Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 16

Tiết 59 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU

I. Mục tiêu bài học :

 1: Kiến thức: Giúp HS nắm được kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống .

 2. Kĩ năng: Có ý thức cẩn thận trong việc dùng dấu câu tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu .

II. Chuẩn bị .

 GV : Bài soạn, bảng phụ.

 HS: Sơ đồ, hệ thống, công dụng của các dấu câu.

III. Phương pháp trọng tâm. Gợi mở, ôn tập, thực hành.

IV. Tiến trình giảng dạy:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	
Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu
Tiết 60: Kiểm tra tiếng Việt
Tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học.
Tiết * Ôn tập Văn học. 
Từ ngày-----------------
đến ngày------------------
Ngày soạn------------
Ngày dạy-----------------
Lớp dạy-------------------
Tiết 59	 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. Mục tiêu bài học :
 1: Kiến thức: Giúp HS nắm được kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống .
 2. Kĩ năng: Có ý thức cẩn thận trong việc dùng dấu câu tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu .
II. Chuẩn bị .
 GV : Bài soạn, bảng phụ.
 HS: Sơ đồ, hệ thống, công dụng của các dấu câu. 
III. Phương pháp trọng tâm. Gợi mở, ôn tập, thực hành.
IV. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
I. Bảng tổng kết dấu câu.
STT
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu chấm 
Dùng để kết thúc câu trần thuật 
2
Dấu phẩy
Dùng để phân tích thành phần, các bộ phận của câu
3
Dấu chấm than
Dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán 
4
Dấu chấm hỏi
Dùng để kết thúc câu nghi vấn
5
Dấu chấm lửng
Thay thế phần ý khơng được diễn đạt thành lời, khơng tiện nĩi ra.
 Biểu thị bộ phận liên kết chưa hết
- Biểu thị lời nĩi ngập ngừng, đứt quảng
- Làm giảm nhịp điệu câu văn hài hước, dí dỏm
6
Dấu hai chấm
 Báo trước phần bổ sung giải thích, chuổi liệt kê
- Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu ranh giới các vế câu ghép
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê.
8
Dấu gạch nối
- Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm
 - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật 
- Biểu thị sự liệt kê
9
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác hay ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm.
10
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung thêm, thuyết minh)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1.
Gíáo viên lập bảng tổng kết về dấu câu. Gọi học sinh lên bảng ghi. Mỗi trường hợp cho ví dụ.
* Hoạt động 2
H: Cho biết lời văn thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chổ đó?
H: Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
HS: Sai vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy. 
-H: Cho biết câu này có những từ nào là thành phần đồng chức? Giữa chừng thiếu gì để phân biệt?
à (thiếu dấu phẩy)
-H: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
à Câu đầu không phải là câu hỏi nên dùng dấu chấm; câu 2 là câu hỏi, nên dùng dấu chấm hỏi)
GV: Câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận đồng chức. Đặt vào đó dấu phẩy sau các từ cam, quýt, bưởi.
H: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao?
HS: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai vì đây không phải là câu nghi vấn mà đây là câu trần thuật, nên dùng dấu chấm. Và dấu chấm ở cuối câu thứ hai là sai vì đây là câu nghi vấn chứ không phải câu trần thuật, nên dùng dấu chấm hỏi.
Hoạt động 3
Luyện tập
GV: Treo bảng phụ bài tập cho HS lên bảng làm.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu.
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc : 
VD : Câu sửa lại 
Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động . Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc :
VD : Câu sửa lại 
Thời còn trẻ, học ở trường này , ông là học sinh xuất sắc nhất
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết : 
VD : 
Cam quýt , bưởi xoài là đặc sản của vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu : 
VD : 
Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu . Anh có thể cho tôi một lời khuyên không ? Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
III. Ghi nhớ :
 Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp 
Con chó nằm ở gậm phản bỗng chốt vẫy đuôi rối rít(,) tỏ ra dáng bộ vui mừng(.)
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)
Cái Tý (,) thằng Dần vỗ tay reo (:)
(-) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về (!). . .
Mặc kệ chúng nó(,) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa(,) nặng nhọc chống tay vào góc và bước lên thềm(.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản(,) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách(.)
Ngoài đình, mõ đập chan chát(,) trống cái đánh thùng thùng(,) tù và thổi như ếch kêu(.)
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản(,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi(:)
- Thế nào(?) Thầy em có mệt lắm không(?) Sao chậm về thế(?) Trán đã nóng lên đây mà (!)
Bài 2.
a. Sao mãi giờ này anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn ....
b. Từ xưa, trong cuộc sống ... yêu , ... khổ. Vì vậy, có câu ... " lá lành đùm lá rách " .
c. Mặc dù qua bao nhiêu năm tháng , nhưng tôi ... học sinh .
4 . Củng cố.
- Nêu các lỗi thường gặp về dấu câu .
- Trong cách sử dụng các dấ câu cần chú ý những gì .
5 . Dặn dò.
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ sgk .
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau .
IV. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
@?@?@?@?&@?@?@?@?
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Tiết 60 .
I. Mục tiêu cần đạt .
 - Củng cố lại hệ thống kiến thức đã học đầu năm. Rèn luyện kỹ năng biết xác định các ý nghĩa, dấu câu ...cách viết đoạn văn. 
II. Chuẩn bị .
 GV : Đề bài, đáp án .
 HS : Ôn tập .
III. Phương pháp trọng tâm. thực hành.
IV. Kiến thức trọng tâm: Xem ma trận( Phần tự luận: Từ tượng thanh, nói giảm, nói tránh, câu ghép) 
V. Tiến trình giảng dạy:
 1. Ổn định lớp .
 2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh .
 3 .Bài mới .
A. Ma trận đề
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Lĩnh vực/ ND
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CĐKQNTN
C1,2
02
Trường TV
C4
01
Từ TH, TT
C5,6
C17
03
Trợ từ, thán từ
C3
01
Tình thái từ
C9
01
Nói quá
C7
01
Nói G, NT
C8
C15
02
Câu ghép.
C11
C16
02
Từ địa phương
C12
C13
02
Dấu câu
C10
C14
02
Tổng
Số câu
04
10
01
01
01
17
Số điểm
01
2,5
1,0
1,5
4,0
10.0
Tỉ lệ
10%
35%
55%
B. Nội dung đề
I. Phần trắc nghiệm khách quan( gồm 14 câu; mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng số điểm là 3,5 điểm) 
Câu 1. Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?
A. hành động	A. sấn sổ	C. giằng co	D. du đẩy
Câu 2. Từ nào sau đây không mang nghĩa thuốc chữa bệnh?
A. Thuốc kháng sinh. B. Thuốc tẩy giun. C. Thuốc lào D. Thuốc ho.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 3, 4.
“ Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. (Nam Cao - Lão Hạc)
Câu 3. Từ Chao ôi trong đoạn văn thuộc từ loại gì?
A. Thán từ.	B. Quan hệ từ.	C. Trợ từ.	D. Tình thái từ.
Câu 4. Các từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. Thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ tính cách của con người 	B. Chỉ trình độ của con người.
C. Chỉ thái độ, cử chỉ của con người 	D. Chỉ hình dáng của con người
Câu 5. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình.
A. Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
D. Là những từ mô tả tính cách của con người.
Câu 6. Từ nào sau đây là từ tượng thanh.
A. tàn nhẫn.	B. mạnh mẽ.	C. lộp độp.	D. kì quặc.
Câu 7. Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá.
A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa
Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền.
B. Cưới em trăm tấm lụa đào
Một trăm hòn ngọc, hai tám ông sao trên trời.
C. Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
D. Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Câu 8. Câu văn: “ Cái cô đơn nhất khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình” sử dụng biện pháp tu từ gì.
A. Nói quá.	B. Nói giảm.	C. Chơi chữ.	D. Ẩn dụ.
Câu 9. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ.
A. Những tên khổng lồ nào cơ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?
C. Giúp tôi với, lạy Chúa! D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời làm sao.
Câu 10. Dấu hai chấm trong câu: “ Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lơn: Hôm nay tôi đi học” ( Trích: Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì.
A. Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu báo trước phần bổ sung cho phần trước.
C. Đánh dấu báo trước phần giải thích cho phần trước.
D. Đánh dấu báo trước lời đối thoại.
Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu ghép.
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc là một cử chỉ cho một biểu tượng qúy trọng chính là đẩy con em mình vào con đường phạm pháp.
B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định như cây tre gắn bó với người dân miền Bắc.
C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
D. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh của nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Câu 12. Từ ngữ địa phương là gì.
A. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
Câu 13. Nối biệt ngữ xã hội ( in đậm) bên cột A với nghĩa của nó ở cột B.
 A	B
a. Hôm qua nấp đằng sau cửa lớp, tao ăng ten được một số bí mật của nhóm con Lan.
b. Sáng nay nó cho tao leo cây thế mới tức. 
c. Đề thi trúng tủ nên nó làm một lúc là xong ngay.
1. thất hẹn.
2. quay phim. 
3. thi đúng phần đã học. 
4. nghe lén
5. leo lên cây không xuống được. 
a------------	b-------------	c---------------
Câu 14. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây.
Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi/-----/ còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm/----/ sáu quả tròn to/---/ láng bóng.
II. Phần tự luận(điểm) 
Câu 15 ( 1,5 đ) Đặt 3 câu có sử dụng ... ....................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 61: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát để làm bài văn thuyết minh .
2. Kỹ năng: Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu tra cứu.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng thể loại văn học vào bài viết.
II. Chuẩn bị : 
 GV : SGK, giáo án .
 HS : Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp trọng tâm. Gợi mở, quy nạp, thuyết giảng, thực hành.
IV. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là văn bản thuyết minh? yêu cầu về kiến thức và cách trình bày trong văn bản thuyết minh là như thế nào.
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú, niêm luật và cách làm bài thơ .
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
* Hoạt động 1:
 Giáo viên ghi đề bài lên bảng
- Học sinh đọc đề bài và tìm hiểu đề
+ Giáo viên chép 2 bài thơ lên bảng.
+ Học sinh quan sát 2 bài thơ và trả lời các câu hỏi sau :
H: Mỗi bài thơ gồm mấy dòng mấy tiếng. 
-8 dòng, 7 chữ /dòng
 H: Có thêm bớt gì ở số dòng, số tiếng được không.
HS: Bắt buộc, không tùy ý thêm bớt. 
GV cho HS ghi vần bằng,trắc trên bảng phụ
H: Hãy ghi ký hiệu bằng trắc cho 02 bài thơ.
à Cả 2 bài thơ đều làm theo luật bằng.
H: Hãy nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau?
H: Tìm những tiếng hiệp vần với nhau, những tiếng đó nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? Đó là thanh bằng hay thanh trắc?
H: Hãy nhận xét cách ngắt nhịp của 2 bài thơ trên. 
: Phần mở bài nên dùng những phương pháp gì. 
Thuyết minh những đặc điểm của thể thơ.
GV hướng dẫn cho HS cách thuyết minh, đọc bài tham khảo SGK. Lập dàn ý.
Hoạt động 2
Luyện tập
 H: Theo em bước đầu tiên chúng ta cần làm những công việc gì.
H: Trong một văn bản tự sự thì yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo điều kiện cho một truyện ngắn có thể tồn tại được.
- Tự sự .
H: Bên cạnh yếu tố tự sự để văn bản thêm hấp dẫn và có thuyết phục với người đọc chúng ta cần bổ xung thêm những yếu tố nào.
-HS: Miêu tả và biểu cảm .
H: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
H: Em có nhận xét gì về bố cục của truyên ngắn Lão Hạc.
I. Từ quan sát đến mô tả thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
Đề bài : “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”
- Thể loại : Thuyết minh
- Đối tượng thuyết minh : Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú 
1. Quan sát.
- Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng (thất ngôn bát cú), Số dòng trong mỗi bài và số tiếng trong mỗi câu bắt buộc phải đủ không thể tùy ý thêm bớt.
* Theo luật:
 + Nhất, tam, ngũ bất luận 
 + Nhị, tứ, lục phân minh 
Nghĩa là : 
- Không cần xét tiếng thứ 1, thứ 3, thứ 5 
- Chỉ xem các tiếng thứ 2, thứ 4,thứ 6 
* Cách đối : Các tiếng trong câu 3– 4
và 5 – 6 phải đối nhau theo từng cặp giống nhau về từ loại, ngược nhau về thanh điệu (đối ý, đối lời)
Câu 3:Tiếng 2: T, Tiếng 4: B , Tiếng 6: T
Câu 4:Tiếng 2: B, Tiếng 4: T , Tiếng 6: B
Câu 5:Tiếng 2: B, Tiếng 4: T , Tiếng 6: B
Câu 6:Tiếng 2: T, Tiếng 4: B , Tiếng 6: T
VD: 
- Đã khách không nhà trong bốn biển 
 Lại người có tội giữa năm châu
- Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế 
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Về Niêm: Các câu gần nhau cùng thanh với nhau là:Câu 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 => gọi là niêm với nhau. 
- Bài thơ có các tiếng Lôn, non, hòn, son, con, hiệp vần với nhau. Vần bằng. các tiếng hiệp vần ấy nằm ở vị trí cuối câu 1,2 và các câu chẵn
- Do có sự luân phiên bằng trắc như thế nên thể thơ thất ngôn bát cú có nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 => nhịp chẵn trước, nhịp lẻ sau.
2. Lập dàn bài : 
a. Mở bài : 
- Nêu định nghĩa về thể loại văn học. Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam trung đại. Các nhà thơ Việt Nam rất ưa thích làm kiểu thơ cổ Trung Hoa này. Đường luật là thể thơ có từ đời Đường ( 618-907 ) ở Trung Quốc. 
b. Thân bài.
Đặc điểm của thể thơ.
 + Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu mỗi câu 7 chữ. Một bài thơ sẽ có 56 tiếng . 
+ Thơ thất ngôn bát cú có bố cục gồm 4 phần :
Phần đề : 2 câu thơ đầu. 
Phần thực : Câu 3 và câu 4 .
Phần luận : Câu 5 và câu 6 .
Phần kết : Hai câu thơ cuối .
- Quy luật bằng trắc của thể thơ: Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng gọi thể thơ là bằng, là thanh trắc là gọi bài thơ thể trắc
+ Ngược lại câu 2, 3, 5 tùy ý ( Nhất, tam, ngũ bất luận ) . 
+ Câu 2, 4, 6 bằng ,trắc phải có trình tự chặt chẽ ( nhị, tứ, lục phân minh )
- Cách đối, gieo vần, ngắt nhịp
 Cách ngắt nhịp của bài thơ 4/3 hoặc 2/2/3 
Luật niêm: 
Nhận xét chung: 
 Ưu điểm : Vẻ đẹp hài hoà, cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, phong phú
Nhược điểm : gò bó, có nhiều ràng buộc về niêm luật 
c. Kết bài.
- Thất ngôn bát cú là một thể thơ quan trọng, có niều bài thơ hay thuộc thể loại này (có kế thừa và sáng tạo)
- Ngày nay, thơ thất ngôn bát cú vẫn được ưa chuộng.
3. Ghi nhớ : SGK/154
II. Luyện tập : Làm bài tập 1 SGK/154
Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. 
Lão Hạc là mộ t trong những truyện ngắn xuất sắc của thời kì 1930 – 1945. tác giả Nam Cao đã tập trung nói về cuộc đời cô đơn và cái chết đầy thương tâm của một nông dân nghèo với một tình cảm nhân đạo sâu sắc.
- Truyện ngắn Lão Hạc có những đặc điểm làm cho người đọc xúc động.
 + Lão Hạc là một lão nông chất phác, đôn hậu.
Lão yêu thương con trai => yêu thương câu Vàng - kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Tình yêu thương con vật ở lão đã trở thành tình cảm nhân đạo sâu sắc, lão tự ân hận, giày vò bản thân vì đã trót đánh lừa một con chó.
 + Lão Hạc – một nông dân nghèo sống trong sạch đầy lòng tự trọng. (dẫn chứng)
Tóm lại, đặc điểm chủ yếu của truyện ngắn Lão Hạc là mô tả một cuộc đời nông dân nghèo đầy nước mắt vì đau khổ và bất hạnh của xã hội cũ: khi sống thì cô đơn, nghèo đói: khi chết thì quằn quại đau đớn.
Nhưng cuộc đời của lão đã làm sáng lên một niềm tin ở con người. Một người nghèo khổ mà phẩm chất đẹp đẽ, sống trong sạch, có lòng tự trọng cao, chân thật, hiền lành, chất phác.
Bố cục. 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí. 
- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh. 
- Chi tiết bất ngờ độc đáo. 
Củng cố, dặn dò : 
- Làm thành bài thuyết minh minh ngắn về thể thơ đường luật thất ngôn bát cú.
- Làm bài tập 1, tập thuyết minh đặc điểm truyện ngắn qua 2 bài : Lão Hạc và Chiếc lá cuối cùng.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
@?@?@?@?&@?@?@?@?
ÔN TẬP VĂN HỌC
Tiết * 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức phần văn bản nhật dụng và thơ Đường luật đã học.
2. Kĩ năng: Luyện kỹ năng ôn tập, tổng kết những vấn đề về một thể loại văn học.
II. Chuẩn bị .
 GV: sách giáo khoa, bảng tổng kết về truyện ký Việt Nam 
 HS: SGK, ôn tập kiến thức.
III. Phương pháp trọng tâm. Gợi mở, ôn tập, thực hành.
IV. Tiến trình giảng dạy:
	1. Ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ :
Kết hợp trong quá trình giảng dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1
Ôn tập nội dung những văn bản nhật dụng đã học.
H: từ văn bản này theo em tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì.
H: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
GV: Cho học sinh làm bìa và trình bày trước lớp phần chuẩn bị của bản thân.
I. Phần văn bản nhật dụng. 
1. Ôn dịch thuốc lá.
- Ôn dịch thuốc lá là một văn bản thuyết minh bằng một văn phong hiện đại, mạnh mẽ, đầy ấn tượng của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện rút ra từ bài” Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện”.
- Các lí lẽ, dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sâu sắc và so sánh, liên tưởng rất thực tế, đầy tính thuyết phục.
Bài văn đã góp tiếng nói để nâng cao nhận thức của chúng ta nhất là các bạn trẻ, về tác hại ghê gớm của thuốc lá. Hãy coi chừng Ôn dịch thuốc lá.
2. Bài toán dân số.
Chủ đề bao trùm mà tác giả muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số qúa nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
 II. Phần thơ Đường luật.
Đề: Cảm nhận của em sau khi học xong hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn.
- Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những người anh hùng hào kiệt khi xa cơ, lỡ bước vào vòng tù ngục. Họ cứng cỏi, vững tin vào tiền đồ đất nước và cách mạng qua những lời lẽ khoa trương nhưng không hề có chút gì là sáo rỗng.
- Vể đẹp hào hùng của họ thể hiện trước hết ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao. Không có gì có thể làm họ nản chí.
4. Củng cố, dặn dò. 
- Trình bày hiểu biết của em về khái niệm văn bản nhật dụng.
- Xem lại nội dung 4 văn bản đã học.
- Chuẩn bị cho bài Kiểm tra một tiết.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy. ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngàythángnăm..
Kí duyệt tuần 16
@?@?@?@?&@?@?@?@

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 TUAN 16 HAY.doc