Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 13

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 13

Tập làm văn

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Nhận dạng, hiểu được vấn đề thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Đề văn thuyết minh.

 - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyêt minh.

 - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng:

 - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.

 - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng, . của đối tượng cần thuyết minh.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết 	51	Ngày soạn: 11/11/2011
Tập làm văn
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	Nhận dạng, hiểu được vấn đề thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Đề văn thuyết minh.
	- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyêt minh.
	- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng:
	- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
	- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng, ... của đối tượng cần thuyết minh.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu các phương pháp thuyết minh?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 22’
A. Tìm hiểu chung:
I. Đề văn thuyết minh:
Gọi hs đọc các để văn.
? Các đề bài trên nói lên điều gì?
? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
? Làm thế nào để xác định được đề văn ấy là đề văn thuyết minh?
? Hãy ra 1 đề văn thuyết minh? 
Học sinh đọc.
- Nêu đối tượng thuyết minh.
- Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết....
- Khi đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu thuyết minh, giải thích.
- Học sinh tự ra đề.
- Nêu đối tượng thuyết minh.
- Đối tượng: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết....
- Gọi hs đọc văn bản “Xe đạp”
? Đối tượng thuyết minh của đề là gì?
? Đề không có chữ "thuyết minh", nhưng rõ ràng là thuyết minh. Vậy tính chất của đề bài thuyết minh là gì?
? Đề này khác gì so với đề miêu tả?
? Chỉ ra phần MB, TB, KB và cho biết nội dung mỗi phần?
Tác giả giới thiệu về chiếc xe đạp như thế nào?
? Để giới thiệu chiếc xe đạp thì phải dùng phương pháp gì?
? Bài viết chiếc xe đạp gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì?
? Các bộ phận được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lý không? Vì sao?
? Nếu trình bày theo lối liệt kê: Xe đạp có khung xe, bánh xe, càng xe, xích lốp, đĩa, bàn đạp ... có được không? Vì sao? 
-> Giáo viên kết luận: Cách giới thiệu về chiếc xe đạp như văn bản trên là hoàn toàn hợp lý.
- Giáo viên gọi hs đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc
- Thuyết minh về chiếc xe đạp.
- Nếu đề miêu tả thì phải miêu tả 1 chiếc xe đạp cụ thể. Ví dụ: Chiếc xe đạp của em, mẹ em hoặc bố em... xe màu gì? xe nam hay xe nữ, xe VN hay xe nước ngoài.
- Đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày xe đạp như 1 phương tiện giao thông đại chúng, phổ biến. Do đó cần trình bày về cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này.
1. MB: Đoạn 1: giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
2. TB: Các đoạn giữa: Giới thiệu cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó.
3. KB: Đoạn cuối: Nêu vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống của người VN hiện tại và trong tương lai.
- Phương pháp phân tích, chia sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu.
- 3 bộ phận:
 + Hệ thống chuyển động.
 +Hệ thống điều khiển.
 +Hệ thống chuyên chở.
- Hợp lý
- Không: Vì nếu như vậy sẽ không nêu lên được cơ chế hoạt động của xe cũng như công dụng của xe.
- Học sinh đọc ghi nhớ (sgk).
II. Cách làm bài văn thuyêt minh:
- Thuyết minh về chiếc xe đạp.
- Bố cục:
1. MB: Đoạn 1: giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
2. TB: Các đoạn giữa: Giới thiệu cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó.
3. KB: Đoạn cuối: Nêu vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống của người VN hiện tại và trong tương lai.
- Phương pháp phân tích, chia sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu.
- 3 bộ phận:
 + Hệ thống chuyển động.
 +Hệ thống điều khiển.
 +Hệ thống chuyên chở.
Ho¹t ®éng 2: 10’
b. Luyện tập :
Giáo viên chép đề lên bảng.
Gọi học sinh đọc.
Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá VN.
Học sinh lập dàn ý .
1. MB: Vẻ đẹp đặc trưng, nét độc đáo của nón là VN.
2. TB: - Giới thiệu nghề nón và lợi ích kinh tế.
- Giới thiệu quy trình làm nón.
- Giới thiệu giá trị của nón lá.
3. KB: Vai trò của chiếc nón lá trong chỉnh thể văn hoá Việt Nam.
III. Luyện tập
1. MB: Vẻ đẹp đặc trưng, nét độc đáo của nón là VN.
2. TB: - Giới thiệu nghề nón và lợi ích kinh tế.
- Giới thiệu quy trình làm nón.
- Giới thiệu giá trị của nón lá.
3. KB: Vai trò của chiếc nón lá trong chỉnh thể văn hoá Việt Nam.
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn “Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam”.
- Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về: cái phích nước, cây kéo, cây bút ...
4. Củng cố: 2’
* Gv yêu cầu hs đọc lại “Ghi nhớ”.
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, làm BT.
- Soạn bài “Chương trình địa phương (phần Văn)”: lập danh sách các nhà văn, nhà thơ ở địa phương có sáng tác trước 1975, sưu tầm và chép lại văn, thơ địa phương.
Tuần: 13 Tiết 	52	Ngày soạn: 11/11/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn)
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước 1975.
	- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Cách tìm hiểu các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
	- Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 2. Kĩ năng:
	- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viêt về địa phương.
	- Đọc - hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
	- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
* Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 15’
A. Tìm hiểu chung:
I. Các nhà văn, nhà thơ địa phương:
- Gv yêu cầu hs trình bày kết quả sưu tầm các nhà văn, nhà thơ ở Sóc Trăng có sáng tác trước 1975.
- Gv nhận xét, bổ sung
- Hs trình bày
- Hs nhận xét, bổ sung
Stt
Họ tên
Năm sinh - năm mất
Bút danh
Tác phẩm tiêu biểu
1
Lý Vĩnh Khuông
1912-1978 
Khuông Việt
Biên khảo Tôn Thọ Tường và Lãnh sự Việt Nam 
2
Nguyễn Tử Quang
1918-2006
Vô Ngã
Tạp luận, Ông vua cuối cùng của nhà Hậu Lê ...
3
Vương Hồng Sển
1902-1996
Anh Vương
Thú chơi sách, Sài Gòn năm xưa ...
4
Lê Văn Thiện
(nhạc sĩ)
1940-
Thanh Sơn
Nỗi buồn hoa phượng, Nhật ký đời tôi, Lưu bút ngày xanh ....
5
Trần Ngọc Phượng
1955-
Ngọc Phượng
Ai cúi nhặt trời xanh
6
Trần Văn Miêng
Thanh Phong
Những năm tháng đã qua
7
Quách Trung Tín
4/4/1939-25/1/2008
Tập ca khúc ...
- Gv yêu cầu hs trình bày tên các tác phẩm văn học địa phương sưu tầm được.
- Gv nhận xét bổ sung
- Hs trình bày
- Hs nhận xét, bổ sung
II. Tác phẩm địa phương :
Ho¹t ®éng 2: 20’
- Gv yêu cầu hs đọc diễn cảm các bài thơ, bài văn viết về địa phương, hoặc của các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Hs trình bày.
b. Luyện tập :
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
Sưu tầm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà văn, nhà thơ địa phương.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại bài.
- Soạn bài “Dấu ngoặc kép”: Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép, xem (làm trước) bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 51, 52.doc