Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 15 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 15 (Chuẩn kiến thức)

1) Tìm những từ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa các từ ở mỗi nhóm sau: (1 đ)

a) Danh dự, độngtừ, tính từ, trợ từ, thán từ.

b) Sụt sùi, nức nở, rấm rứt, thút thít.

2) Tìm trường từ vựng của từ: sâu, mềm (2đ)

3) Đoạn thơ sau:

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biết

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.

Có: a) 3 từ tượng hình

 b) 4 từ tượng hình

 c) 5 từ tượng hình (1 đ)

4) Trong câu sau: “Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏ ra hơi nóng dịu dàng “có”:

a) Trợ từ

b) Thán từ

c) Tình thái từ (1 đ)

5) Gạch dưới và giải thích những từ có phép nói quá trong câu: “Biết hắn đã đi guốc trong bụng mình, tôi chỉ còn ngồi im”

 6) Cần chú ý tình huống giao tiếp khi dùng:

a) Trợ từ

b) Thán từ

c) Tình thái từ (1đ)

 

doc 21 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 15 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 - Tiết 57
Kiểm tra tiếng việt
1) Tìm những từ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa các từ ở mỗi nhóm sau: (1 đ)
Danh dự, độngtừ, tính từ, trợ từ, thán từ.
Sụt sùi, nức nở, rấm rứt, thút thít.
Tìm trường từ vựng của từ: sâu, mềm (2đ)
Đoạn thơ sau:
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biết
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.
Có: a) 3 từ tượng hình
 b) 4 từ tượng hình
 c) 5 từ tượng hình (1 đ)
Trong câu sau: “Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏ ra hơi nóng dịu dàng “có”:
Trợ từ
Thán từ
Tình thái từ (1 đ)
5) Gạch dưới và giải thích những từ có phép nói quá trong câu: “Biết hắn đã đi guốc trong bụng mình, tôi chỉ còn ngồi im”
 6) Cần chú ý tình huống giao tiếp khi dùng:
Trợ từ
Thán từ
Tình thái từ (1đ)
Đoạn văn sau có bao nhiêu câu ghép?
“ Luôn mấy hôm, tôi thấy Lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì lão ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”
1 câu ghép
2 câu ghép
3 câu ghép
Đó là: a) Câu ghép chính phụ
 b) câu ghép liên hợp (2đ)
Điền dấu câu thích hợp (ngoặc đơn, hai chấm, ngoặc kép) vào đoạn văn sau: (2đ)
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không hề biết trước được. Đó là không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay ở cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn
Mày nói gì?
Lạy chị, em nói gì đâu!
Chối hả? Chối này!
 Mỗi câu. Chối này, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống
 Trích chương I Dế Mèn phiêu lưu ký Tô Hoài.
Bài 15 - Tiết 57
Văn bản
CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG
Phan Bội Châu
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Cảm nhận được giọng thơ khẩu khí hào hùng của các nhà sĩ cách mạng với lối nói khoa trương giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ mạnh mẽ.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Kiểm tra bài soạn.
GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
Đầu thế kỷ 20, những nhà chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vốn xuất thân là nhà nho nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới. Với khát vọng duy tân đất nước, cải cách xã hội, đánh đuổi giặc thù, họ bất chấp hy sinh, dù rơi vào vòng tù ngục, những con người ấy vẫn xem thường hiểm nguy và làm thơ bày tỏ chí khí của mình. Một trong những bài thơ thể hiện điều này là “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
* Hoạt động 1: 
Hướng dẫn học sinh đọc thơ, phần đọc thêm:
- Cho biết vài nét về tiểu sử Phan Bội Châu
=> Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương thi phú. Cuộc đời ông cá 3 giai đoạn:
 + 1886_ 1905: chuẩn bị
 + 1905 _ 1925: lưu lạc ở nước ngoài.
 + 1925 _ 1940: Oâng già bến ngự
-> một cuộc đời yêu nước sôi nổi, đầy nhiệt tình.
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
Tác giả: 
 - Phan Bội Châu (1867- 1940)
 - Quê tỉnh Nghệ An
 - Học sinh nhắc lại kiến thức thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú ( về số câu, chữ, đối, vần, bố cục). Kể tên những bài đã học được làm theo thể thơ này.
 - Nêu xuất xứ bài thơ.
 - Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? (SGK)
2) Tác Phẩm :
 - Thể loại :thơ Đường Luật thất ngôn bát cú.
 - Trích “Ngục trung thư”
* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
 Phân tích hai câu đầu.
- đọc hai câu đầu
- Tìm hiểu khí phách ngang tàng của tác giả khi rơi vào vòng tù ngục.
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
Đề:
Vẫn vẫn 
Chạy mỏi chân
- Giọng thơ có gì đặc biệt?
=> Điệp từ “vẫn” gợi lên một phong thái ung dung, thanh thản, một khí phách ngang tàng của người cách mạng dù sống trong cảnh ngục tù. Aùn chém đã kề cổ, vậy mà người tù cách mạng còn hóm hỉnh cho rằng nhà lao là nơi mình chủ động tìm đến để nghỉ chân. Con người đã biến cái bị động thành chủ động không bao giờ để hoàn cảnh đè bẹp mình. Đây là giọng thơ khẩu khí thường gặp trong văn thơ truyền thống. 
 -> phong thái ung dung, khí phách hiên ngang
-> Bản lĩnh phi thường.
* Thảo Luận:
 * Hoạt động 3: Phân tích 2 câu 3+4
- Chuyển sang phần thức, giọng thơ thay đổi ra sao? (ngậm ngùi xót xa)
- Qua hai câu thơ, em hình dung cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu như thế nào?
- Nói về cuộc đời mình, tác giả có phải để than thân không? Vì sao?
 => Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy bất trắc gần 10 năm. Con người ấy không quê hương, không gia đình, đi đến đâu cũng bị kẻ thù săn đuổi. Nói ra điều này, cụ Phan không phải để than thân vì đằng sau bi kịch cá nhân là nổi đau chung của cả dân tộc.
2) Thực:
 Đã khách bốn bể >< lại người năm châu
- Qua đoạn thơ, em hiểu được tấm lòng đối với đất nước và tầm vóc của người tù cách mạng như thế nào?
 => Đây là nổi đau mất nước của một bậc anh hùng. Nghệ thuật đối với năm châu >< bốn bể cho thấy tầm vóc lớn lao của người tù.
-> tấm lòng yêu nước thiết tha, tầm vóc lớn lao.
* Hoạt Động 4: Phân tích 2 câu 5 + 6
 - Thử giải thích ý nghĩa 2 câu thơ. (2 câu thơ thể hiện quan niệm sống của tác giả như thế nào? Em có nhận xét gì về cách biểu đạt tình cảm ở đây?)
3) Luận:
 Bủa tay ôm chặt  >< mở miệng cười tan
 (Hoài bão lớn lao: trị nước, cứu đời, thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù -> cách nói khoa trương) 
=> Quan niệm sống cao cả của cụ Phan được thể hiện bằng giọng thơ khẩu khí. Bậc anh hùng hào kiệt dù gặp bi kịch ở mức độ nào thi 2 ý chí, lý tưởng cũng không dời đổi.
-> Giọng thơ khẩu khí thể hiện hoài bảo lớn lao, thái độ ngạo nghễ trước kẻ thù.
* Hoạt động 5: Phân tích hai câu cuối
 - Nêu những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ. (Điệp từ, ngắt nhịp) 
( Điệp từ ngắt nhịp làm ý thơ thêm mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định con người còn sống là còn đeo đuổi sự nghiệp chính nghĩa mà không sợ bất kỳ một thử thách nào).
4) Kết:
Thân ấy vẫn còn, còn  sợ gì đâu
-> niềm tin vào chính nghĩa, xem thường cảnh lao tù.
Hoạt động 6
Nhận xét tổng quát về cảm hứng bao trùm bài thơ.
- Theo em, cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?
 ( Cảm hứng lãng mạn hào hùng : niềm tin vào chính nghĩa, vượt lên thực tại khắc nghiệt của ngục tù)
- Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Đọc “Ghi nhớ”
III GHI NHỚ:
(SGK)
 * Hoạt động 7: Luyện tập.
IV LUYỆN TẬP:
So sánh giọng thơ của bài thơ này với 2 bài “Bạn đến chơi nhà” và “Qua đèo ngang”
Giải bài tập :
Bạn đến chơi nhà: giọng vui đùa, hóm hỉnh , thân mật
Qua đèo ngang: giọng trầm buồn
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông: hào hùng, mạnh mẽ trở thành một phong cách thơ trữ tình cách mạng có sức lôi cuốn.
Củng cố:
Cảm hứng lãng mạn của bài thơ được biểu hiện như thế nào?
 Dặn dò:
Học bài, Tâp phân tích hai câu mà em thích nhất.
Soạn “ Đập đá ở Côn Lôn”, chuẩn bị tư liệu về Côn Đảo.
Bài 15 - Tiết 57
Văn bản
CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG (Bài 2)
Phan Bội Châu
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của những nhà thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+ Cảm nhận được giọng thơ khẩu khí hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ 20 với lối nói khoa trương giàu sức gợi cảm, biểu cảm, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định - Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần sưu tầm, sáng tác (nếu có) của học sinh ở chương trình địa phương phần văn.
 2. Vào bài: 
 - Phan Bội Châu là nhà cách mạng kiệt xuất, nổi tiếng của đất nước Việt Nam. Tinh thần của ông trong hoàn cảnh cũng hiên ngang bất khuất. Ý chí kiên cường, khẩu khí mạnh mẽ được bộc lộ qua bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của ông
 3. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
- Giới thiệu thêm để học sinh nắm được không khí lịch sử của đất nước ta vào những năm XX: 
Đó là những năm đen tối của lịch sử dân tộc. Cuối thế kỷ XIX, khi các phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp lần lượt bị thất bại, một bầu không khí đau thương bao trùm xã hội. Trong văn chương, bên cạnh những bài thơ hoành tráng, đã xuất hiện những tiếng thở dài bất lực: “vẫn biết thời cơ lỡ rồi”, hoặc tiếng than: “trời chẳng chiều người”
 Ngọn cờ cần vương đã đổ và báo chí phục quốc vẫn âm ỉ sôi trào. Những chí sĩ cách đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vốn xuất thân từ nhà nho nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới, học đã vượt qua khỏi mớ giáo lý thánh hiền xưa để tiếp cận những tư tưởng dân chung, dân quyền mới. Học đau đớn xót xa cho đồng bào đang chịu cảnh lầm than nô lệ, họ say sưa cổ động duy tan đất nước, cải cách xã hội. Họ nuôi khát vọng xoay chuyển càn khôn, đánh đuổi giặc thù để “ Đêm xuân về lại trong non nước nhà”. Với lý tưởng đó, họ lao vào cuộc đấu tranh mới bất chấp mọi gian khổ, hy sinh, thậm chí phải đối diện với cái chết, học cũng không hề sờn lòng, nản chí. “Nếu chết xong đi thế cũng cũng hay”  Bởi thế đối với học, dẫu có sa cơ lỡ vận, rơi vào vòng tù đày chẳng qua chỉ chỉ là bước chân tạm nghỉ trên con đường đấu tranh dài dặc. Vào tù, các chí sĩ cách mạng cả chún ta thường hay làm thơ để bày to ... n thể hiện ở ý chiến đấu và niềm tin không đời đổi vào sự nghiệp của mình (thân ấy hãy còn còn sự nghiệp)
4 Củng cố:
- Đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhắc lại ghi nhớ (cho điểm cao với những em thuộc ngay tại lớp).
5.Dặn dò:
Học bài.
Soạn bài: “Ôn luyện về dấu câu”
Sưu tầm, sáng tác thêm về thể loại thơ “thất ngôn bát cú Đường Luật”.
Tiết 60
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được kiến thức về dấu câu một cách hệ thống.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
 Muốn dùng đúng dấu câu không những phải có kiến thức về dấu mà cần cẩn trọng khi viết. Tiết ôn tập hôm nay vừa giúp các em ôn tập về chức năng của dấu câu và giúp các em sử dụng dấu câu sao cho chính xác.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
I. ĐẶC ĐIỂM - CÔNG DỤNG
Học sinh mang bảng hệ thống về dấu câu theo mẫu đã chuẩn bị:
DẤU CÂU
CÔNG DỤNG
- Mỗi dấu câu, giáo viên gọi học sinh dựa vào bảng tổng kết để thuyết minh. Cứ mổi trường hợp, yêu cầu các em cho ví dụ 
 Dấu chấm lửng
- Biểu thị ý liệt kê, lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng.
- Chuẩn bị cho sự xuất hiện của những từ ngữ bất thường, mỉa mai
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới các vế câu ghép
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận chú thích
- Đánh dấu lời đối thoại
- Liệt kê
- Nối các bộ phận trong liên danh
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích
Dấu hai chấm
- Báo trước phần bổ sung, giải thích.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác hay ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các lỗi thường gặp
II. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU:
1) Lời văn thiếu dấu ngắt câu ở chổ nào? Nên dùng dấu gì?
 ( Chấm sau “xúc động” -> rút ra lỗi)
1) Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
2) Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì? 
(sai. Câu chưa kết thúc)
2) dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
3) Câu này có những từ nào là thành phần đồng chức? Giữa chúng thiếu dấu gì để phân biệt?
( dấu phẩy -> rút ra lỗi)
3) Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu
4) Đánh dấu chấm hỏi ở cuối câu đầu và dấu chấm ở cuối câu 2 đã đúng chưa? Vì sao? Nên dùng dấu gì?
 ( Câu đầu không phải câu hỏi, câu 2 là câu hỏi -> chấm sau câu 1, chấm hỏi sau câu 2.)
4) Lẫn lộn công dụng các dấu câu
* Hoạt động 3:Luyện tập 
III.LUYỆN TẬP
Làm bài tập 1,2, trang 159. 160
4. Củng cố:
 Những lỗi thường gặp về dấu câu?
5. Dặn dò:
 Học bảng tổng kết
Chuẩn bị tiết “Ôn tập” theo câu hỏi SGK.
PHẦN GHI BẢNG
I. TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU:
Dấu câu
Công dụng
Ví dụ
Dấu chấm
Khi viết đã hết câu (trọn ý)
(cuối mỗi câu trần thuật).
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó
Dấu phẩy
Đánh dấu ranh giới:
- Giữa các từ có cùng chức vụ trong câu.
- Giữa các thành phần phụ của câu với nòng cốt câu.
- Giữa các vế của một câu ghép.
- Đôi càng dế choắt bè bè, nặng nề.
- Khi mùa xuân đến, trăm hoa đua nở.
- Cơn mưa đã tan, bầu trời lại sáng.
Dấu chấm lửng
Dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự suất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Chúng ta có quyền tự hào với những trang lịch sử vẻ vang như thời đại Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v. v..
- Bẩm  quan lớn  đê vở mất rồi!
- Cuốn tiểu thuyết được viết trên  bưu thiếp.
Dấu chấm phẩy
Đánh dấu ranh giới:
- Giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Cốm không phai là thứ quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ.
- Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng đã nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động 
Dấu gạch ngang
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [] 
- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng:
 + Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
 + Học tập tốt, lao động tốt.
- Chủ nghĩa Mác – Lê Nin là vô địch.
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần có chức năng chú thích
Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là thành phố Sài Gòn) là thành phố đông dân nhất nước ta.
Dấu hai chấm
Đánh dấu (báo trước):
- Phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan – Hàn Mạc Tử.
- Nhân dân ta từ xưa đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu:
- Từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mĩa mai.
- Tên tác phẩm, tờ báo, tập san dẫn trong câu văn.
- Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tam can tôi như ý cô tôi muốn.
- Tác phẩm “Tắt Đèn” là tác phẩm hiện thực phê phán tiêu biểu gia đoạn 1930 – 1945.
II CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU.
Thiếu dấu ngắt câu khi kết thúc.
Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết
Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
Tiết 61
thuyết minh 
về một thể loại văn học
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.
- Làm bài thuyết minh phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu. 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại yêu cầu của văn thuyết minh.
Giới thiệu bài mới:
 Trong 2 tiết văn bản vừa qua, các em đã học 2 bài thơ thuộc thể thơ gì? Thể thơ này các em đã học từ lớp 7. Dựa vào hai văn bản “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và “ Đập đá ở Côn Lôn”, chúng ta sẽ tập thuyết minh về thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú..
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
Đọc đề bài và tìm hiểu đề.
Học sinh đọc đề bài và câu hỏi trang 160
I. TỪ QUAN SÁT ĐẾN MÔ TẢ; THUYẾT MINH ĐẶC ĐIỂM MỘT VĂN BẢN, THỂ THƠ HOẶC THỂ LOẠI VĂN HỌC:
 Đề: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
 * Hoạt động 2: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Giáo viên chép hai bài thơ lên bảng
 - Học sinh quan sát 2 bài thơ và trả lời câu hỏi.
 - Mỗi bài thơ gồm mấy dòng? Mỗi dòng mấy tiếng? Có thêm, bớt gì ở số dòng, số tiếng được không?
1) Quan sát:
 - Bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”
- Bài “Dập đá ở Côn Lôn”
 a) Mỗi bài 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng.
- Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ. ( Học sinh ghi vào bài tập vì cả hai bài thơ đều làm theo luật bằng)
- Hãy nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau (chỉ căn cứ ở 3 tiếng 2- 4 –6)
- Giáo viên cho thêm 1 bài thơ luật trắc ( Qua đèo ngang) để thấy cách gieo vần bằng trắc ngược lại với bài thơ luật bằng.
b) Kỳ hiệu bằng trắc
 Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
t b b t t b b
t t b b t t b
t t b b b t t
t b t t t b b
b b b t b b t
t t b b t t b
b t t b b t t
b b b t t a b
c) Quan hệ bằng trắc:
 - Đối nhau: 1 –2 ; 3 – 4 ; 5 – 6 ; 7 – 8.
- Niêm : 1 –8 ; 2- 3; 4 –5 ; 6 – 7.
- Tìm những tiếng hiệp vần với nhau, những tiếng đó nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? Đó là thanh bằng hay thanh trắc?
- Nhận xét cách ngắt nhịp của 2 bài thơ trên.
d) Vần:
 - Những tiếng cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8
Vần bằng.
 đ Nhịp
 2-2-3 ; 4-3
* Hoạt động 3:
 Lập dàn bài.
- Phần mở bài nên dùng phương pháp gì?
-a. Tìm hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.
 (tìm hiểu, cảm thụ)
2) Lập dàn bài:
Mở bài:
 - Thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật.
- Các nhà thơ cổ điển Việt Nam rất yêu chuộng thể thơ này.
- Dựa vào những câu hỏi của phần quan sát để lập dàn ý cho thân bài.
b) Thân bài:
 Đặc điểm của thể thơ.
- 8 câu 7 chữ
- Luật bằng trắc
- Cách gieo vần
- Đối
- Ngắt nhịp.
 - Hãy nhận xét ưu, nhược điểm của thể thơ (ưu: tề chỉnh, cân đối, nhịp nhàng, giàu nhạc điệu; khuyết, gò bó cảm xúc)
c) Kết bài:
- Có nhiều bài thơ hay thuộc thể loại này (có kế thừa, sáng tạo)
- Ngày nay, thơ thất ngôn bát cú vẫn được ưa chuộng.
- Muốn thuyết minh đặc điểm 1 thể thơ, ta phải làm gì?
II. GHI NHỚ
 (SGK trang 56)
* Hoạt động 4: Luyện tập.
 (thảo luận)
IV. LUYỆN TẬP.
- Làm BT: 1, Trang 161
Gợi ý
Thuyết minh đặc điểm truyện ngắn qua văn bản “Tôi đi học”
Truyện chỉ tập trung miêu tả tâm trạng cảm giác một cậu bé ngày đầu tiên đi học.
Rất ít nhân vật, những nhân vật này chỉ xuất hiện thoáng qua; không được miêu tả kỹ về ngoại hình, tính cách.
Rất ít sự kiện, chỉ tập trung miêu tả cảm giác
Cốt truyện diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hẹp.
Kết cấu truyện có những chi tiết đối chiếu, tương phản.
+ Cảm nhận của “Tôi” về con đường , ngôi trường
+ Sự thay đổi trong hành vi, nhận thức
-> Nổi bật chủ đề.
4 Củng cố:
- Chấm bài tập
5.Dặn dò:
Tập thuyết minh đặc điểm truyện ngắn qua 2 bài: Lão Hạc và Chiếc lá cuối cùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 15 - CAM TAC ...+ KIEM TRA TV.doc