Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 100: Tập làm văn: Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 100: Tập làm văn: Viết đoạn văn trình bày luận điểm

 Tiết 100 – Tập làm văn:

VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Kĩ năng:

- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.

- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Vận dụng bài học để viết tốt đoạn văn trong bài văn nghị luận.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 100: Tập làm văn: Viết đoạn văn trình bày luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A: Tiết (theo TKB):.... Ngày dạy:  Sĩ số: .. Vắng: 
	Tiết 100 – Tập làm văn: 
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Vận dụng bài học để viết tốt đoạn văn trong bài văn nghị luận.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: ? Luận điểm là gì? Bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn có mấy luận điểm? Nêu rõ từng luận điểm?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
* Hoạt động 1 - Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
- Hướng dẫn HS trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận theo các bước cụ thể..
- Cho HS đọc và tìm hiểu mục I.1. (SGK, tr. 79).
? Câu chủ đề nêu luận điểm là câu nào? Vị trí của nó trong đoạn?
? Phân tích cách lập luận của đoạn văn đó?
? Nhận xét việc đưa ra các luận cứ?
? Đây là đoạn văn gì?
? Tìm câu chủ đề nêu luận điểm là câu nào? Vị trí của nó trong đoạn văn?
? Đoạn văn đó được trình bày theo cách nào?
? Trình tự lập luận?
? Nhận xét về cách lập luận đó?
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu mục I.2. (SGK, tr. 80).
? Xác định luận điểm của đoạn văn? Câu chủ đề đặt ở vị trí nào? 
? Từ đó, xác định kiểu đoạn văn trên?
? Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Vì sao?
? Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn không?
? Những cụm từ: “chuyện chó”, “giọng chó”, “rước chó”, “chất chó đểu” được xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì?
- Tiếp nhận.
- Tìm hiểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Phân tích.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Đọc, tìm hiểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
1. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm.
a. Nêu luận điểm.
- Nội dung luận điểm phải được diễn đạt trong câu chủ đề của đoạn văn.
- Câu chủ đề phải gọn, rõ và thường dùng câu khẳng định.
- Về vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn, có thể là:
+ Câu chủ đề nêu luận điểm có thể đặt ở đầu đoạn (đoạn diễn dịch).
+ Câu chủ đề có thể đặt ở cuối đoạn (đoạn quy nạp).
+ Câu chủ đề nêu luận điểm có thể nêu lần 1 ở đầu đoạn, nhắc lại lần 2 bằng hình thức khác ở cuối đoạn (đoạn tổng – phân – hợp)
b. Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
- Luận cứ bao gồm lý lẽ (luận) và dẫn chứng (cứ). Trong một đoạn văn nghị luận, luận cứ không chỉ cần phù hợp với lẽ phải và sự thật mà còn phải phù hợp với luận điểm và đủ để làm cho luận điểm trở nên hoàn toàn sáng rõ.
- Các luận cứ trong một đoạn văn cũng cần được sắp xếp theo một trật tự hợp lý. Việc sắp xếp các luận điểm và luận cứ đó thành hệ thống có sức thuyết phục, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận gọi là lập luận.
- Lập luận được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau. 
- Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ thành hai kiểu đoạn văn nghị luận phổ biến nhất:
+ Đoạn diễn dịch: luận điểm nêu ở câu chủ đề – câu thứ nhất của đoạn văn.
+ Đoạn quy nạp: luận điểm nêu ở câu chủ đề – câu cuối cùng của đoạn.
2. Hướng dẫn trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
a. - Câu chủ đề nêu luận điểm của đoạn văn là: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Nó nằm ở vị trí cuối đoạn.
- Cách lập luận theo trình tự: Để nêu luận điểm: Thành Đại La là trung tâm đất nước, thật xứng đáng là thủ đô của muôn đời thì cần trình bày trình tự các luận cứ như sau:
- Vốn là kinh đô cũ.
- Vị trí trung tâm trời đất.
- Thế đất quí hiếm: Rồng cuộc hổ ngồi.
- Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi.
- Nơi thắng địa.
- Kết luận: Xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
- Luận cứ đưa ra đầy đủ, toàn diện.
- Lập luận rất mạch lạc, chặt chẽ, đầy thuyết phục.
- Đây là đoạn văn quy nạp.
b. - Câu chủ đề nêu luận điểm là câu đầu đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
- Luận điểm là: “Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay”.
- Đoạn diễn dịch.
- Trình tự lập luận:
+ Theo lứa tuổi: Cụ già - nhi đồng trẻ em
+ Theo vùng, miền: Kiều bào nước ngoài – vùng tạm bị chiếm trong nước; miền ngược – miền xuôi.
+ Theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao: Chiến sĩ ngoài mặt trận – công chức ở hậu phương; phụ nữ - bà mẹ; công nhan – nông dân - điền chủ.
- Cách lập luận thật đầy đủ, toàn diện, vừa khái quát, vừa cụ thể.
- Câu chủ đề của đoạn văn đặt ở vị trí cuối cùng: đó là câu: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”.
=> Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là: “Bản chất giai cấp của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó”. 
-> Đấy là đoạn văn nghị luận quy nạp.
- Cách lập luận tương phản: đặt chó bên ngoài, đặt cảnh xem chó, gửi chó, vồ cạp mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu) -> Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm: Bản chất chó má của giai cấp địa chủ.
- Nếu sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng yêu quí gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn => Vậy cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ, không thể đảo, đổi tùy tiện.
- Những cụm từ trên đặt bên nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy vào luận điểm, vào vấn đề, vừa làm cho bản chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khách quan và khinh bỉ của người phê bình.
* Hoạt động 2 – Luyện tập.
- Yêu cầu HS tự làm Bài tập 1. 
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 2.
- Đoạn văn trình bày luận điểm gì? Sử dụng các luận cứ nào?
- Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn?
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 3.
? Viết các đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm đã cho trong đề bài.
- Tự làm.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Làm theo yêu cầu.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
2. Bài tập 2. 
- Luận điểm: Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế.
- Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.
- Đoạn: Diễn dịch.
+ Luận cứ 1: Thơ ông đã ghi được đôi nét rất thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+ Luận cứ 2: Thơ ông đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ
3. Bài tập 3.
a. Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
- Luận điểm: Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
+ Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học lý thuyết. Nó làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn.
+ Luận cứ 2: Làm bài tập khiến cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
+ Luận cứ 3: Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh,
+ Luận cứ 4: Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.
b. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.
- Luận điểm (như trên).
+ Luận cứ 1: Học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu hoặc hiểu lơ mơ.
+ Luận cứ 2: Học không hiểu mà cứ học thì rất chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế.
+ Luận cứ 3: Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực.
+ Luận cứ 4: Ngược lại học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ.
+ Luận cứ 5: Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng phải trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.
3. Củng cố. 
- Giáo viên hệ thống bài dạy.
4. Dặn dò.
- Học thuộc Ghi nhớ; làm Bài tập 4. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 100.doc