Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Vân Từ

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Vân Từ

Tiết : 1-2

 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .

Giúp Hs :

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời .

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm .

B. CHUẨN BỊ .

 GV: Giáo án , tranh minh họa .

 HV: Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7 .

C. LÊN LỚP .

 I. Ổn định tổ chức .

 II. Kiểm tra bài cũ .

Trong các văn bản đã học ở lớp 7 dưới đây , văn bản nào là kiểu văn bản nhật dụng ?

A. Cổng trường mở ra .

B. Cuộc chia tay của những con búp bê .

C. Sống chết mặc bay .

D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu .

 

doc 324 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Vân Từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết : 1-2
 Văn bản: TôI đI học
 Thanh Tịnh
Ngày soạn : 14 / 8/ 2008 
a. mục tiêu cần đạt .
Giúp Hs :
 - cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời .
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm .
b. chuẩn bị .
 GV: Giáo án , tranh minh họa .
 HV: ôn lại kiến thức về kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7 . 
c. lên lớp .
 I. ổn định tổ chức .
 II. kiểm tra bài cũ .
Trong các văn bản đã học ở lớp 7 dưới đây , văn bản nào là kiểu văn bản nhật dụng ?
A. Cổng trường mở ra .
B. Cuộc chia tay của những con búp bê .
C. Sống chết mặc bay .
D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu .
 III. Bài mới .
 Giới thiệu bài .
Dẫn dắt từ phần KTBC -->'' Tôi đi học '' là văn bản đầu tiên chúng ta học ở lớp 8. Nội dung của văn bản đã diễn tả những kỉ niệm mơn man , bâng khuâng của nhân vật '' tôi'' trong ngày đầu tiên đến trường . Chúng ta cùng tìm hiểu bài . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s đọc chú thích , bố cục . 
G nêu yêu cầu đọc , giọng chậm , hơi buồn , lắng sâu, chú ‏‎ý giọng nói của nhân vật '' tôi '' , người mẹ và ông đốc .
G đọc mẫu . Gọi h/s đọc tiếp 
 Yêu cầu h/s nhận xét cách đọc của bạn ? 
 Đọc thầm chú thích ? Nêu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh ?
 Cho h/s hỏi - đáp chú thích , lưu ‏‎ý chú thích 2, 6, 7 . ?
H. Câu chuyện được kể theo trình tự bố cục ntn ?
H.Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Tác dụng của ngôi kể ?
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản .
L. Đọc thầm '' Từ đầu ... tưng bừng rộn rã '' .
H. Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào ? Quang cảnh ra sao ? 
3-4 h/s đọc 
Hs nhận xét cách đọc . 
TT - 1911-1988 , quê ở Huế . Từ năm 1933 vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn , làm thơ ....
H/s tự hỏi đáp chú thích .
Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian của buổi tựu trường (theo dòng hồi tưởng của nhân vật '' tôi'')
Truyện được kể theo ngôi thứ I . Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc , tình cảm của mình một cách chân thực nhất .
- Thời điểm gợi nhớ : cuối thu (hàng năm ) - ngày khai trường .
- Cảnh thiên nhiên : lá rụng nhiều , mây bàng bạc .
- Cảnh sinh hoạt : mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường .
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả :
( 1911-1988) ở Huế .
2. Văn bản :
In trong tập ''Quê mẹ '' 
1941 .
II. đọc- hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng và cảm giác nhân vật ''tôi'' trong buổi tựu trường 
a. Khơi nguồn kỉ niệm .
? Kỉ niệm về buổi tựu trường được diễn tả theo trình tự nào ? Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng nhân vật '' tôi'' ? Phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ ấy ?
 Hãy tìm những hình ảnh , chi tiết chứng tỏ tâm trạng ( nhân vật ''tôi'' trên con đường cùng mẹ tới trường) hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi trên đường tới trường ?
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi trên đường ? 
- Diễn tả theo trình tự thời gian : từ hiện tại mà nhớ về quá khứ .
- Các từ láy diễn tả tâm trạng , cảm xúc : nao nức , mơn man , tưng bừng , rộn rã . Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng, góp phần 
rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại . Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà dường như vừa mới xảy ra hôm qua .
- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần .... Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi .
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn với bộ quần áo , với mấy quyển vở mới trên tay .
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở muốn thử sức muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm bút , thước như các bạn khác .
- Lần đầu tiên được đến trường , được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn khác lạ không chỉ nô đùa , rong chơi, thả diều ngoài đồng nữa , cho nên ''tôi'' cảm thấy tất cả dường như trang trọng và đứng đắn . Tôi muốn thử sức và khẳng định mình trong việc cầm bút , thước và 2 quyển vở Đó chính là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường . Tất cả những cử chỉ ấy giúp ta hình dung tư thế ngộ nghĩnh , đáng yêu của chú bé .
Từ hiện tại 
quá khứ . Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng .
b. Trên con đường cùng mẹ tới trường
Cảm thấy trang trọng , đứng đắn 
Vừa muốn thử sức và khẳng định mình Háo hức
? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ tâm trạng và cảm giác của nhân vật ''tôi'' khi đến trường nghe ông đốc gọi tên ... ? Hãy phân tích ?
G: Từ tâm trạng háo hức , hăm hở trên đường tới trường chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ , rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng , đây là sự chuyển biến tâm lí rất phù hợp của một đứa trẻ lần đầu tiên được đến trường .
? Vì sao khi nghe ông đốc gọi tên h/s nhân vật ''tôi'' lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc ? Em có cảm thấy chú bé này là người yếu đuối hay không ?
( Hs thảo luận theo nhóm ) 
? Gọi h/s đọc nhẩm đoạn cuối cùng . Hãy phân tích tâm trạng và cảm giác của ''tôi'' khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng ntn ?
- Sân trường hôm nay dày đặc người . Ai cũng quần áo sạch sẽ ...
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường ... lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ .
- Nghe gọi đến tên tôi giật mình và lúng túng tâm trạng hồi hộp , lo lắng .
- Khi nghe ông đốc gọi đến tên thì bất giác dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở -à tâm trạng lúng túng , sợ sệt khi phải rời xa bàn tay dịu dàng của mẹ .
Hs tự do thảo luận theo nhóm . Cử đại diện trònh bày .
- Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả . Chúng ta có thể thông cảm vì đó chỉ là cảm giác nhất thời của một đứa bé nhút nhát ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi khi phải rời tay mẹ , cậu bé cảm thấy hụt hẫng lo sợ cho nên việc dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở là một tất yếu sẽ xảy ra .
- Bước vào lớp tôi nhìn bao quát xung quanh thấy cái gì cũng mới lạ và hay hay . Nhìn chỗ ngồi của mình thật kĩ rồi tự lạm nhận đó là chỗ của riêng mình sau đó nhìn người bạn mới chưa quen mà đã thấy quyến luyến .Tất cả đó là sự biến đổi rất tự nhiên trong tâm lí nhân vật . Có thể chỗ ngồi kia , người bạn mới ấy sẽ là nơi mà mình gắn bó , gần gũi trong suốt cả năm học
c. Tâm trạng và cảm giác của ''tôi''khi đến trường và khi nghe ông đốc gọi tên và phải rời bàn tay mẹ bước vào lớp.
Bỡ ngỡ , lo sợ vẩn vơ , hồi hộp lo lắng , lúng túng sợ sệt .
d. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật ''tôi'' khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên .
Thấy cái gì cũng mới lạ và hay hay, lạm nhận chỗ ngồi của mình & quyến luyến người bạn chưa quen.
Câu hỏi thảo luận nhóm :
N1: Tại sao ở phần cuối truyện tác giả đưa hình ảnh '' con chim liệng ... bay cao '' có ‏‎ý nghĩa gì ? 
N2: Dòng chữ '' Tôi đi học '' kết thúc tru‏‏yện có ý nghĩa gì ? 
gọi h/s các nhóm thảo luận và trình bày .
G bổ sung , sửa chữa và chốt lại vấn đề đã nêu
? Em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của những người lớn ( ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới , các bậc phụ huynh ) đối với các em bé lần đầu đi học ?
Hs tự do thảo lụân theo nhóm .
N1 : Hình ảnh '' một con chim non liệng đến ...'' có ‏‎ý nghĩa tượng trưng sự nuối tiếc quãng đời tuổi thơ tự do nô đùa , thả diều đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới đó là làm học sinh , được đến trường , được học hành , được làm quen với thầy cô , bạn bè sống trong một môi trường có sự quản lí chặt chẽ hơn .
N2 : Cách kết thúc truyện rất tự nhiên và bất ngờ . Dòng chữ '' Tôi đi học '' như mở ra một thế giới , một khoảng không gian mới , một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ . Dòng chữ chậm chạp , nguệch ngoạc đầu tiên trên trang giấy trắng tinh là niềm tự hào , khao khát trong tuổi thơ của con người và dòng chữ cũng thể hiện rõ chủ đề của truyện ngắn này .
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em trong buổi tựu trường đầu tiên , đều trân trọng tham dự buổi lễ này . Có lẽ các vị cũng đang lo lắng hồi hộp cùng con em mình . 
- Ông đốc là hình ảnh người thầy , người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn , hiền hậu bao dung đối với h/s.
- Thầy giáo trẻ với gương mặt tươi cười đón h/s vào lớp cũng là một người vui tính thương yêu h/s .
cười đón h/s vào lớp cũng là một người vui tính thương yêu h/s .
2. Thái độ , cử chỉ của người lớn đối với các em .
- Các bậc phụ huynh .
- Ông đốc .
- Thầy giáo trẻ .
G: Những h/ả về người lớn cho thấy trách nhiệm , tấm lòng của nhà trường , gia đình đối với các
em h/s . Đây thực sự là những dấu ấn tốt đẹp , những kỉ niệm trong sáng , ấm áp không thể phai nhoà trong kí ức tuổi thơ , giúp các em tự tin , vững vàng hơn . Đó còn là môi trường giáo dục ấm áp , nơi nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ và tình cảm của những thế hệ tương lai của đất nước .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn h/s tổng kết .
H. Hãy tìm và phân tích những h/ả so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn này ?
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm ? 
Nghe
'' Tôi quên thế nào được ...''
'' ‏‎ý nghĩ ấy thoáng qua ...'
'' Họ như con chim con ...''
 --> Đây là những so sánh giàu h/ả , giàu sức gợi cảm ddược gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng ; trữ tình . Những so sánh này góp phần diễn tả cụ thể , rõ ràng những cảm giác , ‏‎ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' trong buổi đầu tien đi học , góp phần tạo nên chất thơ mang mác và cảm giác nhẹ nhàng êm dịu cho truyện ngắn .
Đặc sắc nghệ thuật :
+ Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng , cảm nghĩ của nhân vật ''tôi'' theo trình tự thời gian của buổi tựu trường .
+ Sự kết hợp hài hoà giữa kể , miêu tả với bộc lộ cảm xúc , tâm trạng .
III. Tổng kết
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK / 9 .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập, củng cố. 
 Yêu cầu h/s làm bài tập 1 
( Nhóm 1 ) 
 Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi khai giảng lần đầu tiên ? ( Nhóm 2 ) .
 b. Sức cuốn hút của tác phẩm : 
- Tình huống truyện '' buổi đầu tiên đi học '' có dấu ấn sâu đậm , chứa đựng cảm xúc thiết tha.
- Sự quan tâm chăm sóc trìu mến yêu thương của những người lớn đối với các em h/s trong buổi đầu tiên đi học .
- Hình ảnh thiên nhiên , ngôi trường và các h/ả so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả .
 Hs đọc ghi nhớ .
Hs thảo luận làm theo nhóm .
Yêu cầu : Có thể nêu cảm nghĩ về một đoạn văn hoặc cả bài .
- Cảm xúc chân thực , thiết tha .
- Nên chọn những chi tiết sâu sắc , ấn tượng nhất .
* Ghi nhớ .
IV. Luyện tập .
IV. Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ . 
 - Soạn bài : '' Trong lòng mẹ ''
 - Đọc trước bài Tiếng Việt : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
Tiết : 3
 Tiếng Việt 
cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 Ngày soạn : 14/ 8/ 2008 
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp h/s :
 - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
 - Thông qua bài học , rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng , về phạm vi nghĩa rộng ... . Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì ?
H. Nhận xét về hình thức trình bày thông báo ?
H. Em hiểu ntn về văn bản thông báo ? 
GV khái quát rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 3: tìm hiểu tình huống cần làm thông báo 
-Gọi HS đọc và nhận xét 3 tình huống trong SGK 
H. Trong các tình huống trên tình huống nào cần viết văn bản thông báo ? 
Hoạt động 4: Cách làm văn bản thông báo 
H. Khi làm văn bản thông báo cần đảm bảo những mục nào ?
 GV khái quát rút ra bàihọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Yêu cầu HS theo dõi mục lưu ý trong SGK 
- H. Khi làm văn bản thông báo cần lưu ý điều gì ? 
Hoạt động học
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 
- Cơ quan ,đoần thể , tổ hoc ,cá nhân – cấp trên 
- Nhận ; cấp dưới
- Mục đích ; truyền đạt thông tin 
-HS trả lời
Trình bày gọn , rõ theo mẫu quy định sẵn
- HS đọc và nhận xét 3 văn bản 
- Tình huống a viết văn bản tường trình với cơ quan công an 
- Tình huống b viết thông báo 
- Tình huống c có thể viết thong báo , với các đại biểu khách thì viết giấy mời cho trang trọng 
Trả lời trên cơ sở mục 2-SGK 
- hs đọc ghi nhớ 
- Theo dõi mục lưu ý 
- Trả lời ; Lưu ý về chữ viết ,về khoảng cách các mục 
Nội dung ghi bảng
I. Đặc điểm của văn bản thông báo 
* Ghi nhớ 1.2 sgk 
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo .
2. Cách làm văn bản thông báo .
- Phần mở đầu
- Phần nội dung 
- Phần kết thúc 
* Ghi nhớ 3- SGK
3. Lưu ý 
- Lời văn cần rõ ràng ,chính xác 
- Trình bày theo đúng mẫu chuẩn 
- Cần gửi đến người nhận kịp thời 
 Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập 
 Bài tập 1,2 sách bài tập Ngữ văn 
GV cho HS thảo luận nhóm 
 Gợi ý : Bài 1 - Thông báo 
 - Báo cáo 
 - Thông báo 
 Bài 2.
 Lỗi của văn bản thông báo là 
Về diễn đạt câu chưa đúng ngữ pháp 
Về nội dung ; Chưa nêu kế hoạch kiểm tra công tác vệ sinh học đường 
Hướng dẫn học ở nhà ;
Làm bài tập 3,4 
Chuẩn bị cho tiết luyện tập
 *********************************************
Ngày 5 / 05 /2009
Tiết 138
Chương trình địa phương
( Phần Tiếng Việt )
 A . Mục têu cần đạt 
Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô 
Rèn luyện kĩ năng ding đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương 
Chuẩn bị của thầy và trò 
Tìm hiểu một số từ ngữ xưng hô ở địa phương mình và một số địa phương khác 
Tiến trình bài dạy 
 * ổn định tổ hoc 
 * Kiểm tra bài cũ 
 * Bài dạy 
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Lí thuyết 
 Em hiểu như thế nào về xưng hô ?
H. Trong giao tiếp chúng ta thường hoc những từ ngữ xưng hô nào ? 
H. Thế nào là từ xưng hô địa phương ? 
Hoạt động 2; Luyện tập 
- Gọi hs đọc 
H. Em hãy cho biết từ ngữ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên ? 
H. Từ ngữ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không phải là từ địa phương ? 
H. Theo em từ ngữ xưng hô của địa phương có thể được hoc giao tiếp trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động của HS
I. Lí thuyết
Xưng ; người nói tự gọi mình 
Hô ; người nói gọi người đối thoại 
- Dùng đại từ chỉ người ( tôi , mày , nó ..) 
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp , hoc tước 
- Từ xưng hô địa phương thường sử dụng trong một hoàn cảnh hẹp , trong một vài địa phương nhất định . Từ xưng hô địa phương có tính biểu cảm , biểu hiện sự gần gũi , thân thiện mà từ toàn dân không có 
II .Luyện tập 
Bài 1
Từ ngữ xưng hô địa phương ; 
“u”- hoc để gọi mẹ 
Từ “mợ” – biệt ngữ xã hội
 Bài 2
Nghệ Tĩnh ; mi( mày ), choa ( tôi )
Bắc Giang , Bắc Ninh ; u, bầm , bủ, ( mẹ ), thầy ( cha) 
* Các hoàn cảnh hoc từ xưng hô địa phương:
- Dùng trong các phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương. đồng hương gặp nhau, trong gia tộc gia đình.
- Dùng trong các tácphẩm văn học ở một mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm.
- Không hoc trong giao tiếp quốc tế.
* Nhận xét:
- trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ ngành nghề hoc vụ được hoc làm từ ngữ xưng hô.
- Cách hoc các từ ngữ xưng hô như trên của tiếng Việt có hai cái lợi:
+ Thứ nhất: Nó giải quyết được một khó khăn là trong vốn từ tiếng việt số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Thư hai: Thoả mán đươc nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái tình cảm phong phú và phức tạp trong quan hệ giữa con người với con người
VD: 2 người cùng “ Vai” nói chuyện với nhau khi ôn hoà thì xưng “ Anh, Tôi”, “ Anh , Em” nhưng khi nổi nóng thì xưng “ Mày, Tao”
 4. Củng cố 
GV khái quát bài , yêu cầu hs nắm được 
+Từ ngữ địa phương và cách sử dụng 
+ Phân biệt từ ngữ địa phương và từ toàn dân 
* Dặn dò
sưu tầm từ ngữ địa phương nơi em ở 
 **************************************
Ngày 12/ 05 /2009
Tiết 139
Luyện tập về văn bản thông báo.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp H/S củng cố lại các chi tiết về văn bản thông bằot đó nâng cao năng lực viết thông báo.
- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
B. Chuẩn bị của thày và trò:
- Bảng hệ thống so sánh 4 loại văn bản hành chính.
C. Tiến trình hoạt động :
* ổn định tổ chức
* Luyện tập
Hoạt động1 : Hướng dẫn ôn tập lý thuyết.
G/V gọi H/S trả lời 3 câu hỏi trong SGK
G/V tổng hợp lại theo bảng hệ thống.
Tình huống làm văn bản thông báo:
- Cấp trên hoặc tổ hoc cơ quan đảng, nhf nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề, chủ chương, chính sách..
Tình huống làm văn bản tường trình :
- Cờp dưới hoặc cá nhân trình bầy thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của mình trong các sự việc gay ra hậu quả  để cấp trên hoặc cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quết
Tinh huống làm văn bản báo cáo:
- Cấp dưới, cá nhân trình bầy lại kết quả qua trình công vịc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên, tổ hoc cơ quan phụ trách công việc ấy.
Tình huống làm văn bản dề nghị :
- Cờp dưới hoặc cá nhân trình bầy rõ những yêu caauf đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết
Điểm chung của 4 loại văn bản:
Đều là văn bản điều hành( Hành chính công vụ)
 Lưu ý H/S khi làm văn bản thông báo:
Ai thông báo( Xác định chủ thể)
Thông báo cho ai?( Xác định đối tượng)
Trong tình huống nào ?(Xác định nguyên nhân, điều kiện)
Thông báo về việc gì? ( Xác định nội dung)
Thông báo như thế nào? ( xác định hình thức, bố cục)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1:
G/V cho H/S thảo luận nhóm
H/S lựa chọn và trình bầy lý do của mình
a/ Thông báo:
Hiệu trưởng viết thông báo.
Cán bộ và H/S trong trường nhận thông báo.
b/ Báo cáo
c/ Thông báo .
Bài tập 2: 
G/V tổ hoc cho H/S làm việc theo nhóm
H/S phát hiện những nỗi sai trong bản thông báo và sửa lại
Những lỗi sai:
+ Không có số công văn, Nơi nhận và nơi lưu viết ở góc trái
+ Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể, các mục về thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
Bài tập 3: Cho H/S làm bài vào phiếu học tập:
Các tình huốmg cần viết văn abr thông báo.
 G/V Chủ nhiệm lớp thông báo tới gia đình học sinh các khan tiền thu dầu năm.,
Hiệu trưởng thông báo tới giáo viện, học sinh, phụ huynh H/S kế hoạch tham quan thực tế thuỷ điện Hoà Bình
Bài tập 4:
G/V hướng dẫn H/S trên cơ sở các tình huống chọn 1 tình huống viết thành văn bản thông báo cụ thể.
Dặn dò: Làm bài tập.
	*******************************************
Ngày 13/05/2008
Tiết 140
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A.Mục tiêu cần đạt 
- HS nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức đẻ từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đẫ được học trong chương trình ngữ văn lớp 8.
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, chữa bài làm của bản thân.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Giáo viên trả bài trước 3 ngày, hướng dẫn học sinh cách chữa bài theo đáp án và biểu điểm.
- Học sinh đọc kỹ bài làm của mình và soát lỗi theo đáp án.
C. Tiến trình hoạt động :
* ổn định tổ chức.
* Trả và chữa bài.
B. Tiến trình hoạt động.
Hoạt động 1. Nhận xét và phân tích ưu nhược điểm của trong bài viết của học sinh.
1/ Về phần câu hỏi trắc nhiệm :
Hầu hết các em xác định chính xác phần trắc nghiệm .
Bên cạnh đó còn tồn tại một số bài xác định sai câu hỏi trắc nghiệm.
2/ Bài làm tự luận:
a. Ưu điểm 
* Với câu 1: Khá nhiều em đã làm tốt, các em biết cách viết một đoạn văn nghị luận, trình bày rõ vấn đề cần chứng minh, sử dụng dẫn chứng khá chính xác ( Bài của Mai Hoa, Mĩ Hoa, Thảo, Lan, Vân Anh)
- Bên cạnh đó còn một số em đã viết lan man, không đúmg yêu cầu của văn phong nghị luận, hoặc không biết cách trình bày một đoạn văn nghị luận. ( Bài của Kiên, Tuấn, Ninh, Tuân, Công Đức)
* Với câu 2 ( Bài viết văn thuyết minh )
- Hầu hết các bài viết của các em cho người đọc nhận thức được rõ hơn các đặc điểm về đối tượng mà các em thuyết minh.
- Nhiều bài cung cấp những tri thức vì đối tượng đảm bải khách quan, chính xác đáng tin cậy.
VD : Mĩ Hoa thuyết minh về chùa Cả.
Mai Hoa, Quỳnh thuyết minh về đình Từ Thuận
- Các em đã biết sử dụng phương pháp thuyết minh (giải thích, liệt kê, đưa ra những con số miêu tả, nhận xét, bình luận) để thuyết minh về đối tượng 
- Nhiều bài có sử dụng rất tốt việc miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận trong bài viết có tác dụng làm nổi bật đối tượng.
- Bố cục bài viết rất nhiều em biết cách sắp xếp, trình bày theo bố cục 3 phần mạch lạc.
- Nhiều bài viết có lời văn trong sáng, ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn. ( Bài của Mai Hoa )
2. Nhược điểm
- Một số bài có quá lạm dụng tài liệu không có sự sáng tạo. ( bài của Hoàng Quỳnh )
- Một số bài viết chưa đảm bảo văn phong thuyết minh, thiên quá nhiều vào miêu tả và nêu cảm xúc.
- Một số bài dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa thoát ý.
	+ Quê hương Việt Nam phải vinh dự khi có một truyền thống hết sức cao cả vì vậy chúng ta phải giữ gìn thật tốt để cho truyền thống ấy không bị bay đi mất ( bài của Đức )
	+ Đến nơi muốn vào được chùa Hương thì chúng ta cần phải đi đò đến.. ( Phúc).
Còn nhiều bài sai lỗi chính tả.
+ Sức khẻo
+ Chò chơi
+ đến chưa thì ăn cơm
+ Ló tương trưng cho đất nước
+ Năm lào cũng vậy
+ Nước rất lông
+ Lém bóng
+ Cáy xô nước
Hoạt động 2 : Xây dựng dàn ý khái quát bài thuyết minh
Tổ chức HS xây dựng dàn ý khái quát. So sánh dàn ý được xây dựng với bài thuyết minh của bản thân.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn sửa chữa bài viết
HS trên cơ sở hoạt động 1 và 2 tự mình sửa chữa những sai sót trong bài viết của bản thân.
Hoạt động 4 : Đọc – bình
Chọn 1-2 bài thuyết minh khá nhất trong lớp để các em tự đọc và các bạn nhận xét, GV bình luận.( Bài của Mai Hoa, Mĩ Hoa )
	 Điểm số bài kiểm tra
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm 3,4
Điểm 0,1,2
 2 bài
10 bài
14 bài
 2 bài
0
 ***************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8 CA NAM DU.doc