Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Mỹ An Hưng B

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Mỹ An Hưng B

Tuần: 1

Tiết: 1,2

 Văn bản TÔI ĐI HỌC

 - Thanh Tịnh -

I/. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp h/sinh hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:

 - Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình.

II/. Chuẩn bị :

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, ảnh minh hoạ, phiếu học tập.

 Học sinh: xem trước SGK, STK, giấy + bút lông (theo nhóm).

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ : không

 3. Bài mới:

 Giới thiệu: (Dựa vào nội dung và nghệ thuật để dẫn vào bài).

 

doc 207 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Mỹ An Hưng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:............................
TUẦN 1
 Tiết 1,2: Tôi đi học
 Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Tuần: 1
Tiết: 1,2
 Văn bản TÔI ĐI HỌC
 - Thanh Tịnh -
I/. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp h/sinh hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:
 - Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu.
 - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình.
II/. Chuẩn bị :
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, ảnh minh hoạ, phiếu học tập.
 Học sinh: xem trước SGK, STK, giấy + bút lông (theo nhóm).
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : không
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu: (Dựa vào nội dung và nghệ thuật để dẫn vào bài).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu văn bản:
 1. Tác giả:
 - Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên thật là Trần Văn Ninh, quê xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Các tác phẩm của ông đậm chất trữ tình.
- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ 1937), Quê mẹ (truyện ngắn - 1941).
2. Tác phẩm:
 a. Xuất xứ:
 “ Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
b. Thể loại:
 Truyện ngắn.
c. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Trình tự diễn tả kỷ niệm:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ.
- Kỷ niệm được tái hiện theo trình tự thời gian của từng thời điểm: trên đường đi, lúc ở sân trường và khi vào lớp học.
2. Tâm trạng hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi”:
a. Trên đường làng:
- Con đường, cảnh vật vốn quen, lần này tự nhiên thấy lạ.
- Cảm thấy trang trọng trong bộ áo và quyển vở mới.
b. Đứng trước ngôi trường:
- Cảm thấy ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường.
- Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ.
c. Trong lớp học:
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người và người bạn kế bên.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
=> Đây chính là tâm trạng của những bạn lần đầu tiên đi học.
3. Thái độ của người lớn:
- Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em.
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo: vui tính, giàu tình thương.
=> Mọi người đều quan tâm nuôi dạy các em trưởng thành.
4. Nghệ thuật:
- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ theo trình tự không gian của buổi tựu trường.
- Kết hợp giữa kể, miêu tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
- Kết hợp miêu tả với so sánh làm nổi bật cảm xúc nhân vật, tạo chất thơ cho ngôn ngữ và văn bản.
II. Tổng kết:
Trong cuộc đời của mỗi con người, kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn “Tôi đi học”.
IV. Luyện tập:
Hướng dẫn h/s nêu cảm nghĩ của mình về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản ‘Tôi đi học”.
Gọi h/s đọc chú thích (*) sách giáo khoa.
H: Em hãy tự giới thiệu vài nét về tác giả?
-> Gv giới thiệu ảnh chân dung của nhà văn.
H: Có gì đáng chú ý về những tác phẩm của ông?
H: Văn bản “Tôi đi học” có xuất xứ như thế nào?
-> Giảng giải: đây là văn bản văn xuôi trữ tình, ngôn ngữ đậm chất thơ, có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
H: Xác định thể loại của văn bản?
-> Giảng giải: truyện ngắn kể lại một khoảng thời gian, 1 khoảnh khắc trong cuộc đời của nhân vật.
Gv hướng dẫn h/s cách đọc văn bản: chậm rãi, tha thiết, giọng tự thuật; Gv đọc mẫu gọi h/s đọc tiếp theo, chú ý nội dung chính xảy ra trong từng thời điểm (trên đường đi, trước sân trường,vào lớp học). 
Nhận xét, uốn nắn việc đọc của h/s.
H: Qua văn bản hãy xác định phương thức biểu đạt mà t/giả đã sử dụng?
Gọi h/s đọc chú thích, lưu ý 2, 6, 7 
-> chuyển ý để sang mục II.
H: Qua văn bản, theo em, những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
H: Kỷ niệm ấy được diễn tả theo trình tự như thế nào?
(hết tiết 1)
Lưu ý h/s chuẩn bị nội dung kế tiếp.
Gv chia lớp ra 4 nhóm, cho h/s thảo luận nhóm theo yêu cầu trên phiếu học tập trong thời gian 5’.
N1: Chi tiết nào cho thấy nhân vật tôi rất hồi hộp, bỡ ngỡ khi cùng mẹ đến trường (đoạn trên con đường làng).
N2: Khi đứng trước ngôi trường cảm giác của “tôi” như thế nào?
N3: Vào trong lớp học thì tôi có tâm trạng gì?
N4: Theo em, tâm trạng nhân vật tôi giống tâm trạng của những ai?
Gv nhận xét, uốn nắn lần lượt từng nội dung của mỗi nhóm để đi đến kiến thức cần ghi.
H: Trước tâm trạng như thế của các em nhỏ mới đi học, người lớn có những thái độ, cử chỉ gì đối với chúng?
H: Qua đó em hãy nêu nhận xét của mình về tình cảm và trách nhiệm của họ?
H: Vậy bản thân em nên làm gì để xứng đáng với tình cảm của cha mẹ, thầy cô ?
H: Nhắc lại cách diễn tả tâm trạng nhân vật “tôi” theo trình tự như thế nào?
-> Bố cục của văn bản.
H: Văn bản kể lại nội dung gì?
H: Nếu chỉ là kể không thì các em có hình dung ra cảnh vật và tâm trạng của “tôi” như thế nào không? vì sao?
-> nêu tác dụng của việc kết hợp 3 phương thức biểu đạt.
H: Trong văn bản tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nó có tác dụng gì trong văn bản?
-> Diễn đạt tâm trạng , cảm xúc “tôi” cụ thể , rõ ràng làm cho người đọc hình dung được sư non nớt, ngây thơ của cậu học trò mới đi học.
Đọc chú thích, giới thiệu về t/giả, t/phẩm.
-> năm sinh, năm mất, tên thật, đặc điểm quê hương.
-> đậm đà chất trữ tình.
(t/phẩm mang vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo).
-> nêu tập truyện ngắn được trích và năm xuất bản?
-> truyện ngắn
-> chú ý hướng dẫn của thầy cô
-> đọc văn bản
-> tiếp thu để sửa chữa.
-> dựa vào các dấu hiệu của phương thức biểu đạt để xác định.
-> tìm hiểu từ khó
-> hằng năm cứ vào cuối thu, lá rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
-> trình tự thời gian: hiện tại nhớ về quá khứ.
-> trình tự diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi.
Chú ý nội dung tiếp theo.
H/s cử thư ký của nhóm và tập trung thảo luận theo yêu cầu.
-> h/s thảo luận trong 5’, cử đại diện trình bày kết quả sau khi đã dán nội dung thảo luận lên bảng.
-> h/s khác nhóm nhận xét kết quả nhóm bạn, bổ sung nếu có.
-> tiếp thu và ghi chép.
-> phụ huynh: quan tâm con em, lo lắng hồi hộp như chúng.
-> ông đốc: từ tốn, bao dung.
-> thầy giáo: vui tính, giàu tình thương.
-> nêu ý kiến của bản thân.
-> nêu ý kiến từ đó có tác dụng giáo dục bản thân.
-> nêu lại nội dung đã học.
-> tâm trạng lần đầu tiên đi học của “tôi”.
-> không, h/s tự lý giải.
-> liệt kê các hình ảnh: 
- Những cảm giác trong sáng.... bầu trời quang đãng.
-Ý nghĩ...như một làn mây... đỉnh núi.
- Họ như một con chim ...e sợ.
-> Nêu ý kiến
 4. Củng cố: 
 - Gọi h/s đọc bài tập 1 - SGK.
 - H/s đọc yêu cầu, làm bài tập dựa trên nội dung vừa học.
 - Gv hướng dẫn h/s làm bài tập.
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Bài tập: Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của mình về buổi tựu trường.
 - Chuẩn bị bài: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
 v Ruùt kinh nghieäm tieát daïy :
 ..... . . ..
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 1
Tiết: 3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 - Biết so sánh nghĩa của từ ngữ về cấp độ khái quát.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem trước bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời?
 H: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Tôi đi học”?
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Tiết học đầu tiên của phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 8 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn mức độ rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ.
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
 Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
Vd: Phạm vi nghĩa từ:
 Động vật
 cá
1. Từ ngữ nghĩa rộng:
 Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 Vd: Phạm vi nghĩa rộng của từ:
 động vật
 thú, chim, cá
2. Từ ngữ nghĩa hẹp:
 Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 Vd:
 Phạm vi nghĩa (rộng):
 thú
 hổ
 trâu chó
* Lưu ý: 
 Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này nhưng đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
II. Luyện tập:
BT1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
a. y phục
 quần
quần đùi quần dài
b. vũ khí
 súng
 súng đại
trường bác
BT2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng:
a: chất đốt
b. nghệ thuật
c. món ăn
d. nhìn
e. đánh.
BT3: Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm:
a. xe cộ: xe đạp, xe gắn máy, xe tải...
b. kim loại: nhôm, sắt, chì, bạc...
c. hoa quả: nhãn, bơ, hồng, sấu...
d. họ hàng: cô, dì, cậu mợ, chú...
e. mang: xách, khiêng, gánh, cõng...
BT4: Loại bỏ các từ không thuộc phạm vi nghĩa:
a. thuốc lào.
b. thủ quỹ
c. bút điện
d. hoa tai
H: Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, thử nêu khái niệm và ví dụ minh hoạ về chúng?
H: Nghĩa của chúng có mqhệ gì? (gợi ý)
-> Giảng giải: mqhệ này ta không xét nữa mà ta sẽ tìm hiểu mqhệ khác, đó là mqhệ bao hàm (từ này có nghĩa bao hàm nghĩa của từ kia). Đó là phạm vi khát quát về nghĩa của từ: phạm vi: rộng - vừa - hẹp.
=> Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Gv treo bảng phụ có nội dung sơ đồ trong SGK.
H: Nghĩa của từ ngữ động vật rộng/hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? tại sao?
Tương tự đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề còn lại trên sơ đồ:
 động vật
 thú chim
voi, hươu tu hú, sáo
-> Diễn giải:
Qua ví dụ trên ta thấy phạm vi nghĩa từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá; phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa của từ voi, hươu, ta gọi chúng “động vật, thú” là từ ngữ có nghĩa rộng.
Vậy theo em, từ ngữ nghĩa rộng là gì?
H: Theo em, nghĩa của từ thú, chim, cá có mqhệ như thế nào đối với nghĩa của từ động vật?
-> Ta gọi các từ thú, chim, cá là từ ngữ có nghĩa hẹp so với từ động vật.
H: Từ ngữ nghĩa hẹp là gì?
=> giáo viên chốt ý.
H: Cho biết từ “cỏ” là từ có nghĩa rộng/hẹp so với từ động vật?
=> Xét phạm vi nghĩa rộng/hẹp của một từ phải xét có đối tượng.
H: Trong sơ đồ còn từ ngữ nghĩa hẹp nào?
H: Nêu nhận xét của từng bậc từ ngữ trong sơ đồ về phạm vi nghĩa?
-> rút ra lưu ý cho h/s.
Gọi h/s nêu yêu cầu của 4 bài tập SGK trang 10 - 11. Chia lớp ra 4 nhóm, cử nhóm trưởng, chia nhiệm vụ 1 nhóm/1 bài tập trong 3’, chú ý hỗ trợ khi h/s cần giải t ... KỲ I
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Nhằm đánh giá:
 - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn của môn học Ngữ Văn trong bài kiểm tra.
 - Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh/phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong một bài viết và kỹ năng Tập Làm Văn nói chung để trình bày thành một văn bản.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, đề kiểm tra.
 Học sinh: SGK, STK, học bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Bài mới: 
 Giáo viên phát đề, quy định thời gian và nội quy làm bài, xem học sinh làm bài nghiêm túc, còn 15 phút nhắc học sinh xem lại bài, cuối giờ thu bài và kiểm tra các thông tin trên bài làm của học sinh.
 * Đề kiểm tra tổng hợp học kỳ I:
I/- Trắc nghiệm:
 Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của tác giả nào?
 a) Phan Bội Châu.
 c) Phan Châu Trinh.
b) Tản Đà.
d) Trần Tuấn Khải.
Câu 2: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” thuộc thể thơ nào?
 a) Thất ngôn bát cú đường luật.
 c) Thất ngôn tứ tuyệt.
b) Song thất lục bát.
d) Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Từ “Hào kiệt” trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” có nghĩa là:
 a) Những người có vẻ ung dung, đường hoàng.
 b) Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường.
 c) Những người có dáng vẻ lịch sự, trang nhã.
 d) Người giỏi võ nghệ.
Câu 4: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được tạo nên từ những điểm nào?
 a) Giọng thơ khẩu khí hào hùng của một nhà chiến sĩ cách mạng.
 b) Lối nói khoa trương giàu sức biểu cảm.
 c) Hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
 d) Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào có nghĩa bao hàm rộng nhất?
 a) Thịt b) Cá c) Tôm d) Thực phẩm
Câu 6: Trong các từ sau, từ nào không nằm trong trường từ vựng chỉ bộ phận của tay?
 a) Cánh tay b) Cẳng tay c) Viết d) Bàn tay
Câu 7: Tác dụng của dấu chấm là:
 a) Đặt ở cuối câu trần thuật và làm dấu hiệu kết thúc câu.
 b) Đặt ở cuối câu để biểu thị cảm xúc.
 c) Được dùng ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghi vấn.
 c) Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào dùng biện pháp nói giảm?
 a) Cô cứ chuẩn bị đi, anh ấy có thể chết.
 c) Cô ấy xấu quá.
b) Thôi rồi, Lượm ơi!
d) Cậu quá dốt.
II/- Tự luận: 
 Đề: Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
-------
 4. Củng cố: 4’
 Nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra?
 5. Dặn dò: 1’
 Chuẩn bị bài: “Hoạt động ngữ văn, làm thơ 7 chữ”.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
TUẦN 18
 Tiết 69, 70: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
 Tiết 71: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
 Tiết 72: Trả bài kiểm tra Tổng hợp 
Tuần: 18
Tiết: 69, 70
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt dòng thơ có 7 chữ, ngắt nhịp hợp lý, gieo vần phù hợp.
 - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẽ.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, các bài thơ 7 chữ.
 Học sinh: SGK, STK, sưu tầm thơ 7 chữ.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra khâu chuẩn bị nhà của học sinh.
 3. Bài mới: 
 (Dựa vào mục tiêu để giới thiệu,tạo tâm thế vào bài cho học sinh).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Nhận diện luật thơ:
 1. Bài “Chiều” của Đoàn Văn Cừ:
 - Dòng thơ 7 chữ.
 - Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng đa số là 4/3
 - Vần B-T, đa phần là vần B. Vị trí gieo vần: tiếng cuối câu 2, 4; có khi cả tiếng cuối câu 1.
 - Luật B-T: 
 BB TTT BB
 TT BBT TB
 TT BBB TT
 BB TTT BB
 TT BBT TB
 BB TTT BB
 BB TTB TT
 TT BBT BB
 2. Bài “Tối” của Đoàn Văn Cừ: 
 - Sai nhịp: sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy.
 - Sai vần: câu trên vần e (che) do đó câu dưới được gieo vần không thể là vần anh (xanh) -> sửa lại “ánh xanh lè”.
II. Tập làm theo 7 chữ:
 1. Làm tiếp bài thơ đang dở dang:
 Theo luật B-T sau:
 BB TTB BT
 TT BBT TB
Vd: - Cõi trần ai cũng
 chừng mặt nó
 Nay đến cung trăng
 bỡn chị Hằng.
 2. Trình bày một bài thơ tự làm:
Gọi h/s đọc 2 bài thơ của Đoàn Văn Cừ.
Yêu cầu h/s xác định nhịp của văn bản, vần, luật B-T; phép đối của bài “Chiều”.
Gọi h/s đọc bài thơ “Tối”.
Yêu cầu h/s chỉ ra chỗ sai, nêu lý do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.
(Hết tiết 1)
Gọi h/s đọc 2 câu thơ mở đầu trong bài thơ của Tú Xương.
Yêu cầu h/s làm tiếp 2 câu cuối theo gợi ý: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng, như vậy bài thơ có đề tài: Chuyện Cuội ở cung trăng; 2 câu tiếp theo phải phát triển ý đó; người làm thơ phải biết về những việc liên quan: Cuội nói dối, cây đa, chị Hằng, thỏ ngọc.
Gọi h/s đọc 2 câu tiếp trong mục b, hướng dẫn h/s làm tiếp 2 câu sau. Gợi ý (2 câu đầu vẽ ra cảnh mùa hè thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, nghỉ hè, chia tay bạn, hẹn năm sau). 
Gọi h/s đọc bài thơ tự mình làm, yêu cầu h/s khác nhận xét.
=> chốt ý.
-> đọc văn bản theo yêu cầu.
-> nhịp 4/3.
-> gieo vần ê (B)
-> về, nghe, lê
-> mqhệ B-T của hai câu kề nhau:
Câu 1 & 2 B-T đối nhau.
Câu 3 - 4 đối nhau B-T.
Câu 2 - 3 giống nhau (niêm) B-T.
-> đọc diễn cảm
-> sau “ngọn đèn mờ” không có dấu, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
-> sửa chữ “xanh” thành một chữ hiệp vần với chữ “che” ở trên.
Vd: xanh lè, (vàng khè, bóng đêm nhoè).
-> đọc theo yêu cầu.
-> làm tiếp 2 câu (chú ý những gợi mở mà giáo viên nêu ra).
-> Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
Hoặc: 
 Cung trăng chỉ toàn đất cùng đất
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
-> phấp phới trong lòng bao tiếng gọi.
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
-> đọc tác phẩm của bản thân.
-> nhận xét về bài thơ của bạn.
 4. Củng cố: 
 H: Để làm bài thơ 7 chữ cần chú ý gì?
 5. Dặn dò: 
 Làm thơ (ở nhà) 7 chữ với đề tài tự do.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 18
Tiết: 71 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Ôn lại những kiến thức đã học.
 - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
 - Hướng khắc phục lỗi: hình thức và nội dung.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bài làm của h/sinh đã chấm.
 Học sinh: SGK, STK.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 H: Thơ 7 chữ có đặc điểm gì?
 Đọc một đoạn thơ 7 chữ do mình làm.
 3. Bài mới: 
 (Nêu kết quả chung của bài kiểm tra - vào bài).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Trắc nghiệm:
 1. c 5. a
 2. b 6. d 
 3. d 7. c
 4. b 8. b
II. Tự luận:
 1. Tìm trường từ vựng có nét nghĩa chung:
 a: trốn học, lười biếng, nói tục, đánh nhau.
 b: văn, toán, lý, hoá.
 c: chăm chỉ, tích cực, siêng năng, lễ phép, hoà đồng....
 2. Nêu các công dụng của dấu ngoặc kép, cho ví dụ minh hoạ chi tiết:
(Ghi nhớ SGK)
H: Từ ngữ địa phương là từ ngữ như thế nào?
Gọi h/s lựa chọn câu trả lời đúng sau những gợi ý, nhắc lại lý thuyết.
H: Thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh
Yêu cầu nêu lại các khái niệm sau: nói giảm nói tránh, câu ghép, thán từ, các biện pháp tu từ.
Yêu cầu h/s trình bày cách giải quyết phần tự luận.
-> giáo dục đạo đức và ý thức của học sinh.
Gv nhận xét, chỉnh sửa, uốn nắn cho h/s những ví dụ tiêu biểu (± đúng).
Gv cho h/s nhận bài làm đã chấm điểm (giải quyết thắc mắc của h/s nếu có).
Nêu hướng khắc phục chung về nội dung và hình thức.
-> chỉ dùng trong một hay một số địa phương nhất định.
-> chọn và giải thích lý do.
-> nhắc lại khái niệm.
-> nêu lại các khái niệm làm căn cứ để lý giải cho sự lựa chọn các câu trả lời trắc nghiệm.
-> nêu cách giải quyết bài tập tự luận theo trình tự hợp lý.
-> sửa bài vào vở.
-> nhận bài, đối chiếu, nêu thắc mắc.
 4. Củng cố: 
 H: Để làm tốt bài kiểm tra, em cần chuẩn bị gì và chú ý gì?
 5. Dặn dò: 
 - Sửa bài hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị sửa bài kiểm tra tổng hợp.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 18
Tiết: 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Nhận xét, đánh giá kết quả toàn phần của học sinh qua 1 bài làm tổng hợp về mức độ nhớ kiến thức Văn, Tiếng Việt để vận dụng làm phần trắc nghiệm. Kỷ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm theo bố cục hợp lý. Giúp h/s củng cố lại kiến thức, cách làm, kỷ năng vận dụng bài đã học. Tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo đáp án và hướng dẫn.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, đề, đáp án, bài làm đã chấm của học sinh.
 Học sinh: SGK, STK, bài làm tổng hợp.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Bài mới:
 (Từ kết quả chung theo tỷ lệ % các điểm số để vào bài).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Trắc nghiệm:
 1. a 5. d
 2. a 6. c
 3. b 7. d 
 4. d 8. b
II. Tự luận:
 * Dàn lý chi tiết:
 - Mở bài:
 Giới thiệu khái quát giống loài, tên gọi của con vật nuôi em thích.
 - Thân bài: 
 Trình bày chi tiết:
 + Diễn biến kỷ niệm theo trình tự hợp lý.
 + Kết hợp miêu tả dáng vẻ, màu sắc, hình ảnh để làm nổi bật con vật.
 + Nêu tình cảm của em khi câu chuyện đang diễn ra.
 - Kết bài:
 Khẳng định tình cảm của em với con vật nuôi đó.
Yêu cầu h/s đọc lại đề bài trắc nghiệm.
Hướng dẫn h/s sửa bài sau mỗi nội dung cần giải đáp rõ kết quả.
Gọi h/s đọc nhiều lần đề văn tự luận.
Dàn ý chi tiết cho đề văn này như thế nào?
H: Ở phần Mở bài làm rõ nội dung gì?
H: Trong thân bài em sẽ nêu chi tiết về vấn đề nào?
H: Khi kể cần kết hợp với yêu tố biểu đạt nào?
H: Ở kết bài cần thể hiện điều gì?
Gv nhận xét chung về ưu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức bài làm của h/s.
Cho h/s đọc bài làm/đoạn văn ấn tượng.
GV phát bài, công bố điểm, giải đáp thắc mắc.
-> đọc to từng phần theo hướng dẫn.
-> sửa bài và nắm rõ nguyên nhân lựa chọn đúng.
-> hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi em yêu thích.
-> gồm 3 phần cụ thể với từng nội dung rõ ràng.
-> giới thiệu được con vật nuôi đó, cụ thể là loài gì, có tên gọi riêng không?
-> kể sự việc đáng nhớ của em và vật nuôi.
-> miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình cảm của em.
-> khẳng định tình cảm của bản thân.
-> tiếp thu và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-> nghe bạn đọc để tham khảo, học tập.
-> nhận bài và so sánh với kết quả.
 4. Củng cố: 4’
 Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 5. Dặn dò: 1’
 - Sửa bài tập hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị bài: “Nhớ rừng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 4 cot.doc