Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ 2 - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức: - Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2.Kĩ năng:- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3.Thái độ: +Tích hợp môi trường: Liên hệ môi trường của chúa sơn lâm.

+ KNS : KN giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự quản bản thân.

II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.

 - HS : Bài soạn ở nhà.

III. Phương pháp và phương tiện dạy học tích cực

- Phân tích, động não, trao đổi thảo luận

IV.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới:

 

doc 137 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1155Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌc kỲ II Ngày soạn: 2 /1/2013
Tuần 20 Tiết 73,74 : Nhớ rừng
I. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: - Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2.Kĩ năng:- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3.Thái độ: +Tích hợp môi trường: Liên hệ môi trường của chúa sơn lâm.
+ KNS : KN giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự quản bản thân.
II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
 - HS : Bài soạn ở nhà.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học tích cực
- Phân tích, động não, trao đổi thảo luận
IV.Tiến trình lên lớp :
1. ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn tìm hiểu chung 
? H/s đọc chú thích (*) sgk
? Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thế Lữ?
? Em biết gì về bài thơ “Nhớ rừng”?
- Đoạn 1 – 4 : Giọng vừa hào hứng, tiếc nuối, tha thiết, bay bổng, mạnh mẽ và hùng tráng kết thúc bằng một câu thơ than thở, như một tiếng thở dài bất lực
- Chú ý đọc những câu thơ cắt dòng (từ để với từ đầu câu)
G/v hướng dẫn cách đọc
G/v đọc mẫu, 3 – 4 h/s đọc 
G/v kiểm tra việc nhớ từ khó
? Em có nhận xét gì về thể thơ ở? Bài thơ được ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn?
? Từ bố cục của bài thơ em hãy chỉ ra hai đối tượng tương phản trong bài? ý nghĩa của hình tượng tương phản đó?
Hoạt động 2 :
 Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
H/s đọc lại đoạn 1 – 4 
? Theo em nội dung của đoạn thơ này là gì ?
? Tâm trạng đó của con hổ được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật diễn tả tâm trạng căm uất của con hổ có gì đặc sắc?
? Tâm trạng đó của con hổ có gần gũi với tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước, nô lệ lúc đó?
Cảnh vườn bách thú “tầm thường giả dối”, tù túng dưới mắt con hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cẩm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội.
H/s đọc lại đoạn 2,3
? Cảnh giang sơn hùng vĩ và thời oanh liệt của chúa sơn lâm được tác giả miêu tả như thế nào?
(Gợi ý: Sống trong cảnh “bị nhục nhằn tù hãm” chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, thân tung hoành, hống hách như ngày xưa. Lối câu thơ vắt ngang qua hai dòng thơ là đặc điểm của thơ mới. Vậy chúa sơn lâm nhớ những gì?)
? Đó là một cảnh như thế nào?
? Trong khung cảnh ấy tác giả đã thể hiện chúa sơn lâm xuất hiện như thế nào?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này?
? Đoạn 3 có chủ đề chúa sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của bức tranh tứ bình ấy?
G/v bình : Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng vùng vĩ, tráng lệ, với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là cảnh “những đêm vàng” hết sức diểm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng... tan” đầy lãng mạn. Đó là cảnh rộn rã, tưng bừng : “Bình minhtưng bừng” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp của bậc đế vương : “Ta lặng mới”. Đó cảnh chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm . Và cuối cùng là cảnh “chiều rừng” thật dữ dội đợi chờ mặt trời chết để chiếm lấy riêng phần bí mật.
Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nổi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ.Một loạt đâu ngữ nào đâu, đâu ngữ diễn tả nổi thấm thía, nỗi nhớ tiếc không nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa.
? Dưới mắt hổ, cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào?
? Tâm trạng của con hổ trước cảnh ấy ra sao?
? bài thơ kết thúc bằng lời gửi thống thiết của hổ rừng thiêng, nơi nó ngự trị ngày xưa. Lời nhắn gửi ấy có liên quan và có ý nghĩa gì đối với tâm trạng con người Việt Nam lúc đó?
Hoạt động 3 :
? “Nhớ rừng” có thể coi là một áng thơ yêu nước, nhưng cũng là vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn. Em hãy nêu vẻ đẹp ấy?
? Nêu đặc diểm nghệ thuật của bài thơ.
H/s đọc to ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung 
1- Tác giả : Thế Lữ(1907-1989) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên trong phong trào Thơ mới.
- Thơ mới: một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp tri thức trẻ từ năm 1932-1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà.
2- Tác phẩm: “Mấy vần thơ” (1935).Nhớ rừng là bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ hiện đại. Sự ra đời của bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới. 
* Đọc 
* Từ khó:
*, Thể loại thơ :
- Thơ 8 chữ, một sự sáng tạo của thơ mới
- Cách ngắt nhịp, tự do, linh hoạt 
- Vần : Gieo vần liền, chân, bằng – trắc nối tiếp
ố Đây chính là sự khác biệt của thơ mới so với thơ cũ.
*, Bố cục 
- Đoạn 1 – 4 : Cảnh con hổ ở vườn Bách thú
- Đoạn 2 – 3 : Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩi của nó .
- Đoạn 5 : Nỗi khát khao và nuối tiếc những năm tháng hào hùng của thời tung hoành ngự trị
à hai cảnh tương phản : Cảnh vườn Bách thú nơi con hổ bị giam cầm và cảnh núi non hùng vĩ – nơi con hổ tung hoành hống hách những nhày xưa. àVới con hổ cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, dĩ vãng. 
ố Phù hợp với diễn biến tâm trạng của con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề .
II. Đọc – hiểu văn bản
1, Cảnh con hổ trong vườn bách thú 
* Tâm trạng: căm hờn, uất hận và nổi ngao ngán của con hổ ở vườn bách thú 
- Từ chỗ là chúa tể muôn loài, tung hoành chốn nước non hùng vĩ à bị nhốt chặt trong củi sắt, trở bằng thứ đồ chơi, ngang bầy với bọn dở hơi tầm thường. Như vậy :
+ Bề ngoài : Thấm thía sự bất lực, ý thức được tình tế đắng cay, cam chịu
+ Bên trong : Ngùn ngụt lửa căm hờn ,
uất hận
- Tác giả đã sử dụng phương pháp đối lập, câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc, câu thơ thứ hai 8 tiếng thì 7 tiếng là thanh bằng, giọng điệu chán trường, u uất, một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp cách ngắt nhịp dồn dập, lúc kéo dài như một tiếng thở dài ngao ngán. Đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm : “gậm”giúp ta cảm nhận được nổi căm uất, tuyệt vọng cứ gặm nhấm để huỷ hoại tư tưởng của chú hổ.
+ Khối căm hờn : Nỗi căm uất cứ chất chứa hàng ngày tạo thành khối, như khối đá nặng trĩu lòng.
à Đặc trưng của bút pháp lãng mạn
* Đoạn thơ chạm vào nỗi đau mất nước của người Việt Nam lúc bấy giờ. Nỗi căm hờn uất hận, ngao ngán của con hổ cũng như là tâm trạng của mọi người.
ố Bài thơ gây tiếng vang rộng rãi, ít nhiều tác động đến tình cảm “yêu nước khát khao độc lập, tự do của người dân Việt Nam khi đó”.
2, Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó .
* Cảnh sơn lâm hùng vĩ : Bóng cả cây già, tiếng gió gào ngàn, giong nguồn hét núi, bang âm thầm lá gai, cỏ sắt, thét khúc trường ca dữ dội 
à Cảnh lớn lao, phi thường, dữ dội, đầy vẻ bí ẩn, linh thiêng.
* Chúa sơn lâm xuất hiện với tư thế và vẻ oai phong lẫm liệt, khi rừng thiêng tấu lên khúc trường ca dữ dội thì con hổ bước chân lên với tư thế “dõng dạc đường hoàng tấm thân”, “lượn” mềm mại như sang cuốn nhịp nhàng, quắc mắt thần trong hang tối khiến cho mọi vật đều im hơi
+ NT: Những câu thơ sống động, nhịp nhàng, miêu tả chính xác, ấn tượng.
* Bức tranh tứ bình với chủ đề chua sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình : 
+ Cảnh đêm trăng vàng bên bờ suối
+ Cảnh những ngày mưa chuyển ngàn
+ Cảnh “bình minh gợi”
+ Cảnh “Những chiều lênh láng rằng”
ố Cảnh vô cùng thơ mộng, mãnh liệt, dữ dội, đầy bí mật, con hổ hiện lên với vẻ nổi bật, tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đáng là một chúa sơn lâm đầy uy lực : Đặc điểm của bút pháp lãng mạn.
- Giấc mơ huy hoàng khép lại trong lời than u uất “Than ôi! Thời đâu?”
à Lời gào thét đó là biểu hiện nỗi khát khao cháy bỏng một cuộc đời tự do, một thế giới cao cả phi thường của chúa sơn lâm 
- Những từ ngữ thơ làm nổi bật sự tương phản giữa hai cảnh tượng thực tại, dĩ vãng tác giả đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt cảu nhân vật trữ tình. 
3, Nỗi ngao ngán trước thực tạị và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới cảnh “nước non hùng vĩ xưa kia”
- Dưới mắt hổ, cảnh ở vườn bách thú thật tầm thường, tẻ nhạt.
- Hổ cất lời nhắn gửi tới nước non cũ với nhân dân : bày tỏ nổi lòng quặn đau, ngao ngán, căn hờn u uất vì bị cầm tù, bị mất tự do, chủ quyền, hổ cũng bày tỏ tấm lòng son sắt thuỷ chung với non nước cũ
- Câu kết : Là tiếng vang vọng sâu thẳm của tấm lòng yêu nước
* ý nghĩa văn bản: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
III. Tổng kết
1. Nội dung: Ghi nhớ
2.Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
- Âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn tác phẩm
4. Củng cố- Dặn dò:
H/s làm bài tập 3,4 
Học thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
Soạn bài: Câu nghi vấn
 Ngày soạn: 3 / 1 / 2013
Tiết 75 : Câu nghi vấn
I. Mức độ cần đạt: 
1.Kiến thức:- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn
2. Kỹ năng: - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ:+ THKNS: - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.
II. Chuân bị của GV - HS:
GV: Gáo án, Bảng phụ
HS : Bài soạn ở nhà.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học tích cực
- Phân tích, động não, trao đổi thảo luận
IV. Tiến trình lên lớp :
1.ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1 :
H/s đọc đoạn trích trên bảng phụ
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn đối thoại trích từ “Tắt đèn”
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
? Từ phân tích ví dụ ,mẫu trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
? hãy dặt câu nghi vấn 
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập 
H/s làm bài tập theo 4 nhóm 
H/s thảo luận, các nhóm trình bày vào giấy trong
Các nhóm nhận xét lẫn nhau 
I. Đặc đỉêm hình thức và chức năng chính:
1. Ví dụ mẫu : + Câu nghi vấn :
1. Sáng nay ta đấm lắm không
2. Thế làm sao ăn khoai
3. Hay là u đói quá?
+ Đặc điểm hình thức : 
Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Có những từ nghi vấn : cókhông, (làm) sao, hay (là)
+ Chức năng : Dùng để hỏi
2,Khái niệm: ghi nhớSGK
VD : Bạn đi đâu về đấy?
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a, “Chị khất tiền sưu phải không?”
b, “Tại sao con người như thế?”
c, “Văn l ... n bản tự sự
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bành giá 
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh 
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận 
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại 
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm 
- H/s tự trả lời, phân tích ví dụ 
V. Ôn tập văn bản hành chính
H/s tự ôn ở nhà 
4.Hướng dẫn học ở nhà 
	- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì II .
 Tiết 135, 136 : Kiểm tra học kì II 
 --------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 3 / 5 / 2012
Tuần 37: 
 Tiết 137 : Văn bản thông báo 
I. Mục tiêu cần đạt : 
1.Kiến thức:	- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.
2.Kĩ năng : - Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.
- Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.
- Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.
3. Thái độ: + THKNS:
- Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản thông báo.
- ứng xử: biết sử dụng văn bản thông báo phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị của GV - HS : 
GV: Giáo án,sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để phân tích mẫu.
HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Động não, phân tích, thực hành
IV. Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : 
H/s đọc kỹ 2 văn bản thông báo ở sgk và TLCH
? Ai là người viết thông báo ?
? Ai là đối tượng thông báo?
? Thông báo nhằm mục đích gì?
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
? Nhận xét hình thức trình bày thông báo 
Hoạt động 2 : 
? H/s đọc, nhận xét, giải thích 3 tình huống sgk tình huống nào cần thiết thông báo?
Lưu ý : 
- Lời văn cần rõ ràng, chính xác, tránh người đọc hiểu lầm
- Trình bày theo đúng mẫu chuẩn
- Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời 
Hoạt động 3 : 
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
1.Văn bản mẵu: SGK
2.H/s đọc to ghi nhớ 1, 2 sgk 
II. Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo
1, Những tình huống cần làm văn bản
- Tình huống a : Tường trình 
- Tình huống b : Thông báo 
- Tình huống c : Thông báo 
2, Cách làm văn bản thông báo 
Các mục cần có 
- Tên cơ quan
- Tên văn bản thông báo
- Nội dung thông báo 
- Quốc hiệu
- Địa điểm
- Nơi nhận thông báo
- Họ tên, chức vụ, chữ ký
III.Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Sách bài tập ngữ văn (94 – 95)
	- Cần thông báo cả 3 tình huống 
Bài tập 2 : Lỗi của văn bản thông báo 
	- Diễn đạt chưa đúng ngữ pháp
	- Nội dung chưa nêu kế hoạch kiểm tra, công tác vệ sinh học đường
	- H/s tự sửa chữa .
4.Củngcố- Dặn dò:
- Học bài cũ, làm bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới: CTĐP: Từ ngữ địa phương Thanh Hoá.
 --------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 3 / 5 / 2012
 Chương trình địa phương phần tiếng Việt
 Tiết 38 Bài 5: Kiểm tra kiến thức ngữ văn địa phương.
I. Mục tiêu cần đạt : 
1.Kiến thức: Thể hiện những hiểu biết về kiến thức ngữ văn địa phương đã được học qua 3 năm (lớp 6, 7, 8) hoặc ở lớp 8.
2.Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện những kĩ năng trình bày vấn đề (qua phần tự luận hoặc kĩ năng trả lời ).
3. Thái độ: trân trọng giá trị văn học của địa phương mình.
II. Chuẩn bị của thầy – trò : 
- GV: Giáo án , tài liệu tham khảo.
- HS: Sưu tầm những từ ngữ địa phương mình sinh sống hàng ngày.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Động não, thực hành
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới : Các nội dung ôn tập, hệ thống hoá.
I. Phần văn học
1. Văn học dân gian Thanh Hoá
- Ca dao Thanh Hoá: Một số bài ca dao nói về đất và người Thanh Hoá.
- Chuyện cổ dân gian Thanh Hoá, đặc điểm, thể loại, đóng góp, truyện Phương Hoa...
2. Văn học viết Thanh Hoá thời Trung đại
- Tiến trình phát triển, đóng góp.
- Hột số bài thơ Trung đại của Hồ Quý Li, Nhữ Bá Sỹ.
3. Văn học hiện đại Thanh Hoá
- Thơ: Tiếng đàn bầu, Kính tặng mẹ, Làng Cò, ve sầu, Người già, Lời cây buồm, Mẹ ra Hà Nội, Hoa lúa, Thuyền than lại đậu Bến Than.
- Truyện : Nhà hàng hải.
II. Tiếng Việt
1. đặc điểm của địa phương Thanh Hoá
2. Từ ngữ địa phương Thanh Hoá.
3. Chữa lỗi nói sai, viết sai do tiếng địa phương.
III. Tập làm văn
Trên cơ sở lí thuyết về văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh các em đã được học, GV có thể vận dụng vào thực hành.
Ví dụ: - Giới thiệu một tác phẩm văn học địa phương mà em thích nhất.
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học địa phương...
4. Củng cố, dăn dò:
- Làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập làm văn bản thông báo.
	---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 5 / 5 / 2012
	 Tiết 139 : Luyện tập làm văn bản thông báo 
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản thông báo.
2. Kĩ năng:- Nhận biết thành thạo tình huống cần viết văn bản thông báo.
- Nắm bắt sự việc, lựa chọn thông tin cần truyền đạt.
3. Thái độ: làm việc độc lập, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị của GV - HS: 
GV: Giáo án, Bảng hệ thống so sánh 4 loại văn bản đồng hành
HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Động não, thực hành
IV. Tiến trình lên lớp : 
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản thông báo?
 Nêu cách làm một văn bản thông báo? Cho VD? 
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : 
* G/v gọi 4 h/s trả lời 3 câu hỏi mục I sgk trang 148 
	* G/v tổng kết bảng hệ thống 1 lên bảng phụ 
Hoạt động 2 :
I. Hướng dẫn ôn tập, củng cố lý thuyết về văn bản thông báo 
* Lưu ý các câu hỏi 
	- Ai thông báo ? (xác định chủ thể)
	- Thông báo cho ai? (xác định đối tượng)
	- Thông báo về việc gì? (xác định nội dung): cần cụ thể, chính xác, rõ ràng
	- Thông báo như thế nào (xác định hình thức, bố cục)
II. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Các h/s lựa chọn lý do trình bày lựa chọn của mình
	- Đáp án : 
+ Thông báo
+ Hiệu trưởng viết thông báo
+ Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo
+ Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 – 5 
+ Báo cáo 
+ Các chi đội viết báo cáo
+ Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo
+ Nội dung tình hình hành động trong tháng
+ Thông báo :
- Ban quản lý dự án viết thông báo
- Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án
- Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án
Bài tập 2 : 
	a, Những lỗi sai : 
	- Không có công văn số, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết góc trái phía trên và dưới bản thông báo
	- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo à còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra
	b, Bổ xung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bảng thông báo
Bài tập 3 : H/s tự làm bài tập 
Bài tập 4 : H/s chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3 để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh ngay ở lớp, đọc to ghi nhớ, g/v và h/s nhận xét góp ý 
4.Hướng dẫn học ở nhà :
- Viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh.
- Hoàn thành những bài tập v ề nhà.
 Ngày soạn: 5 / 5 / 2012
 Tiết 140 : Trả bài kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:	- H/s nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung kiến thức, để từ đó thêm một lần nữa cũng cố, hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức và kỹ năng chủ yếu đã được học trong đoạn trích ngữ văn lớp 8 
2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, chữa bài làm của bản thân 
3. Thái độ: chú ý lắng nghe lời nhận xét bài làm của cô giáo.
II. Chuẩn bị của GV - HS :
	- G/v trả bài trước 3 ngày, hướng dẫn cách chữa bài theo đáp án và biểu điểm 
	- H/s đọc kỹ bài làm của mình, chữa theo đáp án, biểu điểm.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Động não, thực hành
IV. Tiến trình lên lớp :
1.ổn định lớp
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : 
Nhận xét chung và phân tích cụ thể những ưu điểm và nhược điểm trong các bài viết của h/s 
	- Về phần bài làm văn tự luận 
	- Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể
	- H/s có thể tham gia trao đổi về những kiến thức nhận xét của g/v trên cơ sở đã đọc kỹ và tự chữa bài viết của mình 
Hoạt động 2 : 
Hướng dẫn h/s tiếp tục tự chữa bài viết 
	- Về chính tả và dùng từ
	- Về viết câu, diễn đạt câu, đoạn
	- Về trình bày, bố cục 
	- Về những lỗi khác 
Hoạt động 3 : 
Đọc – bình 
	- G/v lựa chọn một số bài, đoạn văn khá nhất trong phần tự luận để h/s đọc – bình 
	- H/s có thể tự chọn, đọc – bình câu, đoạn, bài văn của mình 
	- H/s tiếp tục tự chữa bài viết ở nhà 
3.Hướng dẫn học ở nhà 
	- G/v hướng dẫn h/s ôn tập hè môn ngữ văn .
Khung ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
T L
TN
TL
Thấp
Cao
Tiếng Việt
- Kiểu câu
- Hành động nói
- Viết đoạn hội thoại
- Kiểu câu
- Hành động nói
- Kiểu câu
- Hành động nói
- Viết đoạn hội thoại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1 đ
10 %
3
2đ
20 %
2
4 đ 
40% 
1
3 đ
30%
8
10đ
100%
Tổng
Số câu:
 Số điểm:
Tỉ lệ %
2
1 đ
10 %
3
2đ
20 %
2
4 đ 
40%
1
3 đ
30%
8
10đ
100%
Đáp án – hƯớng dẫn chấm bài kiểm tra tiếng việt lớp 8
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1(2 đ). Khoanh đúng mỗi ý đợc 0,5 đ
 1- C , 2 - A , 3 - C , 4 - D
Câu 2 (1 đ). Nối đúng mỗi ý đợc 0,25 đ
 1 – b , 2 – e , 3 - d, 4 – a
II. Phần tự luận (7 đ)
Câu 1(1 đ). Hs đặt đúng mỗi câu theo yêu cầu đợc 0,5 đ
Câu 2(3 đ). Đúng cả cho 2 đ, đúng 6-7 ý cho 1, 5 đ,đúng 4-> 5 ý cho 1 đ, đúng 2- 3 ý cho 0,5 đ.
 - Câu 1 -> Kể 
 - Câu 2 -> điều khiển(cầu khiến)
Câu 3 -> thông báo
Câu 4 -> xác nhận(khẳng định)
Câu 5 -> khẳng đinh
Câu 6 -> kể
Câu 7 -> kể
Câu 8 -> Hỏi 
Câu 9 -> kể
 - Câu 10 -> Xác nhận (trình bày 
Câu 3(3 đ). Viết đúng hình thức đoạn hội thoại. (1 đ)
Chỉ ra các lợt lời (1,5 đ)
Vai xã hội của ngời tham gia hội thoại (1,5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 t2.doc