Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 26 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 26 - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

-Kiến thức : Thấy được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân các xứ thuộc địa làm bia đở đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

-Thaí độ : Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ, tính chất điều tra, tư liệu cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tài tình của văn chính luận Nguyễn Ai Quốc.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Diễn giảng – Phát vấn

- Thảo luận – Quy nạp kiến thức

 

doc 11 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1260Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 26 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14-03-2010 Ngày dạy : 17-03-2010 Bài 26 - Tiết 105,106
Thuế máu
(Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Aùí Quốc)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
-Kiến thức : Thấy được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân các xứ thuộc địa làm bia đở đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
-Thaí độ : Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ, tính chất điều tra, tư liệu cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tài tình của văn chính luận Nguyễn Aùi Quốc.
B. PHƯƠNG PHÁP
Diễn giảng – Phát vấn 
Thảo luận – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - “Bàn luận về phép học”
 - Mục đích chân chính của việc học là gì?
VÀO BÀI
 “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm nổi tiếng viết bằng tiếng Pháp có ảnh hưởng vang dội trong nhân dân các dân tộc thuộc địa Pháp lúc bấy giờ. Với lối văn giản dị, sôi nổi căm thù chủ nghĩa thực dân, chứng cớ rành rành không thể chối cải được, tác phẩm là một văn kiện lịch sử vô giá trong kho tàng văn học cách mạng cận đại Việt Nam.
Hôm nay, ta tìm hiểu tác phẩm này qua văn bản “Thuế máu”.
Giáo viên ghi tựa đề văn bản “Thuế Máu”.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
* Hoạt động 1:
 Học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, giải thích từ khó, vị trí đoạn trích.
 Đọc: đọc đúng ngữ điệu, nhấn giọng ở câu hỏi, từ trong ngoặc kép, giọng mỉa mai, châm biếm.
 Năm 1946, in lại bằng tiếng Pháp (Hà Nội)
 Năm 1960, Nhà xuất bản Sự Thật (Hà Nội) dịch ra tiếng Việt.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
Tác giả:
Nguyễn Aùi Quốc
(Hồ Chí Minh)
2. Tác Phẩm :
 “Bản án thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp xuất bản ở Pari (1925)
Gồm 12 chương và phần phụ lục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bố cục
- Bố cục đoạn trích?
- Các phần được sắp xếp theo trình tự thế nào?
 Thảo luận nhóm 5’ : Nhận xét trình tự xắp xếp và cách đặt tên các phần ở chương I
 (Qúa trình lừa bịp, bóc lột đến tận cùng thuế máu đối với người bản xứ của quan cai trị thực dân).
 Trình bày theo thứ tự nối tiếp, liên tục, làm tăng tính chiến đấu, sự phê phán mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân.
- Em hiểu thế nào về từ “Thuế máu” gợi cho em suy nghĩ gì về số phận người dân nước thuộc địa? (thảm thương).
- Thái độ của tác giả khi dùng từ “Thuế máu”? (căm phẩn, mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân).
3. Vị trí đoạn trích
 Thuế máu – chương L
4. Bố Cục: Gồm 4 phần.
Phần 1: Chiến tranh đối với người bản xứ.
Phần 2: Mộ lính tình nguyện
Phần 3: kết quả của sự hy sinh.
Phần 4: hành vi quân phiệt tiếp diễn (phần này sgk lược bỏ).
=> Trình tự thời gian (trước, trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất).
* Thuế máu: Bóc lột xương máu, mạng sống của người dân thuộc địa.
* Hoạt động 3:
 Tìm hiểu đoạn 1
 Học sinh đọc đoạn 1, nhấn giọng có tính chất mỉa mai (đọc hơi lên giọng những từ trong ngoặc kép).
- So sánh thái độ của thực dân cai trị trước và sau khi chiến tranh bùng nổ.
 (Cho học sinh lập bảng so sánh, tìm chi tiết thái độ trước và trong khi chiến tranh bùng nổ sảy ra).
 Trước năm 1914, họ chỉ là  ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ biến thành  đùng một cái.
- Việc tác giả dùng từ, hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân có dụng ý gì? Giọng điệu thế nào?
 (mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng khác người lính thuộc địa => đã kích bản chất lừa bịp trơ trẽn).
 Giọng mỉa mai, châm biếm.
 Học sinh đọc đoạn “Nhưng họ đã phải trả  nước mình nữa”.
 II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Chiến tranh và người bản xứ.
 a. Thái độ của bọn quan cai trị thực dân đối với người bản xứ
 - Trước chiến tranh:
 Tên da đen Annamít hèn hạ, bị đánh đập, đối xử như súc vật.
- Chiến tranh nổ ra:
 Tâng bốc, vỗ về: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do.
=> Kết cấu tương phản sự thay đổi thái độ đột ngột của bọn thực dân, có tính chất mị dân lừa bịp.
Ý chính: (số phận của người dân thuộc địa):
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được miêu tả qua chi tiết nào. Nhận xét hình ảnh “Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “đem xương mình chạm nên những chiếc gậy của ngài thống chế” (Đoạn văn tự sự xen lẫn yếu tố biểu cảm). Màu sắc châm biếm, cảm xúc mỉa mai chua xót, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa.
b. Số phận của người dân thuộc địa
 - Xa lìa gia đình quê hương
- Vật hy sinh vì lợi ích, danh dự cho kẻ cầm quyền.
- Người dân làm công việc phục vụ chiến tranh cũng bị bệnh tật, chết đau đớn.
- Tám vạn người bỏ mình trên đất Pháp.
@ Giáo viên: Tình cảnh người dân bản xứ thật cay đắng. Họ có thật sự muốn làm người chiến sĩ bảo vệ công lý, tự do như bọn thực dân đã khoác cho họ không? Chúng ta qua phần 2
2. Chế độ lính tình nguyện.
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức những người nghèo khổ, khoẽ mạnh.
- Xoay sở, dọa nạt, kiếm tiền ở người nhà giàu.
- Trói, xích, nhốt đàn áp mạnh nếu chống đối.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu phần 2
 Học sinh đọc đoạn 2
 Bọn quan cai trị thực dân đã huy động được 70 vạn người bản xứ tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa đó.
 Vậy bọn chúng đã làm thế nào? Tìm trong văn bản các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân
=> Dẫn chứng thực tế, sinh động, lập luận chặt chẽ bằng câu hỏi phản bác, có tính tố cáo mạnh mẽ thủ đoạn lừa bịp của bọn thực dân.
- Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợp của bọn cầm quyền không?
 (Đi lính một cách bắt buộc, đã đưa ra dẫn chứng thực tế: trốn tránh, bỏ tiền ra, tự làm cho mình bị thương).
- Nhận xét dẫn chứng mà tác giả sử dụng ở đoạn này. (thực tế, sinh động, mang nội dung tố cáo mạnh mẽ).
- Nhận xét giọng điệu lời tuyên bố của chính quyền thực dân “các bạn đã tấp nập đầu quân  lính thợ” (tuyên bố trịnh trọng sự lừa bịp trơ trẽn, giọng điệu giễu cợt).
* Thảo luận nhóm (5’): Nhận xét về cách lập luận của tác giả: “Nếu quả thật  ngần ngại”.
@ Giáo viên: Lập luận chặt chẽ, hùng hồn bằng dẫn chứng xác thực làm cho ta thấy được sự tương phản giữa lời nói và việc làm của bọn thực dân trong việc bắt lính. Cách lập luận bằng câu hỏi phản bác có tính tố cáo mạnh mẽ thủ đoạn lừa bịp trắng trợn của bọn thực dân.
3. Kết qủa của sự hy sinh:
- Lột hết của cải mà họ mua sắm được.
- Đánh đập vô cớ, đối xử như xúc vật.
- Trở về vị trí hèn hạ ban đầu.
 Kiểu câu nghi vấn: chẳng phải người ta 
* Hoạt động 5: Tìm hiểu đoạn 3
- Bọn thực dân đã đối xử với họ thế nào sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”?
- Nhận xét giọng điệu đoạn cuối, cách dùng điệp kiểu câu?
- Nhận xét kiểu câu: chúng tôi chắc rằng, chúng tôi cùng tin chắc rằng  => lời lên án đanh thép chế độ thực dân, kêu gọi lương tri của loài người tiến bộ chống lại bọn thực dân, đứng về dân tộc bị áp bức.
=> Tính chất mỉa mai, châm biếm thái độ của bọn thực dân với người đã hy sinh xương máu. Bày tỏ thái độ thương cảm của tác giả của tác giả (yếu tố biểu cảm xen lẫn tự sự).
* Hoạt động 6: Ghi nhớ
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
III. GHI NHỚ
SGK
* Hoạt Động 7: Hướng dẫn phần luyện tập
 Cho hai em học sinh tường thuật (đại diện nhóm) lại một cách ngắn gọn trình tự ba phần. Qua đó, nêu được những thủ đoạn, mánh khóe lừa bịp, độc ác của thực dân, khắc sâu một số hình ảnh về thân phận thảm thương của người dân thuộc địa.
 IV. LUYỆN TẬP
4. Củng cố:
Phân tích (nội dung và nghệ thuật) 1 phần đoạn trích (phát biểu miệng).
5. Dặn dò:
Soạn bài tuần 28.
Bài 27 - Tiết 109
Hội thoại
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học sinh biết :
 - Phân biệt vai xã hội trong quá trình thực hiện hội thoại biết phân biệt hai kiểu quan hệ khái quát thường gặp trong giao tiếp là quan hệ kính trọng và quan hệ thân tình (tiết 1).
 - Nắm được khái quát lượt lời và biết sử dụng lượt lời đảm bảo tính lịch sự trong quá trình hội thoại (tiết 2).
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn 
- Thảo luận – Nêu vấn đề - Quy nạp kiến thức
 C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
Vào bài:
* Giáo viên hỏi, trao đổi với học sinh về việc chuẩn bị bài học ở nhà.
* Dẫn vào bài học : cuộc trao đổi trên, thầy và trò đã thực hiện hội thoại. Mối quan hệ giữa hai bên là thầy_trò (vai trò xã hội).
 => Nhấn mạnh bài học : xác định đúng vị trí xã hội để thực hiện cuộc hội thoại (vai trò xã hội)
 Giới thiệu : hội thoại thường gặp trong cuộc sống -> hiểu đuợc những điều đã nói -> cách nói năng văn minh, lịch sự.
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai xã hội
 @ Giáo viên dẫn học sinh nhận biết người nói, vai xã hội của người nói, quan hệ và thái độ của người nói.
 @ Giáo viên cho chiếu phim đoạn văn làm ví dụ lên bảng để học sinh quan sát và học sinh đọc lại từng lời nói được đánh số.
 @ Sau mỗi lời học sinh đọc, giáo viên hỏi học sinh xác định lời nói của ai.
 @ Hỏi xác định số lượng người tham gia đối thoại, lời đối thoại của từng người.
 @ Giúp học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa những người nói trong ví dụ.
 Gợi ý về các mối quan hệ: gia đình thân tộc; giữa các công dân; giữa người có chức trách với người của dân thường.
I. VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI:
1. Tìm hiểu về vai xã hội:
- Chị Dậu: (1); (3); (4)
- Cai lệ: (2)
- Cai lệ: xấc xược – xem thường dân đen, phụ nữ.
- Chị Dậu: vừa nhúng nhường (vai vế thấp), nhưng hiểu được lý lẽ, khi tức giận cũng có thể nói liều. -> Ý thức về vai người nói, người nghe. 
 @ Hỏi giữa hai người, ai là người có vai xã hội cao hơn?
 @ Giúp hs phân tích lời nói của chị Dậu:
 - Hiểu được luật pháp không cho phép hành hạ người có lỗi mà đang ốm đau (3)
 - Tức giận, không tự chủ nên nói liều (4)
 - Ý thức vai xã hội thấp hơn. (*)
2. Luyện tập về vai xã hội
- Trình Tự:
+ Nên đọc ví dụ, xác định lời thoại
+ Xác định vai xã hội
+ Gv đúc kết
+ Gv đọc ghi nhớ.
@ Giúp hs đọc ghi nhớ. Phần thứ nhất: vai xã hội (4 vai)
@ Hỏi học sinh để củng cố: (Có thể cho học sinh thực hiện tiểu phẩm thể hiện các vai xã hội vừa học: theo nhóm.)
 - Các vai xã hội thường gặp.
 - Trường hợp nào đối xử kính trọng (đối với người lớn, người có chức trách).
 - Đối xử thân tình (bạn bè).
Bài tập
a) Bà cô Hồng
b) Bà lão – Chị Dậu? Cách cư xử như trên? Người nói, người nghe là ai?
 Tìm những từ ngữ bé Hồng đối với bà cô và ngược lại? -> sẽ thấy cách cư xử giữa hai người với nhau.
II. GHI NHỚ
III. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VỀ VAI XÃ HỘI.
 Giáo viên chiếu ví dụ lên bảng (bài tập a, b)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Mục tiêu chung: - Xác định người nói, người nghe.
 - Xác định vai xã hội cụ thể.
 - Xác định tái độ của người nói thông qua cách dùng lời nói của mình.
Giúp học sinh đọc phân vai cuộc thoại và trả lời các câu hỏi trong sgk (theo nhóm): Cho các nhóm khác nhận xét.
Riêng bài tập c: giáo viên gợi ý cho 3 nhóm thực hiện hội thoại theo 3 hướng:
Vai xã hội trong quan hệ gia đình.
Vai xã hội trong quan hệ thầy trò.
Vai xã hội trong quan hệ bạn bè.
Sau mỗi cuộc hội thoại có sự nhận xét về hai mặt:
Cuộc hội thoại được thể hiện như thế nào?
Người nói có thể hiện thái độ theo đúng vai (qua các từ xưng hô), đúng hoàn cảnh hay không?
4. Củng cố:
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
 - Nhấn mạnh yếu tố vai xã hội trong hội thoại.
 - Yêu cầu học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao có nội dung nhắc nhở việc gìn giữ lời ăn tiếng nói.
GHI CHÚ: Ở bài tập có thể cho học sinh đọc 1 đoạn đối thoại thuộc văn bài. Văn học mà các em đã được học. Rồi cùng nhận xét theo các hướng trên.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài hội thoại (tìm yếu tố lượt lời trong hội thoại).
Bài 27 - Tiết 110
 yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
bài 1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người nghe (người đọc)
Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.
PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn – Diễn giảng
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
Vào bài:
 Các em đã học một số bài văn nghị luận như: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, bàn luận về phép học, thuế máu  Em hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? (dùng lí lẽ, lập luận để giải quyết vấn đề nào đó thuyết phục lý trí của người đọc). Vậy trong văn bản nghị luận có cần những yếu tố biểu cảm hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này trong bài học hôm nay.
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 Thảo luận những câu hỏi ở mục 1.1
 Gọi hs đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
 - Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong văn bản trên?
I. YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
 a) Quan sát văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
- Yếu tố biểu cảm:
-> Những câu in nghiêng trong đoạn trích
-> những câu cảm thán
 (Cùng là văn bản kêu gọi chiến đấu. Em hãy so sánh với văn bản Hịch tướng sĩ và văn bản này về mặt sử dụng từ ngữ và cách đặt câu có tính chất biểu cảm?
 (Giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm)
 Mặc dù có yếu tố biểu cảm nhưng văn bản này và văn bản “Hịch tướng sĩ” vẫn được xem là văn bản nghị luận. Vì sao?
 Vì các tác phẩm này được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai )
 Gọi hs thảo luận, so sánh bảng đối chiếu.
-> Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận?
Vai trò:
- Là yếu tố phụ -> giúp văn bản nghị luận trở nên hay hơn.
* Hoạt động 2:
 Tìm hiểu câu hỏi mục 2
 Trong bài văn nghị luận, yếu tố biểu cảm cần phải như thế nào?
 Không được làm cho mạch nghị luận bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt đoạn.
- Việc sử dụng yếu tố biểu cảm có đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều câu cảm thán hay không?
 Không, Yếu tố biểu cảm chỉ lay động người đọc khi người viết thật sự có tình cảm với những điều mình viết. Cảm xúc phải thật tự nhiên, chân thành.
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Ghi nhớ :sgk
Hướng dẫn học sinh xác định vấn đề mà tác giả bàn đến trong từng đoạn văn (nghị luận) và tìm hiểu tình cảm của người viết gởi gắm trong đó (yếu tố biểu cảm)
II. LUYỆN TẬP
a. Nghị luận: nhận xét tài năng của dịch giả “Chinh phụ ngâm” trong việc dùng nghệ thuật “láy” chữ để diễn tả mối sầu chia cách.
- Biểu cảm: Bộc lộ tình yêu tha thiết với văn chương cổ và niềm đồng cảm sâu xa của bản thân trước nỗi buồn biệt ly của con người.
4. Củng cố:
- Viết đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ”, sao cho đoạn văn ấy vừa có lý lẽ chặt chẽ, lại vừa có tính truyền cảm.
5. Dặn dò:
- Học bài
Bài 27 - Tiết 110
Tìm yếu tố biểu cảm 
trong văn nghị luận
Bài 2
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
B.PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giảng - Phát vấn – thảo luận
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
Sửa bài tập số 2/88
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
- Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
2.Vào bài:
 Cho học sinh đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Em thấy lời kêu gọi của Bác Hồ có chặt chẽ, đanh thép, có làm em xúc động hay không? Do đâu bài văn có tính đanh thép, làm xúc động lòng người? Đây là nội dung bài học hôm nay.
 Gv ghi tựa đề lên bảng.
3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 Học sinh đọc văn bản (đọc thầm), tìm yếu tố biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (chú ý những câu in nghiêng).
- Chú ý những kiểu câu nào thường dùng khi bộc lộ cảm xúc (câu cảm thán, từ ngữ biểu lộ cảm xúc).?
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
 Văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (Viết chữ in nghiêng).
Hiệu quả biểu cảm: từ ngữ, cách đặt câu, giọng điệu.
* Thảo luận nhóm 5’
 Việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu ở “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Hịch tướng sĩ” có điểm gì giống nhau (từ ngữ, câu văn có giá trị biểu cảm).
- Hai văn bản trên có yếu tố biểu cảm nhưng không được xem là văn bản biểu cảm, mà là văn nghị luận? Vì sao?
 Biểu cảm ở hai văn bản này chỉ là một yếu tố giúp thêm cho văn bản nghị luận có sức mạnh, tác động đến lý trí, tình cảm người đọc.
 Hãy theo dõi bảng đối chiếu 10.2
- Trả lời câu hỏi (học sinh chép bảng đối chiếu trên bảng hoặc có bản phụ, giấy chuẩn bị sẳn ở nhà.)
 Nhận xét các câu hỏi SGK 102
 ( Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt, sâu lắng tạo cái hay cho văn bản).
Bảng đối chiếu 2 văn bản
Câu cột (2) hay hơn cột (1), biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết tác động đến tâm tư, tình cảm người đọc 
- Từ ví dụ trên, em cho biết vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
=> Có suy nghĩ hành động đúng đắn (lòng căm thù trước tội ác của quân giặc muốn đứng lên hành động chống quân thù, bảo vệ Tổ Quốc) => Ghi nhớ (điểm 1)
* Hoạt động 2:
 Muốn phát huy hết thế mạnh của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, cần phải chú ý đến điều gì?
 Cho học sinh trao đổi theo nhóm (5’) các câu hỏi a, b, c ở mục 2.
- Thiếu yếu tố biểu cảm, sức thuyết phục của văn nghị luận bị giảm sút. Nhưng có phải có yếu tố biểu cảm là sức thuyết phục của văn bản nghị luận đó mạnh lên hay không?
* Hoạt động 3: Luyện tập.
 Đọc yêu cầu, làm theo nhóm.
Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài tập. Làm theo nhóm (bài 1)
Bài 2: làm ở nhà
Bài 3: học sinh làm vào vở, gọi 1, 2 đọc bài, cả lớp cho ý kiến, nhận xét.
III. LUYỆN TẬP.
Bài 1: nhóm
Bài 2: ở nhà
Bài 3, 4: làm vào vở.
4 Củng cố:
Làm bt 3
=> Hiệu qủa biểu cảm không chỉ ở từ ngữ, câu mà còn ở giọng điệu văn chương.
5.Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập 4
Soạn bài: “tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 26 - THUE MAU.doc