Gíao án Ngữ văn 8 HKI ( 2 cột )

Gíao án Ngữ văn 8 HKI ( 2 cột )

 Tiết 1+2 TÔI ĐI HỌC

 -Thanh Tịnh -

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.

2.Kĩ năng:

- Có kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích, tâm trạng nhân vật.

3.Thái độ:

- Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bài soạn + tài liệu.

- HS Soạn bài.

C. Phương pháp:Đàm thoại,thuyết trình.

D. Tổ chức giờ học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra: GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 8 và những yêu cầu học tập bộ môn.

 3. Bài mới:

GV: Giới thiệu bài mới

 Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc ấy thật xúc động, hôm nay cô trò chúng ta cùng trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua bài viết của ông.

 

doc 119 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gíao án Ngữ văn 8 HKI ( 2 cột )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:19.08.2011 
G:22.08.2011 
 Tiết 1+2 Tôi đi học
 	 -Thanh Tịnh -
Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.
2.Kĩ năng:
Có kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích, tâm trạng nhân vật.
3.Thái độ:
Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.
Đồ dùng dạy học:
GV: Bài soạn + tài liệu.
HS Soạn bài.
Phương pháp:Đàm thoại,thuyết trình.
Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra: GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 8 và những yêu cầu học tập bộ môn.
 3. Bài mới:
GV: Giới thiệu bài mới
 Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc ấy thật xúc động, hôm nay cô trò chúng ta cùng trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua bài viết của ông.
Hoạt động 1: Đọc - Hiểu văn bản.
 HĐ của thầy và trò
Bước 1:HD học sinh đọc và thảo luận chú thích
- GV hướng dẫn đọc: đọc to, rõ ràng, giọng đọc nhẹ nhàng, trẻ trung. GV đọc mẫu.
- HS đọc
Nêu vài nét về Thanh Tịnh? Em biết gì về văn bản “Tôi đi học” của nhà văn?
“Ông đốc” là gì?
“Lạm nhận” nghĩa là gì?
HS đọc các chú thích còn lại.
Bước 2:Tìm hiểu bố cục
Có thể chia văn bản làm mấy phần?
HS: Trả lời.
Hoạt động 2:
- HS đọc từ đầu đến " hôm nay tôi đi học"
Những gì đã gợi trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường?
- Vào cuối thu, lá rụng nhiều, hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
- HS đọc " Buổi mai hôm ấy"
Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường, khi nghe gọi tên, và lúc rời tay mẹ?
Tâm trạng nhân vật “tôi” được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của nó?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-> Đó là những yếu tố làm tăng giá trị diễn đạt.
Từ những chi tiết trên, em nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đến trường lần đầu tiên?
 Nội dung
I. Đọc –Tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản.
2. Thảo luận chú thích.
a. Tác giả; Thanh Tịnh ( 1911-1988), sáng tác của ông nhìn chung đều đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo êm dịu.
b. Tác phẩm: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941).
c.Từ khó:SGK
d.Bố cục:
II Tìm hiểu văn bản.
1. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm.
- Từ hiện tại tác giả nghĩ về dĩ vãng.
- Trình tự: 
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường.
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” khi nhìn ngôi trường, bạn bè, khi gọi tên mình, khi rời tay mẹ.
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” khi ngồi vào bàn đón giờ học đầu tiên.
2. Tâm trạng của nhân vật “tôi”.
- Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên thất lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước-> khẳng định mình.
- Bỗng thấy sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui.
- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường -> lo sợ vẩn vơ.
- Thấy chơ vơ, hồi hộp chờ gọi tên.
- Lo sợ phải rời tay mẹ.
- Cảm thấy vừa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn bên cạnh.
- Vừa ngỡ ngàng và tự tin-> nghiêm trang vào giờ học.
*Bài diễn tả một cách tự nhiên cảm động tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” khi đến trường buổi đầu tiên.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học Thời gian:10 p
Đồ dùng:SBT
Cách tiến hành:
Bước 1: 
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
Bước 2:
- GV hướng dẫn: đọc lại đoạn văn, so sánh tâm trạng của nhân vật “tôi”.
* Bài tập 1(SBT)
- Đoạn 1: Tâm trạng ngỡ ngàng mới lạ trước ngôi trường không phải mình thấy lần đầu hôm nay “tôi” cảm thấy nó oai nghiêm cao rộng còn mình thấy nhỏ bé nên lo sợ vẩn vơ.
- Đoạn 2: Tâm trạng ngỡ ngàng nhưng bắt đầu thấy ấm áp, quyến luyến tự nhiên, Tôi không sợ hãi nữa.
-> Đoạn 1, “tôi” bỗng thấy xa lạ trước những điều đã quen. Đoạn 2, “tôi” từ xa lạ bỗng có cảm giác gần gũi, tin cậy.
Hoạt động 4: hướng dẫn học tập ở nhà:5P
 Hãy kể lại tâm trạng của em buổi đầu đến trường? So sánh với nhân vật tôi em thấy tâm trạng mình và Tôi như thế nào?
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật tôi. Chuẩn bị tiết 2, trả lời các câu hỏi 3,4,5.
 ..............................................
.
S:20. 8.2011 Tiết2 Tôi đi học (tiếp) 
G:23.08.2011 - Thanh Tịnh -
A, Mục tiêu cần đạt: HS
1.Kiến thức:
Hiểu được tình cảm yêu thương, trìu mến, chu đáo, cởi mở của những người lớn (mẹ, ông đốc, thầy giáo). Hiểu rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.
- Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh đặc sắc,nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng :
Có kĩ năng đọc, phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật. trong truyện ngắn.
3.Thái độ:
Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với trường lớp, thầy cô, cha mẹ.
B. Chuẩn bị
- GV bài soạn + tài liệu
- HS soạn bài, SGK.
C.Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình..
D.Tổ chức giờ học:
 1, ổn định tổ chức: 
 2, Kiểm tra đầu giờ: Phân tích tâm trạng của nhân vật "tôi" khi đi trên đường, khi đứng trước ngôi trường, khi rời trường?
 3, Bài mới:
 Gv giới thiệu bài mới:
 Giờ trước ta đã thấy tâm trạng từ lo sợ vẩn vơ đến gần gũi tin cậy. Vậy ai là người đã giúp đỡ Tôi có sự tin cậy ấy, họ là những người như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong tiết ngày hôm nay.
Hoạt động 1:Đọc –hiểu văn bản(tiếp tiết 1) 
 HĐ của thầy và trò
HS đọc: Ông đốc trường Mĩ Lí đến tôi cũng thấy làm lạ.
Tìm những chi tiết miêu tả tình cảm của ông Đốc đối với học sinh?
Em nhận xét gì về tình cảm của ông đốc dành cho học sinh?
Hiền từ, bao dung.
Tìm chi tiết miêu tả thầy giáo trẻ trước khi đón học sinh vào lớp?
Em thấy thầy là người như thế nào?
Bà mẹ của nhân vậy tôi có những hành động, thái độ gì để chuẩn bị và đưa con đến trường?
Em cảm nhận điều gì về tình cảm của mọi người đối với những em học sinh lần đầu đến trường? Cảm nhận gì về môi trường giáo dục đó?
* HS liên hệ bản thân, nêu trách nhiệm của người học sinh trong nhà trương với gia đình và xã hội.
Tìm và phân tích hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn? 
(HS thảo luận nhóm 2 người trong 3 phút) Báo cáo? Nhận xét? 
GV kết luận.
Những hình ảnh so sánh trên có tác dụng gì? 
Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Theo em sức cuốn hút của truyện là ở điểm nào?
Kết luận:
 Nội dung
II. Tìm hiểu văn bản.
3 Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em nhỏ lần đầu đi học.
a, Ông đốc.
- Nhìn chúng tôi và nói sẽ: "Thế là các em được vào lớp 5, các em phải cố gắng học...Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động...
Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một lãnh đạo nhà trường rất hiền từ và bao dung.
b, Thầy giáo trẻ.
- Gương mặt tươi cười đang đón chúng tôi trước cửa lớp
-> là người vui tính, giàu lòng yêu thương.
c. Bà mẹ: chuẩn bị quần áo, sách vở, đưa con đến trường, cầm sách vở cho con -> chu đáo, quan tâm.
- Ta nhận thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
4, Nghệ thuật truyện.
- NT so sánh:
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ ý nghĩ ấy thoáng qua trí tôi nhẹ nhàng như làn mây lướt qua trên ngọn núi.
+ Họ như con chim đang đứng trên bờ tổ.
=>Đó là những phép so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gựi cảm để diễn tả cảm xúc của “tôi” nhờ đó người đọc cảm nhận rõ nét cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật tạo chất trữ tình trong trẻo.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Bố cục theo dòng hồi tưởng, trình tự thời gian.
Kết hợp kể, tả, biểu cảm.
- Sức cuốn hút: 
+Tình huống truyện.
+ Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn.
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, ngôi trường và hình ảnh so sánh.
Hoạt động 2:HDHS tổng kết:
Mục tiêu:Khăc sâu kiến thức trọng tâm
Thời gian:3p
Đồ dùng dạy học:SGK
Cách tiến hành:
Bước 1: Gv ra câu hỏi tổng kết
Qua bài em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường lần đầu? Tâm trạng ấy được diễn tả theo trình tự nào?
Bước 2:GV nhấn mạnh gọi hs đọc ghi nhớ 
IV. Ghi nhớ(SGK).
Hoạt động 5 : HDHS Luyện tập. 
Mục tiêu:Biết vận dụng phần lí thuyết đã học vào làm bài tập. Thời gian:5p
Đồ dùng dạy học:Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1:
Hướng dẫn:
Tổng hợp khái quát cảm xúc theo trình tự thời gian , đó là căn cứ để nhìn ra sự thống nhất của văn bản. chú ý sự kết hợp hài hoà giữa biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Bước 2:
HS tự làm ra nháp gv gọi học sinh đọc và nhận xét. 
V.Luyện tập: 
Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn : Tôi đi học”.
Kết luận: Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:3p
 Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” diễn tả như thế nào?
 Học bài, làm bài tập 2 (tr 9) và các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ. Đọc kĩ, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước các bài tập.
.......................................................
.
S:24.08.2011 
G:27.08.2011 Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
A, Mục tiêu cần đạt:HS
1.Kiến thức:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
2.Kĩ năng:
- Học sinh rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ngữ.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: bài soạn + tài liệu,bảng phụ
- HS soạn bài 
C. Phương pháp: Vấn đáp
D.Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm trađầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3,Bài mới:
 GV giới thiệu bài mới:
ở lớp 6,7 chúng ta đã tìm hiểu về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Bên cạnh những từ ấy, còn có các từ có nghĩa bao hàm nhau. Những từ ấy gọi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay.
Hoạt động1. Hình thành kiến thức mới.
 HĐ của thầy và trò
Bước 1:Phân tích ngữ liệu
HS quan sát sơ đồ (SGK- tr 10).
Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “thú”, “chim”, “cá”? Vì sao?
Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “voi”, “hươu”? vì sao?
Nghĩa của “cá”, “chim” rộng hơn hay hẹp hơn “cá chim”, “cá thu”, “tu hú”. “sáo”?
- Rộng hơn -> bao hàm.
Nghĩa của “thú”, “chim”, “cá” rộng hơn nghĩa của những từ nào?
Bước 2: Rút ra nhận xét
Em nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ?
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn), hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào? Cho ví dụ?
Khi nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.
vd: “áo” (áo sơ mi, áo khoác).
M ... gười cha dặn dò con gửi gắm tâm sự yêu nước của mình?
c. Từ khó.
3. Bố cục
- P1: (8 câu đầu): Nối lòng người cha khi phải từ biệt con trai nơi ải bắc.
- P2: (20 câu tiếp): Hiện tình đất nước và nỗi lòng người ra đi.
- P3: (8 câu cuối): Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ rời xa đất nước.
- Bối cảnh : cuộc chi ly diễn ra như nơi biên giới núi rừng ảm đạm, heo hút.
- Lời thơ thể hiện nỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước, nỗi căm tức quân Minh xâm lược.
- NPK là 1 người nặng lòng với đất nước, với quê hương.
2. Hiện tình đất nước và nỗi lòng người cha :
- Đất nước đang bị quân minh xâm lược
- Tình cảm sâu đậm trong tấm lòng người cha chính là niềm tự hào dân tộc -> 1 biểu tợng của lòng yêu nước.
3. Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai.
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình Già yếu, bị bắt không còn địa vị.
- Gánh vác giang sơn là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, trọng đại và thiêng liêng.
- Người cha mong con nhớ đến tổ tông ngày trước đã vì nước gian lao, vì ngọn cờ độc lập của dân tộc, NPK khích lệ con tiếp nối sự nghiệp vẻ vang đó.
III.Tổng Kết: 
Ghi nhớ-SGK 
IV. Luyện tập
4.Củng cố: GV hệ thống nội dung bài.
5. Dặn dò: Học thuộc bài, ôn tập đẻ kiểm tra học kỳ I
NS: 13/12/2011
NG:16/12/2011
Tiết 68: TRả bài tập làm văn số 3.
 Trả bài kiểm tra tiếng việt.
I, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong bài viết cũng như ưu, khuyết điểm để khắc phục.
2.Kĩ năng
-Rèn ỹ thức sửa lỗi trong bài kiểm tra và khắc phục trong các bài viết sau.
3.Thái độ:
- Có thái độ đúng khi nghe ý kiến nhận xét về bài viết của mình
II, Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài
- Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực.
III, Chuẩn bị:
Bài kiểm tra,bảng phụ.
IV, Phương pháp/KTDH:
Phân tích,bình luận ,đánh giá.
V,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ học.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động
 HĐ của thầy va trò
Hs nhắc lại đề bài.
Xác định nội dung, thể loại của đề?
- Thể loại : thuyết minh một đồ dùng.
- Nội dung: cấu tạo, công dụng của cái phích nước.
Phần mở bài em làm gì?
GV đọc phần mở bài của HS.
Thân bài em thuyết minh những vấn đề gì?
Em chọn phương pháp thuyết minh nào?
- Nên chọn phương pháp phân tích, phân loại, liệt kê.
GV đọc phần thân bài của Huệ, Tâm.
HS so sánh, nhận xét.
Kết bài em sẽ nêu gì?
GV đọc phần kết bai của Huệ, Tâm.
HS so sánh.
*GV nhận xét ưu điểm:.
* Nhược điểm: 
GV nêu những lỗi sai của hs.
Gọi hs chữa - hs nhận xét
GV bỏ sung
GV đọc vài bài viết tốt để hs tham khảo.
Gọi điểm nhanh, gọn chính xác.
 Nội dung
I, Đề bài: 
Thuyết minh về một cái phích nước.
II, Lập dàn ý:
1, Mở bài: Giới thiệu vai trò của cái phích nước trong đời sống con người.
2, Thân bài: 
- Cấu tạo của phích nước:
+ Những bộ phận cấu tạo phích.
+ Cấu tạo ruột phích: gồm hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc. Miệng bài nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
+ Vỏ phích: hình dáng, màu sắc, chất liệu, tác dụng...
+ Quai xách: cấu tạo, tác dụng...
+ Cách bảo quản phích nước để tránh đổ vỡ, tai nạn.
3, Kết bài: Bày tỏ thái độ của mình đối với cái phích nước. 
III, Nhận xét bài làm của học sinh.
1, Ưu điểm:
- Nhìn chung các em hiểu bài, viết đúng yêu cầu thể loại
- Một số em viết tốt, sạch đẹp, bố cục rõ ràng: Huệ, Vui, Ngà ...
- Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về sự vật.
-Một số bài viết tốt, đạt yêu cầu, thuyết minh được về phích nước.
- Tiếng việt, các em đã nắm được câu ghép và phân tích được .
2, Nhược điểm.
- Một số em còn thiên về miêu tả phích nước: Quyết, Chanh, Minh...
- Một số bài làm sơ sài, diễn đạt lủng củng, câu văn tối nghĩa, sai lỗi chính tả.
-Tiếng việt, còn một số em chưa nắm được câu ghép, dẫn đến còn sai, kết quả thấp.
IV, Chữa lỗi.
1, Lỗi chính tả: xáng sủa, chân trọng...
2, Lỗi diễn đạt: 
- Dù giàu hay dù nghèo thì cái phích có trong gia đình.
V, Đọc bài văn mẫu.
- Bài hay: Huệ, Vui, Ngà.
VI, Gọi điểm.
4.Củng cố: GV nhận xét giờ học.
5.Dặn dò: 
- Ôn lại lý thuyết về văn thuyết minh.
- Học bài, ôn tập để thi học kỳI.
NS: 
NG: 20/12/2011
Tiết 69 +70: Kiểm tra tổng hợp kì I
( Đề và đáp án do Sở giáo dục ra).
...................................................
NS: 23/12/2011
NG:27/12/2011
 Tiết 71: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ.
I, Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
- Biết làm thơ 7 chữ với yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Phát huy khả năng sáng tạo, tạo không khí vui vẻ học mà chơi, thực hành trong thực tế.
2.Kĩ năng: HS thực hành làm thơ 7 chũ với yêu cầu về nhịp, đối, vần đã học.
3.Thái độ: Tạo không khí mạnh dạn, vui vẻ, sáng tạo.
II, Các kĩ năng sống cơ : Tự nhận thức, Làm chủ bản thân
III, Chuẩn bị:
-Một số bài thơ 7 chữ.
- Bảng phụ.
IV, Phương pháp/ KTDH:
- Gợi mở
V,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra đầu giờ: 
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3,Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ của thầy và trò 
HĐ1:Hình thành kiến thức mới
Đọc bài thơ -SGK -165.
Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần, mối quan hệ bằng trắc trong bài thơ?
Nhận diện vần nhịp, luật bằng trắc?
từ ví dụ trên em rút ra điều gì về nhịp thơ, vần thơ và mối quan hệ bằng trắc trong thơ 7 chữ?
Gv giới thiệu luật bằng trắc để học sinh tham khảo.
Đọc bài “ tối” của Đoàn Văn Cừ (sgk- 166).
Chỉ ra chỗ sai trong bài thơ?
Hãy sửa lại cho đúng?
HS có thể sửa: 
 HĐ2:Hướng dẫn luyện tập.
 GV hướng dẫn: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng cuội ở cung trăng, đây chính là đề tài chính trong bài. Hai câu tiếp phải phát triển đề tài đó.
Hai câu sau phải theo đúng luật:
 - B B T T B B T
 T T B B T T B
HS làm bài, GV gọi một số em nêu kết quẩ.
HS nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
* GV hướng dẫn: Hai câu thơ vẽ nên cảnh mùa hè thì hai câu tiếp phải nói chuyện mùa hè, chia tay bạn bè, dặn dò bạn, hẹn nhau năm học sau...
GV gọi hai HS lên bảng làm.
Gọi một số HS trình bày.
Nhận xét.
GV sửa chưa, bổ sung.
Gọi hs trình bày một số bài thơ đã sáng tác ở nhà.
Nhận xét.
GV nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài .Khuyến khích, động viên các em tiếp tục sáng tác.1, Đọc bài.
 Nội dung
I.Nhận diện luật thơ.
1.Ví dụ:
 Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về
 Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
 Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót
 Vòm trời trong vắt ánh pha lê.
2. Nhận xét:
- Nhịp: 4/3;
- Mối quan hệ bằng trắc: chữ 2,4,6 đối: b-t; t-b.
* Là thể thơ mỗi câu có 7 chữ. Ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 hoặc 3/4 ; vần trắc, bằng...
* Luật bằng trắc theo hai mô hình sau:
a, B B T T T B B
 T T B T T T B
 T T B B B T T 
 B B T T T B B 
b, T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T T 
 T T B B T B B 
II, Chỉ ra chỗ sai luật.
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ toả, ánh xanh xanh
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đến quãng khuya.
* Nhận xét: - Bài thơ sai ở việc gieo vần.
- Sai ở việc dùng dấu phẩy trong câu 2.
- Chữ “xanh” sai vần.
* Sửa lại:
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè
Tiễng chày nhịp một trong đêm vắng 
Như bước thời gian đến quãng khuya.
III, Tập làm thơ.
1, Làm tiếp bài thơ dở dang.
a, Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi.
Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng!
* Gợi ý: có thể làm như sau: 
- Chứa ai chẳng chứa chứa thằng cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
Hoặc: 
- Đáng cho cái tội quân lừa đảo
 Hà khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
Hoặc:
- Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng?
b, Làm tiếp bài.
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
* Gợi ý: Có thể làm như sau:
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi 
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
Hoặc:
Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
IV, Đọc bài thơ 7 chữ đã sáng tác.
* Theo luật: T T B B B T T 
 B B T T T B B 
2, Bình thơ (HS giỏi).
4.Củng cố:
 Muốn làm thơ 7 chữ, em cần nắm được những vấn đề gì?
5.Dặn dò:
Học bài, xem lại đặc điểm của thể thơ 7 chữ.
Làm thơ theo chủ đề tự chọn.
..............................................................
NS:25/12/2011
NG: 29/12/ 2011 
 Tiết 72: Trả bài kiểm tratổng hợp kì I
I, Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- HS nắm được những yêu cầu cần đạt trong đề bài, thấy được những ưu nhược điểm trong bài viết.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng chữa lỗi, dùng từ.
3.Thái độ: Có ý thức sửa lỗi trong bài kiểm tra.
II, Các kĩ năng sống : - Tự nhận thức, Xác định giá trị. 
III, Chuẩn bị :
- Chấm bài kiểm tra. Bảng phụ.
IV, Phương pháp/ KTDH: 
- Thảo luận nhóm
V,Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra đầu giờ: 
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ của thầy và trò
Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của hs.
Những ưu điểm trong bài làm của học sinh
Những nhược điểm trong bài làm của hs.
Hoạt động 2: Chữa bài.
GV yêu cầu HS theo dõi bài làm của mình.
Gọi các em trình bày đáp án ở từng phần 
GV sửa chữa, HS ghi vở.
GV tuyên dương những em điểm cao, nhắc nhở những em điểm thấp cần cố gắng.
- Gọi điểm nhanh, chính xác.
 Nội dung
I, Nhận xét bài làm của học sinh.
1, Ưu điểm: 
- ưu: học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, trình bày sạch sẽ, đúng trọng tâm yêu cầu.
 Phần tự luận: một số em viết tốt:
2, Nhược điểm.
- Nhược điểm: một số em chưa chăm chỉ, chưa xác định được đúng kiến thức, còn nhầm lẫn nhiều.
Phần tự luận: còn xác định sai tác giả, nội dung
-Bài viết còn lủng củng, diễn đạt yếu, thuyết minh sơ sài không có phương pháp cụ thể.
Còn có bài làm nhầm sang văn miêu tả, biểu cảm.
- Một số bài chưa tóm tắt được nội dung đoạn trích"Trong lòng mẹ".
II, Chữa bài.
Câu1:
1. Hai câu thơ trên được trích trong văn bản đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh.
2. Đáp án B.
Câu2: Những từ có cùng trường từ vựng là: Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn. 
Câu3.
- Dựng được câu chủ đề, còn các câu khác minh hoạ cho câu chủ đề. Cần tập chung vào chủ đề tác hại của thuốc lá.
Câu4:
- Tóm tắt được những nhân vật, sự kiện chính trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Câu5: 
- Yêu cầu hs biết làm bài văn theo bố cục ba phần.
1. Hình thức:
- Biết viét một văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
2. Nội dung:
- Nêu tên, giới thiệu vật dụng phương tiện, giới thiệu được kỷ niện gắn với vật dụng ấy.
- Giới thiệu nguồn gốc, hình dạng, cấu tạo, chất liẹu của vật dụng.
- Trình bày công dụng, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về vật dụng ấy.
IV, Gọi điểm vào sổ.
4. Củng cố:
Nhắc các em làm sai chữa bài và xem lại.
5. HDVN: Soạn bài: " nhớ rừng" .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 HKI.doc