Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Nguyễn Thị Tuyết Ánh

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Nguyễn Thị Tuyết Ánh

NHỚ RỪNG

 Thế Lữ

 I/. Mục tiêu:

 - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới .

 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .

Kiến thức :

 - Sơ giản về phong trào Thơ mới .

 - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .

 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .

Kĩ năng :

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .

 

doc 169 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Nguyễn Thị Tuyết Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 NS: 01/01/2012
Tiết 77,78 DN:03/01/2012 
NHỚ RỪNG
 Thế Lữ
 I/. Mục tiêu:	 
 - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới .
 - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .
Kiến thức :
 - Sơ giản về phong trào Thơ mới .
 - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .
 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .
Kĩ năng :
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .
 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
 II/. Chuẩn bị :
 GV : tranh con hổ , giaó án.
 HS : đọc thuộc bài thơ, soạn bài .
 III/. Các bước lên lớp :
 1.Ổn định lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập soạn của học sinh .
 3. Giới thiệu bài mới : 
 Ở VN, khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào thơ mới rất sôi động. Đó là phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản gắn liền tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới tiêu biểu là bài thơ “Nhớ rừng”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 : 
- GV cho Hs đọc chú thích (¶) , tìm hiểu về tác giả – tác phẩm
- Hướng dẫn và HS đọc nối nhau toàn bài 1 lần (GV đọc mẫu – HD)
- HS đọc: đoạn 1,4 giọng buồn, ngao ngán. 
- Đoạn 2,3 và 5: giọng hứng thú vừa tiếc nuối; tha thiết  để kết thúc bằng câu thơ như tiếng thở dài, bất lực,. . . 
- GV: bài thơ là theo thể thơ gì ? thơ mới là thơ như thế nào ? 
TM:mộtphong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 đến năm 1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà .
- ? Bài thơ chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung từng đoạn ?
- GV :
Tuy bài thơ chia 5 đoạn nhưng thực chất cảm xúc trung tâm của nhân vật trữ tình được đặt ra trong thế đối lập – tương phản giữa hiện tại và quá khứ của con hổ ở vườn bách thú. Đó cũng là nét đặc sắc về bố cục của bài thơ.
Hoạt động 2 : 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản theo hướng đối lập – tương phản.
- ?: Câu đầu có từ nào đáng lưu ý ? Vì sao ? Thử thay từ gậm và khối bằng những từ khác so sánh ý nghĩa biểu cảm.
- ?: Vì sao con hổ lạ căm hờn đến thế ?
- Tư thế nằm dài. . . qua nói tên tâm trạng gì của con hổ ?
-Hs đọc đ 4: cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào ? Từ ngữ nào diễn tả sự tù túng tầm thường giả dối giọng thơ có gì đặc biệt nhịp thơ như thế nào ?
- Tâm trạng con hổ được biểu hiện như thế nào ? Qua đó nói lên thái độ sống của tầng lớp trí thức VN thời bấy giờ như tế nào? Nói riêng và người VN nói chung ?
( cảnh vườn bách thú hiện ra qua cái nhìn của chúa sơn lâm thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét tất cả đơn điệu nhàm chán . “Hoa châm, cỏ xén  cao cả, âm u”, cảnh vườn thú t/ thường, giả dối, tù túng  chính là cái thực tại xh đương 
- Hs đọc
 - Rút ra vài nét khái quát về tác giả – tác phẩm.
 - Đọc bài.
 - Nhận xét cách đọc.
- Tự do.
- Số câu, số chữ không hạn định 
- Đây là sự sáng tạo độc đáo nhưng dựa trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ.
- HS: 5 đoạn
(HS nêu nội dung từng đoạn và nhận xét, bổ sung)
- Hs đọc đoạn 1
- HS phát hiện – nêu ý kiến
- HS phát biểu
- HS tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích đối chiếu và trả lời.
- HS đọc
- Hs phát hiện, liệt kê, phân tích.
- HS phát biểu
- HS suy luận, so sánh, nêu ý kiến.
I/. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
-Thế Lữ (1907 – 1989) tên Nguyễn Thứ Lễ quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
-Có công trong việc xây dựng nền kịch nói ở nước ta.
2. Tác phẩm:
 “Nhớ Rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ viết theo thể thơ tám chữ hiện đại và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
3. Thể thơ: tự do (8 chữ)
- Thơ mới : một phong trào thơ có tính chất lang mạn của tần lớp trí thức trẻ từ năm 1932 đến năm 1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đ cĩ nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà .
4. Bố cục: 5 đoạn
a. khổ 1: tâm trạng con hổ ở vườn bách thú .
b,c. khổ 2, 3: nối tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm
d. khổ 4: thực tại chán chường, thất vọng
e. khổ cuối: càng tha thiết giấc mộng ngàn.
II. Đọc ,hiểu văn bản :
1. Nội dung :
 	a , Cảnh con hổ ở vườn bác thú:
 ( đoạn 1 & 4)
- Tâm trạng căm uất , ngao ngán; “gậm, khối’ => bị nhốt trong củi sắt chịu ngang bầy cùng bọn ‘dở hơi”,“vô tư lự” .
- Bất lực “nằm dài ” => Tậm trạng bị tù túng, chán ngắn của con hổ trong cảnh bị tù hãm ở vườn bách thú.
- Cảnh vật nhàn chán, tẻ nhạt, tầm thường, giả tạo và tù túng dưới mắt con hổ.
=> Qua nghệ thuật liệt kê ..chán ghét cuộc sống thực tại của con hổ cũng chính là lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930 .
thời được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn à Thái độ : ngao ngán, chán ghét  cũng chính là thái độ đối với xã hội đương thời .
Hoạt động 3 : 
Củng cố - Dặn dò 
.(tiết 1)
Về học thuộc lòng bài thơ , Phân tích cái hay và cái đẹp của khổ thơ 1,4 .
Soạn tiếp bài “nhớ rừng” tiếp theo, chú ý :
+ Cảnh con hổ nơi chốn giang san hùng vĩ (khổ 2,3) : Phân tích , so sánh với hai khổ 1,4 để thấy rõ hình ảnh con hổ ở hai thế giới khác nhau .
+ Tìm suốt cả bài thơ để tìm các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của cả bài thơ .
Hoạt động 4.(tiết 2) 
- GV gọi Hs đọc đoạn 2, 3; cảnh úi rừng ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào?
- Hình ảnh con hổ được miêu tả cụ thể như thế nào?
- Gv gọi HS đọc 2 câu:
 Ta bước. . . nhịp nhàng. Hãy nhận xét về nhịp thơ, hình ảnh thơ?
- Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như 1 bộ tranh tứ bình đạp lộng lẫy ? Em hãy chúng minh ?
- GV: Qua phân tích sự đối lập giữa 2 cảnh tượng nêu trên của con hổ ở vườn bách thú tác giả muốn nói lên điều gì ?
( nỗi nhớ và niềm khát khao tự do mãnh liệt, muốn thoát khỏi kiếp đời nộ lệ, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng ; biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
-? : Con hổ bị nhốt trong vườn bách thú với tác giả có biểu tượng như thế nào ?
-? : Em hãy tìm các chi tiết để chứng minh bài thơ giàu chất thơ ? 
- ? : Ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ như thế nào ? 
- HS đọc đoạn 5 Đoạn cuối mở đầu và kết thúc từ “hỡi’ nói lên điều gì?
 GV chốt : 
- Vì sao tác giả mượn “lời con hổ. . thứ” để thể hiện nội dung cảm xúc và tác dụng của nó 
-HS nghe v thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Hs đọc – phân tích – phát biểu
- Hs đọc – nhận xét. Hình ảnh sống động, nhịp thơ teo kiểu bậc thang.
- Hs đọc thầm – thảo luận – phát biểu.
- cảnh “những đêm vàng”
- cảnh “ngày mưa”
- cảnh “bình minh’
- cảnh”chiều lênh . . .”
- HS bàn luận, phân tích.
- Hs suy nghĩ, thảo luận: bất hòa, thực tại, khao khát tự do mãnh liệt
-HS: b.tượng thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ phù hợp bút pháp lãng mạn.
- Hs trả lời theo từng câu hỏi à Hs lớp nhận xét 
- HS đọc
HS thảo luận rút ra ý nghĩa bài thơ).
b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2,3):
- Cảnh núi rừng hùng vĩ và hình ảnh con hổ – Chúa Sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó hiện ra nổi bật với vẽ oai phong lẫm liệt .
- Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy hiện ra trong nỗi nhớ bằng những điệp ngữ: “nào đâu, đâu những. . “
- Câu “Than ôi! Thời. . . . đâu ?” => lời than u uất
=> cảnh núi rừng đại ngàn chỉ còn hiện ra từng nỗi nhớ và niềm khát vọng hướng về cái đẹp thiên nhiên –một đặc điểm lãng mạn .
c, Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930:
 -niềm khát khao tự do mãnh liệt, muốn thóat khỏi kiếp đời nộ lệ, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng ; 
 - biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
2. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân háo, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm .
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa .
- Có âm điêu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm .
3. Ý nghĩa văn bản .
 “Nhớ rừng” mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bác thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự di mãnh liệt bằng những vần thơ lãng mạn. Bài tơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy, niềm kht khao thốt khỏi kiếp đời nô lệ .
 * Ghi nhớ 
4. Cũng cố : Đọc lại ghi nhớ
5. Hướng dẫn :
Thuộc lòng bài thơ và đọc diễn cảm . Chú ý học : Hai cảnh tương phản trong bài thơ và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ .
Chuẩn bị bi mới : Câu nghi vấn .
IV. Rút kinh nghiệm : 
Tuần 20 NS: 01/01/2013 Tiết 79 DN: 04/01/2013
 CÂU NGHI VẤN
 I/. Mục tiêu
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn phân biệt với các kiểu kác.
 - Nắm vững chứcnăng chính: dùng 
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn .
 - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hòan cảnh giao tiếp .
Lưu ý : học sinh đã học về câu nghi vấn ở Tiểu học .
Kiến thức chuẩn: 
Kiến thức :
Đặc điểm hình thức của cu nghi vấn .
Chức năng chính của câu nghi vấn .
Kĩ năng :
 - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể .
 - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn .
II/. Chuẩn bị:
GV: giáo án, bảng phụ 
HS : soạn bài .
III/. Các bước lên lớp :
 1 .Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bi cũ :Không kiểm tra .
 3 . Giới thiệu bi mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích SGK và trả lời (SGK mục I)
-? :Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?
? : Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
-? : Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự đặt câu nghi vấn – GV nhận xét 
- GV : Hệ thống hoá kiến thức 
-Câu nghi vấn có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao . . .
Hoặc có từ “hay” (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn).
-Câu nghi vấn có chức năng để hỏi .
-Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi .
- GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3 : 
Bài tập 1 : 
-Gv gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 (hoặc GV : treo bảng phụ) 
- ? : Yêu cầu bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì ? 
Bài tập 2 : 
-Gv gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 (hoặc GV : treo bảng phụ) 
- Hỏi : Yêu cầu bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì ? 
Bài tập 3 : 
-Gv gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 (hoặc GV : treo bảng phụ) 
- Hỏi : Yêu cầu bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ? 
Bài tập 4 : 
-Gv gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 4 (hoặc GV : treo bảng phụ) 
- HS đọc đoạn trích trả lời:
a. Câu nghi vấn:
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
-Thế làm sao. . . ăn khoai ? 
- Hay là. . . .đói quá ?
- Đặc điểm hình thức:
+ Dấ ...  Xuống dòng bừa bãi D)
- Dùng từ chưa chính xác : 
- Chưa cố gắng làm bài 
-Dẫn chứng chưa sát hợp 
2, những lỗi sai cơ bản – nguyên nhân – hướng sửa chữa 
-* Chưa biết mở bài, kết bài 
- Vấn đề giải thích: Tác hại của ma tuý đối với đời sống con người.
- Bài viết cần có đủ 3 phần: MB, TB, KB, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục, xen một cách khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự theo dàn ý sau :
 DÀN Ý
a) MB: Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều điển hình nhất là ma tuý, phá hoại cuộc sống.
b) TB: Tác hại của ma tuý:
- Đối với chính người sử dụng ma tuý:
+ Cơ thể tiều tuỵ, có khi bỏ cả mạng sống bởi vì sốc thuốc.
+ đưa người bệnh tới đại dịch AIDS - 1 thảm hoạ của thế giới.
+ Huỷ hoại con đường công danh sự nghiệp.
- Đối với gia đình:
+ Sống trong sự đau khổ, không còn hạnh phúc.
+ Kinh tế sụp đổ.
- Xã hội:
+ Mất ổn định vì những vụ cướp, trấn lột.
+ Huỷ hoại tương lai đất nước.
* Những giải pháp khắc phục:
- Tự bảo vệ mình tránh xa khỏi ma tuý.
- Tuyên truyền giải thích tác hại ma tuý.
- Giúp đỡ những người nghiện.
c) KB:
- Khẳng định tác hại ma tuý cực kì nguy hiểm.
- Cùng nhau kiên quyết bài trừ tệ nạn ma tuý.
GV : Đưa ra một số mở bài của các em để các em nhận thấy chỗ chưa được của mình và tự sửa , đọc một số mở bài hay 
GV: Đọc bài của một số học sinh khá giỏi,trả bài cho HS. 
* Hướng dẫn về nhà : 
Chuẩn bị văn bản thông báo 
Rút kinh nghiệm 
Tiết140
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TIẾP THEO)
I-Mục tiêu bài học: 
-Giúp hs củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm VB nghị luận và VB nhật dụng học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi VB.
-Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, sơ đồ hóa.
II-Chuẩn bị: 
- GV:bảng phụ .
- HS: ôn tập , soạn bài . 
 III-Tiến trình dạy: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
-Qua các VB trg bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là VB nghị luận ?
-Em thấy VB nghị luận trung đại (các VB trg bài 22, 23, 24, 25 ) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (VB trg bài 26 và các VB nghị luận đã học ở lớp 7 ) ?
 -Hãy chứng minh các VB nghị luận (trg bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều đc viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao ?
-Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các VB trg bài 22, 23, 24 ?
-Qua VB Nước Đại Việt ta (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô đại cáo đc coi là bản tuyên ngôn độc lập của DT VN khi đó ? 
-So với bài Sông núi nước Nam (lớp 7) cũng đc coi là tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trg VB Nước Đại Việt ta có điểm gì mới ?
-Gv: qua 4 TK, ý thức ĐL DT, quan niệm về Tổ quốc của cha ông ta đã có những bước tiến dài. Tư tưởng của Ng.Trãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trc cả thời đại.
 HS: trình bày
Để thuyết phục các quần thần trg triều đình, Lí Công Uẩn đã XD đc một hệ thống lập luận lô gic, chặt chẽ với 3 luận điểm: Các vua đời xưa của TQ cũng dời đô nhiều lần để cho vận nc lâu dài, phong tục phồn thịnh; Nhà Đinh, nhà Lê cứ đóng đô ở đất Hoa Lư chật hẹp khiến cho triều đại không đc lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không đc thích nghi; Thành Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nc, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời, cần phải dời đô về nơi ấy để đưa đất nc đi lên.
 HS: trình bày
VD Chiếu dời đô: về lí là dời đô để mở mang, p.tr đất nc; đô cũ không còn phù hợp, cần phải dời đô sang nơi mới thuận lợi hơn. Về tình là thể hiện lòng thương dân, vì nc, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nc và thể hiện thái độ thận trọng, chân thành với bề tôi. Về chứng cớ là những lần dời đô trg lịch sử TQ và về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại la.
 HS trình bày
NQSHà- LTKiệt- TK XI, BNĐCáo- NG.Trãi- TK XV, Tuyên ngôn ĐL- HCM- TK XX. Sở dĩ 2 TP đầu đc coi là bản tuyên ngôn ĐL của DT VN vì: Cả 2 đều khẳng định dứt khoát chân lí VN (Đại Việt) là một nc ĐL, có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của bản Tuyên ngôn ĐL (1945): Nc VN có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nc tự do, độc lập. Toàn thể ndân VN quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền ĐL ấy. 
 HS: so sánh
3-Văn nghị luận:
 Là loại văn dùng lập luận để giải quyết một v.đề trong c.sống XH. Lập luận đc XD bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng lô gíc, chặt chẽ để thuyết phục người đọc.
-Nét khác biệt nổi bật giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại là ở hình thức thể loại: 
+Văn nghị luận hiện đại là một thể văn trg văn xuôi hiện đại như tiểu thuyết, luận đề, phóng sự- chính luận, tuyên ngôn,... Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần với đời sống.
+Văn nghị luận trung đại thường đc thể hiện bằng những thể văn cổ của thời phong kiến như chiếu, hịch, cáo, tấu,... với cách diễn đạt dùng nhiều điển tích, điển cố, h/ả ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng . 
4-Sáu văn bản kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao:
-Có lí: Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ.
-Có tình: Tình cảm, cảm xúc bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, từ ngữ, quá trình lập luận thể hiện đc niềm tin vào lẽ phải, vào v.đề.
-Chứng cứ: những d.chứng là sự thật hiển nhiên.
 Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trg bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục.
5-Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các VB Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta:
*Giống:
-Về nội dung: Đều thấm nhuần sâu sắc nội dung tư tưởng yêu nc
-Về hình thức: Đều là văn nghị luận đc viết bằng văn biền ngẫu.
*Khác:
-Về nội dung: lòng y.nc: Chiếu dời đô là ý tưởng chọn vùng đất tốt dời đô để chấn hưng đất nc, XD nền tự chủ cho quốc gia Đại việt. Hịch tướng sĩ khơi dậy lòng căm thù để khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược. Nước Đại Việt ta khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của nc có chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến riêng kết hợp với sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa để chiến thắng giặc ngoại xâm.
-Về hình thức: Văn nghi luận đc viết bằng các thể văn khác nhau như chiếu, hịch, cáo đem đến sắc thái, giọng điệu riêng cho từng VB.
6-Qua VB Nước Đại Việt ta, người đọc có thể nhận biết TP Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn ĐL của DT VN (đầu TK XV), vì ngay trong phần mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu lên những luận điểm đúng đắn với những luận cứ xác đáng để khẳng định một chân lí lịch sử: nc Đại Việt là một quốc gia ĐL có chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến riêng, đã kết hợp với sức mạnh nhân nghĩa để bao lần đánh bại kẻ thù xâm lược. Và lần này, cũng với sức mạnh của lòng y.nc và tư tưởng nhân nghĩa, quân dân ta lại chiến thắng vẻ vang giặc Minh, đem lại nền thái bình cho đất nc. Bài cáo công bố nền ĐL đã giành đc cho mọi người trg nc đều biết.
So sánh giữa NQSHà với BNĐCáo thì ý thức ĐL DT của cha ông ta đã có những bước p.tr mới: Trg NQSHà mới nêu 2 yếu tố là lãnh thổ và chủ quyền. Còn BNĐCáo đã có thêm 4 yếu tố khác rất q.trọng đó là văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm.
4-Hướng dẫn học bài: -Học bài theo nội dung ôn tập (Đọc lại các VB, học lại ghi nhớ để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng VB).
 DUYỆT TUẦN 35
 Ngày 25/04/2011
 T2 VS
 Lê Văn Danh
-Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Tiết 132
 Ngày soạn:23/4 Ngày dạy:
Văn bản thông báo
I Mục đích 
- Học sinh hiểu đựơc những tình huống cần phải viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo , cách làm văn bản thông báo đúng quy định .
- Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo với tường trình , báo cáo
- Rèn kĩ năng viết văn bản thông báo đúng quy cách .
- Giáo dục ý thức học tập để vận dụng vào cuộc sống .
II Chuẩn bị 
Thầy : 
Trò :
III Tiến trình lên lớp 
1, Ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra bài cũ 
3, Bài mới 
? Đọc văn bản 1 
? Văn bản trên ai là người thông báo ?
? Ai là người nhận thông báo ?
? Thông báo điều gì? Mục đích thông báo là gì?
? Đọc văn bản 2 ?
Văn bản trên ai là người thông báo ? Thông báo nội dung gì? Nhằm mục đích gì?
? Người thông báo có vai trò như thế nào đối với vấn đề cần thông báo ?
? Người nhận thông báo có trách nhiệm gì/với vấn đề thông báo ?
? Từ hai ví dụ trên em hiểu văn bản thông báo là gì?
? Để người nhận hiểu rõ và thực hiện đúng văn bản thông báo cần có yêu cầu gì?
? Nhận xét thể thức của một văn bản thông báo?
? Đọc tình huống a,b,c/142?
? Tình huống nào trong những tình huống trên cần viết văn bản thông báo ? Thông báo cho ai ?
Tình huống b,c phải viết văn bản thông báo ? Vì sao 
? Trường hợp aphải viết văn bản gì ? Vì sao?
*GV: Như vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta chọn viết văn bản thích hợp ?
? Theo dõi 2văn bản ta thấy hai văn bản viết theo trình tự nào ?
- Góc trái phía trên : ghi tên cơ quan , đơn vị chịu trách nhiệm thông báo 
- Góc phải phía trên : Quốc hiệu tiêu ngữ , 
-Số thông báo : (Trái )- Nơi viết thông báo ,ngày tháng năm (bên phải )
- Tên thông báo : (ở giữa)
- Kính gởi : Những cá nhân tập thể nhận thông báo và chịu trách nhiệm thực hiện ,tham gia
- Nội dung : thông báo về : Mục đích thời gian , địa điểm , cách thức , yêu cầu thực hiện .
- Người thay mặt cơ quan thông báo kí tên (góc bên phải dưới)
* Củng cố : Đọc phần ghi nhớ
? Đọc phần lưu ý /143
? học sinh viết , gọi học sinh trình bày sau đó nhận xét 
( Chú ý tới cách trình bày và nội dung thông báo )
? Văn bản ai viết ? Người nhận là ai ? Mục đích , thời gian , cách thức thực hiện , yêu cầu 
Hướng dẫn về nhà : 
- Nắm được đặc điểm của van bản thông báo 
- Xác định được những tình huống nào cần phải viết văn bản thông báo 
- Nắm chắc cách viết văn bản thông báo vận dụng vào cuộc sống 
* Rút kinh nghiệm :
I Đặc điểm của văn bản thông báo 
1, Ví dụ : 
- Văn bản 1
- Văn bản 2
2, Kết luận : Văn bản thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan , đoàn thể , người tổ chức cho những người dưới quyền thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , qui định , thời gian địa điểm .cụ thể , chính xác .
II Cách làm văn bản thông báo 
1, Tình huống cần làm văn bản thông báo 
2, Trình tự viết một văn bản thông báo 
ghi nhớ 
 III Luyện tập 
Bài tập : Viết thông báo cho tình huống sau : Sắp tơid nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh , sạch đẹp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ văn 8 HKII.doc