Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Hoàng

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Hoàng

Tuần 20- Tiết 73- 74.

 Nhớ rừng

( Thế Lữ )

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới .

 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .

* Trọng tâm

1. Kiến thức :

- Sơ giản về phong trào Thơ mới .

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .

2.Kĩ năng :

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .

3.Thái độ:

-Giáo dục HS: Cảm thông với nỗi đau của người dân trong xã hội đương thời và biết yêu tự do.

II. Chuẩn bị:

1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2/ HS: Đọc bài thơ, soạn bài.

 

doc 221 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20- Tiết 73- 74. 
 Nhớ rừng
( Thế Lữ )
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới .
 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .
* Trọng tâm
1. Kiến thức :
Sơ giản về phong trào Thơ mới .
Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .
Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .
2.Kĩ năng :
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .
 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
3.Thái độ:
-Giáo dục HS: Cảm thông với nỗi đau của người dân trong xã hội đương thời và biết yêu tự do.
II. Chuẩn bị: 
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc bài thơ, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1. ổn định:
 2. Bài Cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới:
 Ở VN, khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào thơ mới rất sôi động. Đó là phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản gắn liền tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.
 Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới tiêu biểu là bài thơ “nhớ rừng”
 Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản .
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV cho Hs đọc chú thích (¶) SGK tr 5 tìm hiểu về tác giả – tác phẩm
- Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ.
- Quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu.
- Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới. Ngoài sáng tác thơ, ông con viết truyện.
- Các tác phẩm chính: “Mấy vần thơ” (1935); Truyện “Vàng và máu” (1934); “Bên đường thiên lôi” (1936); “Lê Phong phóng viên” (1937).
- Hướng dẫn và HS đọc nối nhau toàn bài 1 lần (GV đọc mẫu – HD)
- HS đọc: đoạn 1,4 giọng buồn, ngao ngán. . . 
- Đoạn 2,3 và 5: giọng hứng thú vừa tiếc nuối; tha thiết  để kết thúc bằng câu thơ như tiếng thở dài, bất lực,. . . 
- Kiểm tra việc HS đọc chú thích.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Theo em có thể chia văn bản làm mấy đoạn? 
khổ 1: tâm trạng con hổ ở vườn bách thú 
khổ 2, 3: nối tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm
khổ 4: thực tại chán chường, thất vọng
khổ cuối: càng tha thiết giấc mộng ngàn.
HS đọc đoạn 1
? Đọc đoạn thơ đầu, em thấy hoàn cảnh của con hổ đã bị thay đổi. Em hãy chỉ rõ sự thay đổi đó?
Hoàn cảnh của con hổ đã có sự đổi thay:
+ Xưa: 
“Chúa tể muôn loài”
“Là oai linh nơi rừng thẳm”
+ Nay:
Bị nhốt chặt “trong cũi sắt”
“Nằm dài trong ngày tháng dần qua”
Trở thành:
“Trò lạ mắt”
“Thứ đồ chơi”
Ngang hàng:
Với “bọn gấu dở hơi”
Và “Cặp báo chuồng bên vô tư lự”.
? Với hổ thì môi trường hiện tại mà hổ đang phải sống, đó là môi trường như thế nào?
Đó là môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt.
? Bị giam cầm trong một môi trường như vậy, tâm trạng con hổ lúc này như thế nào?
GV: Con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán cho cuộc sống hiện tại của mình. Nhưng không có cách gì thoát ra khỏi cái môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt ấy, con hổ chỉ đành buông xuôi bất lực “nằm dài trong ngày tháng dần qua”. Cái nhìn đối mặt với cảnh ngộ bị cầm tù của con hổ, cơ sở của niềm u uất không nguôi, là một cái nhìn đầy bi kịch. Nó không chấp nhận hoàn cảnh, không chịu hạ mình vì nó luôn ý thức mình là bậc đế vương, là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh.
- GV gọi Hs đọc đoạn 4: cảnh vườn bách thú hiện ra như thếnào ? 
Đó là: “Những cảnh không đời nào thay đổi”.
Đó là: “Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối”
“Học đòi bắt chước vẻ hoang vu”.
? Dưới con mắt của hổ thì đó là cảnh như thế nào?
Cảnh vườn bách thú, dưới con mắt của chúa sơn lâm, hiện ra với tất cả những sự tầm thường và giả dối; đơn điệu và nhàm chán; là những cảnh giả tạo do bàn tay con người sửa sang, bắt chước.
? Tác giả dùng thủ pháp gì?
 - Liệt kê.
? Nhận xét về giọng điệu thơ ở đoạn thơ này?
 - Giọng giễu nhại, hằn học, chán chường, khinh miệt.
? Nhận xét về cách ngắt nhịp?
Cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở những câu đầu: 4/2/2; 2/2/2/2
“Những cảnh sửa sang, / tầm thường, / giả dối
Hoa chăm, / cỏ xén, / lối phẳng, / cây trồng”
rồi chuyển sang nhịp chậm, phóng túng: 5/3; 3/5
“Dải nước đen giả suối, / chẳng thông dòng
Len dưới nách / những mô gồ thấp kém”
? Với thủ pháp liệt kê cùng với giọng điệu thơ và cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng thể hiện sự chán chường, khinh miệt như vậy đã góp phần diễn tả điều gì?
Nó góp phần diễn tả sự chật chội, bó buộc, gò bó, cần phải phá tung ra để được sống đúng mình, thỏa cái khao khát được tháo cũi, sổ lồng.
? Đằng sau cái khao khát được tháo cũi, sổ lồng ấy là tâm trạng gì, ý tưởng gì?
Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
Khao khát được sống tự do, chân thật.
Đó là hình ảnh thực tại xã hội được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn khao khát tự do. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ với xã hội.
? Đọc thầm lại đoạn thơ 2, cho biết: cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào?
Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội.
“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội”.
? Nhận xét về cách dùng từ? Và tác dụng?
Điệp từ “với” được điệp lại 3 lần cùng với các động từ chỉ đặc điểm của hành động (gào, hét, thét) Þ Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
? Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Vươn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật phải im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”
? Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài? Tác dụng?
Các từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách hổ: Bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần đã quắc
Nhịp thơ ngắn, thay đổi linh hoạt Þ Hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc họa mang vẻ đẹp: ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.
? Đọc diễn cảm đoạn 3, cho biết: Cảnh rừng núi được miêu tả ở các thời điểm nào?
Những đêm.
Những ngày mưa.
Những bình minh.
Những chiều.
? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật?
Đêm vàng bên bờ suối.
Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.
Bình minh cây xanh nắng gội.
Chiều lênh láng máu sau rừng.
? Thiên nhiên hiện lên với một vẻ đẹp như thế nào?
Thiên nhiên hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
? Giữa thiên nhiên ấy, chú tể của muôn loài sống một cuộc sống như thế nào?
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời găy gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật.
? Đại từ Ta được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì?
Tạo nhac điệu rắn rỏi, hùng tráng Þ Thể hiện khí phách ngang tàng, uy nghi, làm chủ của chúa sơn lâm.
? Trong đoạn thơ này, điệp từ “đâu” kết hợp với câu thơ cảm than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”, dấu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?
Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập, tự do của chính mình.
? Đọc diễn cảm đoạn thơ cuối, cho biết: giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
Hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang. Nhưng đó là một không gian trong mộng “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”
? Các câu thơ cảm thán mở đầu: “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ” và kết đoạn: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” có ý nghĩa gì?
Bộc lộ trực tiếp nõi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do.
? Giấc mộng ngàn của con hổ là một giấc mộng như thế nào?
Đó là giấc mộng mãnh liệt, to lớn, nhưng đau xót, bất lực.
? Giấc mộng ngàn ấy có phải là một nỗi đau bi kịch không, nên hiểu bi kịch là nỗi đau của các ước muốn cao đẹp không thể thực hiện được trong thực tế?
Đó là một nõi đau bi kịch.
? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh điều gì?
Phản ánh khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình.
Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
? Như vậy, từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?
Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
Khát vọng tự do cho cuộc sống được là của chính mình.
? Nếu “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?
(Cho học sinh thảo luận nhóm)
 - Lời thơ phản ánh nỗi chán ghét thực tại, thường hướng tới mơ ước về một cuộc đời tự do chân thật.
 - Giọng thơ ào ạt , khắc khoải.
 - Hình ảnh, ngôn từ gần gũi.
GV: Bài thơ đã thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Có thể nói, bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cũng “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt” và tiếc nhớ khôn nguôi “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Chính vì vậy bài thơ vừa ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ.
Cả bài thơ có cảm xúc như thế nào ?
-GV hỏi : Con hổ bị nhốt trong vườn bách thú với tác giả có biểu tượng như thế nào ?
? Em hãy tìm các chi tiết để chứng minh bài thơ giàu chất thơ ? 
? Ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ như thế nào ? 
? HS đọc đoạn 5 Đoạn cuối mở đầu và kết thúc từ “hỡi’ nói lên điều gì?
 GV chốt : các ý .
-Tràn đầy cảm hứng lãng mạng .
-Biểu tượng rất thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề của bài thơ .
-Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng .
-Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú , tràn đầy cảm xúc lãng mạng . . . 
- Vì sao tác giả mượn “lời con hổ. . thứ” để thể hiện nội dung cảm xúc và tác dụng của nó ? (GV cho HS thảo luận rút ra ý nghĩa bài thơ).
- GV cho Hs đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 4 : Luyện tập . 
(ở nhà) 
-Gv yêu cầu học sinh học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ .
- Gv hướng dẫn :
+ Đoạn 1,4 : đọc với giọng chán chường, uất ức .
+ Đoạn 3,4 : đọc với giọng hùng tráng và bi tráng 
+ Đoạn 5: đọc với giọng hoài niệm và lời kiêu gọi 
Gv đọc mẫu 1 đoạn .
I/. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 	
-Thế Lữ (1907 – 1989) tên Nguyễn Thế Lữ quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu củ ... bài, viết thông báo theo mẫu.
 3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức rèn luyện.
 II. Chuẩn bị: - GV: Bài soạn, SGK,phiếu học tập
 - HS: Bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn
 III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: 
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Văn bản thông báo là gì? Thể thức trình bày văn bản thông báo?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập 
HĐ của thầy và trò
Nội dung
? Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
? Nội dung thông báo thường là gì ? 
? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
- Giống : đều là văn bản hành chính công vụ 
- Khác: Khác về mục đích và nội dung viết.
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT.
- CÊp trªn hoÆc tæ chøc c¬ quan ®¶ng nhµ n­íc .... cÇn b¸o cho cÊp d­íi hoÆc nh©n d©n biÕt vÒ mét môc ®Ých, chñ tr­¬ng, chÝnh s¸ch viÖc lµm...
- Néi dung th«ng b¸o : Th«ng b¸o cho ai? th«ng b¸o vÒ viÖc g× vµ dù kiÕn néi dung cÇn th«ng b¸o . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
? Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau?
G phát phiếu học tập
Họat động bàn.
a. Thông báo
- Hiệu trưởng viết thông báo
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhËn, ®äc th«ng b¸o
- Néi dung kÕ ho¹ch tæ chøc lÔ kØ niÖm ngµy sinh nhËt B¸c Hå
b. B¸o c¸o
- C¸c cho ®éi viÕt b¸o c¸o
- Ban chØ huy liªn ®éi nhËn b¸o c¸o
- Néi dung t×nh h×nh ho¹t ®éng cña chi ®éi trong th¸ng.
c. Th«ng b¸o:
- Ban qu¶n lÝ dù ¸n viÕt th«ng b¸o
- Bµ con n«ng d©n cã ®Êt ®ai, hoa mµu trong ph¹m vi gi¶i phãng mÆt b»ng cña c«ng tr×nh dù ¸n.
- Néi dung th«ng b¸o: chñ tr­¬ng cña ban dù ¸n.
II. LUYỆN TẬP.
1. Bµi tËp 1:
a. Th«ng b¸o.
b. B¸o c¸o.
c. Th«ng b¸o.
? Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo và sửa lại? 
Gợi ý:
? Thông báo đã đầy đủ các mục cần thiết chưa?
Phần nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa?
Lời văn thông báo có sai sót gì không?
- Giáo viên hướng dẫn bổ sung các mục còn thiếu và hoàn chỉnh thông báo theo đúng qui định .
2. Bài tập 2.
- Những lỗi sai:
+ Không có số công văn, nơi nhận.
+ Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo (tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch nghĩa là chưa có kể hoạch) cần viết lại và xác định rõ:
+ Thiếu : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
3. Bài tập 3.
? Hãy nêu 1 số tình huống thường gặp.
- Nhà trường thông báo thời hạn nhận đơn nhập học L6.
- Nhà trường thông báo số học sinh được nhận học bổng. 
- Nhà trường thông báo về việc nghỉ ngày quốc khánh 2/9.
- Kế hoạch hoạt động hè năm 2004 - 2005.
- Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học.
? Hãy chọn 1 trong các tình huống cụ thể vừa nên và viết văn bản thông báo.
- Học sinh viết - nhận xét góp ý.
4. Viết văn bản thông báo.
HĐ 4:
4. Củng cố:
	? So sánh 4 loại văn bản điều hành (đề nghị, báo cáo, thông báo, tường trình, đã học? 
5. Dặn dò
	- Bài cũ: Ôn lại kiến thức văn bản thông báo.
 - Ôn tập lại các kiểu văn bản đã học chuẩn bị kiểm tra chất lương học kì II
Bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************
Ngày giảng.........................
Tiết 138- 139
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS : 
- Qua giờ kiểm tra hệ thống hoá được kiến thức đã học về Tiếng Việt tập làm văn, văn học.
- Đánh giá được khả năng nhận thức, ghi nhớ, bài học của mỗi học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn ý thức tự giá, nghiêm túc làm bài cũng như kỹ năng làm bài tổng hợp.
3.Thái độ:
	Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị 
- GV: Ra đề, biểu chấm
- Học sinh: Ôn tập, kiểm tra
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: 
1.ổn định tổ chức.. 
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới:
 HĐ2: Kiểm tra
MA TRẬN 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng 
 mức thấp 
Vận dụng
 mức cao 
Tổng
điểm
Tiếng Việt 
Hội thoại
C1
 1
1
 1 
Chữa lỗi diễn đạt
C2
 1
1
 1
Văn học 
Thuế máu
C3
 2
1
 2
Tập làm văn 
Văn thuyết minh
C4 
 6
1
 6
Tổng điểm 
1
 2 
1 
 1
1 
 1
1
 6
4
 10
ĐỀ BÀI
I.Tiếng việt.(2 điểm).
Câu 1: (1,0 điểm).
 Em hãy cho biết thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội có những quan hệ nào?
Câu 2: (1,0 điểm) 
 Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.
Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực thương yêu chồng con.
Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa giảm tuổi thọ của con người.
II.Phần văn học.( 2,0điểm) 
Câu 3 .( 2,0 điểm). Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc ?
III. Phần tập làm văn. ( 6 điểm )
Câu 4: Em hãy viết một bài văn giới thiệu ngôi trường em đang học.
ĐÁP ÁN 
I.Tiếng việt(2,0 đ)
Câu 1: (1điểm)
 - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. ( 0,5 điểm )
 - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
	+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội ). ( 0,25 điểm ) 
	+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình ).( 0,25 điểm ) 
Câu2: (1điểm)
 a. Chị Dậu rất cần cù chịu khó và yêu thương chồng con. (0,5 điểm)
 b. Hút thuốc là vừa có hại cho sức khỏe, vừa tốn kém về tiền bạc.(0,5 điểm)
II. Phần văn học.
Câu 3: ( 2 điểm).
- Nội dung: Văn bản như một “bản án” tố cáo thư đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
- Nghệ thuật:
+ Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
+ Thể hiện giọng điệu đanh thép.
+ Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
III.Phần tập làm văn ( 6 điểm )
Câu 4: 
I. Yêu cầu chung:
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Diễn đạt: rõ ràng, lưu loát.
- Dùng từ, dùng dấu câu phù hợp và chính xác.
- Viết đúng chính tả.
 - Trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.
- Đảm bảo bố cục 3 phần.
- Nắm vững các thao tác làm bài văn thuyết minh.
 - Làm đúng yêu cầu của bài, không lạc sang văn miêu tả, tự sự hay biểu cảm. 
 - Thứ tự giới thiệu mạch lạc, chuẩn xác, dễ hiểu. 
II. Dàn bài cụ thể:
a. Mở bài : ( 1 điểm ) 
- Có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau 
Giới thiệu chung về ngôi trường của em : tên trường, địa điểm, cảm nhận chung của bản thân.
b. Thân bài: ( 4 điểm ) - Cần đảm bảo các ý sau :
- Giới thiệu quy mô trường ( lớn hay nhỏ ? xây dựng đơn giản hay kiên cố ? có những phòng chức năng nào ? bao nhiêu phòng học ?)
- Giới thiệu cảnh quan trường ( cách bố trí ) vườn cây, sân trường, sân thể dục.
- Giới thiệu cảnh sinh hoạt của trường: 
 + Cảnh trước giờ vào lớp : học sinh, sân trường, âm thanh
 + Cảnh trong giờ học: không khí, âm thanh.
 + Cảnh trong giờ ra chơi : khung cảnh sân trường, âm thanh, hình ảnh
c. Kết bài: (1 điểm ) 
 - Ý nghĩa mái trường với mỗi người h/s 
 - Tình cảm gắn bó với mái trường.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò 
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ kiểm tra
5. Dặn dò
Bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************
TIẾT 140 Ngày giảng: ......................
 TRẢ BÀI KIỂM TRA KÌ 2
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được các kiến thức tổng hợp đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 8
 2. Kĩ năng: Nhận biết những ưu nhược điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tự đánh giá lực học về bộ môn, rút kinh nghiệm để cố gắng.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tập bài kiểm ttra, lời nhận xét. đánh giá
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 1. GV phát bài cho HS 
 2 Nhận xét ưu, nhược điểm 
 * ưu: Đa số nắm được kiến thức cơ bản, nội dung bài làm tương đối tố
 Kết quả điểm giỏi, khá tương đối đạt, song bên cạnh có một số em chưa nắm 
 được phương pháp làm bài, chưa nắm được nội dung, đặc biệt là nội dung phần
tự luận dẫn đến kết quả một số bài thấp theo với yêu cầu.
 2. HS kiểm tra lại bài , GV nêu đáp án để HS tự đánh giá bài làm của mình.
3. HS đối chiếu kết quả của bài làm để kiểm tra, tự đánh giá mình, rút kinh
nghiệm.
HĐ 3
4. Củng cố
 GV thu bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
 Về ôn tập kiến thức chương trình Ngữ văn 8, tập làm một số đề bài đủ các thể 
Loại đã học.
Bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 8 T.II.doc