Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Thủy Mai

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Thủy Mai

 Tuần 19

 Bài 18

 Tiết 73 – 74

Nhớ rừng

 

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp h/s

 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù tong, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú

 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ

 - rèn kỷ năng đọc thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng

B. Tổ chức các hoạt động dạy học

 * Giới thiệu bài

 Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Thế Lữ như vầng sao đột hiện, sangs chói khắp trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ với những bài thơ mới đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật như : Nhớ rừng, Tiếng sáo thiên thai, Cây đàn muôn điệu

 Bài thơ nhớ rừng được Hoài Thanh nhận định “đọc bài thơ ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được ”. Vạy vì sao lại như vậy? Bài học hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu điều đó

 

doc 134 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Thủy Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 19 
	Bài 18 
	Tiết 73 – 74 
Nhớ rừng
A. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp h/s 
	- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù tong, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú
	- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ
	- rèn kỷ năng đọc thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng
B. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	* Giới thiệu bài 
	Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu. Thế Lữ như vầng sao đột hiện, sangs chói khắp trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ với những bài thơ mới đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật như : Nhớ rừng, Tiếng sáo thiên thai, Cây đàn muôn điệu
	Bài thơ nhớ rừng được Hoài Thanh nhận định “đọc bài thơ ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Vạy vì sao lại như vậy? Bài học hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu điều đó
	* Bài
Hoạt động 4 :
 Hướng dẫn học ở nhà 
H/s làm bài tập 3,4 
Học thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
Soạn bài “Ông đồ”
 Tiết 74
 Ngày soạn:18/12/2010 
 Tiết 65 Văn bản: Ông đồ 
 A. Mục tiêu bài học: 
 1.Kiến thức : Giúp HS
 -Biết đọc -hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả , tác phẩm của phong trào thơ mới 
 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ bút pháp nghệ thuật lãng mạn
 - Hiểu được những cảm xúc của tác giả trước sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộcđang dần bị mai một
 2. Kĩ năng : Rèn luyện thêm khả năng đọc và phân tích tác phẩm thơ
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
 3. Thái độ: GD hs biết trân trộng những nét đẹp văn hoá của dân tộc
B. Chuẩn bị
 Gv: sgk,sgv ngữ văn 8
 Bài soạn
 HS :vở soạn
C. Tổ chức hoạt động dạy học
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ Muốn làm thằng cuội. Qua bài thơ em biết gì về tính cách của nhà thơ Tản Đà. 
 * Bài mới HĐ1 Tạo tâm thế - pp thuyết trình.
	 Hoạt động của GV- HS
HĐ2 Hướng dẫn tìm hiểu chung 
Mục tiêu : hs nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm , từ khó
Phương pháp: vấn đáp, thông báo giải thích
? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
HS giới thiệu
GV hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó theo SGK
? Em có nhận xét gì về thể thơ 5 chữ ở bài này với những bài thơ 5 chữ đường luật mà em đã học?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Mục tiêu: HS biết cách đọc diễn cảm bài thơ
- Cảm thụ được cảm xúc của tác giả, thấy được những nét mới về thể loại và nghệ thuật
Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích , giảng bình
G/v hướng dẫn cách đọc:
- Đoạn 1 – 2 : Giọng vui, phấn khởi
- Đoạn 3 – 4 : Giọng chậm, buồn, xúc động 
- Khổ cuối:Chậm,buồn, bâng khuâng
G/v đọc mẫu, 2->3 h/s đọc => GV nhận xét, điều chỉnh
? Bài thơ có bố cục mấy phần?
 - Đoạn 1(khổ 1 – 2): Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
- Đoạn 2 (Khổ 3 – 4): Hình ảnh ông đồ thời tàn
- Đoạn 3 (khổ cuối): Sự vắng bóng của ông đồ, niềm nhớ tiếc của nhà thơ 
 GV cho 	h/s đọc khổ thơ 1,2
? Hình ảnh ông đồ được xuất hiện thời điểm nào?
?Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ 1 ?
(- Ông đồ xuất hiện như một phần ko thể thiếu ,đều đặn với mực tàu, giấy đỏ – mọi người qua lại rất đông (bên hè phố ) một không khí tưng bừng náo nhiệt
? ở khổ 2 cho biết ông đồ làm nghề gì? Tài năng như thế nào?
? Hình dung của em về nét chữ của ông đồ từ hình ảnh so sánh này ntn?
? Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ địa vị như thế nào trong con mắt người đời?
? Từ đó em hãy hình dung về cuộc sống của ông đò thời xưa?( - Cuộc sống có niềm vui, h/ phúc ( sáng tạo nghệ thuật phục vụ mọi người và được người đời quý trọng nể phục tài năng viết chữ của ông)
? Tình cảm của tác giả đối với ông đồ này là gì?
( Tác giả quý trọng ông đồ – quý trọng một nết văn hoá của dân tộc : Mến mộ chữ nho, nhà nho)
*H/s đọc khổ 3 – 4 
? Nội dung 2 khổ thơ này?
? Lời thơ nào bộc lộ rõ nỗi buồn đó nhất?
? Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và tác dụng của nó 
G/v bình : Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên không thắm lên được nghiên mực, không được chiếc bút lông chấm vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu.
? Tình cảnh ông đồ lúc này như thế nào?
? Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : 
“Ông đồ vẫn ai hay”
(Lời thơ gợi tả, ông đồ vẫn ngồi ở chổ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ở của mọi người)
? Theo em câu thơ : 
“Lá vàng bụi bay”
? Hãy phân tích cái hay của hình ảnh thơ?
(Đây là 2 câu thơ đặc sắc nhất : Lá vàng à gợi sự tàn tạ, buồn bã, đây lại là lá vàng rơi trên nền giấy đỏ –.chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao mà ảm đạm, lạnh lẽo buốt giá, buồn xót xa Đấy chính là mưa trong lòng người, - Hầu hết là thanh bằng, vần xen kẻ rất chỉnh trong các tiếng của câu
à Cấu trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài, ngân vang)
* HS đọc khổ thơ cuối
? Hình ảnh : Ông đò ở khổ thơ cuối, gợi cho em cảm nghĩ gì?( Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ, bất biến
Con người thì khác trước: Họ trở thành xưa cũ)
? Phân tích giá trị nghệ thuật làm nên giá trị của khổ thơ?
? Từ đó em cảm nhận được những tình cảm gì của tác giả dành cho ông đồ?
 (Tác giả thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên cho dù cuộc đời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên)
? Có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết “Hoa đào” và “ông đồ” ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?
? Điều đó có ý nghiã gì?
HS làm việc theo nhóm gv nhận xét bổ sung
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn tổng kết- luyện tập
Mục tiêu: khái quát những giá trị nd và nghệ thuật
Phương pháp: vấn đáp
? Từ bài thơ “ông đồ”, em đồngcảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên?
? Theo em điều gì làm cho bài thơ có sức cảm hoá lòng người?
? ý nghĩa văn bản
H/s đọc ghi nhớ
? Câu thơ nào em cho là hay nhất. Hãy bình giảng? HS lựa chọn kết hợp phân tích bình giảng - gv nhận xét cho điểm
Nội dung bài học
I. Tìm hiểu chung
1, Tác giả , tác phẩm: 
 * Vũ Đình Liên(1913 – 1996)
- Là một trong nhà thơ lớp đầu của phong trào thơ mới lãng mạn 
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người, niềm hoài cổ
2, Tác phẩm: “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên 
3, Từ khó 
4, Thể thơ : Ngũ ngôn, gồm 5 khổ. Vần chân (tiếng cuối câu, vần cách, vần liền, t/bằng x/kẻ nối tiếp)
II/ Đọc - Hiểu văn bản
1, Đọc
2, Bố cục : 3 phần 
3,. Phân tích
a, Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
- Thời điểm : Tết đến hoa đào nở, không khí tưng bừng , náo nhiệt
- Ông đồ viết câu đối
- Tài năng : Hoa taynhư phượng múa, rồng bay
à Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động cao quý
ốNgười đời quý trọng, ngưỡng mộ : 
 Bao nhiêu người thuê viết,
 Tấm tắc ngợi khen tài 
- Cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc 
->Giữ lại một nét văn hoá của dân tộc 
b, Hình ảnh ông đồ thời tàn
- Nổi buồn của ông đồ thời vắng khách
- Giấy đỏ nghiên sầu
à Phép nhận hoá: tủi buồn lan cả sang những vật vô tri, vô giác, chúng như có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi, bơ vơ à nỗi cô đơn hiu hắt của ông đồ
- Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên
- Hình ảnh thơ : “Lá vàng bụi bay”
là mượn cảnh ngụ tình=>Đấy chính là mưa trong lòng người, buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng
c. Nổi lòng tác giả với ông đồ
 Hoa đào vẫn nở hình ảnh ông đồ không còn
à tác giả xót thương cho lớp nhà nho xưa và tiếc nuối cho những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc
- Câu hỏi tu từ gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt 
III. Tổng kết – luyện tập
1, Nội dung :
- Niềm thương cảm chân thành với lớp người đang tàn tạ
- Nỗi nhớ thương cảnh cũ ngày xưa
2, Nghệ thuật 
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại
- Xây dựng hình ảnh đối lập
- Lời thơ giản dị, hàm súc, có sức gợi liên tưởng
- Nhạc điệu âm vang 
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, nội dung tương phản
- Kết hợp giữa biểu cảm với kể tả
3, ý nghĩa: Khắc hoạ h/ả ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối những giá trị văn hoá cổ truywnf của dân tộc đang dần bị mai một
 Hướng dẫn học ở nhà Học thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
	 Ngày soạn 10/1/2010
 Tiết 75 
Câu nghi vấn
 A. Mục tiêu cần đạt 
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác
	- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi
 B. Tổ chức các hoạt động dạy học 
 - ổn định lớp
 - Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 - Bài mới 
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu về đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn
H/s đọc đoạn trích ở sgk
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn đối thoại trích từ “Tắt đèn”
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
? Từ phân tích ví dụ ,mẫu trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
? hãy dặt câu nghi vấn 
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập 
H/s làm bài tập theo 4 nhóm 
H/s thảo luận, các nhóm trình bày vào giấy 
Các nhóm nhận xét lẫn nhau 
I. Đặc đỉêm hình thức và chức năng chính
* Ví dụ mẫu : 
- Câu nghi vấn :
1. Sáng nay ta đắm lắm không
2. Thế làm sao ăn khoai
3. Hay là u đói quá?
+ Đặc điểm hình thức : 
Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Có những từ nghi vấn : cókhông, (làm) sao, hay (là)
+ Chức năng : Dùng để hỏi
* H/s đọc to ghi nhớ
VD : Bạn đi đau về đấy
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a, “Chị khất tiền sưu phải không?”
b, “Tại sao con người như thế?”
c, “Văn là gì?” , “Chương là gì?”
d, “Chú mình vui không?”
 “Đùa trò gì?” ; “Cái gì thế?” 
 “Chị Cốc béo xù đấy hả?”
* Những từ gạch chân và dấu chấm hỏi thể hiện hình thức câu nghi vấn
Bài tập 2 :
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn : có từ hay. Từ “hay” cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác, nhưng riêng trong câu nghi vấn từ hay bằng hoặc ở câu nghi vấn à sai ngữ pháp, hoặc biến thành kiểu câu khác
Bài tập 3 :
Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn
Bài tập 4 :
- Khác nhau về hình thức cókhông; đã chưa
- Khác nhau về ý nghĩa
+ Câu thứ 2 có giả định là hỏi trước đó có vần đề về sức khoẻ (nếu điều giả định này không đúngà câu hỏi vô lý)
+ Câu thứ 1 không hề có giả định đó
VD:
- Cái áo này có cũ lắm không? (Đ)
- Cái áo này đã cũ lắm chưa ? (Đ)
- Cái áo này có mới lắm không? (Đ)
- Cái áo này có mới lắm chưa ? (S)
Bài tập 5 : * Khác biệt ở trật từ từ
- Câu a : Bao giờ à đứng ở đầu câu
- Câu b : Bao giờ à đứng ở cuối câu ... - Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận 
 2/ Kĩ nawnK
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích , so sánh đối chiếu
B. Chuẩn bị :
	GV- hệ thống hoá kiến thức 
	 HS - Ôn tập theo hệ thống câu hỏi sgk 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
 1/ ổn định
 2/ Bài cũ: KT sự chuẩn bị của hs
 3/ Bài mới
Hoạt động 1 :
Ôn tập về tính huống nhất của văn bản
? Thế nào là tính thống nhất của một văn bản ? Thể hiện rõ nhất ở đâu?
? Chủ đề văn bản là gì?
? Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào có tác dụng gì?
G/v yêu cầu h/s viết, đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2
Hoạt động 2 :
Ôn tập về văn bản tự sự
? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
? H/s nhắc lại cách tóm tắt một văn bản tự sự?
? G/v đưa một đoạn văn tự sự, yêu cầu của h/s thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm
Hoạt động 3 : 
Ôn tập về văn bản thuyết minh 
H/s trả lời câu hỏi 6 sgk
H/s trả lời câu hỏi 7 sgk 
Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài thuyết minh và trình bày khái quát từng kiểu bài (đã học)
Hoạt động 4 : 
Ôn tập về văn bản nghị luận 
H/s nêu ví dụ và phân tích, phân biệt giữa luận điểm, luận cứ. Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận?
? Vai trò yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận? Lấy ví dụ
Hoạt động 5 :
Ôn tập văn bản hành chính
G/v yêu cầu h/s nhắc lại khái niệm và cách trình bày của các văn bản hànch chính : Tường trình, thông báo
I. Ôn tập về tính huống nhất của văn bản
* Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản
* Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt
* Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập chung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản 
II. Ôn tập về văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bành giá 
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh 
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận 
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại 
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm 
V. Ôn tập văn bản hành chính
Dặn dò : ôn tập chuẩn bị KT học kì
 (Tiết 135 -136 ) : Kiểm tra theo đề của phòng)
 Ngày soạn 10/5/2012
Tiết 137 : Văn bản thông báo 
A. Mục tiêu cần đạt : 
	1/ Kiến thức: 
 - Nhận biết và nắm được đặc điểm , cách làm văn bản thông báo 
	2/ Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo với các loại văn bản hành chính khác
 - Tạo lập một văn bản có chức năng thông báo 
B. Chuẩn bị 
 GV: Bài soạn; SGK,SGV, Tài liệu tham khảo
 HS: Chuẩn bị bài
C. Tổ chức các hoạt động dạy học ; 
 1/ ổn định lớp
 2/ Bài cũ: KT sự chuẩn bị của hs
 3/ Bài mới: HĐ 1 Tạo tâm thế
Hoạt động 2 : 
Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo 
H/s đọc kỹ 2 văn bản thông báo ở sgk và TLCH
? Ai là người viết thông báo ?
? Ai là đối tượng thông báo?
? Thông báo nhằm mục đích gì?
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
? Nhận xét hình thức trình bày thông báo 
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo
? H/s đọc, nhận xét, giải thích 3 tình huống sgk tình huống nào cần thiết thông báo?
? nêu cách làm vb thông báo
Lưu ý : 
- Lời văn cần rõ ràng, chính xác, tránh người đọc hiểu lầm
- Trình bày theo đúng mẫu chuẩn
- Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời 
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
- Về hình thức: ngắn gọn, rõ ràng, đúng thể thức của 1 vb hành chính
- Nội dung: chính xác, khách quan, không có các từ ngữ mang tính mt và bc
II. cách làm văn bản thông báo
1, Những tình huống cần làm văn bản
- Tình huống a : Tường trình 
- Tình huống b : Thông báo 
- Tình huống c : Thông báo 
2, Cách làm văn bản thông báo 
Các mục cần có 
- Tên cơ quan
- Tên văn bản thông báo
- Nội dung thông báo 
- Quốc hiệu
- Địa điểm
- Nơi nhận thông báo
- Họ tên, chức vụ, chữ ký
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Sách bài tập ngữ văn (94 – 95)
	- Cần thông báo cả 3 tình huống 
Bài tập 2 : Lỗi của văn bản thông báo 
	- Diễn đạt chưa đúng ngữ pháp
	- Nội dung chưa nêu kế hoạch kiểm tra, công tác vệ sinh học đường
	- H/s tự sửa chữa 
 Ngày soạn 10/5/2012
	Tiết 138 
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- Giúp h/s biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 
B. Chuẩn bị của thầy – trò : 
	Sưu tầm những từ ngữ địa phương mình sinh sống hàng ngày 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1 : 
G/v gợi cho h/s ý niệm về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân 
G/v yêu cầu h/s nhắc lại các khái niệm : Từ ngữ toàn dân, địa phương, biệt ngữ xã hội 
I. Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân 
* Xưng hô : 
Xưng : Nười nói tự gọi mình 
Hô : Người nói gọi người đối thoại 
ố Để xưng hô người Việt ding đại từ hoăvj danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước 
* Cách xưng hô chịu sự chi phối của mối tương quan về vai giữa nói và người nghe (ngang hàng, trên, dưới, dưới – trên) và hoàn cảnh gián tiếp ...
Hoạt động 2 : 
II. Hướng dẫn luuyện tập 
Bài tập 1 : H/s đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi 
	Xác định cách xưng hô địa phương ở trong các đạon trích đã cho 
a, Từ “u” (gọi mẹ)
	b, Từ “Mợ” (gọi mẹ) à không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương 
ố Đó là biệt ngữ xã hội 
Bài tập 2 : Tìm từ xưng hô địa phương 
	- Đại từ trỏ người : Tui, choa, qua (tôi), tau (tao), bầy tui (chúng tôi), mi (mày), hấn (hắn).
	- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc ding để xưng hô : Bọ, thầy, tía, ba, u, bầm, đẻ, mạ, má, mẹ, cô, bá, ả
Bài tập 3 : Tìm những cách xưng hô ở địa phương 
	G/v gợi cho h/s về nàh tự tìm dẫn chứng 
	- Một h/s (lớp 8) có thể xưng hô với : 
+ Thầy – cô giáo là : em, con – thầy, cô
+ Chị của mẹ mình : Cháu – bá, cháu – dì
+ Chồng của cô mình : Cháu – chú, cháu – dượng
+ Ông nội : Cháu – nội, cháu – ông
+ Bà nội : Cháu – nội, cháu – bà
	- Người ngoài gia đình có tuổi tương đương em trai của mẹ là : Cháu – chú, cháu – cô, cháu – 0 (dì)
Bài tập 4 : Tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương trong giao tiếp 
	Chỉ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp (giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương), không được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	H/s làm bài tập số 4 ở sgk 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 12/5/2012
	Tiết 139 
Luyện tập làm văn bản thông báo 
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- Giúp h/s cũng cố lại kiến thức về văn bản thông báo : Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực thông báo cho h/s 
	- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
B. Chuẩn bị của thầy – trò : 
	Bảng hệ thống so sánh 4 loại văn bản đồng hành
C. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1 : 
Hướng dẫn ôn tập, cũng cố lý thuyết về văn bản thông báo 
	* G/v gọi 4 h/s trả lời 3 câu hỏi mục I sgk trang 148 
	* G/v tổng kết bảng hệ thống 1 ở sách thiết kế ngữ văn 8 trang 402 lên máy chiếu 
	* Lưu ý các câu hỏi 
	- Ai thông báo ? (xác định chủ thể)
	- Thông báo cho ai? (xác định đối tượng)
	- Thông báo về việc gì? (xác định nội dung): cần cụ thể, chính xác, rõ ràng
	- Thông báo như thế nào (xác định hình thức, bố cục)
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Các h/s lựa chọn lý do trình bày lựa chọn của mình
	- Đáp án : 
+ Thông báo
+ Hiệu trưởng viết thông báo
+ Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo
+ Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 – 5 
+ Báo cáo 
+ Các chi đội viết báo cáo
+ Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo
+ Nội dung tình hình hành động trong tháng
+ Thông báo :
- Ban quản lý dự án viết thông báo
- Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án
- Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án
Bài tập 2 : 
	a, Những lỗi sai : 
	- Không có công văn số, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết góc trái phía trên và dưới bản thông báo
	- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo à còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra
	b, Bổ xung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bảng thông báo
Bài tập 3 : H/s tự làm bài tập 
Bài tập 4 : H/s chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3 để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh ngay ở lớp, đọc to ghi nhớ, g/v và h/s nhận xét góp ý 
Hoạt động 6 :
Hướng dẫn học ở nhà 
	G/v giao nhiệm vụ ôn tập môn ngữ văn trong hè cho h/s 
Ngày soạn 12/5/2012
Tiết 140 
Trả bài kiểm tra tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- H/s nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung kiến thức, để từ đó thêm một lần nữa cũng cố, hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức và kỹ năng chủ yếu đã được học trong đoạn trích ngữ văn lớp 8 
	- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, chữa bài làm của bản thân 
B. Chuẩn bị của thầy – trò :
	- G/v trả bài trước 3 ngày, hướng dẫn cách chữa bài theo đáp án và biểu điểm 
	- H/s đọc kỹ bài làm của mình, chữa theo đáp án, biểu điểm 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : 
Nhận xét chung và phân tích cụ thể những ưu điểm và nhược điểm trong các bài viết của h/s 
	- Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể
	- H/s có thể tham gia trao đổi về những kiến thức nhận xét của g/v trên cơ sở đã đọc kỹ và tự chữa bài viết của mình 
Hoạt động 2 : 
Hướng dẫn h/s tiếp tục tự chữa bài viết 
	- Về chính tả và dùng từ
	- Về viết câu, diễn đạt câu, đoạn
	- Về trình bày, bố cục 
	- Về những lỗi khác 
Hoạt động 3 : 
Đọc – bình 
	- G/v lựa chọn một số bài, đoạn văn khá nhất t để h/s đọc – bình 
	- H/s có thể tự chọn, đọc – bình câu, đoạn, bài văn của mình 
	- H/s tiếp tục tự chữa bài viết ở nhà 
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	- G/v hướng dẫn h/s ôn tập hè môn ngữ văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 hay.doc