Tuần 35 - Tiết 134
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Hệ thống và nắm được toàn bộ kiến thức, kĩ năng phần TLV trong chương trình Ngữ văn 8.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản về văn thuyết minh, tự sự, nghị luận và hành chính.
- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1) Ổn định lớp: 1'
2) Kiểm tra bài cũ: 3'
GV gọi học sinh nhắc lại các phương thức biểu đạt trong chương trình Ngữ văn 8.
Tuần 35 - Tiết 134 Ns: 16/4/2011 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hệ thống và nắm được toàn bộ kiến thức, kĩ năng phần TLV trong chương trình Ngữ văn 8. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Kiến thức - Hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản về văn thuyết minh, tự sự, nghị luận và hành chính. - Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học. - So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1) Ổn định lớp: 1' 2) Kiểm tra bài cũ: 3' GV gọi học sinh nhắc lại các phương thức biểu đạt trong chương trình Ngữ văn 8. 3) Bài mới: * giíi thiÖu bµi:1' Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ ØHoạt động 1: Giới thiệu bài mới. 35’ ØHoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. 1.(?) Vì sao 1 vb cần phải có tình huống thống nhất? Tính thống nhất của vb thể hiện ở mặt nào? - HS suy nghĩ trả lời. 2.(?) Viết đoạn văn từ mỗi chủ đề sau. - Em rất thích đọc sách. - Mùa hè thật hấp dẫn. HS viết. 3.(?) Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự. - HS trả lời. GV nhận xét. 4.(?) Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng ntn? HS: Làm cho câu chuyện thêm sinh động. 5.(?) Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì? 6.(?) Văn bản thuyết minh có những tính chất ntn và có những lợi ích gì? Cho HS nêu vb thuyết minh. 7.(?) Muốn làm vb thuyết minh trước tiên phải làm gì? - HS trả lời. GV kết luận. (?) Nêu các pp dùng để thuyết minh sự vật? (?) Nêu bố cục của vb thuyết minh? HS: 3 phần 9.(?) Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? (?) Nêu luận điểm Vd: Lđiểm: “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước dân tộc và thời đại bây giờ”. Luận điểm chính xác rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vđề và đủ làm sáng tỏ đươc vđề đặc ra. 10. (?) Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào. - HS trả lời. GV bổ sung. 11.(?) Thế nào là vb tường trình, vb thông báo? - HS trả lời. GV kết luận. 1. Một văn bản cần phải có tình huống thống nhất nhằm nêu bật chủ đề nghĩa là nêu bật ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tgiả. - Tình huống thống nhất của vb thể hiện ở chỗ có đối tượng cố định, có tính mạch lạc. 2. Viết đoạn văn: Em rất thích đọc sách vì sách nó giúp cho em rất nhiều kiến thức và từ đó em hiểu hơn về con người đất nước của mỗi miền quê. Sách cũng giúp em có thêm các kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống. 3. Tóm tắt vb tự sự: Để dễ ghi nhớ, để làm tư liệu, kể cho người khác nghe. 4. Tự sự kết hợp miêu tả có tác dụng làm cho câu chuyện sinh động hơn. 5. Viết (nói) văn tự sự cần chú ý. Lựa chọn sự việc chưa lựa chọn ngôi kể, xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn. Tính chất và lợi ích: Có tính chất tri thức, khách quan , thực dụng là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người. Các vb thuyết minh: Một danh nhân văn hóa, một phong tục tập quán, một danh lam thắng cảnh. 7. Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên phải nhận thức rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh. Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa. Giải thích Liệt kê Nêu ví dụ Dùng số liệu So sánh Phân tích phân loại 8. Bố cục: có 3 phần * Mở bài: Giới thiệu đồ vật hoặc danh lam thắng cảnh cần thuyết minh. * Thân bài: Nêu từng phần của địa điểm nơi thuyết minh. * Kết bài: cảm nghĩ, vị trí của danh lam thắng cảnh trong đời sống. 9. Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài. 10. Vb nghị luận thường vẫn phải có các ytố tự sự, mtả và bcảm. Các ytố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. 11. Vbản tường trình là 1 loại vbản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các vụ việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Vbản thông báo là vb truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền. 4. Củng cố: (3’) GV nhấn mạnh lại yêu cầu tiết học. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. - Chuẩn bị “Văn bản thông báo”: Đặc điểm và cách làm văn bản thông báo. Tuần 35 - Tiết 135 Ns: 17/4/2011 VĂN BẢN THÔNG BÁO I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thông báo. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính. - Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông bào. 2. Kĩ năng - Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo. - Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác. - Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông bào III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1) Ổn định lớp: 1' 2) Kiểm tra bài cũ: 3' GV kiểm tra bài soạn của hs. 3) Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ 8Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Ở lớp 6 các em đã học về Đơn từ, lớp 7 cũng đã tìm hiểu ít nhiều về thể loại văn hành chính, tiết trước ta cùng tìm hiểu thêm một văn bản hành chính là văn bản tường trình, hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm một văn bản mới đó là văn bản thông báo. 15’ 20’ 8Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc diểm của văn bản thông báo. à GV gọi 2 HS đọc lại 2 văn bản trong SGK. (?)1. Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích của thông báo là gì? - HS tìm hiểu trả lời. GV kết luậncho ghi bài. (?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết văn bản thông báo là gì? - HS trả lời. (?)2. Nội dung thông báo thường là gì? (?) Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. (?)3. Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường? - HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét. - GV bổ sung, kết luận. 8Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách làm văn bản thông báo: Bước 1: Tình huống cần làm văn bản thông báo: à GV gọi HS đọc các tình huống trong SGK. (?) Câu hỏi thảo luận: Trong các tình huống đã đọc, tình huống nào cần viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai? - HS thảo luận nhóm 4’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. HS: Trong 3 tình huống SGK nêu, tình huống a phải viết tường trình, hai tình huống b và c cần viết thông báo. - Tình huống b: Nhà trường thông báo và thông báo cho GV, cán bộ và HS trong toàn trường. - Tình huống c: Ban chỉ huy liên đội thông báo và thông báo cho các BCH đội trong nhà trường. Bước 2: Tìm hiểu cách làm thông báo. (?) Nhắc lại cách làm văn bản hành chính có mấy phần? HS: Có 3 phần: Thể thức mở đầu, nội dung và thể thức kết thúc. à Tiếp tục GV treo bảng phụ mẫu một văn bản thông báo và hỏi: (?) Hãy cho biết cách làm văn bản thông báo phải ntn? - HS trả lời. GV nhận xét. (?) Qua tìm hiểu em hãy cho biết cách làm văn bản thông báo cần phải đạt yêu cầu gì? - HS trả lời (phần ghi nhớ) Bước 3: Lưu ý: à GV cho HS đọc lại phần lưu ý. Qua đó GV nhấn mạnh 1 lần nữa. I/ Đặc điểm của văn bản thông báo: Xét văn bản 1, 2 – SGK140, 141 1. - Văn bản 1: + Người thông báo: Hiệu trưởng. + Người nhận: Các GV chủ nhiệm và lớp trưởng. + Mục đích: Về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ. - Văn bản 2: + Người thông báo: Liên đội trưởng. + Người nhận: Các chi đội TNTP HCM. + Mục đích: Về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM. * Ghi nhớ1 – SGK143 2. Nội dung và thể thức: - Nội dung: Thường là những thông tin về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện. - Thể thức: Viết theo đúng những mẫu đã quy định. - Một số trường hợp cần viết thông báo: sắp thi HK, thi HS giỏi, đợt ủng hộ người nghèo II/ Cách làm văn bản thông báo: 1. Tình huống cần làm văn bản thông báo: Xét các tình huống SGK142 Tình huống b, c cần viết thông báo. 2. Cách làm văn bản thông báo: Tham khảo – SGK142, 143 Ghi nhớ2, 3 – SGK143 3. Lưu ý: (SGK143) Gv GD KNS: Biết sử dụng văn bản thông báo phù hợp hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. 1’ * Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để so sánh, đối chiếu, làm mẫu phân tích, nhận diện. - Viết một văn bản thông báo theo tình huống c (phần II.1). 4. Củng cố: (2’) à GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. Đọc kĩ lại phần ghi nhớ. - Chuẩn bị “CTĐP phần Tiếng Việt”: Làm hết các bt trong sgk, trang 145. ------------------------------------- Tuần 35 - Tiết 136 Ns: 17/4/2011 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Thấy được sự đa dạng trong từ ngữ xưng hô ở địa phương mình và một số địa phương khác. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Kiến thức - Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và từ ngữ toàn dân. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 2. Kĩ năng - Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ xưng hô ở địa phương đang sinh sống (hoặc ở quê hương). III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1) Ổn định lớp: 1' 2) Kiểm tra bài cũ: 5' - Nêu đặc điểm, cách làm văn bản thông bào? 3) Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Ø Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. GV giới thiệu yêu cầu tiết học. 33’ ØHoạt động 2: Hướng dẫn HS làm. 1. Cho HS đọc đoạn văn. (?) Xác định cách xưng hô địa phương? Từ nào là từ toàn dân, từ nào không phải từ toàn dân mà cũng không phải từ địa phương? 2. (?) Tìm các từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và địa phương khác. - HS tìm. HS khác bổ sung. - GV nhận xét, chỉnh sửa. 3.(?) Từ xưng hô ở địa phương có thể sd trong h.cảnh giao tiếp nào? HS: trả lời. GV kết luận. 4. Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xđ ở bài tập 2 và những phương tiện chì quan hệ thân thuộc trong bài CT địa phương ở HKI và nhận xét - HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận. 1. Xác định đoạn văn – SGK145 - a/ Từ u là địa phương - b/ Từ mợ là biệt ngữ xã hội. 2. Từ xưng hô ở địa phương. - Đại từ chỉ người: tui, choa, qua (tôi), tau (tao), bày tui (chúng tôi), mi (mày) ... - Ptừ chỉ quan hệ thân thuộc: họ, thầy, tía, ba (bố), u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ), mệ (bà), cố (cụ), bá (bác), eng (anh), ả (chị) ... 3. Từ xưng hô địa phương chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp hẹp đó là chỉ những người trong địa phương. 4. Trong TV phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng 1’ * Hướng dẫn tự học: Đối chiếu từ ngữ xưng hô ở địa phương với những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt mà bản thân biết. 4. Củng cố: (2’) - GV nhắc lại ý chính của bài. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại bài. - Chuẩn bị “Luyện tập làm văn bản thông báo”: Xem lại lý thuyết và làm các bt sgk.
Tài liệu đính kèm: