Tuần 20
Tiết 73, 74
NHỚ RỪNG
( Thế Lữ )
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
+ Học sinh thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, làm văn miêu tả, biểu cảm.
3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do.
B- CHUẨN BỊ:
GV: Soạn giáo án.
HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ.
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tuần 20 Tiết 73, 74 Soạn: 02/ 01/ 2012 Nhớ rừng ( Thế Lữ ) A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 1- Kiến thức: + Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. + Học sinh thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, làm văn miêu tả, biểu cảm. 3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do. B- Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án. HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Tiết 73 Hoạt động của GV và HS Yêu cần cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS: HĐ3 - Bài mới: * GTBM: * Nội dung dạy học cụ thể: * GVgiới thiệu ảnh chân dung nhà thơ Thế Lữ : ? Em hiểu gì về Thế Lữ ?. + HS trả lời. GV nhấn mạnh một vài nét chính. + Thế Lữ (1907 - 1989). + Tên thật Nguyễn Thứ Lễ. + Quê Bắc Ninh. + Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ông tham viết cả truyện và là người có công đầu của ngành kịch nói. + Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 2003 ). * GV hướng dẫn: Đọc chính xác, giọng điệu phù hợp với mạch cảm xúc của mỗi đoạn thơ: đoạn thì hào hùng, đoạn uất ức, đoạn thì mơ màng, say sưa. + GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp. Bạn nhận xét. GV uốn nắn. ? Em hiểu thế nào là sa cơ, uất hận, oanh liệt, giấc mộng ngàn ? ? Tìm trong dân gian những câu nói có chưa từ “cả” hiểu theo nghĩa cũ là “ lớn” ? + Đũa cả, con cả, sóng cả ( chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo ) .. ? Nêu vị trí của bài thơ ? ? Bài thơ làm theo thể thơ gì ? * GV: Bài thơ làm theo thể thơ 8 chữ - là một sáng tạo của Thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ ( hay hát nói ) truyền thống. ? Nêu nội dung của từng đoạn thơ ? Qua đó cho biết, có thể chia bố cục bài thơ NTN ? + Đoạn 1 và 4: Cảnh thực tại: Con hổ ở vườn bách thú. + Đoạn 2 và 3: Cảnh mộng tưởng: Cảnh sơn lâm hùng vĩ và vị chúa tể khi ấy. + Đoạn 5: Lời nhắn gửi của con hổ “tới cảnh rừng ghê gớm”. => Bài thơ chia làm 3 phần. * HS đọc lại đoạn 1 và 4 ? Tìm những câu thơ thể hiện tâm trạng của con hổ ? Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của con hổ ? + Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua + Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm + Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu ? Em hiểu thế nào về những từ ngữ đó ? + Gậm: Cắn dần từng tý một + Khối: Một lượng chất rắn hoặc nhão làm thành một đơn vị có hình thù (khối đá, . ). ở đây, “căm hờn” là cái trừu tượng -> kết hợp từ “khối căm hờn” -> Sự căm hờn, nỗi căm hờn nhiều, chồng chất, như rắn lại thành khối. + Nằm dài: Nằm trong tư thế chán chường, ngao ngán. ? Qua đây em hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ? Cách sử dụng từ ngữ ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm trạng của con hổ ? ? Thái độ của con hổ đối với con người và con vật xung quanh ? + Khinh bỉ, coi thường cảnh vật nơi đây. ? Hãy tìm những dẫn chứng để chứng minh cho điều đó ? + Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ. + bọn gấu dở hơi, báo vô tư lự. * GV: Như vậy, ở đoạn 1, tác giả chủ yếu thể hiện tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị giam hãm ở vườn bách thú. Từ chỗ đang là “chúa sơn lâm” nay bị biến thành “ thứ đồ chơi”, bị ngang bầy với bọn gấu, báo “dở hơi”, “vô tư lự” con hổ vô cùng căm giận, uất ức, bất bình. Nhưng bất ực, không làm thế nào để thoát khỏi môi trường tù tong “cũi sắt” nên nó đành “nằm dài trông ngày tháng dần qua”. Bởi thế mà uất hận, căm hờn chất chồng ngày một chất chồng thành “khối căm hờn”. Từ ngữ cô đọng, biểu cảm cao -> Thể hiện cái tài trong cách dùng từ của nhà thơ. ? Khi ấy, trong con mắt của con hổ, cảnh vườn bách thú hiện lên ra sao ? * HS đọc lại khổ thơ 4 ? Nêu nghệ thuật của đoạn thơ ? + Liệt kê: - sửa sang, tầm thường, giả dối - hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng - dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng - mô gò thấp kém - lá hiền lành, không bí hiểm, bắt chước kẻ hoang vu + so sánh: cảnh rừng: cao cả, âm u + Giọng điệu: Giọng thơ giễu nhại + Ngắt nhịp: ngắn, dồn dập. ? Tác dụng của việc sử dụng BPNT đó ? + Nhấn mạnh cảnh vườn bách thú: tầm thường, giả dối, nhàm chán. Thái độ căm ghét, chán ngán thực tại tầm thường, giả tạo. ? Cảnh vườn bách thú và thái độ của con hổ có gì giống với cuộc sống, thái độ của người Việt Nam đương thời ? * Yêu cầu HS thảo luận và báo cáo kết quả: + Cảnh tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. I - Đọc và tìm hiểu chung: 1 - Tác giả: + Thế Lữ (1907 - 1989). + Tên thật Nguyễn Thứ Lễ. + Quê Bắc Ninh. + Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. 2 – Tìm hiểu chung về văn bản: a- Đọc và tìm hiểu chú thích: b- Tác phẩm * Vị trí: + Là bài thơ tiêu biểu nhất của tác giả Thế Lữ. *160 5 Thể thơ: Thơ 8 chữ. * Bố cục: 3 phần. II- Phân tích: 1- Cảnh thực tại: Con hổ ở vườn bách thú: + Gậm + Khối căm hờn + Nàm dài + Nhục nhằn + uất hận * Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, biểu cảm cao => Tâm trạng vô cùng căm hờn, uất hận. * Đoạn 4: + Biện pháp liệt kê. + Giọng thơ giễu nhại => Thái độ căm ghét, chán ngán thực tại tầm thường, giả tạo. HĐ 4- Củng cố: ? Đọc diễn cảm đoạn thơ 1 và 4 ? ? Cảm nhận của em về hai đoạn thơ đó ? HĐ 5- Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ nội dung bài học. Học thuộc lòng đoạn thơ 1 và 4 + Chuẩn bị tiếp các nội dung còn lại. Tuần 20 Tiết 73, 74 Soạn: 02/ 01/ 2012 Nhớ rừng ( Thế Lữ ) A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 1- Kiến thức: + Học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. + Học sinh thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, làm văn miêu tả, biểu cảm. 3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do. B- Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án. HS: Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập, soạn bài đầy đủ. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cần cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng khổ thơ 1 và 4 ? Hình ảnh con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú ? HĐ3 - Bài mới: * GTBM: * Nội dung dạy học cụ thể: ( Đã học ở tiết 74 ) * HS đọc lại khổ thơ 2 và 3 ? Nêu nghệ thuật nổi bật chung của 2 đoạn thơ ? + NT đối lập, tương phản ( cảnh rừng với cảnh vườn bách thú ). ? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những từ ngữ, chi tiết nào ? + bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc truờng ca dữ dội ? NX về cách dùng từ ngữ, giọng điệu trong những lời thơ ấy ? Tác dụng của nó ? + Điệp ngữ : “với” -> nhấn mạnh sự tồn tại của nhiều hình ảnh, âm thanh. + Liệt kê. + Động từ mạnh: gào, hét, thét => Cảnh rừng hùng vĩ, oai linh. ? Trên cái phông nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, con hổ hiện lên NTN ? + bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng + lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng + mắt thần khi đã quắc - mọi vật đều im hơi ( HS quan sát tranh minh họa Tr. 4 ) ? Nghệ thuật miêu tả của tác giả có gì đặc sắc ? + Dùng từ ngữ giàu chất tạo hình kết hợp với biện pháp tu từ so sánh => Hình ảnh vị chúa tể vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển. * HS đọc đoạn thơ 3 Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ 3 là đoạn thơ rất đặc sắc, giàu tính tạo hình, nó như một bộ tranh tứ bình. ? Em có nhận xét gì về điều này ? * Đúng là như vậy. Đoạn thơ rất giàu tính tạo hình, nó như một bộ tranh tứ bình mà hình ảnh trung tâm là vị Chúa sơn lâm oai linh, dữ dội và đầy lãng mạn. + Đó là 4 cảnh: - Đêm vàng: trăng tan trong dòng suối - Ngày mưa: mưa chuyển cả bốn phương ngàn. - Bình minh: cây xanh, nắng gội, tiếng chim ca - Chiều: Hoàng hôn đỏ ( lênh láng máu sau rừng ),vị chúa tể đang đợi mặt trời chết để chiếm lấy “phần bí mật” cho riêng mình. -> Cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng và con hổ cũng nổi lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đúng là một Chúa sơn lâm đầy uy lực. * Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới quặn đau của con hổ. ? Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng BPNT nào ? Theo em, dụng ý của việc sử dụng BPNT đó là gì ? + NT: Điệp ngữ : “ nào đâu”, “đâu” lặp đi lặp lại diễn tả thấm thía nỗi tiếc nhớ khôn nguôi của con hổ với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng ấy đã khép lại trong tiếng than u uất “ Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?” * HS đọc đoạn cuối bài thơ. ? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ ? + Thống thiết, đau buồn. ? Em có cảm nhận gì không gian trong “giấc mộng ngàn” của con hổ ? + Không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang. ? Qua đây, em đọc được tâm trạng, cảm xúc nào của con hổ ? -> Tiếc nuối quá khứ, khao khát cuộc sống tự do nơi đúng xử sở của chính mình. ? Theo em, đặt vào hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi ấy, bài thơ “ Nhớ rừng” ra đời có ý nghĩa gì ? + Bài thơ với nhan đề “ Nhớ rừng” và việc làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, nhà thơ đã thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Có thể nói, bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cũng “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và tiếc nhớ không nguôi “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, bài thơ ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ. ? Nêu đặc sắc NT của bài thơ ? Nội dung của bài thơ là gì ? + HS trả lời. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh NT và nội dung của bài thơ. + HS đọc ghi nhớ. I - Đọc và tìm hiểu chung: II- Phân tích: 1- Cảnh thực tại: Con hổ ở vườn bách thú: 2- Cảnh mộng tưởng: Cảnh sơn lâm hùng vĩ và vị chúa tể khi ấy. a- Đoạn thơ 2: * NT: + Điệp ngữ + Liệt kê + Động từ mạnh * Cảnh rừng hùng vĩ, oai linh. * Hình ảnh vị chúa tể vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển. b- Đoạn thơ 3: + Đoạn thơ dung lên một bộ tranh tứ bình mà hình ảnh trung tâm là vị Chúa sơn lâm oai linh, dữ dội và đầy lãng mạn. + NT: Điệp ngữ, câu cảm thán. -> Nhấn mạnh nỗi tiêc nhớ không nguôi của con hổ với quá khứ huy hoàng. 3- Khao khát giấc mộng ngàn: + NT: Giọng điệu thống thiết. -> Tiếc nuối quá khứ, khao khát cuộc sống tự do nơi đúng xử sở của chính mình. II ... p. ? Em hãy nêu thêm một số tình huống cần viết VBTB ? + HS trả lời. Bạn bổ sung. + GV nêu một số trường hợp * HS đọc phần 2 ? Nêu các mục thông thường của một VB thông báo ? Gồm 3 mục: a- Mở đầu :Góc trái ghi tên cơ quan gởi thông báo, số công văn. Góc phải ghi quốc hiệu, địa điểm tgian thông báo Tên VB (ghi ở giữa) b- Nội dung thông báo: ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định thời gian, địa điểm cụ thể, chính xác. c- Kết thúc: - Nơi nhận (ghi phái trên bên phải) - Ký & ghi rõ họ tên , công vụ của nguời có trách nhiệm thông báo (ghi phía phải) * HS đọc ghi nhớ ý 3. * GV khái quát toàn bộ kiến thức cơ bản của tiết học. * HS đọc toàn bộ ghi nhớ. * HS đọc 3 lưu ý trong SGK * GV hướng dẫn từng nội dung ( có mẫu kèm theo ) để HS hiểu. * GV nêu một tình huống, HS luyện tập viết VBTB theo yêu cầu + HS xung phong đọc. Bạn nhận xét. GV chữa. I . Đặc điểm của văn bản thông báo: + Người viết: Cơ quan, đoàn thể, tổ chức ( thuộc cấp trên ). ? Người tiếp nhận VBTB ? + Người nhận: Cơ quan cấp dưới, người dưới quyền. + Mục đích: Để truyền đạt thông tin, nội dung... II. Cách làm văn bản thông báo: 1- Tình huống cần làm văn bản thông báo: + Thông báo về kế hoạch thi, họp, đại hội + Thông báo kế hoạch đi tham quan . 2- Cách làm văn bản thông báo: + Gồm 3 phần ( SGK – Tr. 142, 143 ) 3- Lưu ý: SGK - Tr. 143 III . Luyện tập: Viết VBTB về kế hoạch Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ vào 14h ngày 1-6-2005 tại Trường THCS Như Quỳnh HĐ 4- Củng cố: ? Thế nào là VBTB ? ? Nêu bố cục của một VBTB ? HĐ 5 - Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ nội dung bài học. + CBBM: Chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt ) * Rút kinh nghiệm: Tuần 36 Tiết 138 Soạn: 02 / 5 / 2012 Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS sẽ: 1- Kiến thức: - Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 2 - Kĩ năng : Rèn kĩ năng dùng từ chuẩn mực, chính xác, đạt hiệu quả cao. 3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác, B- Chuẩn bị: + Giáo viên: SGK, STK, giáo án. + Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các câu hỏi trong SGK. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1- KTBC: Kết hợp trong giờ học. 2- KT việc CBBM: Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung bài mới HĐ3 - Bài mới: * GTBM: * Nội dung dạy học cụ thể: ? Thế nào là từ địa phương ? ? Kể tên một số từ ngữ địa phương ( của địa phương nào ) và từ ngữ toàn dân tương ứng ? * HS trả lời. Bạn bổ sung. GV chữa: + Từ địa phương là từ dùng của một ( hoặc một số ) địa phương nhất định. ( VD: thầy, u, ba, má, ) * Các nhóm làm từng bài tập, mỗi nhóm cử 1 đại diện trả lời, nhóm bạn nhận xét, GV chữa: Bài 1: * Từ ngữ xưng hô: u, mẹ, con, mợ, tôi a- Từ ngữ toàn dân: mẹ, con b- Từ “Mợ”, “u” ( mẹ ) -> không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương -> Đó là biệt ngữ xã hội ( Từ ngữ được dùng cho một tầng lớp xã hội nhất định ): - u: tầng lớp nông dân - mợ: tầng lớp trung, thượng lưu Bài 2: + Bầm ( mẹ ): Địa phương Phú Thọ + Nhang ( hương ): Địa phương miền Nam + Trái thơm ( quả dứa ): Địa phương miền Nam + Bẹ ( ngô ): Địa phương miền Trungư + Đống ( chỗ ): Minh Khai Như Quỳnh + Tép ( cá nhỏ ): Văn Lâm .. Bài 3: Cách sử dụng từ ngữ địa phương: + Không nên làm dụng từ ngữ địa phương, vì nếu lạm dụng sẽ gây khó hiểu cho người đọc, người nghe. + Chỉ dùng khi giao tiếp với người cùng địa phương hoặc dùng trong văn học để thể hiện sắc thái địa phương. Bài 4: * Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng là từ ngữ xưng hô VD : + Ông Tuấn + lão Hạc, tên Chí, thằng Dần, + Hiệu trưởng Tuấn, giám đốc Lan, công nhân Nam, y sĩ Hoà, => Tác dụng : + Làm phong phú vốn từ xưng hô cho tiếng Việt + Bày tỏ thái độ ( trân trọng, khinh bỉ, ) I. Lí thuyết : Khái niệm : Từ địa phương là từ dùng của một ( hoặc một số ) địa phương nhất định. II. Bài tập: Bài 1: a- mẹ, con -> Từ ngữ toàn dân. b- U, mợ: không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương ( Đó là biệt ngữ xã hội ) Bài 2: + Bầm ( mẹ ) + Nhang ( hương ) + Trái thơm ( quả dứa ) + Bẹ ( ngô ) Bài 3: Cách sử dụng từ ngữ địa phương: + Lạm dụng TBĐP sẽ gây khó hiểu. + Chỉ dùng khi giao tiếp với người cùng địa phương hoặc dùng trong văn học để thể hiện sắc thái địa phương. Bài 4: * Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ chức vụ, nghề nghiệp được dùng là từ ngữ xưng hô => Tác dụng : + Làm phong phú vốn từ xưng hô cho tiếng Việt + Bày tỏ thái độ ( trân trọng, khinh bỉ, . ) HĐ 4 . Củng cố: ? TN là TNĐP ? ? Đặt câu có sử dụng TNĐP ? HĐ 5: Hướng dẫn về nhà: + Ôn lại kiến thức về TNĐP, biệt ngữ xã hội. + CBBM: Luyện tập làm VBTB. * Rút kinh nghiệm: Tuần 36 Tiết 139 Soạn: 3/5/2012 Luyện tập làm Văn bản thông báo A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập học, HS sẽ: 1- Kiến thức: + Ôn lại kiến thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo. 2- Kĩ năng: Rèn năng lực viết VB thông báo. 3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác. B- Chuẩn bị: + GV: Soạn bài, tham khảo một só văn bản tường trình.. + HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt kiến thức để luyện tập. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1 - KTBC: Kết hợp trong giờ luyện tập. 2 - KT việc CBBM: HĐ3 - Bài mới: * HS ôn lại lý thuyết về VBTB ( và một phần VBTT ) qua việc trả lời các câu hỏi trong SGK. * HS trả lời từng nội dung, bạn bổ sung, GV nhấn mạnh: 1- Khái niệm ( Theo ghi nhớ 1 SGK-Tr. 143 ) 2- Tình huống: - Hiệu trưởng muốn cho học sinh các lớp nắm được kế hoạch đi báo công ở Lăng Bác - Bí thư đoàn thị trấn triển khai nội dung sinh hoạt hè xuống các chi đoàn cơ sở. 3- Nội dung và thể thức: + Nội dung: Thông báo kế hoạch hoạt động hoặc triển khai một phong trào, một chủ trương, chính sách, + Thể thức: Theo ghi nhớ ý 3 SGK-Tr. 143 4- So sánh VBTB và VBTT: + Giống nhau: Về thể thức trình bày + Khác nhau: Đối tượng viết và đối tượng nhận và nội dung. Bài tập 1: a. Văn bản thông báo + Hiệu trưởng viết thông báo + Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo + Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 - 5 b. Văn bản báo cáo + Các chi đội viết báo cáo + Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo + Nội dung tình hình hành động trong tháng c. Văn bản thông báo : - Ban quản lý dự án viết thông báo - Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án - Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án Bài tập 2: a- Những lỗi sai : + Thiếu số công văn + Thiếu nơi gửi + Nội dung trong phần thông báo không phù hợp với tên văn bản. b, Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo + HS bổ sung, GV chữa Bài tập 3: +VBTB làm kế hoạch nhỏ +VBTB lịch ôn thi + VBTB về việc tổng vệ sinh trường học + VBTB về việc tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. . Bài tập 4 HS viết, GV kiểm tra vở của 5-7 HS, chấm, cho điểm và nhận xét chung. I - Ôn tập lí thuyết: 1- Khái niệm: 2- Tình huống viết văn bản thông báo 3- Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo: 4- So sánh văn bản thông báo và văn bản tường trình + Giống nhau: Về thể thức trình bày + Khác nhau: Đối tượng viết và đối tượng nhận, nội dung. II - Luyện tập: Bài tập 1: a. Văn bản thông báo b. Văn bản báo cáo c. Văn bản thông báo Bài tập 2: a- Những lỗi sai : + Thiếu số công văn + Thiếu nơi gửi + Nội dung trong phần thông báo không phù hợp với tên văn bản. b- Chữa lại. Bài tập 3: Các tình huống viết VBTB +VBTB làm kế hoạch nhỏ +VBTB lịch ôn thi + VBTB về việc tổng vệ sinh trường học + VBTB về việc tham gia sinh hoạt hè tại địa phương.. Bài tập 4 : Viết VBTB HĐ4: Củng cố: ? Thế nào là VBTB ? Nêu cách làm văn bản TB ? ? Nêu các mục không thể thiếu trong VBTB ? HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ kiến thức về VBTB. Viết một VBTB ( tình huống khác tình huống đã viết ở lớp ). + CBBM: Trả bài KT học kỳ. * Rút kinh nghiệm: Tuần 36 Tiết 140 Soạn: 3 / 5 / 2012 Trả bài kiểm tra học kì II A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết trả bài, HS sẽ: 1- Kiến thức: + Đánh giá kiến thức của môn Ngữ văn 8 ( HK II ) qua kết quả bài kiểm tra. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, viết văn .. 3- Thái độ: Trung thực, tự giác, sôi nổi, hào hứng. B- Chuẩn bị: + GV: Chấm bài, nhận xét, phân loại các lỗi. + HS: Xem bài viết, thống kê các lỗi ( của mình có thể cả của bạn ) và dự kiến cách sửa chữa các lỗi đó. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1- ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1 - KTBC: Kết hợp trong tiết trả bài. 2 -KT việc CBBM: HĐ3 - Bài mới: * Đề bài ( ở tiết 135, 136 ). ? Xác định yêu cầu của đề ? Gồm 2 phần: + Phần trắc nghiệm: Trả lờ các câu hỏi bằng cách chọn một phương án đúng nhất. + Phần tự luận: Viết bài TLV 2- Đáp án: ( ở tiết 135, 136 ). ( GV đã trả cho HS xem trước ít nhất 1 ngày ) ? Qua việc đã đọc lại bài kiểm tra ở nhà, em hãy nêu nhận xét về bài làm của em ? * HS nêu ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra học kì II của mình. * GV nhận xét: 1- Ưu điểm: ................................... 2- Nhược điểm: ............................ 1 . Về nội dung: + Bài thiếu nội dung gì ? Bổ sung như thế nào ? 2- Về hình thức: ? Hãy chữa lại các nội trong bài viết của mình, của bạn ? + HS đọc hoặc viết lỗi lên bảng rồi chữa lại : - Bố cục bài TLV - Lỗi chính tả - Lỗi diễn đạt - Lỗi viết câu - Lỗi dùng từ + Bạn nhận xét. GV chữa lại. * GV gọi HS có tinh thần xung phong hoặc tổ cử 1-2 bạn có bài viết khá đọc. + Các bạn nghe, đánh giá, nhận xét, góp ý cho bài của bạn được hay hơn. + GV nhận xét, uốn nắn. Kết quả: TTB: bài DTB: bài I . Đề bài: II . Tìm hiểu những yêu cầu của đề: 1- Yêu cầu: Gồm 2 phần: + Phần trắc nghiệm + Phần tự luận 2- Đáp án: III . Trả bài: IV . Nhận xét: 1- Ưu điểm: 2- Nhược điểm: V. Chữa lỗi điển hình: 1. Về nội dung: 2- Về hình thức: VI . Đọc, bình: HĐ4: Củng cố: ? Kĩ năng cần thiết để làm được bài văn nghị luận sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục cao ? HĐ 5 .Hướng dẫn về nhà: + Xem lại bài viết, sửa chữa các lỗi sai. + Ôn kĩ các kiến thức về văn nghị luận. + CBBM: Tổng kết phần văn ( tiếp ): - Lập bảng thống kê các văn bản nghị luận Việt Nam ( bài 22-26 ). - Trả lời các câu hỏi 2-6 SGK-Tr.144. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: