Giáo án: Ngữ Văn 8 kì 1 - GV: Nguyễn Văn Tình

Giáo án: Ngữ Văn 8 kì 1 - GV: Nguyễn Văn Tình

Bài 1: Văn Bản

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “Tôi” ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi đầu chất thơ gợi trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: sgk , sgv , giáo án

- Học sinh : vở soạn, vở ghi

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định trật tự :

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 Trong cuộc đời của mỗi con người, những kĩ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kĩ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thể hiện những kĩ niệm mơn man ấy.

 

doc 109 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ Văn 8 kì 1 - GV: Nguyễn Văn Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Văn Bản
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
Tuần: 1 
Tiết : 1, 2
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:	
	- Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “Tôi” ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.
	- Thấy được ngòi bút văn xuôi đầu chất thơ gợi trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , sgv , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định trật tự :
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
	Trong cuộc đời của mỗi con người, những kĩ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kĩ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thể hiện những kĩ niệm mơn man ấy.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Hướng dẫn
HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- Gv: Đọc mẫu 1 đoạn.
- HS: Đọc tiếp theo.
?Em hãy tóm tắt đôi nét về Thanh Tịnh?
HS: SGK T.9.
?Thanh tịnh có những tác phẩm tiêu biểu nào?
HS: Chú thích (SGK T8).
?Đọc văn bản trên, em hiểu Thanh Tịnh muốn kể cho chúng ta nghe chuyện gì?
HS: Những kĩ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
?Những kỉ niệm của buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
HS: Từ hiện tại lại nhớ về dĩ vãng. Biến chuyển trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em thơ rụt rè núp dưới nón lá mẹ.
- Tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trên những con đường cùng mẹ tới trường/
- Khi đến trường.
- Khi vào lớp.
?Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn?
?Như vậy, hình ảnh sự vật nào đã tạo nên ấn tượng đầu tiên trong tâm hồn cậu bé lần đầu tiên đi học?
HS: Cuối thu, mấy em nhỏ rụt rè, con đường làng, chiếc áo vãi dù đen, bút thước.
Tiết 2
?Khi đứng trước ngôi trường nhân vật tôi có cảm nhận gì?
?Khi nghe gọi tên và phải rời xa mẹ, để vào lớp nhân vật tôi ở trạng thái ntn?
?Xa rời vòng tay mẹ để vào lớp học cảm nhận của nhân vật tôi lúc này ra sao?
?Qua câu chuyện trên, em có đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc cua tác giả không? Vì sao?
HS: Đồng cảm, vì kể rất chân thực, gần gũi. Đó là KN của trẻ thơ.
?Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
HS: trách nhiêm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ à giáo dục các em trưởng thành.
?Theo em, những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc nào được tác giả vận dụng trong câu chuyện này?
HS: thảo luận: (2’)
- So sánh (3l).
- Miêu tả: thời điểm tựu trường, hình ảnh các em nhỏ rụt rè núp dưới nón lá mẹ, cảnh vật chung quanh, sân trường, lớp học.
?Văn bản “Tôi đi học” thuộc thể loại nào?
HS: Văn xuôi – kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
?Qua bài học, em hãy cho biết nhà văn Thanh Tịnh đã gởi gắm tâm tình gì qua tác phẩm này?
HS: Đọc ghi nhớ.
I. Tác giả – tác phẩm:
1. Tác giả:
- Thanh tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên Trần Thanh Tịnh.
- Quê: Ở quế. Thành công lớn nhất của ông viết truyện ngắn và thơ.
2. Tác phẩm: (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên lại thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
- Cảm thấy trang trọng với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay. Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách.
2. Đến trường:
- Sân trường dày đặc cả người. Trường trông vừa xinh xắn vừa cai nghiện. Lòng lại lo sợ vẫn vơ.
- Nghe gọi tên, giật mình, lúng tính, dúi đầu vào lòng mẹ nức nở, chưa lần nào thấy xa mẹ như vậy.
3. Vào lớp:
- Trông gì cũng thấylạ và hay.
- Nhìn người bạn chưa hề quen cẫn không cảm thấy xa lạ.
- Lẩm nhẩm đánh vào:
Tôi đi học.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK T.9
4. Củng cố: 
	?Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi được thể hiện qua những cảm xúc nào? Nghệ thuật của truyện?
5. Dặn dò:
	- Học thuộc lòng ghi nhớ và nội dung bài phân tích.
	- Chuẩn bị bài: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
Tuần: 1 
Tiết : 3
NS: 
ND:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:	
	- Hiểu rõ cấp độ khái quát của từ ngữ và mối quan hệ về c.độ.
	- Thông qua bài học. Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , sgv , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Ở lớp 7, các em đã học về 2 mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu đến mối quan hệ khác về nghĩa của từ. Đó là mối quan hệ khái quát trong cấp độ của từ ngữ để nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Đó là bài học hôm nay.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Nhắc kiến thức cũ:
- Gv.
- Quan hệ đồng nghĩa: là từ có nghĩa giống nhau.
- Quan hệ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
*Hoạt động 2: GV vẽ sơ đồ lên bảng. HS kẻ vào tập, chú ý quan sát.
?Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Vì sao?
HS: Rộng hơn. Vì nó bao hàm thú, chim, cá.
?Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu?
HS: Rộng hơn.
?Nghĩa từ thú chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ tu hú, sáo?
?Nghĩa của từ cá?
HS: Rộng hơn.
?Như vậy, tại sao có thể nói từ thú có nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu. Từ chim có nghĩa rộng hơn các từ tu hú, sáo từ cá rộng hơn từ cá rô, cá thu?
HS: Vì từ thú, chim, cá có nghĩa khái quát hơn so với từ kia.
?Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
HS: Thú, chim, cá rộng hơn các từ voi, hươu; tu hú, sao, cá rô, cá thu.
 Hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
Gv: vẽ sơ đồ hình tròn.
cáù
thú
chim
III. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
Thú
Động vật
Chim
Cá
Voi, hươu, , tu hú, cá rô, cá thú.
- Động vật rộng hpn thú, chim, cá.
Thú, chim, cá rộng hơn, voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
* Ghi chú (SGK T.10)
*Hoạt động 3:
BT1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong nhóm từ ngữ sau đây:
HS: làm bài.
BT2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng?
BT3: Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm?
BT4: Gạch bỏ những từ ngữ không thích hợp?
BT5 Gv: Gợi cho HS.
II. Luyện tập:
Y phục
quần
Quần đùi
Quần dài
áo
áo dài
áo sơ mi
1/a)
Vũ khí
Súng
Súng trường
Đại bác
bom
Bom ba càng
b)
Bom bi
2/ a) Chất đốt.
 c) Thức ăn.
 d) Nhìn.
 b) Nghệ thuật
 e) Đánh.
3/ a) Xe cộ: xe hơi, xe buýt, xe đạp 
b) Kim loại: vàng, bạc, đồng, chì
c) Hoa quả: chuối, cam, xoài, nho
d) Họ hàng: cô, di, chú bác
e) Mang: xách, kiêng, vác, bưng
4/ a) thuốc lào. b) thủ quỹ.
 c) bút điện. d) hoa tai.
5/ khóc (nghĩa rộng): nức nở, sụt sùi (hẹp)
4. Củng cố: 
5. Dặn dò:
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm BT5
	- Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề văn bản.
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Tuần: 1 
Tiết : 4
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
	Giúp học sinh:
	- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Biết viết 1 văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình. 
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , sgv , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Khi chúng ta đặt một văn bản, thường rất dài nên ta khó mà nhớ hết được các ý tưởng các câu sử dụng nhưng chúng ta sẽ khắc ghi được những tình cảm, cảm xúc tiêu biểu trong tác phẩm. Những ý kiến, cảm xúc nổi bật, xuyên suốt văn bản đó là chủ đề trong văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1:
- Gv: Cho HS đọc lại văn bản: “Tôi đi học”.
?Tác giả nhớ lại những KN sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
HS: Tác giả nhớ lại KN sâu sắc trong thời thơ ấu của mình đó là lần đầu tiên đến trường.
?Những hồi tưởng gợi lên những cảm giác gì trong lòng tác giả?
HS: Gợi lên trong lòng tác giả cảm giác bỡ ngỡ, mới vẽ, trang trọng.
=> Như vậy văn bản “Tôi đi học” là cảm giác náo nức, bâng khuâng, mới mẽ của tác giả trong lần đầu tiên đi học.
?Vậy, các em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản?
HS: HS trả lời SGK.
I. Chủ đề của văn bản:
- Những kĩ niệm thời thơ ấu.
- Cảm giác bỡ ngỡ, mới mẽ, trang trọng.
=>Chủ đề.
*Hoạt động 2:
?Căn cứ vào đàu em viết văn bản ”Tôi đi học” nói lên nhưng kỉ niệm của tác giả về buổi tưu trường đầu tiên?
HS: Nhan đề: Tôi đi học/
- Các từ ngữ: những kĩ niệm mơn man của buổi tựu trường lần đầu tiên tới trường đi học, 2 quyển vở mới
- Các câu: Hôm nay HĐH.
?Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạnghồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên đã ăn sâu trong lòng nhân vật tôi suốt đời?
HS: * Trên con đi học:
- Cảm nhận về con đường: quen à lạ.
- Thay đổi hành vi: qua sông thả diều à đi học.
 * Trên sân trường:
- Cảm nhận về ngôi trường: cao ráo, sạch sẽ à xinh xắn, oai nghiêm.
- Cảm giác bỡ ngỡ sẽ lúng túng khi xếp hàng vào lớp.
* Trong lớp học: thấy xa
?Chúng ta tìm được sự thống I về chủ đề trong văn bản qua những phương diện nào?
HS: Nhan đề, các câu, các từ ngữ.
?Các cảm giác của tác giả được trình bày vào những thời điểm nào?
HS: Trên đường, đến trường, vào lớp.
?Các ý này có liên kết với nhau không? Sự liên qu ... ùi đời sống giọng thơ thanh thoát, pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
I. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đấp đá ở côn lôn”? cho biết nội dung cua bài?
3. Bài mới:
	“Tài cao phận bạc chí khí uất.
	Giang hồ me chơi quên quê hương”. Đó chính là cuộc đời của Tản Đà. Tản Đà là một nhà thơ yêu nước thầm kín, ông lại là một nhà thơ nổi tiếng ngông. Tấm lòng yêu nước và cái ngông của ông như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài thơ “Muốn làm thằng cuội”.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
Gv: đọc bài thơ (giọng thanh thoát nhẹ nhàng).
? Em hãy nói những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà?
? Hãy kể một vài tác phẩm chính của ông?
? Đây là bài thơ được làm theo thể thơ gì?
*Hoạt động 2: 
? Em có cảm nhận gì về 2 câu thơ mở đầu?
? Những từ ngữ nào nói rõ tâm trạng của tác giả?
? Tại sao tác giả lại ở trong tâm trạng như vậy?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ để diễn tả tâm trạng của tác giả?
? Tóm lại hai câu đầu cho ta thấy tác giả đang ở trong tâm trạng ra sao?
? Tác giả tỏ ý muốn gì và vì sao tác giả lại có những suy nghĩ ấy?
? Việc muốn làm thằng cuội, muốn lên cung trăng thể hiện khác vọng gì của nhà thơ?
? Cách diễn đạt của tác giả ở hai câu này có gì đặc biệt?
? Nghệ thuật sử dụng chủ yếu là nghệ thuật nào? Tác dụng?
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh ở 2 câu cuối?
? Cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
? Theo em, yếu tố nghệ thuật nào đẫ tạo được sức hấp dẫn của bài thơ?
*Hoạt động 3: 
? Em hãy nói những cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi học xong bài thơ?
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh Nguyễn Khắc Hiếu quê huyện Bất Bạt tỉnh Hà Tây.
- Ông xuất thân là nhà nho, từng đi thi nhưng không đổ.
- Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nên thơ ca cổ điển và nên thơ hiện đại VN.
2. Tác phẩm: (SGK).
II. Phân tích văn bản:
1. Hai câu đề:
“ Đêm thu  nửa rồi”
à Câu cảm thán, lời tâm sự buồn chán trước cảnh nhà nô lệ và bản thân thì cô đơn, thất vọng bế tắc.
2. Hai câu thực:
à Muốn thoát ly khỏi cuộc sống trần thế.
3. Hai câu luận:
à Niềm khát khao vượt qua nổi chán trường triền miên.
4. Hai câu kết:
à Cười thoả mãn vì đạt được ước nguyện và cười nhạo cõi đời xấu xa, đua đòi danh lợi.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK).
4. Củng cố: 
	- Cho HS đọc thêm trong SGK.
5. Dặn dò:
	- Học thuộc lòng bài thơ, học ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài: “Ôn tập TV (SGKT.157)”.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Tuần: 16
Tiết : 63
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	- Giúp HS nắm vững nội dung về từ vựng, ngữ phá đã học ở HKI.
I. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Trong những tiết TV trước, chúng ta đã được tìm hiểu các nội dung về từ vựng, ngữ pháp TV. Để có thể hệ thống hoá lại kiến thức đã học, cô mời các em bước vào tiết ôn tập.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
? Hãy kể tên các bài đã học trong phần TV?
? Nêu câu hỏi cho từng bài?
Gv: Cho HS thực hành và nhận xét.
*Hoạt động 2: 
Gv: Cho HS liệt kê các bài đã học.
Gv: Cho HS đọc BT2.
? Viết hai câu, trong đó có một câu có dùng trợ từ và tình thái từ?
? Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích?
? Nếu tách câu ghép thành câu đơn có được không? Vì sao?
? Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích?
? Cách nối các vế câu trong câu ghép đó là cách nối nào?
I. Từ vựng:
1. Lí thuyết:
a) Cấp độ kết quả nghĩa của từ.
b) Trường từ vựng.
c) Từ tượng hình, TTT.
d) Biện pháp tu từ, từ vựng.
2. Thực hành: 
1. Lí thuyết:
a) Trợ từ
b) Thán từ
c) Tình thái từ
2. Thực hành:
Bài tập 2.
a) Viết câu.
b) Đọc đoạn văn.
c) Hãy xác định câu ghép và cách nối.
4. Củng cố: 
	- Làm câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò:
	- Học kỹ phần lý thuyết các nội dung vừa ôn và biết cho VD.
	- Xem và làm lại các bài luyện tập với nội dung ôn tập chuẩn bị KT HKI.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Tuần: 16
Tiết : 64
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS tự
	- Đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài của mình
I. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Gv ghi đề lên bảng: hãy giới thiệu về trường em.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
? Thể loại đề bài là gì?
? Nội dung chính trong bài là làm gì?
*Hoạt động 2: 
? MB các em sẽ làm gì?
? Ở phần TB các em sẽ giới thiệu những gì?
? Kết bài các em sẽ làm ntn?
*Hoạt động 3: (Nhận xét)
- Gv: Nhận xét ưu điểm.
- Hiểu đề, hiểu PP bộ moan.
- Thuyết min khác rõ về ngôi trường, nắm được thông tin khá rõ ràng, chính xác.
- Trình bày rõ ràng.
Gv: *Hạn chế:
- Mở bài, kết bài chưa đúng pp, còn diễn đạt biểu cảm, văn tự sự (dài dòng).
- Chưa tìm hiểu cặn kẽ về các mặt của ngôi trường.
Gv: Sửa lổi chính tả, câu văn cho HS.
Gv: Đọc một vài bài văn hay của lớp.
*Hoạt động 4: (kết bài)
I. Tìm hiểu đề:
II. Lập dàn ý:
1. MB: 
2. TB:
3. KB:
4. Củng cố: 
	- Đọc điểm
5. Dặn dò:
	- Soạn bài :”Hai chữ nước nhà”
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trích) – Trần Tuấn Khải
Tuần: 17
Tiết : 66
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích. Nổi đau mất nước và ýchí phục thù cứu nước.
	- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ, việc tạo không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết.
	- GD lòng yêu nước.
	- Tập phân tích TP từ thể loại và giọng điệu.
I. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Gv: Cho HS đọc bài thơ và Gv thuyết giảng bài gồm 3 phần:
	- Phần 1: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau noun.
	- Phần 2: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thong tan tóc.
	- Phần 3: Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con.
Gv: Cho HS đọc ghi nhớ để khác sâu bài.
4. Củng cố: 
	- HS đọc bài thơ – cho biết thể thơ.
5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị bài ông đò SGK HKII.
ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liêm)
Tuần: 17
Tiết : 65
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận được tình cảnh đáng buồn của nâhn vật ông đồ, qua đó cảm thương và nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước lớp người tài hoa nay đã vắng bóng.
	- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật sâu sắc của bài thơ.
I. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây rêu tràng pháo bánh chưng xanh”
	Mỗi khi mùa xuân về, tết đến những hình ảnh qua 2 câu đối trên lại xuất hiện và hình bóng quen thuộc là hình ảnh ông đồ với những câu đối đỏ. Hình ảnh ông đồ ntn trong cuộc sống chúng ta hãy tìm hiểu qua bài thơ năm chữ “Ông Đồ” của VĐL.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
Gv: Đọc mẫu bài thơ, gọi 2 HS đọc lại.
? Em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ VĐL.
*Hoạt động 2: 
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
*Hoạt động 3:
?Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đặt hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh nào?
? Ông đồ đã làm nghề gì?
?Công việc làm ăn của ông?
? Câu thơ nào miêu tả điều đó? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Ông đồ xuất hiện ntn?
? Công việc làm ăn của ông lúc này ntn? (khổ 3,4)
? Câu thơ nào bộc lộ tâm trạng của ông?
? Tác giả dùng nghệ thuật gì miêu tả?
? Hình bóng ông đồ có được người ta biết đến nửa không?
? Hình ảnh ông đồ trong khổ thơ cuối được tác giả miêu tả ntn?
? Trước việc ông đồ bị xã hội lãng quên, nhà thơ đã bộc lộ tâm trạng gì?
? Bài thơ biểu hiện tình cảm gì của tác giả? Đối với ai? Em có nhận xét gì ng2 trong bài thơ.
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Vũ Đình Liêm (1913 – 1996) quê ở Hải Dương, sống ở hà nội.
- Là một trong những nhà thơ lớn đầu tiên của phong trào thơ mới..
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
- Vừa dạy học, vừa làm thơ, ông đã có tác phẩm thơ từ năm 15 tuổi.
2. Bố cục:
- 2 khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời cực thịnh.
- 2 khổ giữa: Hình ảnh ông đồ thời suy tàn.
- Khổ cuối: Niềm hoài cổ.
II. Phân tích văn bản:
1. Hai khổ thơ đầu:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ”
à Hình ảnh thân quen, gắn bó mỗi dịp xuân về.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắt ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
à Việc làm rất đắc khác, so sánh tài năng của ông được nhiều người ham mộ.
2. Hai khổ thơ tiếp:
 - Ông đồ xuất hiện trong cảnh sầu thảm, tội nghiệp qua hình ảnh nhân hoá.
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu”
- Hình bóng ông đồ bị quên lãng theo thời gian và gạt ra ngoài XH.
“ông đồ vẫn ngồi nay
3. Khổ thơ cuối:
- Hình ảnh ông đồ không cò, đã đi vào quá khứ. Qua đó nhà thơ bộc lộ lòng thương cảm và nối tiếc.
“Năm nay hoa đào nở
.
Hồn ở đâu bay giờ?
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố: 
	- Đọc ghi nhớ. Đọc bài thơ thuộc (thuộc lòng vài đoạn)
5. Dặn dò:
	- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
	- Soạn bài, học bài chuẩn bị thi HKI.
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
Tuần: 17
Tiết : 67, 68
NS: 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Nhằm đánh giá:
	- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích cực các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần văn, TV, TLV của môn ngữ văn trong 1 bài kiểm tra.
	- Năng lực vận dụng phương pháp thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
I. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Phát đề.
4. Củng cố: Thu bài.
5. Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docbo giao an day du.doc