Giáo án Ngữ văn 8 - Kì I - 2 cột

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì I - 2 cột

Tuần :1

Tiết :1 Bài 1- Văn bản:

TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên. Qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

- Tích hợp ngang với phần tiếng việt ở bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” với phần tập làm văn bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.

- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài.

 

doc 146 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì I - 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1
Tiết :1 Bài 1- Văn bản:
TÔI ĐI HỌC
	 (Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên. Qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
- Tích hợp ngang với phần tiếng việt ở bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” với phần tập làm văn bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. 
- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài. 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra sĩ số học sinh. 
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài. 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là kỷ niệm về buổi đến tường đầu tiên.
“Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương ...”
	Truyện ngắn tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của thời thơ ấu ấy.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- chú thích
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc: Giọng chậm, dịu, hơi buồn, sầu lắng, chú ý các câu nói của nhân vật tôi, người mẹ cần giọng đọc phù hợp.
Giáo viên: Đọc thử và gọi 3, 4 học sinh đọc tiếp theo.
Giáo viên: nhận xét cách đọc của học sinh.
- Tìm hiểu tác giả Thanh Tịnh.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc thầm phần chú thích và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
Giáo viên: Chú ý nhấn mạnh: 
Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở Huế, từng dạy học, viết báo, làm văn, ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ trong đó nổi tiếng nhất là “Quê Mẹ” (Truyện ngắn) và Đi giữa một màu sen (Truyện thơ).
- Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đầm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Tôi đi học in trong tập Quê Mẹ xuất bản 1941.
Giáo viên: gọi học sinh đọc chú thích trang 8,9 . Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lại và hỏi.
? Ông Đốc là danh từ riêng hay danh từ chung?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa?
? Xét về mặt thể loại văn bản có thể xếp bài này vào thể loại nào? Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được không? Vì sao?
Học sinh: Đây không phải là văn bản nhật dụng mà là văn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy ta có thể chia văn bản thành mấy đoạn và nội dung cảu mỗi đoạn?
Học sinh: Bố cục chia làm 5 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ..... tưng bừng rộn rã.
=> Khơi nguồn nỗi nhớ.
+ Đoạn 2: Buổi mai hôm ấy........trên ngọn núi.
=> Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường.
+ Đọan 3: Trước sân trường........trong các lớp.
=> Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường.
+ Đoạn 4: Ông đốc ....... chút nào hết.
=> Tâm trạng của tôi khi nghe gọi tên và gợi mẹ vào lớp.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
=> Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
I. Đọc, chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích: 
- Thanh Tịnh: (1911-1988) quê ở Huế. Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đầm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
- Từ khó: (SGK)
3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
- Thể loại: văn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Bố cục chia làm 5 đoạn:
+ Đoạn 1: “Từ đầu ..... tưng bừng rộn rã”.
=> Khơi nguồn nỗi nhớ.
+ Đoạn 2: “Buổi mai hôm ấy......trên ngọn núi”.
=> Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường.
+Đoạn3: “Trước sân trường......trong các lớp”.
=> Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường.
+ Đoạn 4: “Ông đốc ..... chút nào hết”.
=> Tâm trạng của tôi khi nghe gọi tên và gời mẹ vào lớp.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
=> Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết truyện 
Giáo viên: Gọi học sinh đọc 4 câu đầu với giọng chậm, bồi hồi.
? Nổi nhớ buổi tựu trường của tác giả đựơc khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
Học sinh: Thời điểm gợi nhớ: cuối thu (đầu tháng chín) - thời điểm khai trường.
- Lý do: sự liên tưởng tương đồng, tự nhiện giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
? Tâm trạng cả nhân vật Tôi khi nhớ lại những kỹ niệm cũ như thế nào? Thông qua những tư ngữ nào?
Học sinh: Từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã ... diễn tả tâm trạng cảm xúc: cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
Giáo viên: gọi học sinh đọc diễn cảm toàn đoạn chú ý những câu đối thoại giữa hai mẹ con.
? Tác giả viết :” con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần ..... hôm nay tôi đi học” Tâm trạng đó cụ thể như thế nào? Những chi tiết nào trong cử chỉ, trong hành động và lời nói của nhân vật Tôi khiến em chú ý? Vì sao?
Học sinh: Tâm trạng: lần đầu tiên được đến trường học, bước vào thế giới mới lạ, được tập làm người lớn.
=> Ý nghĩ của nhân vật Tôi trang trọng, đứng đắn.
- Những cử chỉ và hành động: thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn (động từ).
=> Thể hiện tư thế ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu của chú bé.
Giáo viên: nêu vấn đề:
? Tâm trạng của Tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi nhìn cảnh dày đặc cả người nhất là nhìn các bạn học trò cũ vào lớp .... là tâm trạng lo sợ vẩn vơ, vừa bở ngỡ, vừa uớc ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng. Cách kể tả như vậy thật tinh tế và hay. Ý kiến của em như thế nào?
Học sinh: Thảo luận nêu ý kiến.
- Tâm trạng cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng, muốn buớc nhanh mà sao toàn thân cứ run run, cứ dềng dàng, chân co, chân duỗi.
=> Tâm trạng buồn cười.
? Tâm trạng của Tôi khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách mới như thế nào?
Học sinh: Nghe ông Đốc gọi học sinh mới vào lớp trong không khí trang nghiêm được mọi người chú ý đã lúng túng càng lúng túng hơn.
? Vì sao Tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ Tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp?
Học sinh: Tôi nức nở khóc đó là cảm giác nhất thời của một đứa bé nông thôn rụt rè khi được tiếp xúc với đám động mà thôi.
Giáo viên: gọi học sinh đọc đoạn cuối cùng.
? Tâm trạng của Tôi khi bước vào chổ lạ lùng như thế nào?
Học sinh: Cảm giác của Tôi khi bước vào chổ lạ 2 thì nhìn cái gì cũng mới lạ và hay hay.
? Hình ảnh một con chim liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao có phải đơn thuần chỉ có ý nghĩa thực hay không? Vì sao?
Học sinh : Hình ảnh con chim nón đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao gợi nhớ, tiếc nhớ những ngày trẻ thơ chơi bời đã chấm dứt đã chuyển sang một gai đoạn mới: làm học sinh, làm người lớn.
? Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Học sinh: Cách kết thúc tự nhiên bất ngờ, khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian và thời gian mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện 
ngắn.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ Sgk .
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Khơi nguồn kỷ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu( đầu tháng chín)- thời điểm khai trường.
- Lý do: sự liên tưởng tương đồng, tự nhiện giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
- Từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã ... diễn tả tâm trạng cảm xúc: cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
2. Tâm trạng và cảm giác của Tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên:
- Tâm trạng: lần đầu tiên được đến trường học, bước vào thế giới mới lạ, được tập làm người lớn.
=> Ý nghĩ của nhân vật Tôi trang trọng, đứng đắn.
- Những cử chỉ và hành động: thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn (động từ).
=> Thể hiện tư thế ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu của chú bé.
3. Tâm trạng và cảm giác khi Tôi đến trường:
- Tâm trạng cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng, muốn buớc nhanh mà sao toàn thân cứ run run, cứ dềng dàng, chân co, chân duỗi.
=> Tâm trạng ngây thơ, đáng yêu, buồn cười.
4. Tâm trạng của Tôi rời tay mẹ bước vào lớp:
- Nghe ông Đốc gọi học sinh mới vào lớp trong không khí trang nghiêm được mọi người chú ý đã lúng túng càng lúng túng hơn.
- Tôi nức nở khóc đó là cảm giác nhất thời của một đứa bé nông thôn rụt rè khi được tiếp xúc với đám động mà thôi.
5. Tâm trạng của Tôi khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học đầu tiên.
- Cảm giác của Tôi khi bước vào chổ lạ thì nhìn cái gì cũng mới lạ và hay hay.
- Hình ảnh con chim nón đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao -> gợi nhớ, tiếc nhớ những ngày trẻ thơ chơi bời đã chấm dứt đã chuyển sang một gai đoạn mới: làm học sinh , làm người lớn.
-> Cách kết thúc tự nhiên bất ngờ, khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian và thời gian mới..
* Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập:
- Phân tích dòng cảm xúc tha thiết, trong trẻo của nhân vật Tôi trong truyện Tôi đi học.
4. Củng cố:
1. Vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn này như thế nào?
2. Chất thơ của truyện thể hiện từ những yếu tố nào? Có thể gọi truyện ngắn này là bài thơ bằng văn xuôi được không? Vì sao?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Soạn bài: Trong lòng mẹ.
Tuần 1
Tiết 3	Tiếng Việt:
	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. 
- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài. 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp. 
- Kiểm tra sĩ số học sinh. 
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài. 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Ôn tập từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
- Giáo viên: gợi dẫn: Ở lớp 7 các em đã được học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể cho ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?
Học sinh: Từ đồng nghĩa: Máy bay - tàu bay - phi cơ.
	 Nhà thương - bệnh viện.
	 Chết - từ trần - hy sinh - mất.
	 Từ trái nghĩa: Sống - chết.
	 Nóng - lạnh 
	 Tốt - xấu.
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hai nhóm trên?
Học sinh: Các từ có quan hệ bình đẳng về nghĩa cụ thể:
+ Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
+ Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loai trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.
Giáo viên: nhận xét của các em là đúng. Hôm nay, chúng ta học bài mới: Cấp độ khái của nghĩa từ ngữ.
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm từngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên: ... ch động tinh thần cứu nước của nhân dân ta hồi đầu thế kỉ XX.
II. HOẠT ĐỌNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS đọc ở phần chú thích.
- Hãy tóm tắt đôi nét về tác giả-tác phẩm.
- HS tóm tắt-GV bổ sung.
I-Đọc-tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả-tác phẩm.
Đọc diễn cảm bài thơ, chú ý các từ vần trắc, bằng, vần lưng Chú ý các từ: 2, 3, 4, 5, 7.
 2. Đọc văn bản.
3. Chú thích.
GV: Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích chi tiết nghệ thuật biểu hiện.
- Bối cảnh không gian.
- Hoàn cảnh éo le và tam trạng của hai nhân vật cha và con.
- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
- Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm là 4 HS, với thời gian là 6 phút.
- Cho đại diện mỗi nhóm phát biểu.
II-Phân tích:
1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút.
Cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn.
- Nước mất, nhà tan cha con li biệt.
- Lời khuyên của người cha như một lời trăng trối khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm.
GV: Tâm sự của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào? Gợi ý:
- Tác giả nhập vai người trong cuộc, một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết-để miêu tả hiện tình của đất nước và kể tội ác quân xâm lược, cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết, làm xúc động tâm can người đọc.
GV: Những hình ảnh: bốn phương lửa khói, xương rừng máu sông, bỏ vợ lìa con mang tính chất gì?
2.Hiện tình đất nước trong hoàn cảnh đau thương tang tác.
- Cảnh đất nước tơi bời trong lửa khói đốt phá, giết chóc của bọn xâm lược tàn bạo, quyết tâm tàn hại cả nhân sinh.
GV: Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về hiện tình đất nước được miêu tả như thế nào? Đó là tâm trạng của ai, trong hoàn cảnh nào?
- Tất cả tấm lòng người cha chỉ đau nỗi đau mất nước.
Những từ ngữ: Vong quốc, cơ đồ, nùng lĩnh, Hồng Giang, nòi giống ở đây không còn vang lên tự hào như ở đoạn trên mà trở nặng buồn thương, tủi hổ
- Vừa thể hiện tâm trạng của tác giả, vừa là của nhân dân Việt Nam mất nước.
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
- Cho HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm là 4 HS, với thời gian là 5 phút.
- Cho đại diện mỗi nhóm phát biểu.
Từ ngữ: Tuổi tác già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn.
3.Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con.
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình là để nhằm kích thích, hun đúc cái ý chí “gánh vác” của người con, làm cho lời trao gởi thêm nặng tình cảm.
“Giang sơn gánh vác sau này cậy con”
GV dẫn dắt HS đến phần nội dung ghi nhớ.
*Ghi nhớ: (SGK trang 163)
Cho HS đọc.
III-Luyện tập:
GV: Tại sao tác giả lại lấy hai chữ nước nhà làm đầu đề cho bài thơ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ như thế nào? Gợi ý:
- Nước và nhà là hai khái niệm riêng, nhưng ở đây trong hoàn cảnh lúc đó thì hai khái niệm đó không thể tách rời nước mất thì nhà tan. Bởi thế những lời Nguyễn Phi Khanh muốn nhắc nhở con tựu trung chỉ là: Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa của chữ nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường.
GV: Nhận xét về thơ Trần Tuấn Khải.
Gợi ý: Là ở cảm xúc chân thành mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người” (Xuân Diệu) thời hiện đại.
4. Củng cố:
	? Tâm sự của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào? Gợi ý:
	? Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về hiện tình đất nước được miêu tả như thế nào? Đó là tâm trạng của ai, trong hoàn cảnh nào?
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Soạn bài tiếp theo.
Tuần 17.
Tiết 67-68
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục Tiêu Cần Đạt.
	+ Vận dụng được các kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I theo tinh thần tích hợp.
	+ Kiểm tra kiến thức của học sinh.
II. Chuẩn bị.
	- GV: SGK, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	- HS: Soạn bài, xem bài trước khi đến lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài:
* Giáo viên: Phát bài thi cho học sinh.
* Đề:
* Phần I: Trắc Nghiệm.
* Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau đây.
	“ Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn đọc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi cơn vẫn đập vào cửa sổ và rơi lộp bộp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Khi trời vửa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo màn lên. 
	Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
	Giôn xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
	Em thật là con bé hư, chị xiu thân yêu ơi, Giôn xi nói : - Co một cái gì đó làm cho chiếc cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng minh đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan– đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
	 Một tiếng đồng hồ sau cô nói: chị xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Nap – bơ.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
a. Cô bé bán diêm.	b. Chiếc lá cuối cùng.	c. Trong lòng mẹ.	d. Tất cà đúng.
Câu 2: Tác giả của đọan văn là ai?
a. Xéc văn tét.	b. An đéc xen.	c. O hen ri.	d. Ai ma tóp.
Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo lời của ai?
a. Giôn xi.	b. Xiu.	c. Cả Giôn xi và Xiu	d. Bơ men.
Câu 4: Trong đọan văn trên có bao nhiêu từ tượng thanh?
a. 3. 	b.2.	c. 4.	d. 5.
Câu 5: Trong đọan văn trên có bao nhiêu trường từ vựng thời gian?
a. 1.	b. 2.	c. 4.	d. 6
Câu 6: Các từ cùng trường từ vựng thời gian sau đây, từ nào có ý nghĩa khái quát nhất?
a. Hoàng hôn.	b. Buổi trưa.	c. Ngày. 	d. Bình minh.
Câu 7: Từ nào không phải là từ tượng hình trong các từ sau đây?
a. Lênh khênh.	b. Rào rào.	c. Móm mém.	d. nghênh nghênh.
Câu 8: câu hay nhóm từ nào sau đây không	 có trợ từ?
a. Ngay cả trong ánh hoàng hôn.	b. Em thật là một con bé hư.
c. Muốn chết là một tội.	d. Cứ mỗi năm vào độ rét, cây mận lại trổ hoa.
Câu 9: “Khi hai người lên gác thì Giôn xi đang ngủ”
	Câu văn trên thuộc loại câu nào?
a. Câu đơn.	b. Câu đơn đặc biệt.	
c. Câu Ghép.	d. Câu đơn hai thành phần.
Câu 10: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh?
a. Vui vẻ.	b. Hu hu.	c. Ang ầng.	d. Móm mém.
* Phần II: Tự luận.
* Đề: Em hãy viết bài văn thuyết minh về con trâu, một con vật gắn bó với người nông dân Việt Nam.
4. Củng cố:
	- Giáo viên thu bài của học sinh.
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Soạn bài tiếp theo.
Tuần: 18.
Tiết: 69, 70.
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
LÀM THƠ BẢY CHỮ
I. Mục Tiêu Cần Đạt.
	+ Biết nhận dạng và làm được câu thơ bảy chữ.
	+ Qua đó cảm nhận được sự yêu thích thơ văn.
II. Chuẩn bị.
	- GV: SGK, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	- HS: Soạn bài, xem bài trước khi đến lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Chuẩn bị: Một số bài thơ sưu tầm hoặc tự làm.
3. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra về việc chuẩn bị ở nhà của HS (Sưu tầm, tập làm).
4. Giới thiệu bài:
Ở bài 15 các em đã được tìm hiểu về thơ bảy chữ và biết được về số câu, số chữ về luật bằng trắc Nhưng cách làm như thế có dễ không? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tập làm thơ bảy chữ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung.
GV: Chúng ta đã tập phương pháp thuyết minh về một thể loại văn học ở bài 15. Vậy làm một bài thơ bảy chữ (4 câu hoặc 8 câu), chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
- Cho HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm là 4 HS, với thời gian là 5 phút.
- Cho đại diện mỗi nhóm phát biểu.
Gợi ý:
- Phải xác định số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Phải xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
- Phải xác định đối, niêm giữa các dòng thơ.
- Phải xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Ngoài ra: trong câu thơ thất ngôn: các tiếng 1, 3, 5 có thể sử dụng bằng, trắc tuỳ ý; còn các tiếng 2, 4, 6 phải phân biệt rõ ràng chính xác.
I-Chuẩn bị ở nhà:
- Cho HS nhận xét.
- Cả lớp góp ý kiến. Gợi ý:
- Số tiếng 28, số dòng là 4 (gọi là thất ngôn tứ tuyệt).
- Về bằng, trắc:
B B B T T B B
T T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
- Đối, niêm:
+ Bằng đối với trắc.
+ Các cặp niêm: Nổi-nát, chìm-dầu, nước-kẻ.
- Nhịp: 4.3 hoặc 2.2.3.
- Vần: Chân, bằng (on): 7 (1)-7 (2)-7 (4).
2. Nhận xét về các bài thơ và khổ thơ trong SGK.
Cho HS đọc qua bài thơ “Tối” của Đoàn Văn Cừ và nhận xét:
Chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng. Gợi ý: 
Bài thơ chép sai hai chỗ:
- Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
- Vốn là “ánh xanh lè” chép thành “ánh xanh xanh”, chữ “xanh” sai vần. Sửa lại:
“Bóng đèn mờ tỏ, ánh xanh lè”
II-Hoạt động trên lớp:
1. Nhận diện.
4. Củng cố:
	- GV: Yêu cầu học sinh đọc bài thơ của mình.
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Soạn bài tiếp theo.
Tuần 18.
Tiết: 71& 72.
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục Tiêu Cần Đạt.
	- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình.
II. Chuẩn bị.
	- GV: SGK, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	- HS: Soạn bài, xem bài trước khi đến lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra về việc chuẩn bị ở nhà của HS (Sưu tầm, tập làm).
3. Giới thiệu bài:
Các em đã làm bài kiểm tra học kỳ I về thuyết minh nhưng cách làm và nội dung của bài làm các em có đúng, có sâu hay không, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu và sửa chữa.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ghi đề lên bảng.
Đề: Giới thiệu về con trâu, một con vật luôn gắn bó với người nông dân Việt Nam.
1. Kiểm tra bài chữa của HS.
- Cho HS kiểm tra lẫn nhau theo nhóm, tổ.
- GV kiểm tra xác suất lại một vài em. Nhận MỤC TIÊU kiểm tra.
2. Đánh giá chung.
GV nhận xét chung về các mặt.
a)Chất lượng.
- Về kiểu bài: Phần lớn các em đều làm đúng theo kiểu bài.
- Về nội dung: Các em đều thể hiện rõ, giúp người đọc hiểu được về nội dung thuyết minh nhưng chưa sâu.
- Về cấu trúc: Các em đều làm đủ ba phần của một bài văn.
- Về cách diễn đạt: Bài làm cố sự liên kết tốt nhưng còn sai quá nhiều lỗi về chính tả, bài làm thiếu nhiều dấu chấm, dấu phẩy.
- Về hình thức: Phần lớn các bài đều trình bày sạch đẹp, rõ ràng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bài trình bày còn cẩu thả, tẩy xoá quá nhiều
b)Về điểm số:
Tỉ lệ giỏi: 25%; Khá: 62%; TB: 13%; yếu: 0%.
3. Đọc đánh giá:
- Cho HS đọc một số bài khá và yếu để HS nhận xét.
+ Ưu điểm? Nguyên nhân?
Những hạn chế? Nguyên nhân?
4. Trả bài:
- GV trả bài và hướng dẫn cho HS xem, tự sửa các lỗi về liên kết văn bản, các lỗi chính tả.
- GV nhắc nhở, dặn dò công việc cho những bài viết tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngữ văn 8 3 cột.doc