìm các luận cứ, trình bày các luận điểm thuần thục.

3. Thái độ: Vận dụng bài học vào việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 102: 
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương thức diễn dịch, quy nạp. 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày các luận điểm thuần thục.
3. Thái độ: Vận dụng bài học vào việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Xây dựng hệ thống luận điểm.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm
? Nội dung cần làm sáng tỏ là gì?
- Trả lời.
- Cần phải học tập chăm chỉ.
? Đối tượng là ai?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đối tượng là các bạn trong cùng lớp.
? Nhận xét các luận điểm trong SGK?
- Thảo luận, nhận xét.
- Chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác, phù hợp, đầy đủ, mạch lạc.
? Em hãy sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên?
- Suy nghĩ, sắp xếp.
- Thiếu một số luận điểm cần thiết để việc giải quyết vấn đề toàn diện, triệt để hơn.
Ví dụ: 
+ Đất nước bao giờ cũng cần những người tài giỏi.
+ Người tài giỏi không tự nhiên mà có mà phải qua quá trình học tập chăm chỉ.
- Sự sắp xếp các luận điểm chưa thật hợp lý.
- Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt.
- Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh học tập chăm chỉ là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
- Nhưng muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chuyên cần, siêng năng, rất chăm chỉ.
- Đáng tiếc là trong lớp ta, một số bạn còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho cha mẹ, thầy cô phiền lòng.
- Hậu quả của việc này trong hiện tại, trong tương lai đều rất tồi tệ.
- Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành học sinh khá giỏi, sau trở thành người công dân có ích cho đất nước, trước mắt là hoàn thành nhiệm vụ của mình, làm vui lòng thầy cô và cha mẹ.
* Hoạt động 2 – Trình bày luận điểm.
2. Trình bày luận điểm.
? Trong các câu đã cho, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? 
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Cách 1: Được.
- Cách 2: Không được.
- Cách 3: Rất tốt.
Vì hai câu văn trên không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi giọng đối thoại, trao đổi trong văn nghị luận.
? Nên sắp xếp các luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?
- Thảo luận, phát biểu.
Cách sắp xếp luận cứ trong sgk là tốt, chấp nhận được vì nó đã đảm bảo yêu cầu rành mạch, sáng rõ luận cứ sau phát triển ý của luận cứ trước. Cứ thế đi đến luận cứ cuối cùng mang tính kết luận. Không có luận cứ nào lạc, không phù hợp hay không chính xác.
? Bạn em muốn kết thúc đoạn bằng một câu hỏi giống trong văn bản “Hịch tướng sĩ” Theo em, nên làm thế nào?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Có thể viết như sau:
Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không?
? Có thể kết thúc bằng cách khác được không?
- Suy nghĩ, phát biểu.
Ví dụ: Bởi vậy, với người học sinh hôm nay, học chăm không chỉ là nhiệm vụ cần thiết, tự giác mà còn là niềm vui, niềm tin cho ngày mai, cho tương lai.
? Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn quy nạp hay diễn dịch? Vì sao? Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ đoạn quy nạp thành diễn dịch và ngược lại được không?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Muốn chuyển đoạn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không thay đổi nội dung cơ bản của đoạn văn.
+ Các mội quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa của các luận cứ phải chặt chẽ và phù hợp.
-> Muốn thế, cần:
- Thay đổi vị trí câu chủ đề từ đầu đoạn xuống cuối đoạn hay ngược lại đồng thời với việc có khi phải thêm, bớt, có khi phải viết lại cho phù hợp.
- Các câu khác trong đoạn có thể giữ nguyên, nhưng cũng có khi phải thay đổi từ vị trí sắp xếp thứ tự từ một, hai từ ngữ chưa thích hợp với đoạn văn mới.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhận xét về giờ học.
4. Dặn dò.
- Làm Bài tập: Phát triển và trình bày luận điểm: “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”.
- Chuẩn bị Viết bài Tập làm văn số 6.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 102.doc