Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nghi Yên

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nghi Yên

Tiết 1 – 2: TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. HOẠT ĐỘNG HỌC:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 

doc 168 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nghi Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:	Soạn ngày 15/8/2008
Tiết 1 – 2: 	Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt được: Giúp học sinh
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Hoạt động học:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
? Bài học đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học bài gì? của ai? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì, thể hiện tâm trạng gì, của ai? Bài ấy thuộc kiểu VN gì?
Hoạt động 2: Bài mới
GV gọi HS đọc chú thích * ở SGK.
? Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh?
? Nêu những nét chính về sự nghiệp VH?
? Những tác phẩm chính?
? Đặc điểm thơ, truyện?
? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”?
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Xét về mặt thể loại VB, có thể xếp bài này vào kiểu loại VB nào? Có thể gọi đây là VB nhật dụng, VBBC được không? vì sao?
GV: Không thể gọi là VBND đơn thuần vì đây là 1 tác phẩm văn chương thật sự có giá trị tư tưởng – NT, đã được XB từ lâu.
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nvật “tôi” theo trình tự t/g của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt bằng những đoạn ntn?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của t/g được khơi nguồn từ thời điểm nào? vì sao? 
? Lý do?
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xuc ấy?
? Những cảm xúc có trái ngược, mâu thuẩn nhau không? Vì sao?
Định hướng của học sinh
- Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra của Lý Lan.
- bài văn thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con trai mình.
I/ Đọc – hiểu chú thích.
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương.
- Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, cac dao, bút ký, giáo khoa
HS nghe
- Đậm chất trữ tình, toát lên vẽ đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- In trong “Quê mẹ” – xuất bản 1941
- HS nghe
Đọc diển cảm, chú ý những câu biểu cảm.
- HS đọc thầm và chú ý ở SGK
II/ Hiểu văn bản:
1- Thể loại và bố cục:
- Truyện ngắn đậm chất trử tình, cốt truyện đơn giản. Có thể xếp vào kiểu VB BC vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Truyện có 5 đoạn cụ thể:
1. Từ đầu  rộn rã: Khơi nguồn nổi nhớ
2. Tiếp  ngọn núi: Tậm trạng hoặc cảm giác của nvật tôi trên đường cùng mẹ đến trường
3. Tiếp  các lớp: Khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn.
4. Tiếp  nào hết: Khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
5. Tiếp  đến hết:  khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
2- Tìm hiểu chi tiết truyện:
a) Khơi nguồn kỷ niệm: HS đọc 4 câu đầu. g Lúc cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Sự liên tưởng tương đương, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
g Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
g Không >< nhau, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhứ lại và cảm xúc thực của tôi khi ấy.
b) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên
Tác giả viết: Con đường này tôi đi học
? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nvật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn?
HS đọc diễn cảm từng đoạn – lắng nghe.
- HS lắng nghe.
g Con đường rất quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
- Cảm giác thấy trang trọng, đứng đắn với mấy bộ quần áo với mấy quyển vở mới trên tay.
 Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng, vừa muốn thử sức. Đó cũng là tâm trạng & cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường.
Hết tiết 1, chuyển tiết 2
c) Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường
GV đọc đoạn văn và nêu v/đề:
- Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, nhìn thấy cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn thấy cảnh các bạn học trò cũ vào lớp là tâm trạng ntn? 
GV Là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bở ngỡ vừa ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng. Cách kể – tả như vậy thật tinh tế và hay. ý kiến của em ?
HS lắng nghe
- HS thảo luận, nêu ý kiến.
* Tâm trạng háo hức  là sự chuyển biến rất hợp quy luật tâm lý trẻ mà nguyên nhân chính là cảnh trường Mỹ Lý xinh xắn
* Tâm trạng cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng tâm trạng buồn cười, hồi trống đầu năm vang dội, rộn rã, nhanh gấp. Bởi vì hoà với tiếng trốngcòn có cả nhịp tim thình thịch
d) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi danh sách HS mới và khi rời tay mẹ, bước vào lớp.
? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản DSHS mới ntn?
? Vì sao tôi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối không?
g Tôi lúng túng vì tôi chưa bao giờ bị chú ý thế này và khi rời tay mẹ, vòng tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại oà khóc vì mới lạ, vì sợ hãi
g Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả. Đó chỉ là cảm giác nhất thời của đứa bé nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi
 e) Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
HS đọc đoạn cuối cùng
? Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
? Hình ảnh con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không? Vì sao?
? Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì? 
1 em đọc cả lớp nghe
- Cái nhìn cũng thấy mới lạ và hay hay, cảm giác lại nhận chổ ngồi kia là của riêng mình, nhìn người bạn mới chưa quen đã thấy quyến luyến. Vì chổ ngồi suốt cả năm, người bạn gần gũi gắn bó
g H/ả này không chỉ đơn thuần có nghĩa thực, như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng.
g Kết thúc tự nhiên, bất ngờ: vừa khép lại bài văn, vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới. Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn này.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Truyện ngắn trên có sự kết hợp của các loại VB sau không?
- Biểu cảm; miêu tả; kể chuyện?
? Vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn này ntn?
? Chất thơ của truyện thể hiện từ những yếu tố nào? Có thể gọi truyện ngắn này là bài thơ bằng văn xuôi được không? Vì sao?
* HS đọc mục ghi nhớ trong SGK
g HS thảo luận, trả lời.
_có sự kết hợp
g HS trả lời
_Góp phần khắc hoạ rỏ nét hơn tâm trạng của nhân vật
g HS thảo luận
GV nhận xét
g Cả lớp lắng nghe
	Hoạt động 4: Luyện tập
? Trong truyện ngắn “Tôi đi học” t/g sử dụng bao nhiêu biện pháp NT so sánh?
? Thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc, thầy giáo, bà mẹ, các phụ huynh) ntn?
Điều đó nói lên điều gì?
g Có 12 lần Thanh Tịnh sữ dụng biện pháp NT so sánh.
- HS nhớ và ghi lại
g Chăm lo ân cần, nhẫn nại, tươi cười đón Đó là những tấm lòng nhân hậu, thương yêu và bao dung, tất cả vì con cái và học trò, vì thế hệ tương lai.
Soạn bài : Trong lòng mẹ.
Đọc tham khảo các bài thơ: Đi học, em là bông hoa nhỏ
Soạn ngày 18/8/2008
Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Kết quả cần đạt được:
Giúp HS: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ vầ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
GV gợi dẫn: ở lớp 7, các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể nhắc lại một VD về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?
? Em có nhận xét gì về mqh ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên?
GV: Nhận xét của em là đúng – Hôm nay chúng ta học bài mới: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
 Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
Hoạt động của HS
HS: + VD về từ đồng nghĩa: Máy bay - phi cơ - tàu bay, nhà thương – bệnh viện, đèn biển – hải đăng.
+ VD về từ trái nghĩa: Sống – chết, nóng – lạnh, tốt – xấu.
g Các từ có mqh bình đẳng về ngữ nghĩa cụ thể: 
+ Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
+ Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.
GV: ? a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? tại sao ?
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn từ tu hú, sáo? tại sao? Của cá rộng hay hẹp hơn cá rô, cá thu? Tại sao?
c) Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
GV: Cho các từ: cây, cỏ, hoa
Y/c: Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng & nghĩa hẹp?
? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
II/ Luyện tập:
Bài tập 1: GV hướng dẫn
Bài tập 2:
Bài tập 3: GV hướng dẫn
HS quan sát sơ đồ trong SGK
g a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá.
g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu 
- HS giải thích lý do.
g Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn cá từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật.
HS: Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây lim, cây dừa, cỏ gấu, cỏ gà, hoa cúc, hoa hồng
HS: 1. – Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của 1 từ ngữ khác.
2. – Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp vì t/c’ rộng- hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
* HS đọc chậm rõ ghi nhớ ở SGK 
 (Các bạn lắng nghe)
- HS tự làm vào vở bài tập
a. Tính chất đốt d. Từ nhìn
b. Từ nghệ thuật e. Từ đánh
c. Từ thức ăn
Từ xe cộ bao hàm các từ xe đạp, xe máy, xe hơi
Từ kim loại bao hàm các từ sắt, đồng, nhôm
Từ hoa quả bao hàm các từ chanh, cam chuối
Từ họ hàng bao hàm các từ ngữ họ nội, họ ngoại, bác, cô, chú, gì
Từ mang bao hàm các từ xách, khiêng, gánh
Bài tập 4: GV hướng dẫn
Bài tập
HS tự làm
- Nhóm 3 động từ chạy, vẫy, đuổi
(Chạy có phạm vi nghĩa rộng)
 * Củng cố – dặn dò: - Về nhà học kỹ phần ghi nhớ.- Chuẩn bị bài mới: Trường từ vựng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Soạn ngày 20/8/2008	
Tiết 4: 
	tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A/ Kết quả cần đạt được: Giúp HS
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hính thức và nội ... ỉ loay hoay một lúc đẫ tró chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !...Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi , nó kêu ư ử , nhìn tôi , như muốn bảo tôi rằng: “ A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với Lão như thế mà Lão đối xử với tôi như thế này à ? ”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó
Câu 1: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả	C. Tự sự
B. Biểu cảm	D. Kết hợp cả ba phương thức
Câu 2: Trong đoạn trích từ : " Mặt lão....lão khóc hu hu có mấy câu ghép?
A. 1 câu	C. 3 câu
B. 2 câu	D. Không có câu ghép
Câu 3: ý kiến nào đúng đoạn trích trên?
A. Đoạn trích nói về số phận người nông dân trong XH cũ.
B. Đoạn trích ca ngợi phong cách cao quý của Lão Hạc.
C. Đoạn trích nói về thái độ của ông giáo đối với Lão Hạc.
D. Đoạn trích kể xung quanh việc Lão Hạc bán cậu vàng.
Câu 4: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không có ở đoạn trích trên?
A. NT kể chuyện đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
B. Cách kể chuyện linh hoạt hấp dẫn.
C. Ngôn ngữ giản dị tự nhiên mà đậm đà.
D. Khắc hoạ nhân vật sinh động.
Câu 5: trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ loại nào?
A. Trờ từ	C. Tính thái từ.
B. Thán từ	D. Sử dụng cả ba từ loại trên.
Câu 6: Trong các từ, tổ hợp từ sau: Mếu, ầng ậng nước, khóc, nước mắt chảy, có chung trường từ vựng nào?
A. Thái độ	C. Hành động
B. Tình cảm	D. Cảm giác
Câu 7: Nhận xét nào đúng với bài thơ: Vào nhà ngục QĐ cảm tác.
A. Đó là một bài thơ đường luật.
B. Đó là một bài thơ được viết theo thể lục bát.
C. Đó là một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.
D. Đó là một bài thơ viết theo thể song thất lục bát.
Câu 8: Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8 tập1 đề cập vấn đề gì?
A. Lòng yêu nước của các chí sỹ cách mạng đầu thế kỷ XX
B. Số phận cực khổ của người nông dân.
C. Nỗi khổ cực cay đắng của tuổi thơ.
D. Dân số, thiên nhiên và môi trường.
Câu 9: Bài thơ: " Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà có giọng điệu như thế nào?
A. Hào hùng	 	 
B. Lâm li, thống thiết
C. Thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh
D. Buồn bã.
Câu 10: Hai câu thơ:	Xách búa đánh tan năm bảy đống
	Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
	( Đập đá ở Côn Lôn - Phan Chu Trinh).
Tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ gì?
A. Nhân hoá	C. ẩn dụ
B. Nói quá	D. Nói giảm, nói tránh.
II. Phần tự luận: Em hãy đặt mình là bé Hồng kể lại giây phút mẹ với tâm trạng vui mừng và cảm giác sung sướng.
B. Đáp án - Biểu cảm:
I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm	- Tổng = 5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
D
A
B
A
D
B
C
D
C
B
II. Tự luận: 5 điểm
HS kể dưới cái nhìn của nhân vật xưng tôi, chú ý các tình tiết truyện, kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Chiều hôm đó, tan trường ra tôi chợt thấy một bóng người ngồi trên xe giống mẹ, tôi liền đuổi theo gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!.
- Hình như nhận ra tôi, mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, tôi đuổi kịp trèo lên xe ríu cả chân.
- Mẹ tôi kéo tay tôi, xoa đầu hỏi tôi oà lên khóc. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Tôi ngồi tròn lòng mẹ, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, tôi thấy mẹ tôi đẹp vô cùng: Gương mặt vẫn tươi sáng đôi mắt trong và làn da mịn....( Tả).
- Trong lòng mẹ tôi thấy những cảm giác ấm áp đã lâu mất đi lại mơn man khắp da thịt ( Biểu cảm).
- Từ ngữ từ đầu trường học về nhà tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi những gì và tôi đã trả lời mẹ những câu gì nữa.
	 Ngày 2 tháng 1 năm 2008
Tiết 69 - 70
Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết được kiểu thơ bảy chữ, trên cơ sở đó biết phân biệt với thơ năm chữ và thơ lục bát.
- Tạo hứng thú cho việc học Ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
B. Hoạt động lên lớp:
Tiết 69:
Hoạt động 1: Ôn tập lại tiết 61: " Thuyết minh một thể loại văn học"
GV: Chúng ta đã luyện tập ở tiết 61 ( Bài 15), Bây giờ em nào đó có thể trả lời câu hỏi: Muốn làm một bài thơ bảy chữ ( 4 câu hoặc 8 câu), chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
* HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Xác định số tiếng và rố dòng của bải thơ.
- Xác định bằng, trăc cho từng tiếng trong bài thơ. 
- Xác định đối, niêm giữa các dòng thơ.
- Xác định các vần trong bài thơ.
- Xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ.
* GV chốt: - Luật cơ bản là: Nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh ( GV giải thích cụ thể: Trong câu thơ thất ngôn ( Tiếng): Các tiếng 1 , 3, 5 có thể sử dụng bằng trắc tuỳ ý; Còn các tiếng 2,4, 6 phải phân minh, phân biệt rõ ràng, chính xác. Ví dụ: T - B - T hoặc B - T - B...)
Hoạt động 2: Phân tích - Nhận xét.
I. Bài thơ: Bánh trôi nước.
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
	Bảy nổi ba chìm với nước non.
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.	
	( Hồ Xuân Hương)
1, Số tiếng: 28, số dòng: 4 ( Thất ngôn tư tuyết)
2, Bằng trắc: a, Dòng 1: Em ( = ) - Trắng ( Trắc) - Vừa ( - )
	b, Dòng 2: Nổi ( Trắc) - Chìm ( = ) - Nước ( Trắc)
	c, Dòng 3: Nát ( Trắc) - Dầu ( = ) - Kẻ ( Trắc).
	d, Dòng 4: Em ( =) - Giữ ( Trắc) - Lòng ( Bằng).
3, Đối, niêm ( Dính vào nhau):
+ Bằng ĐV trắc.
+ Các cặp niêm: Nổi - Nát; Chìm - dầu; Nước - Kẻ.
4, Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3
5, Vần: Chân, bằng: ( Câu 1,2,4)
II. Các đoạn thơ ( b). ( c ) HS tự phân tích theo mẫu trên.
Tiết 70: Hoạt động 3: Luyện tập 
1, Nhận diện luật thơ:
HS thảo luận và trả lời câu hỏi a, b - SGK
GV nhận xét, bổ sung.
2, Tập làm thơ.
a, Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.
	Tôi thấy người ta có bảo rằng.
	Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
	( Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
	Có dạy cho đời bớt Cuội chăng?)
	b, Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý mình.
	Vui sao ngày đã chuyển sang hè.
	Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
	( Nắng đây rồi mưa như trút nước
	Bao nhiêu người vẫn vội đi về).
c, GV gọi HS đọc một số bài thơ bốn câu bảy chữ mà các em đã làm ở nhà để cả lớp bình.
GV đọc 1 số bài thơ bảy chữ hay:
1, áo đỏ
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không? ( Vũ Quần Phương)
Lời bình ngắn:
Chỉ qua 4 câu thơ ngắn mà tác giả đã xây dựng thành công một lý tưởng về ngọn lửa thật dữ dội! Cái áo đỏ của em đã biến em trở thành một em này, bút hẳm ra khỏi cái biển người mênh mông để tạo thành một ngọn lửa chói chang thiêu đốt cả hồn vía của thiên nhiên và con người. Phải chăng đó là một trong những cách đặc tả về sức mạnh tuyệt đối của cái tận thiện, tận mỹ? Và vì cái tận thiện, tận mỹ ấy, con người có thể sẵn sàng xả thân cho lý tưởng? Cuộc xả thân ấy sẽ chính là một cuộc hoá thân kỳ vừa hiện thực, vừa vô cùng lãng mạn!
2. Trên hồ Ba Bể.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
	( Hoàng Trung Thông).
GV hướng dẫn HS giới thiệu lời bình.
HS đọc - GV nhận xét
* - Về nhà tiếp tục sưu tầm các bài thơ bảy chữ và tập viết lời bình.
 - Làm thơ bảy chữ bài có 8 câu.
	Ngày 
Tiết 71:
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
- Hướng khắc phục những lời còn mắc.
B. Chuẩn bị:
- Bài kiểm tra của HS đã chấm.
- Những lỗi, khuyết điểm, ưu điểm mà GV đã vạch ra trước.
C. Hoạt động lên lớp:
1, Nhận xét, đánh giá chung.
- GV nhận xét, đánh giá chung về các mặt.
a, Kiến thức: Mức độ đạt yêu cầu ( Dương, Thường 8A), Thắng, Hiếu, Đạo ( 8B) 
b, Kỹ năng: Vận dụng lý thuyết vào thực hành.
c, Trình bày: Hình thức cả bài, câu, chữ ( Thanh, Lộc, Nguyệt, Giang, Diệp, Tuyến ( 8A) Tươi, Khoa ( 8 B).
d, Kết quả về điểm số:
Điểm 8 - 9	8 em, ( 8 A)	2 em ở ( 8 B)
Điểm 7	10 em ( 8 A)	4 em ( 8B)
Điểm 5 - 6	21 em ( 8 A)	26 em ( 8 B)
Điểm dưới 5	6 em ( 8A)	8 em ( 8 B)
b, Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể:
- GV giới thiệu cho HS nhận xét, đánh giá một số bài đạt điểm cao:
8A: Thanh, Giang, Nguyệt, Lộc, Diệp, Tuyến, Quyên, Ngọc Anh.
8B: Tươi, Khoa.
- Một số bài đạt điểm thấp ( Dưới 5).
	8A: Thường, Dương, Tám.
8B: Hiếu, Viết Thắng, Hoàn.
+ Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt.
GV nói HS lắng nghe.
+ Hướng khắc phục các khuyết điểm sai sót.
- Cần chú ý nội dung kiến thức, cách trình bày và chữ viết.
3, Trả bài:
- GV trả bài cho HS và yêu cầu HS tự sửa lỗi ngay vào bài của mình.
- Sau đó HS đổi bài cho nhau để cùng sữa và rút kinh nghiệm.
* Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài sữa của mình.
- Viết lại bài chuẩn vào tờ giấy khác.
Tiết 72:
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Kết quả cần đạt:
1, Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của HS qua một bài làm tổng hợp về:
- Mức độ nhớ kiến thức Văn học, Tiếng việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn.
- Mức độ vận dụng kiến thức Tiếng việt để giải các BT phần văn, tập làm văn và ngược lại.
- Kỹ năng viết đúng thể loại văn bản biểu cảm, thuyết minh, kết hợp biểu cảm, miêu tả trong văn bản tự sự - Kể chuyện.
- Kỷ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
2, HS được thêm một lần củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận ( Tự phân phối thời gian cho các câu, các phần, cách lựa chọn câu trả lời đúng, tổ chức bài viết ngắn gọn).
B. Chuẩn bị:
	GV: Chấm kỹ, chính xác theo đáp án và biểu điểm đã được soạn cùng với đề bài. Trả bài trước cho HS khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần kèm theo bản phô tô đáp án và biểu điểm, yêu cầu HS xem kỹ và bước đầu tự sữa chữa bài làm của mình.
HS: Đọc kỹ và tự sữa chữa bài làm của mình theo đáp án và hướng dẫn của GV.
C. Các hoạt động của giờ trả bài:
I. Kiểm tra việc chuẩn bị kết quả tự chữa bài của HS:
( GV và cán bộ lớp).
II. Nhận xét, đánh giá bài của HS.
1, Phần I: Trắc nghiệm:
a, Những bài hoàn toàn đúng ( Thanh, Lộc, Nguyệt, Diệp ( 8A).
b, Những câu chọn sai? Tìm lý do chọn sai.
2, Phần 2: Tự luận:
a, Nhận xét về việc nắm vững thể loại ( TM).
b, Nhận xét về bố cục bài làm ( 3 phần).
c, Nhận xét mức độ diễn đạt ( Từ ngữ, câu chữ).
d, Nhận xét về những sáng tạo riêng ( Lộc 8A).
III. ý kiến của HS:
GV động viên các nhóm, các cá nhân phát biểu trao đổi mạnh dạn, tự tin về những ưu, nhược điểm trong từng bài viết của mỗi người.
- HS tự do phát biểu, trao đổi.
- GV lắng nghe và trả lời, giải đáp, làm rõ hơn từng vấn đề.
IV. Đọc và bình một số bài viết tự luận của HS
( GV đề cử 2 bài: 8 A ( Lộc, Diệp) 8B ( Tươi ) cùng với lời bình ngắn gọn của chính bạn đó.
- HS tự đề cử.
* GV cùng HS đọc diễn cảm lại một lần, nói lời bình về từng bài từng đoạn văn đó.
V. Hướng dẫn luyện tập ở nhà.
- Bổ sung hoặc viết lại bài viết tự luận.
- Tự nghỉ ra và tìm tòi một số câu hỏi trắc nghiệm cho một đoạn văn tự chọn trong chương trình văn học lớp 8 tập 1, và tự giải thích bài tập mình đặt ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8(36).doc