HỌC KỲ II
TIẾT 73, 74: NHỚ RỪNG
THẾ LỮ (1907 – 1989)
A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
-Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
B Chuẩn bị:
1 Giáo viên : -Soạn giáo án. Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu.
- Chuẩn bị tranh tác giả; tập thơ Thế Lữ.
2 Học sinh : -Soạn bài .
- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1 Ổn định tổ chức (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Học kỳ ii Tiết 73, 74: Nhớ rừng Thế Lữ (1907 – 1989) A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. -Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu. - Chuẩn bị tranh tác giả; tập thơ Thế Lữ. 2 Học sinh : -Soạn bài . - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): nội dung hoạt động của giáo viên hình thức hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(15 phút): Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung. I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả : (06.10.1907 - 03.6.1989) -Nêu những nét chính trong cuộc đời TL; nêu vị trí của TL trong phong trào thơ mới? -HS trả lời -Tên thật : Nguyễn Thứ Lễ -Bút danh: Thế Lữ -Quê: Phù Đổng, Từ Sơn, Hà Bắc. -Là người tiêu biểu cho thơ mới chặng ban đầu. -Là 1 nhà thơ, nhà văn, 1 nghệ sỹ toàn tâm, toàn ý phục vụ CM, phục vụ ND. Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH nghệ thuật (năm 2003) 2. Bài thơ “Nhớ rừng” -Nêu xuất xứ của bài thơ? Xác định vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả? -HS trả lời * Xuất xứ: Viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” ( 1935). -Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của TL, là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. -Gọi HS đọc lời kể của Thế Lữ với XD? -HS đọc *Đọc, chú thích -Gọi HS đọc bài thơ -HS đọc - Chú ý đọc chính xác và có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc ở mỗi đoạn. -Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của HS? -Xác định thể thơ? -HS trả lời *Thể thơ : 8 chữ, gieo vần liền ( 2 câu liền nhau có vần liền với nhau), vần bằng và vần trắc hoán vị đều đặn. Đây là sự sáng tạo của thơ mới, trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ ( hay hát nói) truyền thống. -Xác định bố cục của bài thơ? -HS trả lời *Bố cục : Bài thơ được ngắt làm 5 đoạn -Đoạn 1: Tâm trạng uất hận, ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú -Đoạn 2+ 3: Hình ảnh chốn giang sơn hùng vĩ của con hổ được tái hiện trong nỗi nhớ tiếc da diết của nó. -Đoạn 4, 5: Niềm ngao ngán trước thực tại và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới cảnh nước non hùng vĩ xưa kia. -Bài thơ là lời của ai? Vì sao TG mượn lời của con hổ ở vườn bách thú? Việc mượn đó có tác dụng ntn trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? -HS trả lời -Bài thơ là lời của con hổ ở vườn bách thú. -TG mượn lời con hổ để tiện nói 1 cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự của u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Hoạt động 2:( 20 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảnh con hổ trong vườn bách thú II. Đọc –hiểu bài thơ -Xác định 2 cảnh đối lập ? Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong Nhớ rừng? -HS xác định -Trong bài thơ có 2 cảnh tương phản: Đó là cảnh vườn bách thú, nơi con hổ đang bị giam cầm (đoạn 1,4) và cảnh núi non hùng vĩ, nơi con hổ tung hoành hống hách những ngày xưa. Với con hổ cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, là dĩ vãng. Cấu trúc hai cảnh đối lập như vậy vừa tự nhiên, phù hợp với diễn biến tâm trạng con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề. 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú -Đọc đoạn 1, 4. -HS đọc -Quan sát đoạn 1, con hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt của vườn Bách thú? -HS quan sát và tìm chi tiết -Nỗi khổ không được hoạt động, phải ở trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài. -Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường -Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp kém. -Trong đó, nỗi khổ nào có sức biến thành nỗi căm hờn? Vì sao? -HS trả lời -Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ vì hổ vốn là chúa sơn lâm, khiến cả loài người còn khiếp sợ. -Trong cũi sắt, nỗi hờn căm của con hổ trở thành khối căm hờn. Em hiểu khối căm hờn ntn? -HS trả lời -Cảm xúc căm hờn đè nặng, nhức nhối, không có cách gì giải thoát. Khối căm hờn là tình cảm căm hờn to lớn, nguyên vẹn, chưa tan. -Đoạn thơ thứ nhất cho thấy con hổ có tâm trạng gì? -HS bình - Con hổ vô cùng ngao ngán, căm uất. - Không có cách gì thoát ra được môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt ấy, con hổ đành buông xuôi, bất lực, nằm dài trông ngày tháng dần qua. -Đọc lại đoạn 4. -HS đọc -Với tâm trạng ấy, cảnh vườn Bách Thảo hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào? -HS trao đổi lớp - Cảnh vườn Bách Thảo dưới cái nhìn của chúa sơn lâm : Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ, chỉ là nhân tạo, đều do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót, hết sức tầm thường, giả dối chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ và bí hiểm. Hoa.âm u -Thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. -Nhận xét nghệ thuật của đoạn trên? -HS trả lời +Nghệ thuật : giọng giễu nhại của những câu thơ trên với 1 loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở 2 câu đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường, khinh miệt . -Từ hai đoạn thơ 1, 4, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, từ đó là tâm sự của con người? -HS nêu cảm nhận -Nó chán ghét sâu sắc thực tại tầm thường, tù túng, giả dối -Khao khát được sống tự do, chân thật. =>Đó cũng là XH thực tại đương thời được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn; thái độ của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với XH đương thời. GV: Thất vọng, chán đời là tâm trạng chung của thế hệ, trở thành căn bệnh của thời đại. Tiết 2 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. -Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con hổ ở vườn Bách thú? 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút Hoạt động 2: (20 phút ):Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó. 2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó. -Gọi HS đọc đoạn 2, 3. Đoạn thơ 2, 3 cho chúng ta biết điều gì? -HS đọc và trả lời Đoạn 2+3: miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong vương quốc của nó. -Cảnh núi rừng đại ngàn được miêu tả ntn? -HS tìm chi tiết và trả lời - Cảnh núi rừng đại ngàn: lần lượt hiện ra trong nỗi nhớ của chúa sơn lâm đang bị giam cầm. Cái gì cũng lớn lao, dữ dội, phi thường: cũng là hoang vu, bí mậtĐó là chốn ngàn năm cao cả, âm u, là cảnh nước non hùng vĩ, là oai linh, ghê gớm. -Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra với vẻ đẹp ntn? -HS trả lời - Hình ảnh con hổ : Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, con hổ hiện ra nổi bật với 1 vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt. ->Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm với các chi tiết đầy ấn tượng. -Quan sát đoạn 2, em thấy có gì lạ? Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu của các câu thơ trong đoạn 2? -HS nêu suy nghĩ cá nhân -Có 1 dòng thơ dôi ra thành 10 tiếng ( trong khi toàn bài nhất loạt 8 tiếng). Dòng thơ ấy điệp hai lần từ với và điệp từ ấy còn tràn xuống khổ thơ sau +Chữ nhớ, điệp từ với và cách ngắt nhịp (4/2/2, 5/5, 3/5, 4/2/2 ) biến hoá, cân xứng đã làm nổi dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. -Đọc đoạn 3 -HS đọc -Có ý kiến cho rằng đoạn 3 là đoạn thơ hay nhất trong bài “Nhớ rừng”, có thể coi như một bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em hãy chỉ rõ vì sao? -HS trả lời -Đoạn 3 có 4 cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ và con hổ nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, uy nghi. -Quan sát lại đoạn 3, Đoạn thơ nói về 4 nỗi nhớ của con hổ trong những thời điểm nào? Trong những thời điểm ấy, con hổ hiện lên như thế nào? -HS thảo luận nhóm Thời điểm Hình ảnh con hổ Cảnh 1 Những đêm vàng bên bờ suối Con hổ như 1 thi sĩ Cảnh 2 Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Con hổ như 1 nhà hiền triết Cảnh 3 Những bình minh cây xanh nắng gội Con hổ như 1 bậc đế vương Cảnh 4 Những chiều lênh láng máu sau rừng Con hổ như 1 bạo chúa. => Hình ảnh con hổ lúc mềm mại, uyển chuyển, lúc oai hùng mạnh mẽ. -Tìm những điệp từ, điệp ngữ được dùng trong đoạn ? -HS tìm điệp từ - Các câu hỏi liên tiếp, dồn dập, một loạt điệp ngữ nào đâu, đâu nhữnglặp đi lặp lại, tạo thành điệp khúc dai dẳng não nề, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. -Đọc khổ thơ cuối. Khổ thơ cuối cho ta biết thêm điều gì? -HS đọc và trả lời - Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ với rừng thiêng, nơi mà nó ngự trị ngày xưa: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi” -Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng đó, ta thấy tâm sự của con hổ trong vườn Bách thú ntn? -HS trả lời - Con hổ khao khát được giải phóng, khao khát được tự do. Nó mãi mãi thuộc về rừng xanh chứ không cam tâm làm đồ mua vui cho con người, không hoà nhập với cái tầm thường, thấp kém, giả tạo. Nhưng nó cũng hoàn toàn bất lực. - Tâm sự của con hổ có gì giống với tâm sự của người dân VN đương thời? -HS trả lời - Đó là tâm sự của nhà thơ lãng mạn đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân VN mất nước khi đó. Hoạt động 3: ( 5 phút ):Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết -Gọi HS đọc lại bài thơ -HS đọc -Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ? -HS thảo luận lớp * Nghệ thuật : -Giọng thơ hùng tráng, lâm ly, cảm hứng lãng mạn mãnh liệt tràn đầy -Biểu tượng rất thích hợp và đẹp đẽ để thể hiện chủ đề bài thơ : Hình tượng con hổ ở vườn bách thú -Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng -Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm -Gọi HS đọc ghi nhớ : SGK tr 7 -HS đọc *Ghi nhớ : SGK tr 7 Hoạt động 4: ( 15 phút ):Hướng dẫn HS luyện tập VI. Luyện tập : Cho HS viết đoạn văn -HS làm việc độc lập Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà -Soạn bài :Câu nghi vấn Tiết 75: Câu nghi vấn A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. -Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): nội dung hoạt động của giáo viên hình thức hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(10 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn -Cho HS đọc đoạn trích và xác định câu nghi vấn trong ... nội dung tư tưởng và hình thức của các thể loại Cho HS thảo luận lớp bài 5 tr 144 -Cho HS thảo luận lớp bài tập 6 tr 144 -HS quan sát -HS thảo luận lớp và trả lời -HS thảo luận nhóm -HS thảo luận lớp -HS thảo luận lớp Bài 3: Phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại 1 Văn nghị luận :Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 quan điểm, tư tưởng nào đó. 2 So sánh: Giống: Đều có đặc trưng của thể loại nghị luận Khác: *Nghị luận trung đại:từ ngữ cổ, diễn đạt cổ -Nhiều hình ảnh và hình ảnh thường giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng -Dùng nhiều điển tích, điển cố -mang đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng “thiên mệnh”(mệnh trời), đạo “thần chủ”, lý tưởng nhân nghĩa, tâm lý sùng cổ(noi theo tiền nhân)dẫn đến việc sử dụng điển cố, điển tích phổ biến. *Nghị luận hiện đại: giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn. Bài 4 tr 144: Gợi ý : Có tình, có lý, có chứng cớ -Có lý : có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ -Có tình: có cảm xúc(Văn nghị luận không phải là văn trữ tình, nên tình cảm của TG không bộc lộ rõ ràng bằng những lời trữ tình, câu cảm thán. Song 1 VB NL có giá trị, đề cập đến 1 vấn đề nào đó, bao giờ TG cũng gửi gắm 1 thái độ, 1 niềm tin, 1 khát vọng thiết tha. -Có chứng cớ : Có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm Trong văn nghị luận 3 yếu tố đó phải kết hợp chặt chẽ và yếu tố có lý phải là chủ chốt. Bài 5: Cả 3 VB có tinh thần DT sâu sắc, thể hiện hoặc ở ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh, ở tinh thần bất khuất quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lăng bạo tàn, hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy lòng tự hào về 1 nước VN độc lập. Tinh thần DT sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình đậm hoặc nhạt của các VB đó. Và yếu tố tình còn thể hiện ở tấm lòng thái độ của người viết đối với người tiếp nhận Trong bài chiếu của mình, LTT còn tỏ ra có 1 thái độ khá thận trọng, chân thành đối với các khanh của ngài.Trong bài Hịch, 1 mặt TQT bộc bạch lòng căm thù giặc bằng những lời sôi sục, mặt khác, thể hiện thái độ vừa nghiêm kắc vừa ân cần với các tướng sỹ. ở VB thuế máu, tình chính là lòng căm thù giặc sâu sắc mãnh liệt đối với CNTD Pháp bởi vì cái gốc của lòng căm thù ấy chính là tình thương vô hạn đối với nhân dân thuộc địa các nước bị đoạ đày.Về nghệ thuật cái tình ấy được thể hiện chủ yếu bằng ngòi bút trào phúng đặc biệt sắc bén tuy VB vẫn có những câu, đoạn văn thuần tuý trữ tình. Bài 6: -Bài Cáo đã khẳng định dứt khoát rằng VN là 1 đất nước có chủ quyền, đó là chân lý hiển nhiên +Nội dung trên được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu bài cáo: Nước Đại Việt ta.Từ lời văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “tuyên ngôn”(lời tuyên bố về nền độc lập của DT ta) -ý thức về nền ĐL của DT thể hiện trong bài SNNN được thể hiện ở 2 phương diện: lãnh thổ và chủ quyền +Đến BNĐC, ý thức DT đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về ĐLDT còn được mở rộng bổ sung bằng cácb yế tố mới đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thốnglịch sử anh hùng. Với sự mở rộng bổ sung đó, ý thức về DT của Nguyễn Trãi ở thế kỷ 15 đã phát triển sâu sắc toàn diện hơn nhiều so với ý thức DT trong bài SNNN thế kỷ 21. Tiết 2: *ổn định tổ chức *KT sự chuẩn bị của HS *Bài mới: Hoạt động 1( 15 phút ):Cho HS trình bày bản thống kê VB nước ngoài đã học -Nhận xét khái quát về các VB ấy? -Khái quát 1 số nét về nội dung tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật? Hoạt động 2:( 10 phút ) Cho HS đọc thuộc đoạn văn mà các em đã chọn Hoạt động 3( 10 phút ): Cho HS nhắc lại chủ đề của 3 VB ND đã học và chỉ rõ phương thức bỉểu đạt chủ yếu mà mỗi VB sử dụng ? -HS trả lời -HS trả lời -HS trình bày cá nhân -HS thảo luận lớp I Văn bản nước ngoài: *Bảng thống kê các VB NN đã học (HS trình bày) *Nhận xét : -Thời gian xuất hiện : Rải đều từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XX -Phạm vi: các nước Âu Mĩ -Thể loại : truyện, kịch, văn nghị luận *Nội dung tư tưởng:Tinh thần nhân đạo,lòng thương cảm đối với người nghèo khổ bất hạnh, khát vọng hướng về 1 cuộc sống tốt đẹp, tình yêu thiên nhiên,tình cảm quê hương, tình thầy trò, sự phê phán lối sống xa thực tế, ảo tưởng *Nghệ thuật : kể chuyện và sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm II Văn bản nhật dụng 1 VB: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 -Ôn dịch thuốc lá -Bài toán dân số 2 Chủ đề :Vấn đề bảo vệ môi trường -Tác hại của thuốc lá -Tác hại của việc gia tăng dân số 3 Phương thức biểu đạt chủ yếu -2 VB đầu đều là VB thuyết minh song có không ít yếu tố lập luận và ở phần cuối đều có yếu tố biểu cảm -Bài toán dân số là 1 VB nghị luân jsong đã kết hợp khéo léo với phương thức TS và thuyết minh, do đó đã tạo được không khí nhẹ nhàng, tính chất sinh động, tăng thêm sức thuyết phục cho luận điểm chính: Cần phải hạn chế việc gia tăng dân số Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Cho HS nhắc lại nội dung bài học -Nhắc nhở HS hoàn thành nốt bài tập . -Soạn bài :Chuẩn bị thi HK II -Soạn bài: Chương trình địa phương tiếng Việt Tiết 137:chương trình địa phương tiếng việt A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương. -Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(1 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút) nội dung hoạt động của giáo viên hình thức hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:(5 phút): Hướng dẫn HS Thực hiện bài tập 1 trong SGK -Cho HS xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích đã cho Hoạt động 2:( 10 phút) Hướng dẫn HS thực hiện phần đầu của bài tập 2 trong SGK -Cho HS tìm từ xưng hô ở địa phương. Hoạt động 3: ( 7 phút ):Hướng dẫn HS thực hiện phần sau của bài tập 2 trong SGK -Cho HS tìm những cách xưng hô ở địa phương? -GV gợi ý để HS về nhà tự tìm lấy dẫn chứng. Hoạt động 4: ( 10 phút ):Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 3 SGK - Cho HS tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương trong giao tiếp. Hoạt động 5: ( 9 phút ):Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 4 trong SGK -Cho HS đối chiếu từ xưng hô với từ chỉ quan hệ thân thuộc. -HS trả lời -HS trả lời miệng -HS thảo luận lớp -HS nghe -HS thảo luận nhóm -HS thảo luận nhóm Bài 1: Đoạn trích (a) có từ xưng hô địa phương (“u” dùng để gọi mẹ). Trong đoạn trích (b), từ “mợ’’: là một biệt ngữ xã hội Bài 2: *ở mỗi địa phưong thường có những từ xưng hô khác với từ xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ :những từ đặt trong dấu ngoặc đơn là từ toàn dân: Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn); Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); mệ (bà); cố (cụ); bá (bác); eng (anh); ả (chị); *ở mỗi địa phương, xưng hô có sự khác nhau rất đa dạng và tinh tế. Gợi ý:Một người lứa tuổi HS (lớp 8) có thể xưng hô với: -Thầy / cô giáo là: em-thầy / cô hoặc con-thầy / cô. -Chị của mẹ mình là: cháu-bá hoặc cháu-dượng. -Ông nội là: cháu-ông hoặc cháu-nội. -Bà nội là: cháu-bà hoặc cháu-nội. -Ông ngoại là: cháu-ông hoặc cháu-ngoại. -Người ngoài hoặc gia đình có tuổi tương đương với em trai của cha mẹ mình là: cháu-chú, cháu-cậu, con-cậu, với em gái của bố mẹ là: cháu-cô, cháu-o, cháu-dì, con-dì, Bài 3: *Lưu ý: Xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương,) và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. Bài 4: Trong tiếng Việt (tiếng Việt toàn dân cũng như các phương ngữ) phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc có thể đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ có 1 số ít trường hợp có thể coi là cá biệt như: vợ, chồng, (con) dâu, (con) rể, Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là 1 đặc trưng nổi bật tiếng Việt (nhất là so với các ngôn ngữ châu Âu). Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà -Soạn bài :Luyện tập làm văn bản thông báo Tiết 138:luyện tập làm văn bản thông báo A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : -Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. -Nâng cao năng lực viết thông báo cho HS. B Chuẩn bị: 1 Giáo viên : -Soạn giáo án. -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 2 Học sinh : -Soạn bài . -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 ổn định tổ chức (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3 Bài mới Giới thiệu bài (1 phút): nội dung hoạt động của giáo viên hình thức hoạt động của hs nội dung cần đạt Hoạt động 1:( phút): Hướng dẫn HS Ôn tập tri thức về thông báo. -Gọi lần lượt 3 HS, mỗi em trả lời một câu hỏi trong mục I của SGK. Hoạt động 2:( phút) Hướng dẫn HS luyện tập nâng cao. Bài 1:Gọi 3 HS, mỗi em thực hiện một câu hỏi. Bài 2: -Cho HS đọc thầm văn bản thông báo, xác định mục đích và yêu cầu của bài tập: phát hiện và chữa lại các lỗi. -Hướng dẫn HS phát hiện các lỗi bằng cách kiểm tra lại các yêu cầu sau: +Thông báo đã có đầy đủ các mục cần thiết chưa? +Phần nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa? -HS đọc -HS trả lời I Ôn tập lý thuyết II Luyện tập : Bài 1: Thông báo Tường trình Thông báo Bài 2. Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới , nội dung thông báo không phù hợp với tên VBTB(Tên VB là sắp xếp kế hoạch mà nội dung là yêu cầu sắp xếp kế hoạch , tức là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. Bản thông báo này phải viết lại mới đạt yêu cầu. Muốn thế phải trả lời cho rõ thông báo việc gì. Ví dụ, sắp tới trường tổ trức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày đến ngàytháng, thành lập Ban kiểm tra, đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoặch cụ thểthì mới đúng.) -Hướng dẫn HS bổ sung các mục còn thiếu và hoàn chỉnh thông báo theo đúng quy định. Bài 3. Tìm các tình huống cần viết thông báo. -Nhắc lại các tình huống khác (có thể cho từng tổ tháo luận và cử đại diện phát biểu để cả lớp xem xét bổ sung). -Từng cá nhân viết thông báo. Nừu kịp thời gian, có thể tổ chức cho cả lớp nghe, nhận xét, góp ý kiến cho một văn bản thông báo nào đó của các em. Củng cố –dặn dò :(2 phút ) -Hoàn chỉnh bài tập . -Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà -Soạn bài :Ôn tập TLV
Tài liệu đính kèm: