Giáo án Ngữ văn 8 - Chuẩn kiến thức kì 1

Giáo án Ngữ văn 8 - Chuẩn kiến thức kì 1

Tuần 1:

Bài 1: TÔI ĐI HỌC

Thanh Tịnh

 Tiết 1,2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

A/ MỤC TIÊU:

I/ Mức độ cần đạt:

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố mieu tả va biểu cảm.

II- Trọng tâm kiến thức kĩ năng:

1-Về kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn tríchTôi đi học

 - Nghệ truật miêu tả tâm lí trẻ em ở tuổi đến trưòng trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2- Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3-Về thái độ: Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ.

 

doc 231 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Chuẩn kiến thức kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2011
Ngày dạy: 15/8/2011
Tuần 1:
Bài 1: Tôi đi học
Thanh Tịnh
 Tiết 1,2: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiêu:
I/ Mức độ cần đạt:
 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố mieu tả va biểu cảm.
II- Trọng tâm kiến thức kĩ năng :
1-Về kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học
 - Nghệ truật miêu tả tâm lí trẻ em ở tuổi đến trưòng trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2- Về kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3-Về thái độ: Giáo dục tình cảm tha thiết về mái trường, bạn bè, tuổi thơ.
B. CHUAÅN Bề:
 GV:- Sgk, sgv, giáo án, tài liệu, chân dung tác giả Thanh Tịnh .
HS: Soaùn baứi: Tôi đi học
 -ẹoùc kú vaờn baỷn
 -ẹoùc kú chuự thớch * vaứ caực chuự thớch cuoỏi vaờn baỷn
 -Tỡm caực yự chớnh veà tg,tp
 -ẹoùc kú vaứ traỷ lụứi caực caõu hoỷi phaàn ủoùc hieồu vaờn baỷn.
C .TOÅ CHệÙC CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC:
Bước 1: Ổn định lớp: (1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (4’): Kiểm tra bài soạn của học sinh.
Bước3: Bài mới: 
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: 
- Thời gian: 1’
Hoạt động của thầy
(1)
Hoạt động của trò (2)
Chuẩn KT-KN 
cần đạt (3)
Ghi chú
(4)
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm về tuổi học trò thuờng là ngững kỉ niệm khó phai. Đặc biệt là những kỉ niệm về ngày đầu tiên tựu trường. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy. 
Nghe, nhập tâm vào bài học.
PP thuyết trình
Hoạt động 2: Tri giác:
- Mục tiêu: Năm được cách đọc văn bản, bố cục; kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác kĩ thuật khăn trải bàn,
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Dạy học theo góc, kĩ thuật khăn trải bàn.
- Thời gian: 14’
1
2
3
4
- Theo dõi vào chú thích và nêu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
- Gv giới thiệu ảnh chân dung tác giả.
? Tác phẩm được in trong tập nào?
 Chốt, ghi bảng
@ Nêu yêu cầu đọc:- Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, chú ý những câu nói của nhân vật “tôi”, nhân vật người mẹ và nhân vật ông đốc.
@ Đọc mẫu-> Gọi hs đọc-> Nhận xét.
@ Gv cùng hs giải thích một số chú thích trong sgk.
? Ông đốc là danh từ chung hay riêng?
? Lớp 5 ở trong truyện có phải là lớp 5 mà em học cách đây 3 năm không?
? Có thể xếp văn bản này vào kiểu loại văn bản nào? Vì sao?
-> Văn bản biểu cảm vì: Toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường.
? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự của buổi tựu trường, vậy ta có thể ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Từ đầu -> rộn rã: khơi nguồn nỗi nhớ.
- Đoạn 2: Tiếp -> trên ngọn núi: Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tiếp -> nghỉ cả ngày nữa: Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
- Đoạn 4: Còn lại: Cảm nhận của “tôi” trong lớp học.
 Chốt
? Đoạn nào của văn bản gợi cho em cảm xúc thân thuộc nhất trong em ?
 gv nhận xét và định hướng cảm xúc, chuyển ý. 
Đọc thầm
 1 hs thuyết trình, Hs khác theo dõi, nhận xét.
Quan sát
Ghi bài
Nghe
Nghe, 3-4 HS đọc, HS khác nghe, nhận xét
Dựa vào chú thích trả lời
Phát hiện, trình bày
Theo dõi mạch truyện, phát hiện bố cục. 
Một số Hs trình bày
- Nghe
- HS tự bộc lộ
I. Đọc- chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích
a. Tác giả.
- Tên thật là Trần Văn Ninh ( 1911 – 1988 ).
- Ông quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành Huế.
- Những sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm dịu êm, trong sáng.
b. Tác phẩm.
- Văn bản được in trong tập “ Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
- Chú thích khó.
- Kiểu văn bản: Biểu cảm.
- Bố cục: 4 phần.
KT học theo đề án. 
Kt trình bày 1 phút
Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật khăn trải bàn....
- Thời gian: 24’
1
2
3
4
- Gv gọi hs đọc đoạn 1 của văn bản.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
? Tìm những từ miêu tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm cũ?
? Những từ đó thuộc từ loại nào?
? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
? Những cảm xúc ấy có trái ngược, mâu thuẫn nhau không? Vì sao?
-> Không. mà gần gũi bổ sung nhau
- Chú ý những câu đối thoại giữa 2 mẹ con.
- Tác giả viết: “Con đường này....tôi đi học” tâm trạng đó thay đổi cụ thể như thế nào?
? Những chi tiết nào trong cử chỉ, hành động và lời nói của nhân vật “tôi” khiến em chú ý?
? Vì sao?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở đây và tác dụng của nó?
? Câu “ ý nghĩ ấytrên ngọn núi” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Đọc diễn cảm đoạn “Buổi mai hôm ấy-> trên ngọn núi”
- Nhận xét về bố cục truyện ngắn “Tôi đi học”
-> Mang đậm màu sắc kí và mang tính chất tự truyện. Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình
1 hs đọc đoạn 1 văn bản, HS khác nghe.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
Suy luận trình bày
Phát hiện, trình bày.
Thảo luân nhóm nhỏ, đại diện trình bày.
Đọc diễn cảm: 1-2 hs
1 Hs nhận xét
II- Đọc - tìm hiểu văn bản
1- Tâm trạng của tôi ngày đầu tiên đi học
a. Khơi nguồn kỉ niệm: 
- Thời điểm: cuối thu.
- Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã
-> Từ láy
=> Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng, kỉ niệm xưa cũ mỗi lúc một trào dâng mãnh liệt trong lòng tôi.
b. Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ tới trường. 
- Thấy trang trọng, đứng đắn.
- Thèm được tự nhiên, cầm hai quyển vở mà thấy nặng, phải bặm tay, ghì chặt, xóc lên, nắm lại, muốn cầm bút thước nữa.
-> Nhiều động từ.
=> Ngộ nghĩnh, ngây thơ, trang trọng.
-> Miêu tả, so sánh => Giàu chất thơ.
*. Luyện tập:
- Đọc diễn cảm đoạn “Buổi mai hôm ấy-> trên ngọn núi”
- Nhận xét về bố cục truyện ngắn “Tôi đi học”
-> Mang đậm màu sắc kí và mang tính chất tự truyện. Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình
KT động não
KT 1 phút
* Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Tóm tắt trình tự, diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong tác phẩm.
- Soạn tiếp văn bản: “Tôi đi học”.
Tiết 2
 1. Tổ chức: (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’) TNKQ
Câu1: Tôi đi học được viết theo thể loại nào?
 A- Bút kí B- Truyện ngắn trữ tình C- Tiểu thuyết D- Tuỳ bút
Câu2: Nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện?
 A- Lời nói B- Ngoại hình C- Tâm trạng D- Cử chỉ
 Đáp án: Câu 1- B , 2- C
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
 - Phương pháp: Thuyết trình.
 - Thời gian: 1 phút.
1
2
3
 Trải lòng cùng trang văn của Thanh Tịnh, chúng ta đã cảm nhận được nỗi xúc động dâng trào trong lòng tôi mỗi độ cuối thu- phút tựu trường bắt đầu. Tôi nhớ mãi kỉ niệm lúc cùng mẹ đi trên con đường làng tới trường với bao bỡ ngỡ, hồi hộp. Và hôm nay chúng sẽ cảm nhận tiếp tâm trạng của Tôi khi đứng ở sân trường, xếp hàng vào lớp, ngồi học bài đầu tiên 
Nghe, nhập tâm vào bài học
 PP thuyết trình
Hoạt động 2: Phân tích, cắt nghĩa:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, so sánh, đối chiếu.
- Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật khăn trải bàn....
- Thời gian: 29’
1
2
3
4
- Quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết:
? Cảnh sân trường làng Mĩ Lý lưu lại trong tâm trạng tác giả có đặc điểm gì nổi bật ?
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
? Trong con mắt của “tôi” trường Mĩ Lý hiện ra như thế nào?
-> Xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp.
? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên như thế nào?
-> Cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường.
? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào?
-> Họ như con chim non đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
? Em đọc thấy những ý nghĩa nào từ hình ảnh so sánh đó?
-> Miêu tả sinh động..., đề cao sức hấp dẫn của nhà trường; thể hiện khát vọng bay bổng.
? Đặc biệt, tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi đứng ở sân trường được tập trung ở những từ ngữ, chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ? Tác dụng?
- Gv: Hồi trống đầu năm cũng vang lên như mọi năm, mọi lần nhưng với các cậu học trò mới, nó vang dội, rộn rã, nhanh gấp, giục giã làm sao....
? Lần đầu tiên đến trường em có tâm trạng như vậy không?
? Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách mới, tâm trạng của “tôi” như thế nào?
? Vì sao nhân vật “tôi” bất giác dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở khi bước vào lớp?
? Có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối hay không?
? Trong đoạn có miêu tả tiếng khóc, em nghĩ gì về tiếng khóc?
? Qua nội dung đã phân tích giúp em hiểu gì về nhân vật tôi ?
? Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của chính mình vào lúc này, trong ngày đầu tiên đi học như các bạn nhỏ kia?
? Hình ảnh ông đốc được miêu tả ntn? 
? Hình ảnh ông đốc gợi cho em liên tưởng đến ai ?
- Hs đọc phần cuối của văn bản .
? Những cảm giác mà nhân vật “tôi” nhận được khi bước vào lớp học là gì?
? Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật “tôi”?
- Lạ vì lần đầu được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ,học tập ngay ngắn. ...
- Gần gũi vì: bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình...
? Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi” đối với lớp học của mình?
? Đoạn cuối văn bản có chi tiết: “Một con chim non...bay cao” có phải đơn thuần chỉ có ý nghĩa thực tế hay không? Vì sao?
-> Không đơn thuần có ý nghĩa thực, mà còn có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng: Những ngày trẻ thơ...
? Dòng chữ kết thúc truyện: “Tôi đi học” có ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc này?
- Dòng này thể hiện chủ đề của truyện ngắn.
? Em thấy toàn bộ văn bản đều nói về vấn đề gì?
- Đó chính là tính thống nhất chủ đề của văn bản.
Quan sát
Suy nghĩ trả lời
Phát hiện, suy luận
1-2 HS trình bày
Phát hiện
Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét.
Tự bộc lộ
Phát hiện, trả lời
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
Khái quát, trình bày (1-2 Hs)
Kể vắn tắt
Phát hiện
Suy luận
- Phát hiện trả lời.
Suy luận
Nhiều Hs trình bày
Suy luận
Khái quát
Tích hợp chờ
Khái quát trình bày
2. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường:
- Trường: đông người, người nào cũng đẹp.
-> Không khí đặc biệt của ngày hội trường, tinh thầ ... 
Dấu ngoặc kép
1 (0,25)
0,25
Trường từ vựng
1 (0,25)
0,25
Tình thái từ
1 (0,25)
0,25
TLV
Văn thuyết minh
1 (5đ)
5
Tổng
5 (1,25)
5 (1,25)
2
(0,5)
2
(7đ)
3đ
7đ
Phần I. Trắc nghiệm ;( 3điểm ) .
 Đọc kỹ các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án mà em cho là đúng nhất :
1. “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng viết theo thể loại nào ? .
A . Tiểu thuyết 	 B. Hồi ký C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút .
2. ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện “ Lão Hạc” .
A. Số phận đau thương của người nông dân trước cách mạng.
B. Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân .
C. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống của con người .
D. Cả ba ý kiến trên .
3. Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
A. Nghị luận thuyết minh . 	C. Biểu cảm và thuyết minh .
B. Tự sự và thuyết minh . 	D. Miêu tả và thuyết minh .
4. Trong các câu sau, câu nào dùng biện pháp nói quá?
A. Cụ tôi về năm ngoái. 	C. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
B. Công cha như núi ngất trời. 	D. Bác Dương thôi, đã thôi rồi!
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
5. Vì sao Giôn-xi vượt qua được cái chết?
A. Vì chiếc lá mỏng manh ấy vẫn còn sống ở trên cây.
B. Vì sự chăm sóc tận tình của Xiu.
C. Vì ông bác sĩ rất giỏi.
D. Vì Giôn-xi là người có sức khoẻ nên đã chiến thắng được bệnh tật.
6. Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng hình ? 
 A. Run rẩy B. Uể oải C. Rón rén D. Soàn soạt .
7. Các từ cùng trường từ vựng thời gian sau đây , từ nào có nghĩa khái quát nhất
 A. Hoàng hôn B. Ngày C. Buổi trưa D. Bình minh .
8. Câu nào không có tình thái từ ?
 A. Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ ! C. Ai mà biết được việc ấy .
 B. Em đừng khóc nữa mà ! D. Chúng em chào cô ạ !
9. Các vế của câu ghép “ Hai người giằng co nhau , du đẩy nhau , rồi ai nấy đều buông gậy ra , áp vào vật nhau” ( Ngô Tất Tố – Tắt đèn ) có quan hệ :
 A. Tăng tiến B. lựa chọn C. Bổ sung D. Nối tiếp .
10. Dấu ngoặc kép trong câu : “ Hôm nay , thủ truởng đến thăm anh em , thật đúng là “ rồng” đến nhà “ tôm”.” có tác dụng gì ?
A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác C. Đánh dấu sự liệt kê .
B. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn 	D. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp 
11. Bài thơ “ muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà được viết theo thể thơ nào .
 A. Tự do B. thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. thơ ngũ ngôn.
12. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét nhất ở sự việc nào?
A. Chị Dậu chăm sóc chồng.
B. Chị Dậu van xin cai lệ và người nhà lí trưởng.
C. Chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng.
D. Chị Dậu tất bật chạy tiền nộp sưu.
Phần II , tự luận ( 7 điểm ) .
 Câu 1. ( 2điểm ) Chép lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bộ Châu.
 Câu 2. ( 5điểm ) Giới thiệu tà áo dài Việt Nam.
 Đáp án và biểu điểm .
 Phần I . Trắc nghiệm ( 3điểm ) 
 Học sinh trả lời đúng theo đáp án sau , mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm .
Câusố
 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
 Đáp án 
 B
D
A
B 
A
D
B 
C
D
A
C
C
 Phần II . Tự luận ( 7 điểm ).
 Câu 1.( 2 điểm ) 
Chép chính xác bài thơ( mỗi câu đúng 0,25đ)
 Câu 2. ( 5 điểm ) .
 * Yêu cầu làm bài :
 	- Giới thiệu được về tà áo dài Việt Nam.
+ Nguồn gốc, xuất xứ.
	+ Đặc điểm cấu tạo.
	+ Công dụng.
	+ Cách bảo quản.
Diễn đạt lưu loát, hợp lý.
Bước 4: Củng cố ,dặn dò .(4’)
 GV thu bài đếm số bài , nhắc về nhà chuẩn bị gìơ sau tập làm thơ 7 chữ . 
 Ngày soạn: 19/12/2010
Ngày dạy: 23/12/2010 
 Tiết 70 + 71.	 	 
Tập làm văn
hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu:
I/ Mức độ cần đạt:
- Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ.
II/ Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
 1. Kiến thức . 
- Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
 2 , Kỹ năng .
 - Nhận biết thơ bảy chữ . 
- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối , nhịp vần.
 3 . Thái độ . 
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc kĩ những điều cần lưu ý, một số ví dụ sử dụng trong bài, máy chiếu, giấy trong ghi bảng mẫu luật bằng, trắc.
- Học sinh: Làm phần chuẩn bị ở nhà ( SGK - tr164)
C. Các hoạt động dạy học:
Bước 1: Ổn định lớp: (1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Đọc thuộc bài thơ Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà ? Nêu cảm nhận của em về bài thơ đó.
Bước3: Bài mới: 
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não, 
- Thời gian: 2’ 
1
2
3
4
Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn?
- Để hiểu rõ hơn về thể thơ này: Đối, vần, nhịp ... và giúp các em bước đầu biết cách làm một bài thơ bảy chữ chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- Suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe
Kĩ thuật động não
Hoạt động 2: Tri giác:
- Mục tiêu: Nắm được cách làm bài thơ bảy chữ, kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác kĩ thuật khăn trải bàn,
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Dạy học theo góc, kĩ thuật khăn trải bàn.
- Thời gian: 38’
1
2
3
4
- Gọi học sinh đọc bài thơ
? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong 2 bài thơ sau.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên chữa, bổ sung cho ghi.
- Gọi học sinh đọc và phát hiện chỗ sai
? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng bài thơ ''Tối''
- Đọc bài thơ.
- Thảo luận trả lời.
- Đọc.
- Phát hiện chỗ sai
I. Nhận diện luật thơ
1. Đọc, gạch nhịp, chỉ ra cách gieo vần và mối quan hệ bằng trắc(20')
- Câu thơ bảy chữ (có thể xen câu 6 chữ, 5 chữ)
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3.
-Vần có thể trắc, bằng nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1
- Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau:
a) B B T T T B B
 T T B B T T B 
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
b) T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T T 
 T T B B T B B 
2. Chỉ ra chỗ sai luật (19')
- Bài thơ ''Tối'' của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ: Sau ''Ngọn đền mờ'' không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là ''ánh xanh lè'' chép thành ''ánh xanh xanh'', chữ ''xanh'' sai vần.
- Sửa: bỏ dấu phẩy, sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với ''che'' ở trên. ở đây có chữ lè (xanh lè) là thích hợp, nhưng có thể nghĩ đến các tiếng vàng khè hoặc ''bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè'', hay ''bóng trăng nhoè'', hay ''ánh trăng loe''.
Chuyển tiết 70
Hoạt động 5: Luyện tập.
- Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học về thể thơ .
- Phương pháp: Nêu vấn đề, 
- Kĩ thuật: Động não, Kĩ thuật khăn trải bàn,...
- Thời gian dự kiến: 35’
1
2
3
4
- Người biên soạn đã dấu đi 2 câu cuối bài thơ của Tú Xương.
? Hãy làm tiếp 2 câu còn lại.
- Gợi ý: Xác định bài thơ viết theo luật nào của bảng mẫu (bảng b) vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này. Thơ Đường có luật: nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh.
 Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muồn thế người làm phải biết các truyện về chú Cuội như Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc ...
? Hãy làm tiếp bài thơ cho trọn vẹn theo ý của mình.
- Gợi ý: Xét luật bằng trắc của 2 câu đã cho, thuộc bảng mẫu a. Vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này
Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, truyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau ...
- Gọi học sinh trình bày bài thơ bảy chữ tự làm ở nhà, các học sinh khác nhận xét về luật bằng trắc, cách ngắt nhịp, nội dung bài thơ của bạn.
- Giáo viên nêu ưu nhược điểm và cách sửa, động viên cho điểm những bài làm tốt.
- Làm thơ theo gợi ý.
- Làm tiếp bài thơ.
- Làm thơ.
II. Tập làm thơ
1. Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình 
 Ví dụ: 
- Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
- Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Hoặc lo cho chị Hằng:
Coi trần ai cùng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
( Chữ mặt không đúng luật bằng, trắc)
2. Làm tiếp bài thơ dở dang cho trọn vẹn
Ví dụ:
- Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoản hương lúa chín gió đồng quê.
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
... 
3. Trình bày bài thơ tự làm:
- Học sinh đọc bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét.
Bước 4: . Củng cố:(3')
- Nhắc lại cách làm bài thơ bảy chữ. 
Bước 5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Xem bài kiểm trả học kì I .
Ngày soạn: 19/12/2010
Ngày dạy: 23/12/2010 
 Tiết 72: 	trả bài kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Đánh giá kĩ năng trình bày diễn đạt dùng từ đặt câu.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh từ sửa chữa lỗi trong bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
C. Các hoạt động dạy học:
Bước 1: Ổn định lớp: (1’)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
Bước3: Bài mới: 
1. Đề bài: (có đề in sẵn kèm theo)
2. Đáp án và biểu điểm: ( in sẵn kèm theo)
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Đa số xác định đúng phần trắc nghiệm, thuộc bài thơ.
- Thực hiện phần điền dấu câu tốt.
- Viết bài thuyết minh : giới thiệu được về tà áo dài ....
b. Nhược điểm:
- Phần tự luận:
+ Chép thơ còn sai lỗi chính tả, đặt dấu câu chưa chính xác: Minh, Ngân, Ngọc, ...
+ Chưa giới thiệu đối tượng thuyết minh ở phần mở bài chưa rõ: Minh, Chính, Mạnh, Nguyên,...
+ Tên tác phẩm không đặt trong dấu ngoặc kép: Giang, Hà, Hằng, Hiệu, Thảo, Thêm, Kiên, Việt, ...
+ Chấm câu sai: Hải, Hùng, Đ. Hà, ...
+ Bài viết quá sơ sài, chưa giới thiệu được rõ về nguồn gốc, cấu tạo,...
- Học sinh chữa theo mẫu trên. 
- Học sinh lập dàn ý chi tiết vào vở và viết một đoạn văn theo dàn ý đó.
- Học sinh đổi bài cho nhau, tự kiểm tra phần chữ lỗi lẫn nhau.
- Giáo viên kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh.
5. Đọc và bình những bài văn hay: Luân, Luyên, Tâm.
Bước 4. Củng cố:(3')
- Nhắc lại những kiến thức phân môn ngữ văn đã học trong học kì I
Bước 5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị cho học kì II.
Xem trước bài: Viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 cuc hay(2).doc