Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS TT Xuân Trường

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS TT Xuân Trường

Tiết:1

Bài 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 -Thanh Tịnh-

I. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, học sinh thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân.

II.Chuẩn bị

- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.

- Học sinh: Ôn lại một số bài văn bản nhật dụng ở chương trình Ngư văn 7.Soạn bài trước ở nhà.

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 373 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS TT Xuân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Tiết:1 
Bài 1 Văn bản: Tôi đi học
 -Thanh Tịnh-
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, học sinh thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân.
II.Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại một số bài văn bản nhật dụng ở chương trình Ngư văn 7.Soạn bài trước ở nhà.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10'
15'
10'
Cho học sinh đọc chú thích * SGK tr8
?Qua phần chú thích * em hãy tóm tắt về nhà văn Thanh Tịnh.
?Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại gì.
?Phương thức biểu đạt chính của văn bảm này là gì.
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
+Đoạn văn diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” nên cần đọc với giọng thay đổi theo dòng tâm trạng của nhân vật.
Cho học sinh đọc văn bản.
Cho học sinh tìm hiểu chú thích 2,3,7
Chú ý chú thích “Ông đốc;Lạm nhận”
Bài văn được viết theo dòng hồi tưởng của nhà văn về những ngày đầu tựu trường.
?Em hãy chỉ ra quá trình hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên thể hiện trong bài.
?Em hãy nêu những hoàn cảnh và thời điểm khiến tác giả nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
?Vì sao vào thời điểm đó tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
?Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên như thế nào.
?Để diễn tả tâm trạng đó tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào? Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ đó
I. Giới thiệu chung.
1-Tác giả.
-Thanh Tịnh(1911-1988) SGK tr8
2-Tác phẩm.
-Truyện ngắn mang đậm tính tự truyện.
-In trong tập “Quê mẹ-1941”
-Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với biểu cảm.
II.Đọc -Hiểu văn bản.
1-Đọc.
Học sinh đọc văn bản.
2-Chú thích.
-Ông đốc:ở đây là ông hiệu trưởng.
-Lạm nhận:nhận quá đi, nhận vào mình những phần, những điều không phải của mình.
3-Bố cục.
-Những cảnh cuối thu đã khiến tác giả nhớ về buổi tự trường.
+Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.
+Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường, các bạn, mọi người,lúc nghe tên mình, khi phải rời tay mẹ vào lớp.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
4-Phân tích.
a-Khơi nguồn nỗi nhớ.
-Thời điểm: Cuối thu
-Cảnh thiên nhiên: Lá ngoài đường rụng nhiều, mây bàng bạc.
-Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường.
 Thời điểm khai giảng hàng năm.
-Tâm trạng: Náo nức; mơn man; tưng bừng; rộn rã.
 Cảm xúc chân thực, cụ thể góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại.
4.Củng cố. (3phút)
?Hãy nêu những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh và văn bản “Tôi đi học” của ông.
?Em hãy kể một lỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân.
5.Hướng dẫn học bài. (1phút)
- Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
-Soạn tiếp phần còn lại của văn bản( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 2
Văn bản: Tôi đi học (Tiếp)
-Thanh Tịnh-
I. Mục tiêu. (Như tiết 1)
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, bảng phụ ghi câu hỏi bài tập củng cố.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn trước bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ.(5phút)
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”.
?Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi”-Tôi đi học,khi cùng mẹ đi đến trường.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
9'
9'
10'
6'
?Khi nhớ về những kỉ niệm buổỉ tựu trường đầu tiên những cảm xúc của mình được tác giả miêu tả như thế nào.
? Những hình ảnh, chi tiết nào trong văn bản cho ta biết được tâm trạng của chú bé khi cùng mẹ tới trường.
?khi kể truyện trong đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì.Em có nhận xét gì về nghệ thuật này.
*Tâm trạng của cậu bé lần đầu tiên đến trường. Có sự thay đổi lớn.
? Khi đã cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì.Tâm trạng ra sao.
? Khi nghe thấy tiếng trống và khi nghe đến tên mình nhân vật tôi đã có tâm trạng gì.
? Vì sao nhân vật tôi lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi sắp vào lớp.
? Qua tìm hiểu trên em thấy nhân vật tôi là một cậu bé như thế nào. Cậu có phải là người yếu đuối không.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi.
? Nhân vật tôi khi bước vào chỗ ngồi có tâm trạng như thế nào.
? Hình ảnh một con chim liệng đến đứng trên bậc cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay đi có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không.Vì sao.
? Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì.
? Em có nhận xét gì về thái độ cử chỉ của những người lớn (Ông đốc;thầy giáo;phụ huynh )đối với các em lần đầu tiên đi học.
? Qua hình ảnh,cử chỉ và tấm lòng của người lớn đối với các em nhỏ em cảm nhận được gì.
Cho học sinh đọc ghi nhớ 
G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của bản thân?
? Hãy nêu những cảm xúc của em khi đi tới trường trong ngày đầu tiên đó?
II. Đọc –Hiểu văn bản.(Tiếp )
4.Phân tích(Tiếp )
b-Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nởbầu trời quang đãng”.
- “Buổi mai hôm ấy Mẹ tôi lắm tay tôi Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lầncó sự thay đổi lớn :hôm nay tôi đi học”
- “Tôi có ý nghĩ lướt ngang trên ngọn núi ”
 Cách kể truyên nhẹ nhàng , miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ , hình ảnh so sánh đầy thơ mộng 
cho thấy sự thay đổi lớn trong “tôi”
c-Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi trên sân trường và khi nghe thấy tên mình.
-Sân trường dày đặc những người . Người nào quần áo cũng sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa nảy sinh cảm giác mới “đâm ra lo sợ vẩn vơ bỡ ngỡ đứng nép bên người thân thêm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ”
-Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội cả lòng”cảm thấy mình chơ vơ , vụng về lúng túng .
-Vì xa lạ sợ hãi của một cậu bé nông thôn rụt rè ít tiếp xúc với đám đông không phải là một cậu bé yếu đuối (Cảm giác nhất thời)
 Dùng lối so sánh , từ ngữ miêu tả tâm trạng chính xác cảm xúc của nhân vật.
d-Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào trong lớp học.
-Nhìn cái gì cũng thấy mới,thấy hay hay, cảm giác lạm nhận (Nhận bừa)-Chỗ ngồi kia là của riêng mình, nhìn bạn mới quen mà thấy quyến luyến 
-Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng gợi sự luối tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới của cuộc đời-Làm học sinh
-Cách kết thúc truyện tự nhiên bất ngờ. Dòng chữ “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới. Dòng chữ gợi cho ta hồi nhớ lại buổi thiếu thời, thể hiện chủ đề truyện.
-Ông đốc: Từ tốn, bao dung.
-Thày giáo trẻ: Vui tính, giàu tình yêu thương.
-Phụ huynh: Chu đáo, trân trọng ngày khai trường.
 Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình nhà trường đối với thế hệ trẻ tương lai.
*Ghi nhớ.SGK tr9
-Học sinh đọc ghi nhớ.
IIi.Luyện tập.
-Học sinh kể những kỉ niệm tiêu biểu nhất.
-Học sinh nêu cảm xúc 
4.Củng cố.(4phút)
1.Giáo viên treo bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm lên bảng. Gọi học sinh lên bảng làm bài
? Văn bản tôi đi học có sự kết hợp của những phương tức biểu đạt nào?
A-Tự sự. C.Biểu cảm.
B.Miêu tả. D.Cả A,B,C
2.Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” khi cùng mẹ tới trường.
5.Hướng dẫn học.(1phút)
- Học lại bài cũ.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Soạn trước bài “Trong lòng mẹ”qua hệ thống câu hỏi phần :Đọc-Hiểu văn bản
 Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 3 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
I. Mục tiêu cần đạt. 
- Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
- Giáo dục học sinh sử dụng từ Tiếng Việt cho đúng.
- Rèn cho học sinh tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II.Chuẩn bị
- Giáo viên:Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Học bài cũ, ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	1.ổn định tổ chức
	2.Kiểm tra bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
20'
15'
G/v ghi sơ đồ SGK tr 10 lên bảng
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn các từ “thú,cá, chim”.
?Vì sao.
-GV: Nghĩa của từ “động vật” bao hàm cả phạm vi nghĩa của các từ “thú chim cá”.
? Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “voi hươu”.
?Vì sao.
-GV: Nghĩa của từ “thú” bao hàm cả phạm vi nghĩa của các từ “voi, hươu”.
? Nghĩa của từ “cá” rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá thu, cá rô”?Vì sao.
? Nghĩa của từ “chim” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo”?Vì sao.
? Nghĩa của các từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ nào và đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào.
? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu thế nào là một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp.
? Một từ có thể vừa có đồng thời nghĩa rộng và có nghĩa hẹp được không? Vì sao ?
-Cho học sinh đọc ghi nhớ 
-G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
-Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập.
-Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo bàn 
-Gọi học sinh trả lời sau khi đã thảo luận
-G/vnhận xét, cho điểm.
-Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập.
-Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
-Giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập.
-Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
G/v hướng dẫn cho học sinh làm bài.
1Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
a.Ví dụ.
Học sinh quan sát sơ đồ 
b.Nhận xét.
-Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú chim cá” vì: Từ “động vật” chỉ chung cho tất cả các sinh vật có cảm giác và tự vận động được: người, thú,chim, sâu
-Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu” vì từ “thú” có nghĩa khái quát , bao hàm tất cả các động vất có xương sống bậc cao , có lông mao,tuyến vú, nuôi con bằng sữa 
-Rộng hơn vì : Phạm vi nghĩa của từ “cá” bao hàm nghĩa các từ “cá rô,cá thu”.
-Rộng hơn vì : Phạm vi nghĩa của từ “chim” bao hàm nghĩa các từ “tu hú, sáo”.
-Nghĩa của từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, h ... i và khi trở về bến (0,5 đ)
- Biện phỏp n/ thuật được sử dụng là nhõn húa, so sỏnh và cỏc từ ngữ gợi tả, gợi cảm (0,5đ)
- Nờu được cảm nhận và suy nghĩ về cỏch miờu tả của tỏc giả: ( 2đ- mỗi ý 0,5đ)
+ Đặc sắc tinh tế giàu giỏ trị biểu cảm 
+ Hỡnh ảnh con thuyền khi rời bến với vẻ đẹp hựng trỏng, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, thể hiện cuộc sống lao động hăng say của người dõn làng chài
+ Hỡnh ảnh con thuyền khi trở về bến mang 1 vẻ đẹp lóng mạn, thiết tha, sõu lắng
+Cỏch miờu tả ấy thể hiện một tõm hồn yờu quờ hương tha thiết,sõu nặng và 1 hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xỳc.
4.Củng cố:GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra
5.Hướng dẫn: Chuẩn bị bài chương trình địa phương.
Tuần 37
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 137.
văn bản thông báo.
I. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
	Rèn kỹ năng nhận diện văn bản thông báo so với văn bản thông .. tường trình, báo cáo, bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
II. Chuẩn bị: Sưu tầm một số văn bản thông báo.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1.ổn định tổ chức.
	2.Kiểm tra bài cũ.
? Nêu thể thức trình bày văn bản tường trình?
Trong tình huống nào dùng văn bản tường trình?
3.Bài mới.
? Học sinh đọc sgk.
? Trong văn bản trên ai là người viết thông báo? Ai là đối tượng thông báo.
? Thông báo nhằm mục đích gì.
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì.
? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo.
- Ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ.
Giáo viên nhận xét.
? Đọc ghi nhớ điểm 1, 2/ 43.
? Tình huống nào cần viết văn bản thông báo.
? Đọc văn bản sgk.
? Góc trái cần có mục nào.
? Tên văn bản thông báo như thế nào.
? Nội dung văn bản thông báo ghi như thế nào.
? Sau phần nội dung là phần gì.
? Góc trái cuối cùng ghi điều gì.
? Cần lưu ý điều gì ghi văn bản thông báo.
? Nêu yêu cầu bài tập
I. Đặc điểm văn bản thông báo.
- Cơ quan nhà nước, lãnh đạo, cấp trên.
- Cơ quan tổ chức nhà nước khác, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến.
- Nhằm phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới.
- Nội dung: Chủ trương, chính sách mới.
II. Cách làm văn bản thông báo.
1/ Tình huống cần làm văn bản thông báo.
- Tình huống a: Cần viết văn bản tường trình với cơ quan công an.
- Tình huống b: Phải viết thông báo.
- tính huống c: Có thể viết thông báo. Với các đại biểu, khách thì cần viết giấy mời.
2/ Cách làm văn bản thông báo.
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (UBND huyện, xã ).
- Quốc hiệu.
- Tên văn bản thông báo về việc.
- Nội dung thông báo.
- Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có trách nhiệm thông báo.
- Nơi nhận thông báo.
3/ Lưu ý.
- Lời văn thông báo cần rõ ràng chính xác để tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn.
- Thông báo cần gửi đến tay người kịp thời.
* Luyện tập.
Bài 1.
- Cần thông báo.
- Cần báo cáo.
- Cần thông báo.
4.Củng cố: Giáo viên khái quát toàn bài.
5.Hướng dẫn: Học, luyện tập cách ghi văn bản thông báo.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:	
Tiết 138.
chương trình địa phương (phần tiếng việt).
I. Mục tiêu bài học.
- Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại.
- Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương.
II. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu – soạn giáo án.
	Học sinh học bài, chẩun bị bài.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
	2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới.
? Giáo viên giải thích.
? Trong cuộc sống em thấy có các quan hệ xưng hô nào.
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì.
? Học sinh đọc đoạn văn/ 145.
? Xác định từ xưng hô địa phương.
? Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác.
? Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.
? Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập a và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt ở kỳ I) em có nhận xét gì.
I. Ôn về từ ngữ xưng hô.
* Xưng hô.
Xưng: Người nói tự gọi mình.
Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ.
* Dùng từ ngữ xưng hô.
- Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó ).
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác ).
* Quan hệ xưng hô. 
- Quan hệ quốc tế, giao tiếp trong hành động ngoại giao, đối ngoại.
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy.
- Quan hệ xã hội: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội như ở rạp chiếu phim, ở siêu thị, dạ hội 
- Khi giao tiếp cần chú ý đến các vai trên, dưới – ngang hàng.
II. Xác định các từ ngữ xưng hô.
- Từ xưng hô địa phương “u” dùng để gọi mẹ.
- “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương – là biệt ngữ xã hội.
VD: Nghệ Tĩnh: Mi (mày) – choa (tôi).
 Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị).
 Nam trung bộ: Tau (tao) – mầy (mày)
 Nam bộ: Tui (tôi) – ba (cha) 
- U, bầm, bủ .
+ Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài.
- Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng).
* Nhận xét.
- Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão 
- Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương 
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi.
+ Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú.
4.Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ luyện tập.
5.Hướng dẫn: Học bài, tìm thêm các cách xưng hô.
_____________________________________________
Ngày soạn: 
Ngày dạy:	
Tiết 139.
luyện tập văn bản thông báo.
I. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
	Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
II. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài.
	Học sinh học, đọc sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1.ổn định tổ chức.
	2.Kiểm tra.
3.Bài mới.
I. Ôn tập lí thuyết.
Học sinh trả lời 3 câu hỏi (148 – 149 sgk) lưu ý các câu hỏi.
- Ai thông báo? (Xác định chủ thể).
- Thông báo cho ai? (Xác định đối tượng).
- Trong tình huống nào? (Xác định ngôn ngữ, điều kiện).
- Thông báo về việc gì? (Xác định nội dung) cần cụ thể, chính xác, rõ ràng.
? Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nhận xét.
? Sau đó giáo viên tổng kết theo bảng hệ thống.
Những tình huống cần làm các loại văn bản.
Thông báo 1
Tường trình 2
Báo cáo 3
Đề nghị 4
Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan. . cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm.
Cấp dưới, cá nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét, kết luận
Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong trường hợp định kỳ, đột xuất.
Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu câu đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan đến trách nhiệm xem xét, giải quyết.
II. Luyện tập.
1/ Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình.
a. Thông báo.
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo.
- Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
B. Báo cáo.
- Các chi đội viết báo cáo.
- BCH liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
C. Thông báo.
- Ban quản lí dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo.
- Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án.
2/ Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại.
a. Những lỗi sai.
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
b. Chữa lại
- Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo.
3/ Những tình huống cụ thể cần viết thông báo.
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hiệu trưởng.
- Ban công an xã.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh.
Gia đình nạn nhân
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt.
- Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh.
- Đến nhận đồ bị mất cắp đã tìm thấy.
4.Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ luyện tập.
5.Hướng dẫn: Xem thêm các văn bản hành chính công vụ.
______________________________________________
Ngày soạn: 
Ngày dạy:	
Tiết 140.
trả bài kiểm tra học kỳ ii
I. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình.
II. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu, chấm bài.
	Học sinh nhớ lại bài làm.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
	2.Kiểm tra.
3.Bài mới.
 *Gv treo bảng phụ có ghi đề bài kiểm tra học kỳ II
*GV hướng dẫn HS chữa bài theo đáp án đúng tiết135-136
I. Nhận xét bài làm.
1/ Ưu điểm.
- Đa số học sinh làm được bài.
- Cách trình bày, diễn đạt đã tiến bộ.
- Đã biết nêu luận điểm rồi dùng lí lẽ phân tích, dẫn chứng.
- Đã chú ý tách đoạn, liên kết, chuyển ý.
2/ Nhược điểm.
- Một số em còn sai trong phần trắc nghiệm.
- Còn tẩy xoá, trình bầy chưa mạch lạc.
- Liên kết, chuyển ý chưa tự nhiên.
- Dùng từ chưa chính xác, viết câu chưa thoát ý, còn mắc lỗi chính tả.
- Nhìn chung kĩ năng làm văn chưa nhanh nhạy.
- Chưa có thói quen lập dàn ý.
II. Trả bài và chữa bài.
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
- Học sinh đọc bài, tự sửa lỗi.
4. Củng cố: Nhận xét ý thức sửa lỗi.
	 Đọc bài khá.
5. Hướng dẫn: Học bài, tiếp tục sửa lỗi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV 8 day du.doc