Giáo án Ngữ văn 8 cả năm – Trường THCS Như Cố

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm – Trường THCS Như Cố

Tiết 1 : Văn bản

 TÔI ĐI HỌC

 - Thanh Tịnh -

I. Mục Tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vănbản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.

- Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.

2.Kĩ năng:

- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ:

- Trân trọng những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của mình.

 

doc 413 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm – Trường THCS Như Cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12. 8. 2011
 Ngày giảng: 8B: 16. 8 
Tiết 1	: Văn bản	
 TÔI ĐI HỌC
	 - Thanh Tịnh - 
I. Mục Tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vănbản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
- Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.
2.Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Trân trọng những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 - Giáo viên: Chân dung tác giả.
 - Học sinh: Bài soạn 
III. Phương pháp:
- Đàm thoại,bình giảng.
- Nêu vấn đề
IV. Tiến trình các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định lớp: 8B:............................................................. 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình,nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 2 phút
 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên:
 Ngày đầu tiên đi học
 Mẹ dắt tay đến trường
 Em vừa đi vừa khóc
 Mẹ dỗ dành bên em...
 ( Viễn Phương)
 Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- tìm hiểu chú thích.
-Mục tiêu: Nắm được những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh và xuất xứ tác phẩm, thể loại, chia đoạn cho văn bản Tôi đi học.
-Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
-Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 18 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
- GV gọi hs đọc phần chú thích.
? Khái quát những nét chính về tác giả Thanh Tịnh?
? Nêu xuất xứ văn bản Tôi đi học?
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh.
Giáo viên đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp. Giọng đọc: Chậm, dịu, hơi buồn; những câu nói của nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc đọc giọng phù hợp.
- GV yêu cầu hs giải thích một số từ khó: tựu trường, bất giác, ông đốc, lạm nhận.
? Xét về mặt thể loại văn bản, bài này thuộc thể loại văn bản nào?
? Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được không?
? Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” kể lại theo trình tự như thế nào?
- Đọc chú thích
- Khái quát các ý chính về tác giả- tác phẩm
- Giải thích một số từ khó.
- Đọc diễn cảm, nhận xét.
- Đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- 3 chặng lớn.
I. Đọc - hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh: Trần Văn Ninh. Quê: Huế.
- Dạy học, viết báo,làm văn.
- Sáng tác mang đậm chất trữ tình, đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm:
- “Tôi đi học” in trong tập Quê mẹ - 1941.
a. Đọc
b. Thể loại: Tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
c. Chia đoạn: 3 đoạn
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- tìm hiểu văn bản.
-Mục tiêu: Cảm xúc, tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường. Nghệ thuật miêu tả của tác giả.
-Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
-Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 22 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc 4 câu đầu?
? Nỗi nhớ tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ như thế nào? 
? Tác giả sử dụng loại từ gì? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy cảm xúc ấy?
? Những cảm xúc đó có trái ngược, khác nhau không? Vì sao?
? Phân tích tác dụng của hình ảnh so sánh trong câu văn “Tôi quên............bầu trời quang đãng”?
? Những hình ảnh, những chi tiết nào trong văn bản cho biết được tâm trạng chú bé khi cùng mẹ đi trên đường tới trường?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
? Những chi tiết nào trong hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật tôi khiến em chú ý? Vì sao?
- Đọc diễn cảm
- Suy luận
- Khơi nguồn kỷ niệm:
+ Thời điểm: cuối thu
+ Thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
+ Sinh hoạt: mấy em rụt rè cùng mẹ đến trường.
à Từ láy: cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
- Các từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện xảy ra từ bao năm rồi mà như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia...
- Không mâu thuẫn trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực của nhân vật tôi.
- T/g chú trọng miêu tả những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi và điều đó đã được diễn đạt bằng lời văn giàu chất thơ “Buổi mai hôm ấy...”
 + Cử chỉ, hành động, lời nói: thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn,
à Động từ: Ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu è háo hức, hăm hở.
III. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
a . Nhân vật “tôi”:
* Vào thời điểm cuối thu:
- Tâm trạng nhân vật “tôi”: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
* Khi đi cùng mẹ đến trường:
 + Thấy lạ.
 + Cảnh vật đều thay đổi.
 + Lòng tôi có sự thay đổi lớn.
 + Trang trọng, đứng đắn.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
-Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, giúp các em học bài tốt hơn.
-Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.
-Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 3 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
? Những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm được diễn tả theo trình tự nào?
? Nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi có tâm trạng gì? 
? Trên đường đến trường cùng mẹ, nhân vật tôi cảm nhận điều gì?
?Thanh Tịnh đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào để diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi?
? Cảm xúc của em về ngày đến trường đầu tiên của mình?
- Đọc kĩ, soạn tiếp đoạn 2 và 3 của văn bản theo các câu hỏi trong SGK.
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng.
- Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
- Thấy lạ, thay đổi trong lòng.
- Từ láy, động từ, so sánh.
- Trả lời cá nhân.
 Ngày soạn: 12. 8. 2011
 Ngày giảng: 8B: 18. 8 
Tiết 2	: Văn bản	
 TÔI ĐI HỌC
	 - Thanh Tịnh - 
I. Mục Tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vănbản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
- Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.
2.Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Trân trọng những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 - Giáo viên: Chân dung tác giả.
 - Học sinh: Bài soạn 
III. Phương pháp:
- Đàm thoại,bình giảng.
- Nêu vấn đề
IV. Tiến trình các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định lớp: 8B:............................................................. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn “Tôi đi học”. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhân vật tôi kể lại theo trình tự như thế nào? gồm mấy chặng chính?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Mục tiêu: Dẫn dắt và tạo tâm thế học tập cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 2 phút
 Những kỉ niệm của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên là những kỉ niệm thật trong sáng và đẹp đẽ. Nó lưu giữ trong ta cái giây phút thiêng liêng khi ta bước qua ngưỡng cửa của gia đình để đến với một thế giới mới đầy hương sắc: trường học.Và phải chăng những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ấy vẫn theo ta đi suốt cuộc đời để ta thành người hữu ích cho đất nước.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
- Mục tiêu: Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đến trước sân trường; khi học trò xếp hàng vào lớp và khi nghe gọi đến tên mình. Hình ảnh những người lớn hiện lên trong kí ức của nhân vật “tôi”.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn phân tích theo các chặng nhỏ.
- GV gọi học sinh đọc đoạn 2.
? Khi đã cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí, chú bé đã nhìn thấy cảnh tượng gì? 
? Lúc này tâm trạng chú bé ra sao?
? Nhận xét cách tả và kể ở đây?
? Vậy ý kiến của em như thế nào về tâm trạng đó của “tôi”?
? Tâm trạng nào của “tôi” buồn cười nhất?
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 4?
? Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách học sinh mới, “tôi” có tâm trạng như thế nào?
? Lúc ấy “tôi” đã làm gì? Vì sao?
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả? 
( miêu tả tinh tế, so sánh hấp dẫn.)
? Có thể nói: chú bé này tinh thần yếu đuối hay không?
- Gọi học sinh đọc đoạn cuối?
? Tâm trạng của “tôi” khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên như thế nào?
? Hình ảnh con chim con ấy có phải đơn thuần chỉ có ý nghĩa thực hay không? Vì sao?
? Dòng chữ “tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
? Nhận xét cách kết thúc ấy?
?Cho biết cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
Phát hiện- giải thích.
Phát hiện- phân tích
à Tả, kể rất tinh tế và hay: Chuyển biến hợp quy luật tâm lý trẻ.
- Tâm trạng cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng; muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run run, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi.
- Nhận xét
- Đọc diễn cảm phần 3.
- Hình ảnh con chim non: có ý nghĩa thực và dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng.
- Vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới 
mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, tình cảm mới, một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ
Phát hiện- suy luận
Phát hiện- nêu giá trị
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
* Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa ước ao thầm vụng.
- Chơ vơ, vụng về, lúng túng, ngập ngừng, e sợ.
* Khi nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn.
- Dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc.
* Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên:
- Thấy mới lạ, hay hay.
- lạm nhận.
à hồn nhiên trong sáng.
b. Những người lớn:
 - Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con, lo lắng, hồi hộp.
 - Ông đốc: từ tốn, bao dung, giàu tình thương yêu.
à Trách nhiệm, giàu tầm lòng đối với thế hệ tương lai. 
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh học bài tốt hơn.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 3 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung cần đạt ...  văn bản thông báo.
- Gọi HS đọc mục 1, sgk/142.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Gọi HS đọc mục 2, sgk.
- Hướng dẫn HS cách làm văn bản thông báo.
Đọc
Trả lời
II. Cách làm văn bản thông báo:
1.Tình huống cần làm văn bản thông báo.
2. Cách làm văn bản thông báo.
* Bố cục: 3 phần
- Thể thức mở đầu văn bản
- Nội dung thông báo
- Thể thức kết thúc văn bản thông báo.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh học và làm bài tốt hơn.
- Phương pháp: Đàm thoại 
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 3 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
- Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bản thông báo.
- Gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/143.
- Học bài, làm bài tập.
- Soạn: Văn học địa phương.
Nêu
Đọc
Lắng nghe
* Ghi nhớ: (143)
 Ngày soạn: 9 .5 .2011
 Ngày giảng: 8A:................
 8B:................
Tiết 138:
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG
VĂN XUÔI VÀ THƠ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là yếu tố biểu cảm .
- Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong các bài văn xuôi và thơ địa phương.
2. Kĩ năng:
- Xác định yếu tố biểu cảm và biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
- GV: Bài soạn, SGK, SGV
- HS: Soạn bài
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: 8A:........................................8B:..............................................
2. Kiểm tra bìa cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khái niệm yếu tố biểu cảm.
- Mục tiêu: Hiểu yếu tố biểu cảm là gì?
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 3 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
H. Em hiểu: Yếu tố biểu cảm là gì?
- Các phương tiện ngôn ngữ có khả năng biểu hiện sinh động, chân thực, điển hình các trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật văn học và tác giả văn học.
- Các phương tiện ngôn ngữ: từ, câu, hình ảnh, hình tương, nhạc điệu,...
Trả lời
I. Thế nào là yếu tố biểu cảm?
* Hoạt động 2: Yếu tố biểu cảm trong thơ địa phương.
- Mục tiêu: Xác định và phân tích yếu tố biểu cảm trong thơ và văn xuôi địa phương.
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc bài thơ.
H. Xác định yếu tố biểu cảm trong bài thơ?
H. Hình ảnh thơ “hun hút giếng” gợi cho em điều gì?
H. Hình ảnh người mẹ “ gầy lập cập giữa chông chênh” gợi cho em cảm xúc gì?
- Gọi học sinh đọc bài thơ.
H. Yếu tố biểu cảm được thể
hiện trong bài thơ như thế nào?
H. Phân tích hình ảnh so sánh trong bài thơ?
H. Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?
H. Yếu tố biểu cảm trong truyện ngắn được thể hiện ở những phương diện nào? Tìm các chi tiết đó trong bài?
Xác định yếu tố biểu cảm.
Nêu cảm nhận.
Đọc
Xác định yếu tố biểu cảm.
Phân tích
Nêu cảm nhận.
Xác định
II. Yếu tố biểu cảm trong thơ địa phương.
1. Bài thơ: Quên và nhớ (Nguyễn Đức Hạnh).
- Hình tượng mẹ với bốn tư thế khổ đau, kiếm tìm, hụt hẫng, chông chênh.
- Tình cảm của người mẹ dành cho những đứa con đi chiến đấu không về, đó là tình cảm yêu thương, cảm thông, khính trọng,..
2. Bài thơ: Mẹ ( Hiền Mặc Chất)
- Tình cảm xót thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ được biểu hiện qua hình ảnh so sánh “ Mẹ gầy guộc như chiếc liềm cắt lúa”.
III. Yếu tố biểu cảm trong văn xuôi địa phương.
* Truyện: Đường về với mẹ chữ.
- Biểu cảm trong hình tượng nhân vật.
- Biểu cảm qua ngôn ngữ đối thoại.
- Biểu cảm qua các tình huống truyện.
- Biểu cảm qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của nhân vật.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, giúp học sinh học bài tốt hơn.
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 2 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
H. Thế nào là yếu tố biểu cảm?
- Đọc diễn cảm hai bài thơ.
- Viết đoạn văn về người mẹ có sử dụng yếu tố biểu cảm.
Trả lời
Lắng nghe
 Ngày soạn: 9 .5 .2011
 Ngày giảng: 8A:................
 8B:................. 
Tiết 139: 
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản thông báo.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành thạo tình huống cần viết văn bản thông báo.
- Nắm bắt sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
- GV: Bài soạn, SGK, SGV
- HS: Soạn bài
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: 8A:........................................8B:..............................................
2. Kiểm tra bìa cũ: 
- Thế nào là văn bản thông báo? Nêu cách làm văn bản thông báo.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết.
- Mục tiêu: Củng cố lí thuyết về văn bản thông báo.
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
H.Tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
H. Nội dung thông báo thường là gì?
H. Văn bản thông báo có những mục gì?
H. Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm gì giống và khác nhau?
Nêu tình huống.
Trả lời
Nêu
Tìm sự giống và khác nhau.
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo.
2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo.
3. Điểm giống và khác nhau giữa văn bản thông báo và văn bản tường trình.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về văn bản thông báo qua các bài tập.
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 28 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc bài tập.
H. Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong từng trường hợp?
- Gợi ý để học sinh trả lời.
- Gọi học sinh đọc bài tập.
H. Chỉ ra lỗi sai và sửa lại cho đúng.
Đọc
Chọn văn bản thích hợp.
Trả lời
Đọc
Chỉ ra lỗi sai.
Sửa lại
II. Luyện tập.
* Bài tập 1:
a, 
- Thông báo
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận, đọc thông báo.
- Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
b, 
- Báo cáo
- Các chi đội viết báo cáo.
- Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung tình hình hoạt động cảu chi đội trong tháng.
c, 
- Thôngbáo
- Ban quản lí dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án.
- Nội dung thông báo: chủ trương của ban dự án.
* Bài tập 2:
- Những lỗi sai:
+ Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
+ Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra,..
- Học sinh bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng.
* Bài tập 3: Những tình huống cần viết vănbản thông báo: 
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo
Giáo viên chủ nhiệm lớp
Gia đình học sinh của lớp chủ nhiệm.
Thu các khoản tiền đầu năm học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp
Gia đình học sinh cá biệt
Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt trong tuần
Hiệu trưởng
Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh.
Kế hoạch tham quan, thực tế Hạ Long - Quảng Ninh.
Ban công an xã
Gia đình nạn nhân
Đến nhận đồ vật bị mất cắp đã tìm thấy.
Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM.
Toàn thể đoàn viên
Kế hoạch hoạt động hè 2010 - 2011.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản thông báo.
- Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 3 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên khắc sâu kiến thức.
- Chọn một tình huống vừa nêu để viết văn bản thông báo.
 Ngày soạn: 9 .5 .2011
 Ngày giảng: 8A:................
 8B:................
Tiết 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được các kiểu câu đã học; hành động nói; bài thơ Khi con tu hú (tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và kết thúc bài thơ có gì khác nhau).
- Kiến thức về văn nghị luận; vai trò của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện văn bản, các kiểu câu đã học và hành động nói; phân tích chi tiết , hình ảnh thơ.
- Biết cách làm một bài văn nghị luận chứng minh.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
- GV: Chấm bài, soạn và nhận xét.
- HS: Ôn tập các nội dung đã học.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: 8A:............................................8B:..................................
2. Kiểm tra bài cũ: ko kiểm tra.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Nhận xét bài kiểm tra.
- Mục tiêu: Học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình; biết cách sửa sai. 
- Phương pháp: Nhận xét.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động 
của trò
Nội dung cần đạt
* Ưu điểm:
- Đa số các em nắm được nội dung kiến thức đã học về các kiểu câu, hành động nói; nội dung ý nghĩa của tác phẩm thơ (âm thanh tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ).Phần Tiếng Việt và cảm nhận về nội dung văn bản thơ( Khi con tu hú) các em đều làm được.
- Phần Tập làm văn: viết bài văn chứng minh; các em hiểu vấn đề chứng minh; thấy được vai trò của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta: Đó là bảo vệ không khí trong lành, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây xanh; thấy được tác hại của khói xả, khí thải, rác thải; tác hại của việc rừng bị tàn phá, cây cối bị chết, trái đất nóng lên,...
- Kết quả bài kiểm tra học kì rất ít điểm yếu; có một số bài làm khá; trình bày cẩn thận, sạch sẽ; viết văn khá sâu sắc như: Hoài, Dịu, Quỳnh (8A); Tâm, Hoàng Quỳnh, Như Quỳnh, Mến (8B).
* Tồn tại:
- Nhiều bài chữ viết không cẩn thận, khó đọc, còn có bài viết văn gạch đầu dòng (các em nam); nội dung bài Tập làm văn còn sơ sài; chứng minh chưa sâu, ít dẫn chứng, chưa toàn diện nên bài điểm không cao.
- Câu 5: một số em trả lời chưa đầy đủ theo yêu cầu câu hỏi.
- Ít bài điểm khá, còn nhiều điểm 5,6.
Lắng nghe
Lắng nghe
* Hoạt động 2: Giáo viên chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp các em thấy chỗ sai và biết cách sửa sai
- Phương pháp: Nhận xét.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 12 phút
+ Giáo viên chữa bài theo đáp án bài kiểm tra.
* Hoạt động 3: Đọc bài làm khá.
- Mục tiêu: Học sinh học tập, tham khảo cách làm bài của bạn; động viên, khích lệ những em làm bài tốt.
- Phương pháp: Đọc.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 10 phút
+ Lớp 8A: Đọc bài của Hoài, Dịu
+ Lớp 8B: Đọc bài của Mến, HQuỳnh
* Hoạt động 4: Tổng hợp kết quả bài kiểm tra.
- Mục tiêu: Thấy được kết quả chung của lớp qua bài kiểm tra học kì.
- Phương pháp: Đọc.
- Kĩ thuật: Động não - Thời gian: 10 phút
+ Điểm 9,10: 1 + Điểm 7,8: 7 + Điểm 5,6: 19 + Điểm 0- 4: 1 
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- GV khắc sâu kiến thức qua bài kiểm tra cuối kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 chuan KTKN tung hoat dong.doc