Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN - Học kì 1

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN - Học kì 1

Ngữ văn 8 - Tuần 1:

Tiết 1: Văn bản Tôi đi học

(Thanh Tịnh)

- Ngày soạn:

Lớp Ngày dạy Học sinh vắng

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: H/sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật“tôi”của buổi tựu trường đầu tiên trong đời; Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.

2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi”.

- Suy nghĩ sáng tạo; xác định giá trị bản thân; giao tiếp; trao đổi, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nd và nghệ thuật của văn bản.

3. Tư tưởng: Giáo dục t/c yêu bạn bè,trường lớp.

II/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Đọc diễn cảm, phân tích, bình, Thảo luận nhóm

- Động não, trinh bày 1 phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.

III/ Phương tiện dạy học:

VI/ Tiến trình bài dạy:

1: ổn định lớp 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs?

3: Bài mới- Khởi động: Giáo viên cho cả lớp hát bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”. Trong VB “Cổng trường mở ra” học ở lớp 7, hẳn mỗi chúng ta ko quên tấm lòng người mẹ xiết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu tiên dẫn con đi học, những câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, ngân nga trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn không nguôi trong tâm trí chúng ta. Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng trong buổi tựu trường đầu tiên- Nôi dung:

 

doc 201 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 8 - Tuần 1:
Tiết 1: Văn bản Tôi đi học 
(Thanh Tịnh)
- Ngày soạn:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: H/sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật“tôi”của buổi tựu trường đầu tiên trong đời; Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.
2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi”.
- Suy nghĩ sáng tạo; xác định giá trị bản thân; giao tiếp; trao đổi, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nd và nghệ thuật của văn bản.
3. Tư tưởng: Giáo dục t/c yêu bạn bè,trường lớp...
II/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
- Đọc diễn cảm, phân tích, bình, Thảo luận nhóm
- Động não, trinh bày 1 phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
III/ Phương tiện dạy học:
VI/ Tiến trình bài dạy:
1: ổn định lớp 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs?
3: Bài mới- Khởi động: Giáo viên cho cả lớp hát bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”. Trong VB “Cổng trường mở ra” học ở lớp 7, hẳn mỗi chúng ta ko quên tấm lòng người mẹ xiết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu tiên dẫn con đi học, những câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, ngân nga trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn không nguôi trong tâm trí chúng ta. Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng trong buổi tựu trường đầu tiên- Nôi dung:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
5’
15’
15’
- HS đọc chú thích sgk - tr 8
GV: Thanh Tịnh từng dạy học viêt báo, lam văn là t/giả của nhiều tập truyện nhắn tiêu biểu. Ông là cây bút vừa làm thơ vừa viết truyện. Ông chính là nhà văn hiện thực có phong các lãng mạn đậm nét. 
-Truyện ngắn của ông đằm thắm trong trẻo, êm dịu - Thanh Tịnh 1 tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của con người, quê hương...
H: Truyện ngắn thuộc kiểu văn bản nhật dụng, tự sự hay vb biểu cảm ?
- Gv nêu y/c đọc, đọc mẫu, HS đọc, Gv nhận xét
- Đọc chú thích sgk
- Từ sự chuyển biến của đất trời vào cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường khiến nhà văn nhớ lại những kỉ niệm trong sáng của mình ngày xưa.
+ T/trạng của nh/vật tôi trên đường theo mẹ đến trường 
+ T/trạng của nh/vật tôi trên sân trường, khi nghe gọi tên mình phải rời tay mẹ vào lớp, cảm giác lúc ngồi trên ghế của mình trong lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên 
H: Cho biết chủ đề của vbản ?
H: Truyện được kể theo trình tự nào ?
(Tâm trạng cảm xúc của t/giả được diễn tả từ hiện tại về quá khứ và diễn biến theo t/gian của 1 buổi tựu trường)
H: VB có thể chia thành mấy đoạn, nội dung chính của từng đoạn ?
+ đ1: Từ đầu -> “rộn rã”: Khởi nguồn của nỗi nhớ
+ đ2:Tiếp đến “ ngọn núi”:Tâm trạng nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường.
+ đ3: tiếp -> “các lớp”:Tâm trạng nh/vật tôi khi nhìn ngôi trường và các bạn
+ đ4: tiếp -> “chút hết nào”: Tâm trạng nh/vật tôi khi nghe gọi tên vào lớp
+ đ5: còn lại: Tâm trạng nhân vật tôi khi ngồi trong lớp nghe tiết học đầu tiên.
H: Có thể gọi là vb nhật dụng được ko ? Vsao ?
(được, vì toàn truyện là cảm xúc t/trạng của nh/vật tôi, ko phải là kiểu vb nhật dụng vì đây là 1 t/phẩm văn chương thật sự có giá trị t/tưởng nghệ thuật được x/bản từ lâu )
H: Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn này là gì ?
(ko x/dựng với các sự kiện nh/vật để p/á xung đột xã hội, bố được hình thành theo dòng hồi tưởng dưới ngòi bút tài hoa của t/giả và tất cả đã hiện lên thật cụ thể sinh động, gieo vào lòng người những cảm xác dịu dàng, tha thiết và bâng khuâng)
H: Q/sát vb em thấy có những nh/vật nào được kể lại ? ( tôi, mẹ tôi, ông đốc, những cậu học trò )
H: nh/vật chính là ai ? Vì sao? (tôi,vì nh/vật này được kể nhiều nhất, mọi sự việc này đều được kể từ sự cảm nhận của tôi)
- hs theo dõi đ1,2
H: Nội dung chính của 2 đ này là gì ?
H: Thời điểm gợi nhớ kỉ niệm là thời điểm nào ? thời điểm đó nhắc lại sự kiện nào, sự kiện đó có ý nghĩa gì ?
H: Trong khung cảnh đó nh/vật tôi có những cảm giác gì ?
H: “náo nức, mơn man”tạo ra cảm giác gì ?
H: Cảm giác của nh/vật tôi được đối chiếu với h/ả nào ?
H: Nhận xét về NT của việc sử dụng h/ả so sánh đó ? Gợi cảm giác ntn ?
(ngay mấy dòng đầu t/phẩm, t/giả so sánh 1 cách rất ấn tượng, câu văn như 1 cách cửa nhẹ nhàng mở ra dẫn người đọc vào 1 t/giới đầy ắp những sự việc con người, những cung bậc tâm tư t/cảm cao đẹp, trong sáng rất đáng nhớ.
- Trung tâm t/phẩm là cậu học trò trong những ngày đầu tiên đến trường nảy nở bao ý nghĩ, t/cảm xao xuyến mới lạ ko quên)
H: T/dụng của việc sử dụng những từ láy “mơn man, náo nức”trong việc diễn tả tâm trạng cảm súc của nh/vật tôi?
(Từ láy, diễn tả cụ thể tâm trạng, c/xúc thực của nh/vật tôi, giúp rút ngắn khoảng cách t/gian giữa quá khứ và hiện tại, làm cho câu chuyện xảy ra đã lâu rồi mà người đọc cảm thấy như mới xảy ra hôm qua, hôm kia ...)
H: H/ả nào lắng đọng và gợi kỉ niệm sâu sắc nhất trong lòng nh/vật tôi ?
H: Nhận xét về BPNT t/giả sử dụng trong đvăn này ? cho biết tâm trạng và cảm giác của nh/vật tôi ntn ?
H: Qua đó giúp em hiểu gì t/cảm của t/giả ? (t/yêu quê hương tha thiết)
- Mạch cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với những h/ả thiên nhiên, t/gian, con người... thế là quá khứ được đánh thức với bao kỉ niệm ùa về náo nức tưng bừng, rộn rã)
H: Theo dõi đvăn em thấy tâm trạng nh/vật tôi đã có chuyển đổi ntn khi đi trên con đường làng quen thuộc ? 
H: Vì sao vậy?(trên con đường cùng mẹ đến trường nh/vật tôi đã nhìn cảch vật xung quanh con đường làng dài và hẹp rất vốn quen thuộc tự nhiên cậu bé thấy lạ và cảnh vật xung quanh như thay đổi: Hôm nay tôi đi học 
H: Câu văn nào báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức của bản thân ?
H: Những chi tiết này có ý nghĩa gì? 
(đối với 1 cậu bé chỉ biết chơi đùa ra sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với lũ bạn thì đây quả là 1 sự kiện lớn -> sự thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ)
H: H/ả nh/vật tôi được tái hiện ntn ?
(lần đầu tiên đến trường đi học, bước vào thế giới mới lạ, được làm người lớn nên cảm thấy trang trọng và đứng đắn như là lần đầu nên chưa quen cho nên tôi vẫn được thèm tự nhiên nhí nhảnh như những học trò đã đi trước. nên cầm 2 quyển vở mà thấy nặng như ghì ...)
H: Các từ: ghì, bặm, xóc thuộc từ loại nào ? tác dụng của nó ?
(người đọc hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh ngây thơ đáng yêu của chú bé qua các động từ và so sánh) 
H: Tất cả bộc lộ đức tính gì ? (đó là ý nghĩ của 1 cậu bé muốn nhận thức về nhiệm vụ quan trọng trong cuộc sống được mường tượng trong 1 h/ả 1 làn mây lướt ngang trên đỉnh núi, biểu hiện nét dịu dàng trong sáng và khát vọng vươn tới của 1 tâm hồn trẻ thơ)
Gv: Với giọng văn bồi hồi, NT sử dụng từ láy, hình ảnh so sánh ấn tượng, đvăn đầu như cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào 1 th/giới đầy ắp những sự việc con người, những cung bậc t/cảm đẹp đẽ, trong sáng rất đáng nhớ. Trung tâm của t/giới con người là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên đến trường trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, t/cảm xao xuyến mới lạ suốt đời ko thể quên.) 
A/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Tên thật là Trần văn Ninh (1911- 1988), quê xóm Gia Lạc ven sông Hương ngoại ô thành phố Huế
2. Tác phẩm:
- Thể loại: truyện ngắn - kiểu văn bản biểu cảm.
B/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc:
- Chậm, thay đổi giọng cho phù hợp với tâm trạng của nhân vật
2. Kể: Tóm tắt nd chính
3. Chủ đề:
- Những tình cảm trong sáng hồn nhiên, tâm trạng hồi hộp bâng khuâng của nh/vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
4. Bố cục: (5 đoạn)
5. Phân tích:
a/ Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường 
- Hàng năm cứ và cuối thu lá rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
- Mấy em bé rụt rè cùng mẹ tới trường.
- Lòng tôi... náo nức, mơn man, những kỉ niệm của buổi tựu trường 
- Những cảm giác ấy nảy nở trong tôi như những cách hoa tươi
=> Từ láy, hình ảnh so sánh: Gợi cảm xúc trong sáng, hồn nhiên, tươi vui về kỉ niệm xưa. “ Tôi đi học”
- Mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ ... lòng tôi lại tưng bừng rộn rã ...
->Từ láy, hình ảnh so sánh: háo hức, rộn ràng, bồi xao xuyến khi nhớ lại những kỉ niệm của ngày tựu trường -> cảm giác trong sáng
- Tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
-> Dấu hiệu đổi khác trong t/cảm và nhận thức của 1 cậu bé ngày đầu tiên đến trường, tự thấy mình như đã lớn.
- Tôi ko ra sông thả diều như thằng Quí, ko ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa 
-> Nhận thức về sự nghiêm túc trong học hành 
- Trong áo vải chì đen...thấy mình trang trọng và đứng đắn...bàn tay ghì thật chặt quyển vở xóc lên nắm lại thật cẩn thẩn.
 4: Củng cố (2’) H: Nêu chủ đề của văn bản ?
5: Hướng dẫn hs học bài ở nhà
- Soạn phần còn lại: Tìm những chi tiết miêu tả t/trạng n/vật
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 2: Văn bản Tôi đi học ( tiếp)
- Ngày soạn:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật“tôi”của buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.
2. Kĩ năng:- Đọc diễn cảm, phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi”
3. Tư tưởng:- Giáo dục T/c yêu bạn bè,trường lớp...
II. Phương pháp: - Đọc diễn cảm, phân tích, bình - Thảo luận nhóm
III. Đồ dùng dạy học:
VI. Tiến trình bài dạy:
* Bước 1: ổn định lớp* Bước 2: Kiểm tra bài cũ (5 phút).
H: Nêu chủ đề của vb “ Tôi đi học”, hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc của t/giả ?
* Bước 3: Bài mới- Khởi động: Con người cùng với những cung bậc t/cảm đẹp đẽ trong sáng của nh/vật tôi ntn giờ này chúng ta cùng tìm hiểu ...
- Nội dung:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức 
10’
10’
10’
- Hs q/sát đoạn3, 4
H: Đoạn văn kể lại sự viêc gì ?
H: Trong dòng hồi tưởng h/ả nào hiện lên đầu tiên ?
H: Ngôi trường được m/tả qua chi tiết nào ?
H: BPNT được sử dụng và ý nghĩa của nó ?
H: Chi tiết nào g/thiệu h/ả học trò ?
H: Căn cứ vào những chi tiết trên, em có thể đọc được những cảm xúc của cô cậu học trò lúc này ?
H: BPNT nào được sử dụng thành công ở đây ?
( h/ả so sánh thứ 3 này của t/giả thật tinh tế nó vừa tả đúng tâm trạng của nh/vật vừa gợi người đọc liên tưởng về 1 thời tuổi thơ đứng giữa mái trường thân yêu, mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ hồn nhiên như 1 cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi, lo lắng nhìn trời rộng nghĩ tới chân trời học vấn mênh mông.)
H: Tâm trạng và cảm xúc của các em nhỏ lúc này ntn ?
- Với tâm trạng như vậy khi nghe gọi đến tên mình cậu học trò tự nhiên giật mình và lúng túng. Nhà văn đã dùng rất nhiều động từ đặc tả tâm trạng của nh/vật: ngập ngừng, e sợ, dềnh dàng và đã diễn tả được nhiều trạng thái, miêu tả chân thật cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò. Qua đó nó giúp chúng ta hiểu sâu thêm ... ó sự đồng cảm với người nghèo, bất hạnh.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật?
- Bài thơ mở đầu: Mỗi năm...
- Kết thúc bằng: Năm nay...
Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng.
A/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả: SGK 
2. Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu lòng thương cảm.
B/ Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc: Nhỏ nhẹ, điềm đạm, trầm lắng, thấm thía.
2. Đại ý: Niềm thương cảm chân thành trước một cảnh đời tàn tạ và tâm sự hoài cổ thiết tha của tác giả.
3. Bố cục: 3 phần.
4. Phân tích:
a) Ông Đồ cùng với sự thay đổi của thời gian:
* Hình ảnh ông đồ xưa:
- “Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già”
- “ Bày mực tàu giấy đỏ 
 Bên phố đông người qua”
=> Tả thực, từ ngữ gợi tả: H/ả ông đồ hiện lên đẹp đẽ hòa trong không khí náo nức của ngày xuân.
- “Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi khen tài”.
- “ Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay”.
=> Số từ, so sánh, từ ngữ gợi tả. Sự mến phục của mọi người trước tài năng viết câu đối tuyệt vời của ông đồ.
* Hình ảnh ông đồ nay:
- “Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”.
=> Nhân hóa, câu hỏi tu từ, tả thực: Cảnh tượng vắng vẻ, tâm trạng buồn thảm, sầu não, bẽ bàng.
- “Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay 
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài đường mưa bụi bay”.
=> Tả thực, từ ngữ gợi h/ả, ẩn dụ: Vịnh cảnh để ngụ tình, ông đồ cô đơn lạc lõng và tàn lụi, số phận bẽ bàng.
b) Tấm lòng của nhà thơ:
- “Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?”
- Câu hỏi tu từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: tâm trạng bâng khuâng nuối tiếc trước quá khứ tốt đẹp của dân tộc.
H: Qua đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của ông đồ?
H: Tại sao t/g lại “tiếc nuối”?
- Vì chính là 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân dân ta, chúng ta thấy quy luật đào thảiv thật nghiệt ngã đã khiến cho mọtt nền văn hóa bị lãng quên, một lớp người bị đẩy lùi vào dĩ vãng để rồi gợi lên trong mỗi chúng ta sự thương cảm, xót xa, day dứt không nguôi về mọt phong tục tập quán, một nếp sống văn hóa đẹp.
C/ Tổng kết – Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh ông đồ.
5. Hướng dẫn học sinh học bài:
- Học bài và đọc trước bà tiếp theo.
V/ Rút kinh nghiệm:
Tiết 68 Hướng dẫn đọc thêm
Hai chữ nước nhà.
- Ngày soạn: 
- Giảng ở lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
I- Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích, nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải, cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tinh thần, giọng điệu thống thiết. 
- Nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
II- Phương pháp: Phân tích, đọc diễn cảm.
III- Đồ dung dạy học: 
- SGK, SGV, giáo án, tư liệu.
- SGK, vở soạn, vở ghi.
IV- Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
- Khởi động (1’): Văn thơ yêu nước chúng ta đã được tìm hiểu qua 1 số văn bản ... giờ học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với 1 hồn thơ có tấm lòng yêu nước nồng nàn. Thơ ông thường khai thác đề tài lịch sử . Đề tài đó ... nay.
- Phần nội dung: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần ghi
H: HS đọc phần chú thích SGK?
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- GV diễn giảng và cho HS ghi.
- GV giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu.
H: Em hiểu biết gì về văn bản “Hai chữ nước nhà”? 
- GV nêu yêu cầu đọc -> GV đọc mẫu -> gọi 2 HS đọc văn bản.
H: Bài thơ diễn tả tâm trạng gì của tác giả?
H: Tâm sự đó được diễn đạt bằng thể thơ gì? Em hiểu gì về thơ “song thất lục bát”?
H: Căn cứ vào nội dung, ý nghĩa của VB, chia VB ra làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?
- Gọi HS đọc 8 câu đầu.
H: Đoạn thơ đầu diễn tả ND gì?
H: Cuộc chia ly diễn ra ở đâu?
H: Biên ải là ở nơi đâu? Nơi đó gợi lên cho em điều gì?
- Nơi tận cùng của đất nước, nơi mịt mù xa lắc.
- Đối với Nguyễn Phi Khanh cuộc ra đi này không có ngày trở lại thì đây là đỉêm cối cùng để rồi chia biệt vĩnh viễn với Tổ quốc, quê hương. 
H: “Mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu” gợi lên khung cảnh gì?
- Nỗi buồn tang tóc thê lương.
H: T/g sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả? Toàn cảnh gợi lên điều gì?
H: Tại sao ông lại có tâm trạng đó?
- Buồn vì mất nước, buồn vì bất lực, người cha chỉ còn biết trông cậy vào con.
H: Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?
H; Em có nhận xét gì về lời khuyên của người cha? 
(Có ý nghĩa như 1 lời trăng trối, nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh)
H: Em hãy diễn xuôi ý hiểu về đoạn thơ ?
H: Nỗi đau mà người cha chịu đựng là gì?
- Y/c quan sát 20 câu tiếp.
H: ND của 20 câu thơ là gì?
=> T/g đã nhập vai vào người trong cuộc, 1 nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết để miêu tả hiện tình đất nước.
H: Quá khứ của dân tộc được t/g nhắc lại ntn ?
H: Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy diễn xuôi ND, ý nghĩa đoạn thơ?
H: Đoạn thơ tái hiện quá khứ dân tộc đó là 1 quá khứ ntn?
H: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt?
H: Nỗi đau xót hiện nay còn được diễn tả qua câu thơ nào?
H: Câu thơ mở đầu đoạn có ý nghĩa gì?
- Khắp nơi đều cùng chung cảnh ngộ.
H: Việc khắc họa lại những nỗi khổ của dân tộc nhằm mục đích gì?
- Tố cáo tội ác của quân xâm lược.
H: Căn cứ vào bài thơ em hãy hình dung và phác họa nỗi lầm than cơ cực của nhân dân?
H: Người cha đã nhằm gửi lại người con tâm tư t/c gì? Vì sao lại vậy?
A/ Giới thiệu tác giả- Tác phẩm:
1. Tác giả: SGK 
2. Tác phẩm:
- Bài thơ mở đầu cho tập “ Bút quan hoài I” – 1924.
B/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc: Diễn cảm, thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
2. Đại ý:
Lời trăn trối nặng ân tình, tràn đầy nỗi xót xa đau đớn của người cha với con trước giờ li biệt.
3. Bố cục: 3 phần.
4. Phân tích: 
a) Khung cảnh chia li và tâm trạng của người cha:
 “ Chốn ải Bắc mây sầu...
 ... chim kêu”
=> H/ả gợi cảm, từ ngữ cổ, ước lệ: Khung cảnh heo hút, ảm đạm, nỗi buồn tang tóc thê lương.
 “ Hạt máu nóng .... 
 .....lời cha khuyên”
=> Cảnh nước mất nhà tan, cha con li biệt, tâm trạng uất nghẹn và lời nhắn gửi thống thiết.
b) Quá khứ của dân tộc và tội ác của giặc:
 “ Giống hồng lạc ...
 ....kém gì?”
=> Tự sự xen biểu cảm: quá khứ hào hùng, khẳng định ý chí quyết tâm của nhân dân nước Nam trải qua bao thăng trầm biến cố để giữ yên bờ cõi.
 “ Bốn phương khói lửa bừng bừng
 ...........tâm can”
=> Tâm sự xen biểu cảm, câu cảm, từ ngữ h/ả thơ diễn tả cảm xúc mạnh: Nỗi đau bởi hiện tình đất nước, nỗi phẫn uất hờn căm.
 “ Ngậm ngùi....”
=> Nỗi đau rung động cả đất trời.
c) H/ả bất lực của người cha và lời trao gửi con:
=> Thế bất lực của người cha, lời nhắn gửi tràn đầy tình cảm, gợi niềm tự hào về truỳen thống anh hùng của dân tộc.
C/ Tổng kết – Ghi nhớ: SGK(163)
4. Củng cố: Ôn lại nội dung cơ bản.
5. Hướng dẫn học sinh học bài: 
- Ôn bài và chuẩn bị cho hoạt động làm thơ 7 chữ.
V- Rút kinh nghiệm:
Tiết 69:
Trả bài kiểm tra tiếng việt.
Tiết 70+71: 
hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ
- Ngày soạn: 
- Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
I- Mục đích yêu cầu: Qua giờ hoạt động ngữ văn giúp hs hiểu:
- Biết nhận diện thể thơ thất ngôn, nắm bắt được cấu tạo, gieo vần, cách ngắt nhịp.
- Biết sửa chữa các bài thơ làm sai.
- Từ đó biết làm thơ tứ tuyệt đúng quy luật.
II- Phương pháp: Đàm thoại + tập làm thơ 7 chữ.
III- Đồ dùng dạy học: 
- SGK, giáo án.
- SGK, vở ghi.
IV- Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Đọc thuộc lòng 1 đoạn trong VB “Hai chữ nước nhà” và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ đó?
3. Bài mới: 
- Khởi động (1’): Chương trình Ngữ văn lớp 7 chúng ta đã được làm quen với làm thơ. H: Vậy loại thơ nào chúng ta đã được làm quen? Em hiểu biết gì về thể thơ đó? 
Giờ hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với thể thơ 7 chữ.
- Phần nội dung:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần ghi
H: Hãy thống kê những thể thơ 7 chữ mà em đã được học?
H: Em hãy nêu khái niệm về thể thơ 7 chữ.
- GV nêu phạm vi luyện tập.
H: Giải thích nghĩa cụm từ “thất ngôn”?
H: Căn cứ vào đâu để đặt tên thể thơ?
H: Em hãy nhắc lại kí hiệu của luật B- T
H: Thơ thất ngôn tứ tuyệt có luật B- T không?
H: Bài thơ gieo vần ở vị trí nào?
H: Em hãy cho biết cách ngắt nhịp?
H: Em hãy thống kê những bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
H: Em hãy kí hiệu luật B- T cho cả bài thơ?
H: Em hãy nhận xét về cấu tạo, luật thơ và cách gieo vần?
H: Em hãy sưu tầm các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt?
H: Đọc thuộc lòng bài thơ vừa tìm được?
- GV cho hs đề bài.
- HS sáng tác thơ.
- Đọc trước lớp -> Nhận xét bài thơ của các bạn đã trình bày.
I- Phần chuẩn bị của học sinh:
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập:
- Khái niệm: Là hình thức thơ lấy câu thơ 7 chữ làm đơn vị nhịp điệu.
- Phạm vi: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Tìm hiểu về luật thơ: 
- Về cấu tạo: Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 tiếng.
- Luật B – T.
+ Sử dụng luật B – T.
+ Vừa đối vừa niêm.
- Gieo vần: gieo 1 vần ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4.
- Cách ngắt nhịp: 4/3, 3/4
- Bố cục: 2 câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu 3 chuyển mạch, câu 4 biểu thị tư tưởng.
3. Tìm hiểu 1 số bài thơ minh họa:
VD: Bánh trôi nước.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 B B B T T B B
Bảy nổi ba chìm với nước non
 T T B B T T B
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 T T T B B T T
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 B B T T T B B
- Cấu tạo: Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng.
- Gieo vần: vần “on” cuối câu 1, 2, 4.
- Luật thơ: Vừa đối vừa niêm.
4. Sưu tầm thơ thất ngôn tứ tuyệt: 
a) Sông núi nước Nam: 
b) Xa ngắm núi thác Lư: 
5. Luyện tập làm thơ 7 chữ: 
* Đề bài: Làm một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đề tài tự chọn).
II- Nhận diện luật thơ: 
1.Ví dụ: Bài thơ “ Chiều” 
“ Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về
 B B B T T B B
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe
 T T B B T T B
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót
 T T B B B T T 
Vòm trời trong vắt ánh pha lê”.
 B B B T T B B
2. Nhận xét: 
- Bố cục: Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, 7 tiếng. 
- Nhịp thơ: 4/3 hoặc 3/4
- Gieo vần: 1 vần “e” cuối câu 1, 2, 4.
- Luật B- T: vừa đối vừa niêm.
III- Sửa lại bài thơ sai: 
1. Ví dụ: Bài thơ “ Tối”.
2. Nhận xét: 
Chỉ ra chỗ sai, chỉ ra lý do, cách sửa.
IV- Tập làm thơ: 
1. Làm tiếp bài thơ: 
a) Tôi thấy người ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? 
Có dạy cho đợi bớt cuội chăng?
b) ...
Nắng đầy rồi mưa như trút nước
Bao người vẫn vội vã đi về.
2. Tập sáng tác thơ:
- GV cho hs sáng tác thơ.
- Bài hay -> Đọc cả lớp cùng nghe.
4. Củng cố: 
- Ôn lại thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
5. Hướng dẫn học bài: 
- Ôn bài và tập làm thơ.
- Soạn: Ông Đồ.
V- Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHUAN KTKN DU CAC BUOC.doc