Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I - Năm học 2013-2014 - Vũ Thị Phương Nhung

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I - Năm học 2013-2014 - Vũ Thị Phương Nhung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả & biểu cảm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong đoạn trích “Tôi đi học”.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả & biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.

- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

 3. Thái độ

- Giáo dục cho hs cảm nhận, yêu và thấy được ý nghĩa to lớn của việc học.

 

doc 167 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I - Năm học 2013-2014 - Vũ Thị Phương Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì I
Tuần 1 - bài 1
Ngày soạn: 13.08.2013
Tiết 1: Văn bản:
Tôi đi học – Thanh Tịnh
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả & biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong đoạn trích “Tôi đi học”.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả & biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
 3. Thái độ
- Giáo dục cho hs cảm nhận, yêu và thấy được ý nghĩa to lớn của việc học.
III. Chuẩn bị:
Gv : giáo án; chân dung nhà văn Thanh Tịnh.
Hs : Chuẩn bị nội dung bài học theo yêu cầu.
IV. tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, 
? Nêu những cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đến lớp?
-> HS nêu theo suy nghĩ riêng của bản thân.
 - GV giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. “Ngày đầu tiên đi học  Mẹ dỗ dành yêu thương”. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về tác giả, văn bản:
* GV hướng dẫn hs đọc văn bản: giọng chậm, dịu, hơi buồn lắng sâu.
- GV đọc mẫu từ đầu đến “trên ngọn núi” /6.
- Gọi hs đọc tiếp văn bản.
? Nêu hiểu biết về tác giả Thanh Tinh và tác phẩm “ Tôi đi học”?
- Yêu cầu: Trao đổi theo nhóm bàn (3’) các nội dung sau: 
? Xét về thể loại có thể xếp văn bản thuộc kiểu loại nào?
+ Ai là nhân vật chính?
+ Kỉ niệm ngày đầu đến trường được kể theo trình tự nào? 
+ Tương ứng với trình tự đó là các đoạn văn bản nào?
(cho hs thảo luận theo nhóm bàn 4 câu hỏi trên trong 2- 3 phút.)
? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc gần gũi nhất trong em?
-> GV giới thiệu thêm về tác giả và cho HS xem ảnh chân dung tác giả Thanh Tịnh.
- Thanh Tịnh quê ở Huế, từng dạy học, viết báo, làm văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện thơ: “Quê mẹ”, “đi giữa một mùa sen” “tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
? Giải thích một số từ khó: “Ông đốc”, “lạm nhận”, “lớp S”.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Đọc :
2. Tìm hiểu chung về tác giả, văn bản :
a. Tác giả : Thanh Tịnh (1911 – 1988)
- Quê ở xóm Gia Lạc, ngoại ô thành phố Huế.
- Sáng tác đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng, lắng sâu, êm dịu, trong trẻo.
b. Tác phẩm : 
- In trong tập “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
- Thể loại: truyện ngắn trữ tình.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm. 
- Nhân vật chính : tôi 
- Trình tự : Theo dòng hồi tưởng từ hiện taị – quá khứ.
- Tâm trạng nhân vật tôi: cảm xúc vui sướng, hồi hộp, tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn khi nhớ.
 lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên.
- Bố cục: 3 phần: 
+ Buổi mai  ngọn núi à Tâm trạng của “tôi” trên đường tới trường.
+ tiếp đến nghỉ cả ngày à Tâm trạng của “Tôi” lúc ở sân trường.
+ phần còn lại à Tâm trạng của “Tôi” khi ở trong lớp học.
c. Từ khó: (3), (5), (6), (9) (sgk 8)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản:
* GV cho hs theo dõi đoạn 1:
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường gắn với không gian, thời gian cụ thể nào? Lý giải vì sao?
- GV nhấn mạnh: Vì đây là thời điểm gần gũi, gắn liền với tuổi thơ. Đó là lần đầu được cắp sách tới trường, tác giả yêu quê hương
? Tâm trạng nhân vật tôi được thể hiện qua chi tiết nào? Em hiểu gì về những chi tiết đó?
- GV giảng và chốt: Cậu bé đã có ý chí học ngay từ đầu muốn tự mình đảm nhiệm việc học hành muốn được chững chạc hơn.
? Đặc biệt trong đoạn văn tác giả đã sử dụng rất nhiều các từ láy để diễn tả tâm trạng. Em hãy tìm và phân tích giá trị biểu cảm của những từ đó?
- GV giảng: những cảm xúc không trái ngược mà gần gũi, bổ sung cho nhau. Diễn tả tâm trạng rất thực và cụ thể, sinh động. Từ láy góp phần rút ngắn khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện như vừa mới xảy ra.
- GV bình: Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào thế giới đầy ắp tâm tư, tình cảm đẹp đẽ đáng chia sẻ và mến thương.
? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của “Tôi” trên đường cùng mẹ đến trường? Qua những cảm nhận mới mẻ ấy “tôi” đã bộc lộ những phẩm chất gì?
? Trong đoạn văn tác giả có sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo đó là hình ảnh nào? Phân tích cái hay của hình ảnh so sánh đó?
? Gắn với những cảm xúc, suy nghĩ của chú bé là hình ảnh của ai? Em cảm nhận được gì về hình ảnh đó?
- GV giảng: Hình ảnh người mẹ thân thương nhất trong ngày đầu đi học: quan tâm, dịu dàng, trìu mến.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Tâm trạng của “Tôi” trên đường đến trường:
- Thời gian: “buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp. 
- Thiên nhiên: lá rụng, mây bàng bạc.
à Sự biến chuyển của cảnh vật lúc sang thu
- Con người: mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường...
- Cảnh vật, con đường: tự nhiên thấy lạ à báo hiệu sự đổi thay trong tình cảm và nhận thức.
+ Nhận thức về sự nghiêm túc học hành.
à Cảm thấy trang trọng, đứng đắn.
- Từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã à Diễn tả tâm trạng rất thực, cụ thể, sinh động. 
à Cảm giác tự nhiên. Động từ “thèm, bặm, ghì, xệch” -> thể hiện tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh ngây thơ đáng yêu của chú bé.
à Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, vui sướng, tự tin, háo hức, cảm thấy mới mẻ.
- Hình ảnh so sánh rất độc đáo: “ý nghĩ ấy  như làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.à Kỉ niệm đẹp, cao siêu.
à Đề cao sự học của con người.
à Khát vọng vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao vũ trụ, cũng như tri thức nhân loại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết phần II.1:
? Trong phần đầu của văn bản, tác giả đã cho ta hình dung điều gì về tâm trạng của nhân vật Tôi trong ngày đầu đến trường?
? Hãy nêu những thành công về mặt nghệ thuật khi thể hiện nội dung đó?
-> HS trả lời cá nhân.
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh so sánh đọc đáo.
- Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế.
- Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc.
* Nội dung: Diễn tả tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học.
Hoạt động 5: Luyện tập
? Hãy dùng một hai câu để nói về tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường đến trường ?
* Luyện tập :
HS đặt câu theo yêu cầu.
4. Củng cố :
- GV cho hs làm câu hỏi trắc nghiệm/ 11.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Xem lại bài giảng, nắm được cái hay trong cách thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Nắm những nét chính về nghệ thuật làm nên thành công cho đoạn trích.
- Xem lại phần còn lại của văn bản, tập phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi” và những đặc sắc nghệ thuật chính của nó.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 13.08.2013
Tiết 2: Văn bản:
Tôi đi học – Thanh Tịnh (Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong đoạn trích “Tôi đi học”.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu đoạn trích có yếu tố miêu tả & biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học.
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
 3. Thái độ
- Giáo dục cho hs cảm nhận, yêu và thấy được ý nghĩa to lớn của việc học.
III. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: đọc kĩ đoạn văn bản còn lại, tìm hiểu tâm trạng nhân vật Tôi và những đặc sắc nghệ thuật trong phần còn lại.
IV. tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Qua phần I văn bản Tôi đi học, em hãy cho biết tâm trạng nhân vật Tôi trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học?
? Tâm trạng đó được thể hiện rõ nét nhất qua những chi tiết nào? Chỉ ra cái hay của các chi tiết đó?
-> Tâm trạng nhân vật Tôi trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học: hồi hộp, bỡ ngỡ, vui sướng, tự tin, háo hức, cảm thấy mới mẻ.
- Chi tiết thể hiện: 
+ Thấy con đường đi lại hàng ngày tự nhiên lạ.
+ Cảnh vật chug quanh đều thay đổi vì chính lòng đang có sự thay đổi lớn.
+ Không có những thói quen đi chơi như những ngày trước đó nữa.
+ Trong chiếc áo vải dù, cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn.
+ Thèm được như mấy cậu học trò đã quen với việc học.
+ Muốn thử sức với mấy đồ dùng học tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý.
- Phương pháp: thuyết trình.
-> GV dựa vào phần kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết văn bản :
* Yêu cầu hs theo dõi đoạn 2.
? Trường làng Mĩ Lý thay đổi như thế nào? Em hiểu gì về ý nghĩa hình ảnh so sánh trên?
? Tâm trạng chú bé ra sao? Tâm trạng đó được diễn tả bởi hình ảnh so sánh độc đáo. Thử phân tích cái hay của hình ảnh so sánh ấy?
- GV giảng : Tác giả miêu tả sinh động tâm trạng bồi hồi, hồi hộp, bỡ ngỡ của các em nhỏ lần đầu đến trườngà khát vọng bay bổng của trẻ thơ.
? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng chú bé khi tiếng trống ngày tựu trường vang lên? Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý của tác giả qua những chi tiết này?
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò?
- GV chốt : tiếng khóc thể hiện sự nuối tiếc, lưu luyến, e sợ, niềm sung sướng à trưởng thành à phản ứng dây truyền rất tự nhiên.
 ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý?
? Kể lại tâm trạng của em lần đầu đi học?
? Nhận xét hành động, thái độ các nhân vật khác?
GV: Họ như những bàn tay nâng đỡ những làn gió đưa những tia nắng soi đường để những cánh chim được cất lên mạnh dạn trên bầu trời bao la
? Qua các chi  ...  nghĩa gì? (dấu phẩy được dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức, vừa ghê tởm. Có thể diễn đạt ý tên gọi văn bản một cách nôm na là “Thuốc lá, Mày là đồ ôn dịch”)
-> ý nghĩa nhan đề?
I. Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khắc Viện :(1913 – 1997)
- Là bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng.
- Là người có đóng góp lớn cho ngành tâm lí và nên văn hóa giáo dục Việt Nam.
- Là người dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và được đánh giá là bản dịch hay nhất.
- Năm 1997 được trao tặng huân chương độc lập hạng nhất.
- Năm 2000 được truy tặng giải thưởng cho cuốn “Việt Nam – Một thiên lịch sử” .
2. Văn bản:
- Xuất xứ : trích tác phẩm “Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện”
- Phương thức biểu đạt: nghị luận + thuyết minh
- Bố cục: 4 phần:
+ Phần (1) Từ đầu đến "nặng hơn cả AIDS": Nêu vấn đề và tầm quan trọng, tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
+ Phần (2): tiếp theo đến "tổn hao sức khoẻ cộng đồng": Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
+ Phần (3): Tiếp theo đến “con đường phạm pháp”: nêu tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng.
+ Phần (4)-(Phần kết): Phần còn lại: Lời kêu gọi mọi người chống hút thuốc lá.
- Nội dung: thuộc kiểu văn bản nhật dụng
- Nhan đề của văn bản: nêu lên một vấn đề xã hội có nhiều tác hại, đồng thời thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá của tác giả đối với tệ nạn thuốc lá.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết văn bản :
- GV cho hs đọc phần 1 của văn bản.
? Theo dõi phần 1 và nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả? [Tại sao đối tượng chính được nói tới trong văn bản này là thuốc lá nhưng tác giả lại mở đầu văn bản bằng việc dẫn ra các dịch bệnh như dịch hạch, thổ tả?]
? Tính chất nghiêm trọng của ôn dịch, thuốc lá được tác giả nêu ra như thế nào? Dựa vào đâu mà tác giả khẳng định điều đó?
-> GV chiếu câu “Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS” giảng, chốt: 
- Tác giả nêu vấn đề bằng cách dẫn ra một số đại dịch nguy hiểm của loài người, so sánh hút thuốc lá với đại dịch AIDS để khẳng định tính chất nghiêm trọng của vấn đề. 
- Ông đã dựa vào kết luận của hơn 5 vạn công trình nghiên cứu để đưa ra nhận định đó. Nó như một định đề, không cần chứng minh, bàn luận.
? Nêu nhận xét về cách dẫn dắt vấn đề và cách lập luận của tác giả trong phần 1 văn bản?
-> GV chốt đặc sắc NT trong phần 1:
? Nêu tác dụng của lời cảnh báo?
- Gv yêu cầu hs theo dõi, đọc phần 2, 3 của văn bản.
- GV dẫn, chiếu dẫn chứng : “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
? Theo em, tác giả có dụng ý gì khi trích dẫn lời nói đó của Trần Hưng Đạo? 
- GV chốt: à Nhằm cảnh báo về tác hại âm thầm của thuốc lá đối với sức khỏe con người (So sánh, gây chú ý).
- GV chia 2 nhóm thảo luận, ghi ra giấy A0: (GV phát phiếu bài tập)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và với lối sống đạo đức.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng (Những người không trực tiếp hút)?
-> Đại diện 2 nhóm trình bày trên bảng-> Nhận xét chéo, bổ sung.
ố Sau khi hs trình bày, nhận xét.
ố GVnhận xét, chốt trên máy chiếu. Đặt câu hỏi để kiểm tra, khắc sâu kiến thức với từng nhóm:
* Với nhóm 1:
?1 Theo em, nguyên nhân nào khiến thuốc lá gây hại đến sức khoẻ của con người như vậy?
-> Trong khói thuốc có nhiều chất độc: ô-xít các-bon, hắc ín, ni-cô-tin...
?2 giải nghĩa các từ: hắc in, ni-cô-tin, nang phổi?
- Gv chiếu một số hình ảnh về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe con người và tới đạo đức, lối sống kết hợp phân tích.
?3 Khi thuyết minh về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
-> GV chốt, ghi bảng: NT liệt kê. 
* Với nhóm 2:
- GV dẫn, chiếu câu: “Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi !” 
?1 Câu nói đó cho ta thấy thái độ như thế nào của người hút thuốc với cộng đồng?
-> Thể hiện thái độ vô trách nhiệm với cộng đồng đồng thời phê phán, bác bỏ quan điểm sai lầm của người hút thuốc lá..
? Hút thuốc lá gây nên tác hại gì về kinh tế và xã hội?
- GV Phân tích tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng , xã hội...
à Chiếu hình ảnh minh họa về tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh...
* GV yêu cầu hs : so sánh việc hút thuốc lá ở các nước phát triển với Việt Nam trên 3 phương diện: chi phí,chính sách, các loại bệnh tật.
à Gv chiếu bảng so sánh.
? Việc so sánh tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta với tỉ lệ ở các thành phố Châu Âu nói lên điều gì?
- Gv chiếu hình ảnh hút thuốc của các đối tượng.
à Hút thuốc lá đã trở thành một vấn nạn trong đời sống xã hội. Đối tượng mắc phải là tất cả mọi người không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị...
? Hãy chỉ ra thái độ của tác giả khi phân tích những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng? Tìm chi tiết minh họa?
- GV chiếu: 
+ ... Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra sân, ngoài hành lang mà hút.
+ Tội nghiệp thay những cái thai...quả là một tội ác.
à GV phân tích thái độ của tác giả... 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật thuyết minh, nghị luận của tác giả trong phần 2,3? 
? Qua việc phân tích trên, em thấy thuốc lá có tác hại như thế nào? Nó gây hại cho những ai?
- Gv yêu cầu hs theo dõi phần cuối văn bản.
? Hiện nay, nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những biện pháp nào để hạn chế nạn hút thuốc lá?
à GV chiếu một số hình ảnh về tuyên truyền giảm thiểu, bài trừ thuốc lá.
- GV bình: Tuy đã có nhiều cách tuyên truyền để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá, tuy nhiên, vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết.
? Trong phần cuối văn bản, tác giả đã nêu ra những kiến nghị gì về vấn nạn này? Tìm chi tiết thể hiện?
? Với tính chất là một văn bản nghị luận, một văn bản thuyết minh nhằm cung cấp tri thức, theo em văn bản trên đã đạt được mục đích chưa? Vì sao?
? Theo em, ai có trách nhiệm trong việc bài giảm thiểu, bài trừ nạn hút thuốc lá?
? Nhận xét thái độ của tác giả trong phần cuối văn bản? Em đánh giá gì về thái độ ấy?
? Suy nghĩ của em sau khi học văn bản?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản :
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
- Dẫn ra dịch hạch, dịch thổ tả.
- So sánh hút thuốc lá với đại dịch AIDS:
“ Ôn dịch, thuốc lá đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”.
-> Khẳng định tính chất nghiêm trọng của ôn dịch thuốc lá, coi nó như một thứ dịch bệnh nguy hiểm.
ề Cách dẫn dắt vấn đề rất ấn tượng. 
+ Lập ý từ xa đến gần theo mức độ tăng dần.
+ Sử dụng hình ảnh so sánh.
+ Dùng các thuật ngữ thông dụng của ngành y tế.
ố Là lời cảnh báo ngắn gọn nhưng ấn tượng, cho thấy nguy cơ của thuốc lá thật kinh khủng đối với đời sống con người.
2. Tác hại của thuốc lá:
a. Với người hút:
- Mở đầu bằng việc dẫn ra câu nói của Trần Hưng Đạo 
ố Cảnh báo về tác hại âm thầm của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
* Đối với sức khỏe con người:
- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể gây nên:
+ Ho hen, viêm phế quản.
+ Khói thuốc lá có chất ô-xít các – bon thấm vào máu, bám chặt vào hồng cầu không cho chúng tiếp cận với ô xi -> sức khỏe người nghiện ngày một sút kém.
+ Chất hắc ín trong thuốc lá gây ung thư vòm họng, ung thư phổi. (80% bệnh ung thư).
+ Chất ni-cô-tin làm các động mạch co thắt lại -> huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
+ Chết đột xuất.
- NT: Liệt kê nhằm nhấn mạnh tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
* Với đạo đức, lối sống:
- Nêu gương xấu cho con em.
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trộm cắp, phạm pháp, tệ nạn ma túy.
-> Thuốc lá hủy hoại lối sống, nhân cách, đạo đức con người, nhất là thanh thiếu niên.
b. Đối với cộng đồng (Những người không trực tiếp hút thuốc lá):
- Cũng mắc các bệnh như người trực tiếp hút thuốc lá.
- Gây nhiễm độc thai nhi -> sinh non
-> Bộc lộ cảm xúc căm ghét, tức giận.
- Về kinh tế, xã hội:
+ Gây thiệt hại về kinh tế.
+ Mất nhiều ngày công lao động và tổn hại sức khỏe cộng đồng.
ốNT: 
- Liệt kê.
- Sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo.
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học. (Đưa ra các số liệu chính xác, khoa học, thuyết phục).
à Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho bản thân người hút mà còn gây hại cho cộng đồng.
3. Kiến nghị về việc chống thuốc lá:
- Cấm hút thuốc nơi công cộng.
- Phạt nặng người hút thuốc.
- Khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá...
- Cấm quảng cáo thuốc lá.
à Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
* Thái độ của tác giả:
-> Kiến quyết, kêu gọi mọi người bài trừ nạn ôn dịch thuốc lá.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết :
- GV cho hs làm câu hỏi trắc nghiệm
+ Về NT: Câu 1, 9
+ Về ND: Câu 4, 16
- GV chốt trên máy chiếu nội dung phần tổng kết.
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ/122.
? Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
III. Tổng kết : ghi nhớ/122
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
2. Nội dung :
- Thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người đồng thời còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, lối sống.
3. ý nghĩa văn bản: 
- Với những phân tích khoa học , tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn chặn tệ nạn hút thuốc lá.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh luyện tập :
- GV hướng dẫn hs thực hành đóng vai (theo nhóm)
IV. Luyện tập :
? Nếu người thân, người quen của em nghiện thuốc lá, em sẽ khuyên họ điều gì?
- Nhóm 1 : Với vai trò là một bác sĩ tư vấn sức khoẻ, em hãy tuyên truyền để mọi người biết tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ.
- Nhóm 2 : Đóng vai là một điều tra viên xã hội học, em hãy trình bày về tác hại của thuốc lá đối với xã hội.
- Nhóm 3 : Đóng vai là đại diện của một tổ chức y tế Thế giới WHO, em hãy tìm hiểu về thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam và đưa giải pháp.
- Nhóm 4 : Với vai trò là một thành viên của tổ chức Trái đất xanh, tham gia vào chiến dịch phòng chống thuốc lá, em hãy tuyên truyền để mọi người thấy được tác hại mà thuốc lá gây ra đối với môi trường. 
4. Củng cố :
- GV cho hs chơi trò chơi ô chữ.
5. Hướng dẫn về nhà :
* Bài vừa học: 
- Học bài theo vở ghi và sgk.
- Phân tích cho những người xung quanh thấy rõ tác hại của thuốc lá và kêu gọi vận động bỏ thuốc lá.
- Làm BT1, 2 (sgk 122)
* Chuẩn bị bài "Câu ghép" (tiếp theo)
- Ôn lại đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế của câu ghép
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép qua việc tìm hiểu các vd cụ thể.
- Xem trước bài tập phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 HKI.doc