Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Cư Pui

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Cư Pui

Tiết: 73,74

 Văn bản

NHỚ RỪNG

 Thế Lữ

A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con Hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

B - Trọng tâm: Cảnh con Hổ ở vườn bách thú.

C - Phương pháp: Gợi tìm, đàm thoại.

D - Chuẩn bị:

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp: (1’)

2) Kiểm tra bài cũ: (5’)

3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài

 

doc 114 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Cư Pui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Ngày soạn://. 	
Ngày dạy:/./..
Tiết: 73,74 
 Văn bản
NHỚ RỪNG
 Thế Lữ
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con Hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
B - Trọng tâm: Cảnh con Hổ ở vườn bách thú.
C - Phương pháp: Gợi tìm, đàm thoại.
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’) 
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
9’
2’
20’
20’
7’
3’
I – Đọc, chú thích:
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Gọi học sinh đọc văn bản? chú thích?
1 – Tác giả:
Nêu vài nét về tác giả?
2 – Tác phẩm:
Giới thiệu về tác phẩm?
Cho biết thể thơ?
Tìm hiểu bố cục bài thơ?
3 – Chú thích:
II – Tìm hiểu văn bản:
1 – Cảnh con Hổ ở vườn bách thú:
“Nhớ rừng” là tâm sự của ai?
Khi mượn lời con Hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì về con người?
Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
Quan sát bài thơ, chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với bài thơ đã học, như thơ Đường luật chẳng hạn?
Gọi học sinh đọc đoạn thơ 1 và 4?
Hổ cảm nhận ở vườn bách thú như thế nào?
Những nỗi khổ nào của Hổ khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
Trong đó, nỗi khỗ nào có sức biến thành khối căm hờn? vì sao?
Em hiểu khối căn hờn ở đây là gì?
Khối căm hờn ấy biểu thị thái độ sống và nhu cầu ấy như thế nào?
Cảnh vườn bách thú diễn tả qua các chi tiết nào? (đoạn 4)
Cảnh tượng ấy mang tính chất gì?
Cảnh tượng ấy gây nên phản ứng gì trong tình cảm của Hổ?
Em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” như thế nào?
Nghệ thuật nổi bật trong cảnh này là gì?
Phần này cho em hiểu gì về tâm sự của con Hổ?
Gọi học sinh đọc phần 2: đoạn 2, 3?
Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi thiết nào?
Nhận xét cách dùng từ ở các câu thơ đó? Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
Âm thanh ấy gợi lên cảnh sơn lâm ở đây như thế nào?
Trong không gian ấy, hình ảnh chúa tể hiện ra như thế nào?
2 – Cảnh con Hổ trong chốn giang sơn hũng vĩ của nó:
Nhận xét cách dùng từ ngữ, nhịp thơ, biện pháp tu từ?
Hình ảnh chúa tể mang vẻ đẹp như thế nào?
ở đoạn 3, cảnh rừng ở đây là cảnh của các thời điểm nào?
Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật?
Từ đó, thiên nhiên hiện lên 1 vẻ đẹp như thế nào?
Giữa thiên nhiên ấy Hổ làm gì?
Tác giả dùng biện pháp tu từ gì trong các câu đó? Có ý nghĩa gì? Kiểu câu gì?
Điệp từ “đâu” kết hợp với câu thơ cảm thán có ý nghĩa gì?
Nhận xét 2 cảnh được miêu tả ở trên? Tính chất đối lập giữa 2 cảnh tượng này?
Sự đối lập đó có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con Hổ?
3 – Khao khát giấc mộng ngàn:
Giấc mộng ngàn của Hổ hường về 1 không gian như thế nào?
Đoạn thơ sử dụng kiểu câu gì? Có ý nghĩa như thế nào??
Vậy giấc mộng ngàn của Hổ là giấc mộng như thế nào?
Nỗi đau từ giấc mộng ngàn phản ánh khát vọng gì của Hổ?
Từ tâm trạng nhớ rừng của Hổ, em hiểu điều sâu sắc gì trong tâm sự gì của con người?
Qua bài thơ, em hiểu điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?
4 – Tổng kết:
- Học sinh đọc văn bản.
- 8 chữ
- 3 phần.
- Con Hổ.
- Tâm sự con người.
- Biểu cảm gián tiếp.
- Gậm.
- Trong.
- Khinh.
- Giương.
- Sa.
- Chịu.
- Không hạn định lượng câu, chữ, đoạn.
- Mỗi dòng 8 tiếng.
- Ngắt nhịp tự do, vần không cố định
- Học sinh đọc.
à Giọng u uất, ngắt nhịp ngắn, dồn dập, động từ: chán ghét cuộc sống tù túng.
- Là 1 nỗi khổ.
- Không được hoạt động, phải ở trong không gian tù hãm, thời gian kéo dài.
- Bị biễn thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường; bị ở chung cùng bọn thấp kém.
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho mọi người.
- Cảm xúc căn hờn kết đọng trong tâm hồn, đè nặng nhức nhối, không giải thoát.
- Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng.
- khát vọng tự do.
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng. Dải nước bí hiểm.
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng.
- dải nước đen giả suối.
à từ ngữ liệt kê liên tiếp, miêu tả.
- Đểu giả, nhỏ bé, vô hồn.
- Niềm uất hận.
- Trạng thái bực bội, u uất kéo dài.
- Giọng thơ giễu nhại. Ngắt nhịp ngắn
- Chán ghét thực tại, khao khát sống tự do.
- Học sinh đọc.
è Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. Khao khát được sống tự do, chân thật.
- Điệp từ, động từ.
- Gợi tả âm thanh dữ dội.
- Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi
à Điệp từ, động từ: sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn à cảnh linh thiêng.
- Linh thiêng.
- Bước, lượn, vờn, khiến.
- Ta bước chân mọi vật đều im hơi.
- Động từ, nhịp tho ngắn thay đổi, so sánh.
à Động từ, so sánh; nhịp thơ ngắn, thay đổi: mềm mại, uyển chuyển nhưng rất oai phong, ngang tàng, lẫm liệt.
- Những đêm, những ngày, những chiều: rực rỡ, huy hoàng, náo động, hũng vĩ, bí ẩn.
- Ta say mồi tan; tađổi mới; Tiếng bừng; Ta đợi gay gắt.
- Điệp từ: đại từ “ta”, “đâu”.
- Nhấn mạnh, bộc lộ nỗi tiếc nuối cuộc sống tự do.
- Đối lập; 1 bên là cảnh tù túng, 1 bên phóng khoáng.
- Đâu: điệp từ, câu cảm thán:
Nhấn mạnh nỗi tiếc nuối cuộc sống tự do
è Hai cảnh đối lập nhau
- Khát vọng cuộc sống tự do.
- Oai linh, hũng vĩ, thênh thang.
- Mãnh liệt to lớn nhưng đau xót, bất lực.
- Sống chân thật trong xứ sở mình à khát vọng giải phóng.
- Nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do, nỗi đau bi kịch.
- Khát vọng giải phóng tự do.
- Chán ghét thực tại giả dối, khao khát tự do.
- Nội dung: Chán ghét thực tại tầm thường, giả dối, khao khát tự do à lòng yêu nước.
- Nghệ thuật: Tràn đầy cảm hứng lãng mạn, hình ảnh thơ giàu chất tạo hình; ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú.
4) Củng cố: 
 - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ?
5) Dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị “Ông đồ:
Tuần: 20
Ngày soạn://. 	
Ngày dạy:/./..
Tiết: 75
 Tiếng Việt
CÂU NGHI VẤN
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
B - Trọng tâm: đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
C - Phương pháp: Gợi tìm.
D - Chuẩn bị: Học sinh đọc lại (văn bản) tiểu thuyết “Tắt đèn”.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)Câu phân chia theo mục đích nói thì có mấy kiểu câu? Kể tên?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
13’
25’
I – Bài học:
Gọi học sinh đọc đoạn trích?
Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
Gọi học sinh tự đặt những câu nghi vấn?
Vậy theo em, câu nghi vấn là câu có đặc điểm hình thức và chức năng chính nào?
Khi viết, câu nghi vấn viết như thế nào?
Cho ví dụ về câu nghi vấn?
Hướng dẫn học sinh làm
 II - Bài tập Luyện tập.
- Học sinh đọc.
- “sáng ngày không?”, “Thế làm ăn khoai?”, “hay là đói quá?”
- Dấu chấm hỏi, từ nghi vấn: có không; làm sao; hay là.
- Để hỏi.
* Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn:
- Học sinh đặt câu nghi vấn.
- Có những từ nghi vấn: ai, gì, đâu, bao giờ, à, có không; hoặc có từ “hay” (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
- Dùng để hỏi.
- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Ví dụ: Anh đi hay tôi đi.
- Học sinh làm bài tập.
Bài 1:
	Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức cho biết là câu nghi vấn.
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
Tại sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế?
Văn là gì? Chương là gì?
Chú mình muốn cùng tơ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
Bài 2:
	Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ “hay”
	Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được. nếy thay từ “hay” bằng từ “hoặc” thì câu nghi vấn đó trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Bài 3:
	Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu đó. Vì đó không phải là những câu nghi vấn.
Câu a, b: có từ nghi vấn là “có không, tại sao” nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong 1 câu.
Câu c,đoạn: “nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định.
Bài 4:
	Khác nhau về hình thức: có không; đã chưa.
	Khác nhau về ý nghĩa: câu thứ 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lý, còn câu hỏi thứ nhất thì không hề có giả định đó.
	Ví dụ: 
	Cái áo này có cũ lắm không?	(đúng).
	Cái áo này có mới lắm không?	(đúng).
	Cái áo này đã mới lắm chưa?	(sai).
Bài 6:
	Câu a: đúng. Vì không biết bao nhiêu kg ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ.
	Câu b: sai. Vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ.
4) Củng cố: 
 - Khi nói, để biết được đó có phải là câu nghi vấn không, thì người nghe có phải dựa vào dấu chấm hỏi kết thúc câu hay không? Mà dựa vào đâu?
5) Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 5.
Chuẩn bị “câu nghi vấn (tt)”
Tuần: 21 
Ngày soạn://. 	
Ngày dạy:/./..
Tiết : 76
 Làm văn
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
 - Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.
B - Trọng tâm: Cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh.
C - Phương pháp: Gợi tìm.
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)Để giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, ta phải làm gì?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
5’
6’
6’
7’
10’
I – Bài học:
* Đoạn văn trong văn bản thuyết minh Gọi học sinh đọc đoạn văn a?
Cho biết câu chủ đề của đoạn văn?
Các câu giải thích, bổ sung? Tác dụng của các câu đó?
Gọi học sinh đọc đoạn văn b?
1 – Khi làm bài văn thuyết minh:
Cho biết câu chủ đề, từ ngữ chủ đề?
Các câu tiếp theo viết theo cách nào?
Gọi học sinh đọc đoạn văn a, b ở mục 2?
2 – Khi viết đoạn văn:
Cho biết yêu cầu thuyết minh của đoạn văn, nội dung và nhược điểm của đoạn văn đó?
Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu như thế nào?
3 – Cách sắp xếp ý trong đoạn văn:
Đoạn văn trên tách mấy đoạn? mỗi đoạn viết lại như thế nào? (Học sinh làm vào giấy).
Gọi học sinh trả lời bài chuẩn bị và sửa lại đoạn văn?
Yêu cầu đoạn văn b? nhược điểm của đoạn văn? Chỉ rõ những chỗ không hợp lý
Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào?
Nên tách đoạn b thành mấy đoạn?
Mỗi đoạn nên viết như thế nào? Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. giáo viên kiểm tra và hướng dẫn cách sửa, viết lại.
Vậy từ 2 bài tập trên cho biết cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh? 
II – Luyện tập:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập?
- Học sinh đọc.
- Câu 1.
- Câu 2 - 5.
- Làm rõ ý cho câu chủ đề.
- Học sinh đọc.
 ... c sảo về nội dung.
g) Sửa: Trên sân ga chỉ còn lại 2 người. Một người thì cao gầy, còn 1 người thì thấp và mập.
h) Sửa: chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
 i) Sửa: Nếu không không thể hoàn thành được những nặng nề đó.
k) Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn kém về tiền bạc
2 – Phát hiện lỗi diễn đạt trong bài tập làm văn của mình:
- Học sinh tự phát hiện và sửa lỗi.
4) Củng cố: 
 - Qua tiết học này, giúp em có thêm hiểu biết gì về việc diễn đạt câu văn, lời nói?
5) Dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị “Ôn tập phần Tiếng Việt”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 31
Tiết: 123+124
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
 S :
 G :
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
Tự đánh gia chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B – Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Giáo viên ra đề: 
Đề bài: Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành lạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống Việt Nam của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
Yêu cầu: Học sinh xác định đúng thể loại văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Xây dựng được hệ thống luận điểm thích hợp với yêu cầu đề và sắp xếp theo trình tự nhất định. Vận dụng hợp lý 3 yếu tố trên; bài văn có bố cục rõ ràng, đầy đủ.
Đáp án – Biểu điểm:
Điểm 8, 9: Bài văn thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, lời lẽ chính xác, thuyết phục, không quá 2 lỗi chính tả.
Điểm 6, 7: Bài văn thực hiện đầy đủ và tương đối tốt nội dung yêu cầu trên. Văn viết tương đối mạch lạc, lời lẽ chính xác và có sức thuyết phục tương đối, không quá 3 lỗi chính tả.
Điểm 4, 5: Bài văn trình bày được các nội dung yêu cầu trên nhưng còn ở mức bình thường. Văn viết chưa được mạch lạc lắm, lời lẽ và sức thuyết phục còn hạn chế, không quá 5 lỗi chính tả.
Điểm 2, 3: Bài văn có trình bày nội dung yêu cầu trên nhưng còn nhiều hạn chế. Văn viết còn vụng về, hệ thống luận điểm còn lộn xộn, lỗi chính tả còn nhiều.
Điểm 1: Bài văn quá sơ sài, chưa đảm bảo các nội dung yêu cầu trên. Các ý lộn xộn, lỗi diễn đạt quá nhiều.
Cộng từ 0,5 đến 1 điểm đối với bài văn diễn đạt hay, luận điểm thật sự tốt, gây sức thuyết phục cao, trình bày sạch đẹp.
3) Củng cố: 
 - Thu bài.
4) Dặn dò: 
Xem lại văn nghị luận.
Chuẩn bị “Văn bản tường trình” 
C - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 32
Tiết : 125
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
 S :
 G :
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Bước đầu củng cố hệ thống kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản thơ (bài 18, 20 và 21)
B - Trọng tâm: Học sinh nắm được thể loại, nội dung chủ yếu của các văn bản đã học
C - Phương pháp: Gợi tìm, đàm thoại.
D - Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị cac nội dung ở tiết học này trong SGK.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
 Kể tên các văn bản thơ mà em đã học ở HKII. Em thích văn bản thơ nào nhất? vì sao?
3) Bài mới: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh các nội dung ở tiết tổng kết này theo yêu cầu trong SGK. Yêu cầu học sinh trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị ở nhà. Học sinh nhận xét.
Câu 1: lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:
VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
GIÁ TRỊ NỘI DUNG CHỦ YẾU
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thơ thất ngôn BCĐL
Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất của chí sĩ yêu nước.
2
Đập đá ở 
Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thơ thất ngôn BC
Hình tượng lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước.
3
Muốn làm 
thằng Cuội
Tản Đà
Thơ trữ tình lãng mạn 7 chữ
Tâm sự bất hòa với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng tưởng.
4
Hai chữ
 nước nhà
Trần Tuấn Khải
Song thất
 lục bát
Bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
5
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ 8 chữ
Mượn lời con Hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và niềm khao khát tự do.
6
Ông đồ
Vũ Đình Liên
Thơ 5 chữ
Tình cảnh đáng thương của ông đồ à niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ của tác giả.
7
Quê hương
Tế Hanh
Thơ 8 chữ
8
Khi con tu hú
Tố Hữu
Thơ lục bát
9
Tức cảnh 
Pác-Bó
Hồ Chí Minh
Thất ngôn
 tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.
10
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Thất ngôn 
tứ tuyệt
11
Đi đường
Hồ Chí Minh
Thất ngôn 
tứ tuyệt
12
Chiếu dời đô
Lý Công Uẩn
NL – Chiếu
13
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
NLTĐ – Hịch
14
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi
NLTĐ – Cáo
Có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc.
15
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
NLTĐ – Tấu
16
Thuế máu
Nguyễn Ái Quốc
Nghị luận.
Vạch trần bộ mặt giả dối, tàn nhẫn của chế độ thực dân
Câu 2: 
a) Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19.
Cả 3 văn bản thơ ở bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thể thơ cổ, với số câu chữ được hạn định, với luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rất chặt chẽ.
Còn các văn bản thơ ở bài 18, 19 thì khác hẳn, hình thức linh hoạt, phóng khoáng, tự do hơn nhiều. mặc dù vẫn tuân thủ một số quy tắc: số chữ trong các câu bằng nhau, có vần, có nhịp nhưng các quy tắc đó không quá chặt chẽ tới mức gò bó như thơ Đường luật. Hình thức thơ mới khá linh hoạt, tự do: số câu không hạn định, lời thơ tự nhiên, gần lời nói thường, không có tính chất ước lệ, không công thức khuôn sao, cảm xúc nhà thơ chân thật
à Những điều đó rõ ràng là rất mới so với thơ Đường luật nên các văn bản thơ ở bài 18, 19 được gọi là “thơ mới”.
b) Chép lại những câu thơ em thích nhất, hay nhất trong các văn bản thơ ở bài 15, 16 và 18, 19:
4) Củng cố: 
 - Em hiểu như thế nào là thơ mới, khác với thơ cổ chỗ nào?
5) Dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra văn”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 32
Tiết : 126
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
 S :
 G :
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm vững các nội dung:
Các kiểu câu: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
Các kiểu hành động nói: trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
Lựa chọn trật tự từ trong câu.
B - Trọng tâm: Từ phần lý thuyết giúp học sinh giải các bài tập.
C - Phương pháp: Gợi tìm
D - Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị kỹ các nội dung ở tiết ôn tập.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Ta đã học các kiểu câu nào? Cho ví dụ? Các hành động nói nào?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫn học sinh ôn tập lần lượt từng phần theo SGK.
Câu nghi vấn là câu như thế nào? Chức năng?
Câu cầu khiến là câu như thế nào? Cách viết?
Tương tự, giáo viên đặt câu hỏi chu các kiểu câu còn lại, học sinh tự làm bài và trình bày kết quả?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập: phân chia học sinh lên bảng làm các bài tập.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập mục II?
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập: 2 học sinh làm bài tập 1, 2?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập mục III?
- Học sinh độc lập làm bài và trình bày kết quả phần lý thuyết.
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh làm bài tập.
I – Kiểu câu:
 Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
1 – ôn tập ngữ pháp:
2 – Bài tập:
a) Bài 1:
Câu 1: Câu trần thuật ghép, có 1 vế là dạng câu phủ định.
Câu 2: Trần thuật đơn.
Câu 3: Trần thuật ghép, có VN phủ định.
b) Bài 2: Đặt câu nghi vấn
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?
c) Bài 3:
- Buồn ơi là buồn!
- Ôi, đẹp quá!
d) Bài 4:
- Câu trần thuật: 1, 3, 6
- Câu cầu khiến: 4
- Câu nghi vấn: 2, 5, 7
* Câu nghi vấn để hỏi: 7
II – Hành động nói:
1 – Bài 1:
Câu
Hành động nói
1
2
3
4
5
6
7
Hành động kể - trình bày.
Bộc lộ cảm xúc.
Nhận định - trình bày.
Đề nghị - điều khiển.
Giải thích câu 4 - trình bày.
Phủ định bác bỏ - trình bày.
Hỏi
2 – Bài tập 2, 3 học sinh tự làm.
III – Lựa chọn trật tự từ:
1 – Bài 1:
Các trạng thái, hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện: thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mứng rỡ và cuối cùng là về tâu vua.
2 – Bài 2:
Nối kết câu.
Nhấn mạnh đề tài của câu nói.
4) Củng cố: 
 - Tại sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu?
5) Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 4c mục I; 2, 3 mục II và 3 mục III.
Chuẩn bị “Kiểm tra Tiếng Việt”
F - Rút kinh nghiệm:
Tuần: 32
Tiết : 127
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
 S :
 G :
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách.
B - Trọng tâm: Cách làm văn bản tường trình.
C - Phương pháp: Gợi tìm.
D - Chuẩn bị: Xem lại thể loại (Kiểu bài) đơn từ và đề nghị đã học lớp 6, 7
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Đơn nhằm mục đích gì? Đề nghị nhằm mục đích gì?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu học sinh đọc thầm 2 bản tường trình ở mục I SGK?
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau 2 bản tường trình ấy?
Từ việc tìm hiểu trên, cho biết tường trình là gì? Người viết tường trình là người như thế nào?
Học sinh nêu lại 1 tình huống của 2 văn bản tường trình trong SGK?
Yêu cầu học sinh đọc các tình huống ở mục II.1 SGK?
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở SGK?
Vậy cho biết các tình huống cần viết tường trình? Sự việc xảy ra chưa, mục đích tường trình?
Hãy phân biệt tường trình với đơn từ và đề nghị?
Học sinh đọc, quan sát lại 2 văn bản tường trình ở mục I?
Các phần chủ yếu của một văn bản tường trình là gì?
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đề xuất nội dung và cách viết các phần của tường trình?
Gọi học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận?
Vậy cho biết cách làm văn bản tường trình là làm như thế nào?
Yêu cầu học sinh chọn 1 trong 2 tình huống a, b ở mục II SGK để viết một bản tường trình.
Giáo viên hướng dẫn yêu cầu học sinh về nhà viết.
- Học sinh đọc.
- Học sinh trả lời nội dung ghi nhớ.
- Việc nộp bài chậm, mất xe đạp.
- Học sinh đọc.
- Tình huống a, b.
- Người tường trình có liên quan đến sự việc, người tường trình cá nhân, cơ quan thẩm quyền.
4) Củng cố: 
5) Dặn dò: 
F - Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docga van 8(4).doc