Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Ân Giang

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Ân Giang

 Tuần 1:

 Tiết 1, 2:

Văn Bản: Tôi đi học

( Thanh Tịnh )

A. Mục tiêu:

 Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.

- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

- Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

B. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, vấn đáp

C. Chuẩn bị: Nghiên cứu tài liệu, đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.

D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

 I/ Ổn định:(2')

 II/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 III/ Bài mới:(2;)

 

doc 245 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Ân Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng gD- ĐT vŨ QUANG
 Trường thcs Ân GIANG
 ĐĐĐ
 Giáo án
 ngữ văn 8
Gv : 
 tổ: khoa học xã hội
 năm học 2010 - 2011
 Tuần 1: Ngày soạn: 22/8/2010
 Tiết 1, 2:
Văn Bản:	Tôi đi học
( Thanh Tịnh )
A. Mục tiêu:
 Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
B. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, vấn đáp
C. Chuẩn bị: Nghiên cứu tài liệu, đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
 I/ ổn định:(2')
 II/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III/ Bài mới:(2;)
 Hoạt động của thầy và trò
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích * và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kĩ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
 Nội dung chính:
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả, tác phẩm:
 2. Tìm hiểu chú thích:
 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
 - Thể loại:
 - Bố cục:
 5 đoạn
II. Phân tích
 1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a). Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
IV / Củng cố :
? Tóm tắt văn bản ?
? Những kỉ niệm được khơi nguồn trong tâm trạng nhân vật tôi như thế nào ?
V/ Hướng dẫn về nhà
Học bài và tiếp tục chuẩn bị bài
 Tiết 2 Tôi đi học (tiếp)
( Thanh Tịnh )
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận đượctâm trạng hồi hộp, lo lắng của nhân vật tôi qua các thời điểm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm nâng niu trân trọng những kĩ niệm đẹp.
 B. Phương pháp: 
 Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích
 C. Chuẩn bị:
 - GV: Bài soạn, tư liệu
 - HS: Hiểu nội dung tác phẩm, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
 D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp: (1')
 II. Kiểm tra bài cũ: (2')
 Nêu bố cục của văn bản?
 III. Bài mới: (2') GV Giới thiệu bài
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chổ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kễ và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Vit: So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chử " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chử trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
 b).Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
 c). Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng túng
 d). Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e). Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
 2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
 III/- Tổng kết
HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK
* Ghi nhớ SGK
 IV. Củng cố:(2')
- Em hãy trình bày những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường?
- Thử kể cho các bạn nghe tâm trạng của em ngày khai giảng đầu tiên?
 V. Dặn dò:(3')
Bài cũ: - Nắm kĩ nội dung bài học.
	- Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của bản thân ngày đầu đến trường.
Bài mới: Xem trước bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
***************************************************
Ngày soạn:26/8/2010
Tiết 3:
	Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ.
 2 Kĩ năng:- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học
B. Phương pháp:
	- Gợi tìm, thảo luận, trực quan
C. Chuẩn bị:
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạv và học:
I. ổn định:(1')
II. Bài Cũ:(3') 
III.Bài mới:(1')
 1. Đặt vấn đề
 2. Triển khai bài dạy
 Hoạt động 1: (20')I/ - Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vùa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
 1.Tìm hiểu: 
 a. Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rông hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
 Hoạt động 2:(15') II/ - Luyện tập:
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
 Bài tập 1:
 Bài Tập 2:
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
 Bài tập 3:
a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại: Sắt, đồng, nhôm.
c: Hoa quả: Chanh, cam.
d. Mang: Xách, khiêng, gánh.
 Bài tập 4:
 Bài tập 5:
- Động từ nghĩa rông: Khóc.
- Động từ nghĩa hẹp: Nức nỡ, sụt sùi.
 IV.-Củng cố(2')
- HS nhắc lại thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
 V.- Hướng dẫn ,dặn dò:(3')
Bài cũ: - Học kĩ nội dung.
	 - Làm bài tập 4.
Bài mới: Chuẩn bị bài " Tính thống nhất về chủ đề của văn bản "
Ngày soạn:26/8/2010
Tiết 4:
	Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu:
- Nắm được chủ đề của văn bản.
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
 - H S có ý thức xác định chủ đề và có tính nhất quán khi xác định chủ đề của văn bản.. 
B. Phương pháp:
	- Gợi tìm, thảo luận, giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy:
1/ ổn định:(1')
2/ Bài Cũ:(3') Nêu nội dung chính của văn bản " Tôi đi học"
3/ Bài mới:(1')
 Hoạt động 1: (10')I/ - Chủ đề của văn bản:
Đọc thầm lại văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh.
? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thơi thơ ấu của mình?
Tác giả viết văn bản nhằm mục đích gì?
Nội dung trên chính là chủ đề của văn bản, vậy chủ đề của văn bản là gì?
 1. Tìm hiểu: 
- Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học.
- " Tôi " Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc về thuở thiếu thời.
2. Kết luận: Chủ đề: Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 Hoạt động 2:(10") II/ - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
Để tái hiện được những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng những câu, những từ ngữ như thế nào?
Để tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật " Tôi " trong ngày đầu đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, chi tiết như thế nào?
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào?
 1. Tìm hiểu: 
 1/. Nhan đề: Có ý nghĩ ...  
?6. Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy cho biết những phương pháp thuyết minh thường gặp ?
?7. Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật?Nêu ví dụ? 
?8. Hayc cho biết bố cục thường gặp khi làm bài văn thuyết minh về:
- Một đồ dùng
- Cách làm một sản phẩm
- Một di tích, danh lam thắng cảnh
- Một động vật, thực vật
- Một hiện tượng tự nhiên...
Ôn về văn bản thuyết minh:
 Hoạt đông 3
?9. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó?
?10. Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một số ví dụ về sự kết hợp đó?
 Ôn về văn bản nghị luận:
 Hoạt động 4
?11. Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó?
Ôn văn bản tường trình, thông báo:
 IV. Đánh giá kết quả:
 GV đánh giá, nhận xét tiết học
 V. Hướng dẫn dặn dò:
 Ôn tập lại các kiểu văn bản đã học chuẩn bị kiểm tra chất lương học kì II
 Tiết 135- 136
 Kiểm tra chất lượng học kì II
 (Đề phòng ra)
 Tuần 35 Ngày soạn: 
 Tiết 137
 Văn bản thông báo
 A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, 
 đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng cách.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo với các 
 văn bản khác, bước đầu biết viết văn bản thông báo. 
 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập.
 B. Phương pháp: Qui nạp
 C. Chuẩn bị: - GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo
 - HS Bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn
 D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp: 
 II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản báo cáo? Thể thức trình bày văn bản báo cáo.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: 
 ? Những tình huống nào trong cuộc sống, trong cã hội cần có văn bản thông 
 báo? - Những khi cơ quan nhà nước, lãnh đạo các cấp cần truyền đạt công việc, 
ý đồ, kế hoạch cho cấp dưới hoặc các cơ quan, tổ chức nhà nước khác được biết 
đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương, chính
sách mới để đông đảo quần chúng nhân dân, hội viên biết và thực hiện.
 2. Triễn khai bài dạy:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
GV h/dẫn HS đọc VD SGK tr. 140-141 và trả lời câu hỏi
? Trong các văn bản trên ai là người viết thông báo?
Ai là đối tượng thông báo?
Thông báo nhằm mục đích gì?
Nội dung trong các thông báo ấy là gì?
Nhận xét hình thức trình bày thông báo?
? Văn bản thông báo là gì?
1. Tìm hiểu ví dụ (SGK)
 Đọc văn bản:
 Nhận xét:
 2. Ghi nhớ
 Hoạt động 2: Những tình huống cần làm văn bản thông báo
HS đọc và nhận xét, giải thích trong 3 tình huống SGK
Gợi ý: 
- Tình huống a: cần viết bản tường trình với cơ quan công an.
- Tình huống b: Phải viết văn bản thông báo.
- Tình huống c: Có thể viết thông báo. Với các đại biểu - khách thì cần có giấy mời cho trang trọng.
 1. Đọc tình huống:
2.Nhận xét:
 Hoạt động 3: Cách làm văn bản thông báo
H/ dẫn HS tìm hiểu rút ra cách làm:
Một VB thông báo cần có các mục sau:
a. Thể thức mở đầu:
- Tên cơ quan và đơn vị trực thuộc
- Quốc hiệu, tỉêu ngữ
- Địa điểm, thời gian làm VB thông báo
- Tên VB
b. Nội dung thông báo:
c. Thể thức kết thúc VB thông báo:
- Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái)
- Kí tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải)
 ?Khi viết VB thông báo cần lưu ý điều gì?
1. Tìm hiểu:
2. Ghi nhớ:
3. Lưu ý:
- Tên VB cần viết chữ in hoa nổi bật.
- Giữa các phần chừa một khoảng trống để phân biệt
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
 IV. Đánh giá kết quả:
 VB thông báo là gì? Thể thức trình bày một văn bản thông báo?
 V. Hướng dẫn dặn dò:
 Về học kĩ nội dung, chuẩn bị phần luyện tập.
 Tiết 138 Ngày soạn: 
 Chương trình địa phương
 A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm được những kiến thức về từ địa phương 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chọn lọc, sử dụng từ địa phương trong giao tiếp.
 3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, rèn luyện.
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại
C. Chuẩn bị:
 GV: - Hệ thống câu hỏi, bài tập, sưu tầm từ địa phương.
 HS: -Chuẩn bị theo hướng dẫn, sưu tầm từ ngữ xưng hô ở địa phương.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài
 2. Triễn khai bài dạy:
 Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK
 Tìm từ địa phương trong các bài tập
Phân loại từ địa phương, từ toàn dân, biệt ngữ xã hội
 HS làm bài tập 2
- Tìm từ xưng hô ở địa phương, ở các địa phương khác
 Bài tập 3
- H/dẫn HS làm bài tập và GV nhấn mạnh việc sử dụng từ địa phương trong những trường hợp cần thiết, không nên lạm dụng từ địa phương.
- Nhận biết, tìm từ xưng hô, từ địa phương và biệt ngữ xã hôi.
 - cách xưng hô ở địa phương
 Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS sưu tầm từ xưng hô ở địa phương mình và các địa phương khác
- Trình bày phần sưu tầm được để các bạn nhận xét.
- Rút kinh nghiệm
Sưu tầm từ xưng hô, cách xưng hô ở địa phương.
 IV. Đánh giá kết quả:
 -Thế nào là từ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội? 
 - Dùng từ địa phương trong những trường hợp nào?
 V. Hướng dẫn dặn dò:
 Về nhà sưu tầm từ xưng hô ở địa phương mình và từ xưng hô ở địa phương khác. ôn tập phần Tiếng Việt lớp 8.
Tiết 139 Ngày soạn: 
 Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo, mục 
đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo ; từ đó nâng cao năng lực viết 
thông báo cho Hs.
 2. Kĩ năng: Biết so sánh, khái quát hóa, lập dàn bài, viết thông báo theo mẫu.
 3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức rèn luyện.
 B. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thọai
 C. Chuẩn bị: - GV: Bài soạn, SGK
 - HS: Bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn
 D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 Văn bản thông báo là gì? Thể thức trình bày văn bản thông báo?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: GV giới thiệu bài
 2. Triễn khai bài dạy: 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập, củng cố lí thuyết về văn bản thông báo
GV gọi trả lời 3 câu hỏi trong mục I. Tr. 148
GV tổngg kết theo bảng hệ thống sau: STKBG/ 402
Lưu ý các câu hỏi:
- Ai thông báo
- Thông báo cho ai
- Trong tình huống nào
- Thông báo về việc gì
- Thông báo như thế nào
1. Ôn lí thuyết
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Lựa chọn và trình bày lí do 
* đáp án:
a. Thông báo
- Hiệu trưởng viết thông báo
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trươnggf nhận, đọc thông báo
- Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ
b. Báo cáo
- Các cho đội viết báo cáo
- Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
c. Thông báo:
- Ban quản lí dự án viết thông báo
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án.
- Nội dung thông báo: chủ trương của ban dự án.
HS phát hiện lỗi sai trong văn bản thông báo SGK tr. 150 và tìm cách sửa chữa cho đúng.
 * Đáp án:
 a. Những lỗi sai:
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thôn báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra...
b. Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên văn bản thông báo
 Bài tập 3
 Tìm thêm một số tình huống cụ thể cần viết thông báo.
 Bài 4
 H/ dẫn về nhà.
Bài tập 1/ 149
Bài 2/150
Bài 3/150
Bài 4/150 Hướng dẫn về nhà
 IV. Đánh giá kết quả:
 So sánh văn bản báo cáo và văn bản thông báo?
 V. Hướng dẫn dặn dò:
 Về nhà học kĩ nội dung, ôn tập lại những kiến thức đã học.
 Tiết 140 Ngày soạn: 
 Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được các kiến thức tổng hợp đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 8
 2. Kĩ năng: Nhận biết những ưu nhược điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tự đánh giá lực học về bộ môn, rút kinh nghiệm để cố gắng.
B. Phương pháp: 
C. Chuẩn bị:
 GV: Tập bài kiểm ttra, lời nhận xét. đánh giá
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 1. GV phát bài cho HS 
 2 Nhận xét ưu, nhược điểm 
 * ưu: Đa số nắm được kiến thức cơ bản, nội dung bài làm tương đối tố
 Kết quả điểm giỏi, khá tương đối đạt, song bên cạnh có một số em chưa nắm 
 được phương pháp làm bài, chưa nắm được nội dung, đặc biệt là nội dung phần
tự luận dẫn đến kết quả một số bài thấp theo với yêu cầu.
 2. HS kiểm tra lại bài , GV nêu đáp án để HS tự đánh giá bài làm của mình.
 Đáp án: 
I. Phần trắc nghiệm:(4 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 đ
Câu
Mã đề
Đáp án
Mã đề
Đáp án
Mã đề
Đáp án
Mã đề
Đáp án
 1
173
 A
249
 C
321
 A
497
 C
 2
173
 D
249
 D
321
 B
497
 C
 3
173
 C
249
 B
321
 A
497
 B
 4
173
 B
249
 B
321
 D
497
 A
 5
173
 A
249
 C
321
 D
497
 B
 6
173
 B
249
 A
321
 C
497
 D
 7
173
 D
249
 D
321
 B
497
 A
 8
173
 C
249
 A
321
 C
497
 D
 Phần điền từ, cụm từ viết chung cho cả bốn mã đề(chú ý số thứ tự câu). Dưới đây là mã đề 321
Câu 9: (1đ)
(1): Biết bao; (2): Hỡi ôi; (3): Biết bao nhiêu; (4): ôi.
Câu 10:
Lương tiêu - cảnh đêm đẹp (1 - a)
Vô - không (2 - c)
Song - cửa sổ (3 - b)
Tửu - rượu (4 - d)
II. Phần tự luận:
 1. Yêu cầu chung:
 a. Thể loại: Nghị luận chứng minh
 b. Nội dung:
Tình yêu quê hương của Tế Hanh thông qua nỗi nhớ về làng quê và người dân
quê biển đậm đà, sâu sắc.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Nắm vững yêu cầu hình thức:
- Nắm vững thể loại nghị luận chứng minh (1đ)
- Có bố cục ba phần rõ ràng của bài nghị luận (1đ)
- Cách diễn đạt trình bày, hay đúng ý (1đ)
b. Về nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu khía quát bài thơ "Quê hương " của Tế hanh để dẫn dắt đúng yêu cầu đề ra (0,5đ)
- Thân bài: + Chứng minh được "Quê hương" thể hiện sinh động vè một làng
quê miền biển đẹpttrong sáng, ấm cúng. Cụ thể về một cù lao miền Trung tấp
nập, giàu có.(1đ).
+ Chứng minh được hình ảnh về một người dân chài quê biển ăn sóng nói gió 
 nỗi, khoẻ mạnh nồng nàn, giàu tư chất.(1đ)
- Kết bài: Cảm nhận suy nghĩ về quê hương gắn với lời thơ của Tế Hanh thông 
qua đó nêu suy nghĩ của mình về quê hương.(0,5đ)
(GV linh động tuỳ theo bài học sinh để cho điểm phù hợp)
3. HS đối chiếu kết quả của bài làm để kiểm tra, tự đánh giá mình, rút kinh
nghiệm.
 IV. Đánh giá kết quả:
 GV thu bài, nhận xét tiết học
 V. Hướng dẫn dặn dò:
 Về ôn tập kiến thức chương trình Ngữ văn 8, tập làm một số đề bài đủ các thể 
Loại đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docga NVan8.doc