Giáo án Ngữ văn 8 cả năm – Trường Thcs Nam Hải

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm – Trường Thcs Nam Hải

 Tuần 1- Bài 1

 Tiết 1,2 : Đọc hiểu văn bản

 Tôi đi học

 Thanh Tịnh

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Về kiến thức : - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 2. Về kĩ năng : Biết đọc và cảm thụ văn bản văn xuôi trữ tình.

 3. Về thái độ : Liên tưởng tới kỉ niệm ngày đầu tiên đi học, biết trân trọng kỉ niệm tuổi học trò

B. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bảng phụ , tranh ảnh.

 HS đọc kĩ, soạn bài theo các câu hỏi, sưu tầm tranh ảnh.

C. Lên lớp: I. ổn định tổ chức.

 II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 III. Bài mới: Trong c/đ mỗi con ngưòi những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.

 

doc 309 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm – Trường Thcs Nam Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:21/8/2008 Ngày dạy:28/9/2008 
 Tuần 1- Bài 1 
 Tiết 1,2 : Đọc hiểu văn bản 
 Tôi đi học
 Thanh Tịnh
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
1. Về kiến thức : - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
 2. Về kĩ năng : Biết đọc và cảm thụ văn bản văn xuôi trữ tình.
 3. Về thái độ : Liên tưởng tới kỉ niệm ngày đầu tiên đi học, biết trân trọng kỉ niệm tuổi học trò
Chuẩn bị: GV chuẩn bị bảng phụ , tranh ảnh.
 HS đọc kĩ, soạn bài theo các câu hỏi, sưu tầm tranh ảnh.
C. Lên lớp: I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 III. Bài mới: Trong c/đ mỗi con ngưòi những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt 
HĐ1: HD HS đọc và tìm hiểu chú thích( 8 phút : Đọc diễn cảm, đàm thoại)
- Theo em văn bản cần đọc với giọng như thế nào?
- Qua chuẩn bị bài em hãy g/t về t/g?
- Nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
GV cho HS kiểm tra phần chú thích khó.
HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản
(62 phút : phân tích tác phẩm, bình giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm) 
- Những kỉ niệm của buổi tựu trường được nhà văn diễn tả ntn?
Gọi HS đọc từ đầu-> trên ngọn núi và cho biết phần VB vừa đọc nói về điều gì?
- Những kỉ niệm ngày tựu trường hiện về trong n/v “Tôi” trong h/c không gian, thời gian nào?
- Cảm giác của nhân vật tôi về ngày tựu trường được diễn tả như thế nào?
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn? Cách sử dụngbpnt đó có t/d gì trong việc diễn tả cảm giác của n/v?
- Trên con đường cùng mẹ đến trường n/v tôi có tâm trạng cảm xúc ntn?
- Qua những chi tiết trên em cảm nhận được gì về tâm trạng của n/v Tôi
GV cho HS tiểu kết , luyện tập hết tiết 1=> chuyển tiết 2.
GV gọi HS đọc “Trước sân trường...xa mẹ chút nào hết”.
- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng cảm giác của n/v tôi khi đứng trước ngôi trường?
- Em hãy nhận xét về cách diễn tả tâm trạng n/v của t/g?
- Cách diễn tả ấy giúp em hiểu gì về tâm trạng , cảm giác của nhân vật khi đứng trước ngôi trường?
- Từ VB này gợi cho em nhớ laị tâm trạng cảm giác của mình khi lần đầu tiên đứng trước ngôi trường là tâm trạng ntn?
GV: Đó là tâm trạng của tất cả chúng ta khi lần đầu tới trường ai cũng có chút bỡ ngỡ ,mới lạ ,hồi hộp...
- Vậy thái độ của người lớn đối với các em trong ngày khai trường được diễn tả ntn?
- Qua những chi tiết trên em cảm nhận được gì về thái độ cử chỉ của người lớn đối với trẻ em?
GV cho HS đọc phần còn lại của VB.
- Phần VB trên nói về ND gì?
- Em hãy cho biết cảm giác đầu tiên của n/v tôi khi bước vào lớp học?
- Đó là tâm trạng, cảm giác ntn?
HĐ3: HDHS tổng kết
(2 phút: Đàm thoại)
- Thành công của t/p là nhờ vào những yếu tố nghệ thuật nào?
- Ngày k/ trường đầu tiên có ý nghĩa ntn trong c/đ của mỗi con người?
HĐ4 : HDHS luyện tập củng cố(5 phút)
- Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu
+ Đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc.
+ Học tiểu học ,TH ở Huế,từ 1933 bắt đầu đi làm rồi vào nghề dạy học, sáng tác văn chương thành công ở truyện ngắn, thơ, (Ca dao, bút kí).
+ HS thi hỏi đáp các chú thích.
+ Từ hiện tại nhớ về quá khứ bằng sự chuyển đổi của thời tiết cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ, lần đầu tiên đến trường gợi cho nhân vật “Tôi” nhớ lại ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng. 
HS đọc.
+ Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. 
+ Những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười trong bầu trơi quang đãng.
+ HS thảo luận nhóm(1 phút)
+ Cảnh vật xq thay đổi vì lòng tôi có sự thay đổi lớn. Con đường này đã đi lại nhiều lần nhưng sao hôm nay T thấy lạ. Tôi thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo và mấy quyển vở trên tay..
+ HS đọc.
+ Bỗng hôm nay sân trường dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, khuôn mặt tươi vui...Nhìn thấy các bạn cũng sợ sệt lúng túng vụng về như mình...hồi hộp chờ nghe tên mình...Bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải dời bàn tay dịu dàng của mẹ.
+ Cách diễn tả tinh tế, tác giả nắm bắt được những thay đổi nhỏ nhất trong tâm hồn nhân vật.
+ HS tự do trả lời.
+ Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình ở buổi tựu trường lần đầu tiên...Ông đốc là người thầy từ tốn bao dung...thầy giáo trẻ vui tính, giàu tình thương.
+ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp..trông hình gì treo trên tường cũng thấy lạ và hay..Người bạn mới quen nhưng tôi k cảm thấy xa lạ chút nào. 
+ Truyện có bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của n/v theo dòng tg của buổi tựu trường. Truyện đầy chất thơ là nhờ vào sự k/h hài hoà giữa tả ,kể, bộc lộ cảm xúc..Tình huống truyện nhẹ nhàng, sâu lắng..Cách so sánh giàu chất trữ tình.
+kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò,nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi
- Là dòng hồi tưởng đi từ quá khứ về hiện tại, theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường
- Là những cảm xúc trong sáng, êm dịu, sâu đậm của Tôi về ngày tựu trường đầu tiên 
I. Đọc và chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
+ Tác giả(1911-1988) :Tên thật là Nguyễn Văn Ninh
+ Tác phẩm: in trong tập “Quê mẹ”-1941
3.Từ khó
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Tâm trạng của n/v tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
=>BPNT so sánh giàu sức gợi cảm gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng đã diễn tả cảm xúc của n/v tôi. 
=> Tâm trạng hồi hộp, náo nức của nhân vật tôi trên con đường tới trường.
2/ Tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng trước ngôi trường
=> Tâm trạng bỡ ngỡ, cảm giác mới lạ, một chút lo sợ vẫn cứ thoáng hiện trên khuôn mặt, tiếng khóc bật ra tự nhiên.
=> Thấy được trách nhiệm, tấm lòng của gia đìng nhà trường, XH đối với thế hệ tương lai. Đó là một mơi trường ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
3. Tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học.
=> Vừa bỡ ngỡ, vừa tự tin nghiêm trang bước vào lớp học giờ đầu tiên.
III. Ghi nhớSGK
 1. Nghệ thuật
 2. Nội dung
IV. Luyện tập
 Bài1: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” 
 IV.HDHS học ở nhà(5 phút)
 + Đọc kĩ văn bản, học thuộc đoạn đầu. 
 + Học ghi nhớ SGK
 + Soạn bài “ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
Ngày soạn: 1/9/2008 Ngày dạy: 8 / 9/2008
 Tiết 3: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Về kiến thức: Hiểu rõ cấp độ k/q nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ k/q của nghĩa từ ngữ.
2.Về kĩ năng: Nhận biết từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp, biết sử dụng từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp 3. Về thái độ: Có ý thức về mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng.
 B. Chuẩn bị: GV bảng phụ,đèn chiếu.
 HS đọc kĩ , soạn các câu hỏi trong SGK.
Lên lớp: I. ổn định tổ chức.
	II. KT vở soạn của HS.
	III. Bài mới: Các em đã được học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Đó là hai mối quan hệ của từ ngư. Ngoài mối quan hệ đó ra từ ngữ còn có mối quan hệ nào khác
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: HDHS tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
(20 phút: dùng đồ dùng trực quan,đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, thuyết trình)
? HS quan sát sơ đồ trong SGK. Em hãy cho biết nghĩa của từ “Động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ thú, chim,cá” Vì sao?
- Tương tự như vậy nghĩa của từ “chim” hay thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “sáo”, “tu hú” và “voi, hươu”?
- Từ đó em có thể vẽ sơ đồ mqh bao hàm này?
- Qua tìm hiểu các VD trên em thấy một từ có thể có khả năng gì?
- Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng?
- Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?
- Một từ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp không?
(VD: cá rộng hơn chép, rô nhưng hẹp hơn động vật)
GV: Đó chính là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .Vởy em hiểu thế nào là cấp độ khái quát?
HĐ2 : HDHS luyện tập.
(20 phút: đàm thoại, thực hành)
GV gọi HS đọc bài tập 1
 HS đọc bài tập 2.
 HS đọc bài tập 4 
*Củng cố : Cho HS làm BTTN 
+ HS quan sát sơ đồ SGK.
- Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú,chim, cá...”Vì nghĩa của từ động vật đã bao hàm cả nghĩa của các từ “ thú, chim, cá”
+ Nghĩa của các từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ kia..
	Động vật
Thú....... chim.........cá
voi,hươu....sáo,tu hú....chép, mè...
=>Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- một từ ngữ được coi là rộng hơn khi p/v của nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ khác( Và ngược lại)
- một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này nhưng lại là nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
HS đọc ghi nhớ SGK
HS làm bài tập 1 theo mẫu.
 a, TN nghĩa rộng là: chất đốt.
 b,............................: nghệ thuật.
 c,............................: thức ăn
 d,............................: nhìn.
 e, ...........................: đánh.
 a.Thuốc giun
 b. Thuỷ quĩ
 c. Bút điện
 d. Hoa tai
I/Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
1.Ví dụ
2. Nhận xét
* Ghi nhớ SGK/T10
II. Luyện tập .
Bài tập 1: Lập sơ đồ
Bài tập 2: Tìm từ ngữ nghĩa rộng
Bài tập 4: Tìm từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ dưới đây
 IV. HDHS học ở nhà
 + Học ghi nhớ SGK, làm BT 3, 5, 6
 + Soạn bài “ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản” 
 . 
Ngày soạn: 1/9/2008 Ngày dạy:8/9/2008
 Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Về kiến thức: Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
2. Về kĩ năng: Biết xác định chủ đề của văn bản, biết viết một văn bảnthống nhất về chủ đề, biết xác lập duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn sắp xếp các phần sao cho VB tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
3. Về thái độ: Có ý thức đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản khi tạo lập văn bản 
. Chuẩn bị : GV chuẩn bị bảng phụ hoặc giấy trong để ghi VD cho HS dễ quan sát.
 HS đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Lên lớp: I. ổn định tổ chức.
 II. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 III. Bài mới.: Tính thống nhất về chủ đề văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, nó làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về điều đó.
Hoạt động của thầy
Hoạtđộng của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: HDHS hình thành khái niệm chủ đề của văn bản(7 phút: phân tích VD, đàm thoại
Cho HS đọc lại VB “Tôi đi học”
? ở VB này t/g đã nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc nào thưở thiếu thời của mình
- Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng t/g?
GV: Nhà văn thông qua t/p để bày tỏ tư tưởng, ý đồ, t/c cảm xúc của mình, đó chính là chủ đề của t/p.
 Em hiểu chủ đề của t/p là gì?
HĐ2: HDHS tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề trong văn bản(10phút: thảo luậ ...  báo cáo có gì giống và khác nhau?
- Giống (học sinh thảo luận nhóm
- Khác
2. Bố cục
- Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình- Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này- Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
+ Quốc hiệu
+ Tên VB, thời gian và địa điểm
+ Người, tổ chức, cơ quan nhận
+ Nội dung tường trình
+ Người viết ký tên,
- Phần nội dung tường trình cần trình bày cụ thể, khách quan chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm những đề nghị (nếu có)
Hoạt động 2: Luyện tập văn bản tường trình
II. Luyện tập 
GV nêu y/c của BT1 rồi cho học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh nghe - thảo luận nhóm 
1. Bài tập 1
a) Cần viết bản kiểm điểm
b) Viết bản thông báo
c) Viết báo cáo
=> Cả 3 trường hợp người viết chưa hiểu mục đích của từng kiểu văn bản và chưa nhận rõ trong tình huống nào thì cần viết văn bản tường trình
- Nêu y/c của BT2 (ra tình huống cần viết VB tường trình). Tường trình với cô giáo bộ môn vì sao em không hoàn thành bài văn tả mẹ em
- Học sinh làm tại lớp rồi trình bày.
- Học sinh khác nhận xét
2. Bài tập 2, 3
(GV nhận xét, sửa chữa bổ sung)
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại lý thuyết
- Làm BT4, 5 sách BTVN
- Soạn bài: 32
Tuần 33:	Bài 32
Tiết 129: 
trả bài kiểm tra văn
A - Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
B – Bài mới :
Tiết 130: 
kiểm tra tiếng việt
A - Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói về hội thoại.
2. Tích hợp: Với các văn bản đã học
3. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt thoại.
B - Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Phát đề cho học sinh 
Đề chung cả nhóm
Ngày 25/04/2006
Tiết 131: 
trả bài tập làm văn số 7
A - Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu... và đặc biệt là cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm bài tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng lớp; Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau
B - Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- GV chép đề bài lên bảng
- Học sinh chép đề vào vở
I. Đề
- Xác định kiểu bài, nội dung kiến thức, phạm vi của đề?
- Kiểu bài: Giải thích + CM (kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự)
- Nội dung: Giải thích và chứng minh 
1. Tìm hiểu đề ( đề 1 hoặc 3 SGK)
- Kiểu bài
- Nội dung
- Phạm vi
- Phạm vi dẫn chứng: 
Hãy nêu những đv kiến thức cần có trong phần mở bài
- Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề: 
2. Dàn ý
a) Mở bài
b) Thân bài
Phần thân bài cần làm những gì?
Giải thích: 
- Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm cần được đưa vào trong bài như thế nào cho hợp lí?
- Kết hợp trong việc dùng dẫn chứng để chứng minh làm sáng tỏ luận điểm
- Khẳng định nội dung ý nghĩa
c) Kết luận
Hoạt động 2: Nhận xét ưu - khuyết điểm của học sinh trong bài viết
- Học sinh nghe, ghi chép
II. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Về cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào trong bài viết
2. Hạn chế
- Lỗi diễn đạt, lập luận, chữ viết, câu văn
Hoạt động 3: Chữa lỗi trong bài viết
III. Chữa lỗi
Nội dung sai
Câu văn, lỗi chính tả
Nội dung đã sửa chữaá
HS sửa vào bài , đọc trước lớp 
Nhận xét , sửa bài của bạn
GV chữa bài, lỗi chính tả dựa trên ý phát triển của học sinh
HS tự sửa hoặc dựa trên gợi ý của GV
Hoạt động 4: GV công bố kết quả cụ thể:
Cho đọc một số bài hay , đoạn hay.	
Ngày dạy: ..../5/2008
Tiết 133,134 : Tổng kết phần Văn
A - Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Giúp hs củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
- Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm văn bản thơ (các bài 18, 19, 20, 21)
B - Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học (từ bài 22, 23, 24, 25 và 26)
HS kể tên nêu các tác phẩm, tác giả, nội dung, nghệ thuật chủ yếu.
I. Lập bảng
HS làm theo nhóm vào bảng phụ.
- Kể tên các văn bản VHVN đã học (ở bài 22, 23, 24, 25, và 25). Nêu tên tác giả và thể loại- Nội dung, nghệ thuật chủ yếu (GV sử dụng sách thiết kế bài giảng)
1. Chiếu dời đô
2. Hịch tướng sĩ
3. Nước Đại Việt ta
4. Bàn về phép học
5. Thuế máu
6. Đi bộ ngao du
HS ghi bài , nhận xét
GV chia nhóm điền theo tác phẩm .
Hoạt động 2: Nhận xét sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản (bài 22, 23, 24, 25, và 26)
II. Sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản
Các VB trên có nét khác biệt nào - Có gì đặc biệt với VBNL hiện đại ?
+ Đó là các t/p, văn bản cổ ...
Hãy chứng minh các VBNL học ở lớp 8 đều được viết có lí có tình - Có sức thuyết phục cao ?
+ HS lấy các vi dụ cụ thể để chứng minh.
Nêu những nét giống nhau và khác nhau ơ bản về n/d tư tưởng, hình thức thể loại của các Vb ?
+ HS chia 2 nhóm
Nhóm 1 làm điểm giống nhau
Nhóm 2 làm điều khác nhau 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
+ HS luyện tập theo yêu cầu SGK
III. Luyện tập.
4. Hướng dẫn về nhà:
+ HS làm các bài tập còn lại .
+ Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì 
Ngày dạy: 9/5/2008
Tiết 135 – 136 : Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày dạy: ...../5/2008
Tuần 35 : Bài 33 - 34
Tiết 136
Chương trình địa phương phần tiếng việt
A - Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Giúp hs nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô địa phương theo cách xưng hô ở các địa phương
- Có ý thức điều chỉnh cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
B - Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Ôn tập về từ ngữ xưng hô
 Cho HS làm bài tập 1
 Thế naò là xưng hô - Cho VD ?
 Những từ ngữ nào dùng để xưng hô ?
Có những quan hệ xưng hô nào ?
HĐ2 : Xác định từ ngữ xưng hô
Đọc 2 đ/v trích ở mục I SGK
Xác định từ ngữ xưng hô ở 2 đ/trích ?
 HĐ 3 : Luyện tập 
GV chia lớp làm 4 nhóm 
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
GV chốt nội dung bài học 
+ HS tìm các ví dụ về xưng hô
- Hs xưng em gọi GV là thầy cô
+ HS nêu những từ ngữ dùng để xưng hô
Đại từ 
Danh từ chỉ quan hệ
Danh từ chỉ nghề nghiệp , chức tước.
+ Quan hệ quốc tế ( ngoại giao đối ngoại)
Quan hệ quốc gia ( cơ quan nhà nước, trường học ...)
Quan hệ xã hội ...
Trong giao tiếp ngày thường ... phải chú ý đến các vai trên , dưới, ngang hàng...
+ HS làm theo nhóm 
Bài tập 1 -> nhóm 1
Bài tập 1 -> nhóm 2
Bài tập 1 -> nhóm 3
Bài tập 1 -> nhóm 4
=> Các nhóm làm trình bày – Nhận xét .
Hướng dẫn về nhà : Học kĩ bài 
 + Chuẩn bị cho tiết luyện tập VB thông báo.
Ngày dạy: ..../5/2008
Tiết 137: 
Luyện tập làm văn bản thông báo
A - Mục tiêu bài học
Giúp HS:Ôn tập những tri thức về văn bản thông báo , mục đích yêu cầu, cấu tạo của văn bản thông báo
Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
B - Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ1: Ôn tập lí thuyết 
Tình huống nào cần làm thông báo
Ai thông báo và thông báo cho ai ?
Nội dung - Thể thức của một văn bản thông báo ?
VB tường trình và VB thông báo có điểm gì giống và khác nhau ?
GV chốt nội dung lí thuyết.
HĐ2 : Luyện tập
Bài tập 1 : Cử đại diện học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình.
Phân trình bày đó đã đầy đủ chưa ? Lời văn của bạn có sai sót không ? 
Bài tập 2. Cho HS đọc trên bảng phụ hoặc SGK.
VB đó đã đầy đủ các mục chưa 
GV chốt : Phải viết lại bản thông báo cho phù hợp
GV nhận xét bài sửa của HS.
Bài tập 3: Nêu một vài tình huống phải làm thông báo ?
+ Hs nêu tình huông cân làm thông báo.
+ Cấp trên có thẳm quyền
+ Hs trình bày thể thức nội dung
+ HS trình bày vào bảng phụ – Nhận xét bổ sung.
+ HS trình bày – Nhận xét
+ HS đọc – Quan sát.
Vb chưa đủ các mục thiếu nơi gửi 
ND thông báo chưa phù hợp 
=>Hs viết lại - Đọc.
+ HS nêu 
I. Lí thuyết 
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Hướng dẫn về nhà.
Hoàn thiện phần bài tập còn lại.
Tiết 138 - 139 : Tổng kết phần Tập Làm Văn
A - Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Giúp hs củng cố, hệ thống hoá kiến thức kĩ năng của phân ftập làm văn đã học trong năm
- Nắm chắc khái niệm và bút pháp viết các VBTM, biết kết hợp các yếu tố TS, MT, BC trong văn bản nghị luận.
B - Lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Tính thóng nhất của văn bản 
GV chia h/s thành 4 nhóm thảo luận 4 nội dung.
1.Em hiểu thế nào về tính thống nhất của văn bản ?cho VD?
2.Tính thống nhất thể hiện rõ nhất ở phần nào - Cho VD ?
3. Chủ đề của văn bản là gì - Phân biệt chủ đề Vb với câu chủ đề ?
4.Tính thống nhất của c/đ được thể hiện như thế nào ?
HĐ2: Ôn tập về văn bản tự sự
Chia lớp thành 3 nhóm 
1. Thế nào là văn bản tự sự - Em đã học những văn bản tự sự nào trong chương trình lớp 9 ?
 2. Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì ? Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả ?
3. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào ?
HĐ3 : Ôn tập về văn bản thuyết minh.
Kể tên các kiểu văn bản thuyết minh ?
Có những kiểu , phương pháp thuyết minh nào ?
Sự khác biệt giữa các kiểu bài thuyết minh ?
HĐ4 : Ôn tập văn bản nghị luận
HS thảo luận trình bày thuyết minh phần chuẩn bị của mình.
Thế nào là luận điểm ? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ? 
Thế nào là luận cứ ? Luận chứng? Luận cứ , luận chững có vai trò gì đ/v luận điểm ?
+ HS thảo luận theo tổ trình bày ngắn gọn khái quát.
Các tổ cử đại diện trình bày.
+ TS là văn bản bằng lời kể của mình tái hiện lại câu chuyện ...
+ Tóm tắt VBTS để người đọc, nghe hình dung nắm bắt được n/d chủ yếu.
+ Các yếu tố biểu cảm , m/t giúp cho VBTS thêm sinh động gần gũi
...
+ HS thảo luận theo nhóm – Trình bày nhận xét.
+ Luận điểm là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ việc cần bàn.Luận điểm có vai trò cực kì quann trọng trong b/v NL ...
+ Luận cứ ...
Luận chứng ...
I. Tính thóng nhất của văn bản
II. Ôn tập về văn bản tự sự
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh.
IV. Ôn tập văn bản nghị luận.
 Hướng dẫn về nhà 
+ Hoàn thiện yêu cầu bài tập trên lớp
+ Tự ôn tập một số văn bản điều hành.
+ Lên chương trình ôn tập hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu Van 8 nam hoc 2010 2011 310 trang.doc