Giáo án Ngữ văn 8 bài 22 - Tiết 90: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu – Lí Công Uẩn)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 22 - Tiết 90: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu – Lí Công Uẩn)

Môn Ngữ Văn 8

Bài 22 - Tiết 90

CHIẾU DỜI ĐÔ

(Thiên Đô Chiếu – Lí Công Uẩn)

I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

II.Chuẩn bị :

 - GV : Giáo án.

 - HS : Soạn bài.

 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1). Ổn định lớp : KTSS

2). Bài cũ :

 ? Đọc thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3). Bài mới :

 Đây là hình ảnh ngôi chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời Lí. Hà Nội xưa có tên là Thăng Long và đây là hình ảnh một góc thành Thăng Long. Vậy kinh đô Thăng Long có tự bao giờ và ai là người đặt tên cho thành. Vì sao lại chọn mảnh đất nơi đây để đóng đô. Khi đóng đô nơi đây họ đã gửi gắm ước nguyện gì? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp cô cùng các em tìm hiểu những vấn đề trên.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 938Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 bài 22 - Tiết 90: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu – Lí Công Uẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù 7 ngaøy 30 thaùng 1 naêm 2010
Moân Ngöõ Vaên 8
Baøi 22 - Tieát 90
CHIEÁU DÔØI ÑOÂ
(Thieân Ñoâ Chieáu – Lí Coâng Uaån)
I.Muïc tieâu caàn ñaït : Giuùp HS : 	 
 - Thaáy ñöôïc khaùt voïng cuûa nhaân daân ta veà moät ñaát nöôùc ñoäc laäp, thoáng nhaát, huøng cöôøng vaø khí phaùch cuûa daân toäc Ñaïi Vieät ñang treân ñaø lôùn maïnh ñöôïc phaûn aùnh qua Chieáu dôøi ñoâ.
	 - Naém ñöôïc ñaëc ñieåm cô baûn cuûa theå chieáu. Thaáy ñöôïc söùc thuyeát phuïc to lôùn cuûa Chieáu dôøi ñoâ laø söï keát hôïp giöõa lí leõ vaø tình caûm. Bieát vaän duïng baøi hoïc ñeå vieát vaên nghò luaän.
II.Chuaån bò :
 - GV : Giaùo aùn. 
 - HS : Soaïn baøi.
	III. Tieán trình toå chöùc caùc hoaït ñoäng daïy - hoïc :
1). OÅn ñònh lôùp : KTSS
2). Baøi cuõ :
 ? Đọc thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ bài “Ngắm trăng”. Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3). Baøi môùi :
 Đây là hình ảnh ngôi chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời Lí. Hà Nội xưa có tên là Thăng Long và đây là hình ảnh một góc thành Thăng Long. Vậy kinh đô Thăng Long có tự bao giờ và ai là người đặt tên cho thành. Vì sao lại chọn mảnh đất nơi đây để đóng đô. Khi đóng đô nơi đây họ đã gửi gắm ước nguyện gì? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp cô cùng các em tìm hiểu những vấn đề trên.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
Hoaït đoäng 1: Giôùi thieäu baøi
I. Taùc giaû, taùc phaåm
?
Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn?
-Lí Công Uẩn (8/3/974 – 31/3/1028) thọ 55 tuổi, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang.
- Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
- Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua (tháng 10 năm Kỷ Dậu 1009), lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
GV : - Ông là con nuôi của thiền sư Lí Khánh Vân, là người thông minh, nhân ái, có chí lớn.
?
Em hãy cho biết bài “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Giữa năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay).
GV: “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Một trọng trách đè nặng trên đôi vai vương triều nhà Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi? Làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường. Niềm trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí thái Tổ và bài chiếu dời đô đã ra đời.
Hoaït đoäng 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
?
Em hãy cho biết ai là người dịch văn bản này?
- Do dịch giả Nguyễn Đức Vân dịch.
?
Theo em văn bản cần phải đọc với giọng như thế nào? 
- Đọc mạch lạc, rõ ràng, trang trọng, có những câu cần thể hiện sắc thái tình cảm tha thiết, chân tình.
-GV gọi HS đọc 
- HS đọc bài, HS khác nhận xét.
?
Em hiểu thế nào là “mệnh trời”?
- HS trả lời
GV: người xưa hiểu mệnh trời là cái tất yếu mà tạo hóa đã định, là một nét tâm lí thường tình của con người thời trung đại.
Là một nét tâm lí thường tình của con người thời trung đại, mệnh trời ở “Chiếu dời đô” như là một qui luật khách quan
?
Văn bản được viết theo thể loại nào?
- Thể chiếu
1. Thể loại : chiếu
?
Dựa vào chú thích, em hãy nêu đặc điểm chung của thể chiếu ?
- Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân, công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện.
- Chiếu được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi 
GV chốt
- HS lắng nghe
?
Qua việc tìm hiểu bài, em hãy nêu bố cục của văn bản?
- Bố cục : 3 đoạn
- Đoạn 1 : từ đầu đến phong tục phồn thịnh à nêu sử sách làm tiền đề.
- Đoạn 2 : Thế mà đến không thể không dời đổi à soi sử sách vào tình hình thực tế.
Đoạn 3 : còn lạià nguyên nhân chọn thành Đại La làm kinh đô.
2. Bố cục : 3 đoạn.
Hoaït đoäng 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- HS đọc lại đoạn 1
3. Phân tích:
?
Trong đoạn mở đầu, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về vấn đề gì?
- Tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu.
a. Viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc dời đô
?
Vậy các vua nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần dời đô với nguyện vọng gì? 
- Nguyện vọng :
+ mưu toan nghiệp lớn
+ tính kế lâu dài cho con cháu
+ xây dựng vương triều phồn thịnh
+ thuận theo mệnh trời (phù hợp với quy luật khách quan)
+ thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân dân)
?
Việc dời đô của các vị vua đó mang lại kết quả gì không?
Kết quả của việc dời đô:
- đất nước vững bền
- phong tục phồn thịnh
?
Lí Thái Tổ đã nêu ra những lần dời đô của hai triều Thương, Chu nhằm dụng ý gì?
- HS trả lời
- Thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư tưởng.
- Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.
GV: Vua Lí Thái Tổ viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô, nhằm thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư tưởng. Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. 
 Nhằm thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư tưởng.
GV chuyển đoạn
- GV gọi HS đọc đoạn 2
- HS đọc đoạn 2 
?
Hai nhà Đinh, Lê có học theo cách dời đô của người xưa không?
- Hai triều không dời đô.
b. Suy ngẫm về việc không dời đô của hai triều Đinh, Lê
?
Lí Công Uẩn có đồng tình với việc không dời đô của các vua nhà Đinh, Lê không? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
- Không đồng tình.
- Dựa vào lời nói : “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý mình, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây.”
?
Theo suy luận của tác giả, hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành tại Hoa Lư đã phạm những sai lầm gì và hậu quả ra sao?
- Sai lầm : 
+ khinh thường mệnh trời
+ không noi theo dấu cũ của Thương, Chu
- Hậu quả:
+ triều đại không lâu bền
+ Số vận ngắn ngủi
+ nhân dân khổ sở
+ vạn vật không thích nghi
GV chốt : Hai triều Đinh, Lê tồn tại rất ngắn ngủi. Chính từ thực tế này cũng giúp cho quần thần của ông hiểu rằng, triều đình nhà Lí phải dời đô vì Hoa Lư không còn thích hợp nếu muốn đất nước phát triển. 
- HS lắng nghe
?
Em có nhận xét gì về vùng đất Hoa Lư? Tại sao hai triều Đinh, Lê lại không dời đô?
- Hoa Lư là nơi núi non hiểm trở, sông bao quanh là một chiến hào vững chắc 
- Hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng yên đô thành tại Hoa Lư chứng tỏ thế và lực chưa đủ mạnh.
- Hoa Lư có mặt thuận lợi là để phòng thủ, là trung tâm chính trị, nhưng không thể phát triển kinh tế, văn hóa.
GV chốt ý
- HS lắng nghe
?
Từ kết quả tốt đẹp các vua nhà Thương, nhà Chu đạt được, nhìn vào thực tế của hai triều Đinh, Lê – Lí Công Uẩn đã bộc lộ nỗi lòng của mình ntn?
- Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
?
Từ việc bộc lộ tình cảm chân thành của mình, Lí Công Uẩn thể hiện điều gì?
- Quyết tâm dời đô vì Hoa Lư không còn thích hợp 
Chốt : Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, tự cường. Quyết tâm dời đô của vua Lí Thái Tổ vì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp.
- Hoa Lư không còn thích hợp để phát triển đất nước.
- Lí Thái Tổ quyết tâm dời đô để đất nước phát triển vững bền.
GV chuyển ý 
- HS lắng nghe
- GV gọi HS đọc đoạn còn lại. 
-HS đọc đoạn 3 
c. Lợi thế thành Đại La
?
Thảo luận (thời gian 2’)
Trong cái nhìn của Lí Công Uẩn, thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
-HS thảo luận nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương
- Vị trí địa lí : ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về chính trị, văn hóa : là đầu mối giao lưu, “chốn tụ hội của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
GV chốt ý : Với một trí tuệ mẫn tiệp, với tầm nhìn xa trông rộng, Lí Thái Tổ đã tìm được cho dân tộc ta một địa danh mà không một nơi nào trên quốc gia Đại Việt 
- HS lắng nghe
- Việc tác giả sử dụng các câu văn biền ngẫu. Từng cặp câu cân xứng với nhau:
+ Ở vào nơi trung tâm trời đất // được cái thế rồng cuộn hổ ngồi
+ Đã đúng ngôi nam bắc đông tây // lại tiện hướng nhìn sông dựa núi
+ Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt // muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi
à Tạo cho lời văn sự nhịp nhàng, cân đối, mạch lạc. 
?
Quyết định dời đô về một vùng đất nhiều lợi thế như thành Đại La giúp em hiểu gì về đức vua Lí Công Uẩn?
- Ông là người sáng suốt, luôn trăn trở cho vận nước.
- Là một người làm việc dựa trên những lợi ích chung của dân tộc. 
- Thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của một vị vua khai sáng ra vương triều nhà Lí.
GV chốt : - Ông là người sáng suốt, luôn lo lắng cho cuộc sống, an nguy của muôn dân.Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của vị vua khai sáng ra vương triều nhà Lí.
- HS lắng nghe để ghi bài
 Hội tụ mọi điều kiện để đặt kinh đô. Thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của vị vua khai sáng ra vương triều nhà Lí.
GV liên hệ thực tế
- HS chú ý xem hình và lắng nghe
?
Dựa vào sơ đồ, em có nhận xét gì về kết cấu bài chiếu?
- HS dựa vào sơ đồ phân tích.
- Đoạn 1 : nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ
- Đoạn 2 : soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế không còn thích hợp đối với sự phát triển đất nước, nhất thiết phải dời đô.
- Đoạn 3 : khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
GV chốt: kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận. Đó cũng chính là trình tự lập luận của tác giả.
?
Tại sao khi kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
- Kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo nên sự đồng cảm giữa vua với thần dân.
GV chốt
- HS lắng nghe
?
Như vậy so với đặc điểm của thể chiếu nói chung thì bài chiếu của Lí Thái Tổ có đặc điểm riêng đó là gì?
- Mệnh lệnh, tâm tình.
- Đơn thoại, một chiều, đối thoại, trao đổi.
Nghệ thuật 
- Có sức thuyết phục mạnh mẽ bởi lập luận sắc bén, sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
?
Có ý kiến cho rằng “Việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”, em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- Em đồng ý với ý kiến trên
- Vì : 
+ Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ.
+ Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
GV chốt
- HS lắng nghe
Nội dung
- Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/51
- HS đọc ghi nhớ
III. Tổng kết: ghi nhớ SGK/51
IV. Dặn dò
Về nhà học bài.
Soạn bài : “Câu phủ định”
1. Xét những câu sau :
Nam đi Huế.
Nam không đi Huế.
Nam chưa đi Huế.
Nam chẳng đi Huế.
à Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức và chức năng gì khác so với câu (a)?
2. Tìm các câu có từ ngữ phủ định trong đoạn trích “Thầy bói xem voi”. Các thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
3. Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô”, em hãy tìm những câu văn mang tính phủ định.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu doi do(5).doc