Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 9

 Bài 9 - Tiết 33+34:

HAI CÂY PHONG

(Trích người thầy đầu tiên)

 - T. Ai -ma - tốp -

 A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: Hai cây phong, tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện rất khéo giữa hồi ức miêu tả, biểu cảm – kể chuyện . Trong cách lồng xen hai ngôi kể, trong giọng văn buồn chứa chan tình cảm yêu mến quê hương.

2. Tư tưởng : Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến quê hương đất nước, biết nâng niu quý trọng những kỷ niệm tuổi thơ.

3. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năngđọc- phân tích, tiếp tục củng cố kiến thức viết văn bản tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.

B. Chuẩn bị:

GV: SGV – SGK, Bài soạn, tranh minh hoạ

HS: Bài soạn ở nhà.

C. Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức:

2. Bài cũ:

Nội dung tư tưởng của truyện “Chiếc là cuối cùng”là gì?

? Qua câu chuyện tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp nào?

Em hiểu thế nào là tình huống đảo ngược của chuyện, hãy chỉ ra và phân tích giá trị NT này?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.10.08
Ngày dạy: 13.10.08
 Bài 9 - Tiết 33+34: 	
Hai cây phong
(Trích người thầy đầu tiên)
 - T. Ai -ma - tốp -
	A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: Hai cây phong, tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện rất khéo giữa hồi ức miêu tả, biểu cảm – kể chuyện . Trong cách lồng xen hai ngôi kể, trong giọng văn buồn chứa chan tình cảm yêu mến quê hương.
2. Tư tưởng : Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến quê hương đất nước, biết nâng niu quý trọng những kỷ niệm tuổi thơ.
3. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năngđọc- phân tích, tiếp tục củng cố kiến thức viết văn bản tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
B. Chuẩn bị: 
GV: SGV – SGK, Bài soạn, tranh minh hoạ
HS: Bài soạn ở nhà.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
Nội dung tư  tưởng của truyện “Chiếc là cuối cùng”là gì?
? Qua câu chuyện tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp nào?
Em hiểu thế nào là tình huống đảo ngược của chuyện, hãy chỉ ra và phân tích giá trị NT này?
Tiến trình tổ chước các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động:
	Đối với mỗi người Việt Nam thì hình ảnh quê hương thường gắn liền với hình ảnh Cây đa – bến nước– con đò. Còn đối với nhân vật hoạ sỹ trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” của Ai ma tốp thì khi nhớ về quê hương là nhớ đến hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Tại sao hai cây phong lại để lại ấn tượng sâu đậm như vậy trong lòng người hoạ sỹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu....
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản .
GV hướng dẫn học sinh cách đọc: (Đọc chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể. Có một chút thay đổi giọng đọc khi người kể xưng tôi và xưng chúng tôi để phân biệt ngôi kể và điểm nhìn NT).
2
17
I. Đọc – tìm hiểu chú thích
1. Đọc
- GV đọc mẫu từ đầu đến ....gương thần xanh.
- Gọi 2 học sinh đọc tiếp: nhận xét, đánh giá.
- Học sinh đọc phần chú thích.
? Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm ? 
GV mở rộng : Học 2 bằng Đại học :Nông nghiệp – văn.
Viết văn bằng 2 thứ tiếng : mẹ đẻ –Nga . Được công nhận là giáo sư danh dự của trường Đaị học tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lô-mô-nô-xốp (2004).
2. Chú thích: 
a. Tác giả: Ai - ma - tốp (1928) là nhà văn Crơ-gư-xtan.
- Tập truyện gồm 3 truyện ngắn: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mất lạc đà.
Đoạn trích thể hiện một cách đằm thắm tình yêu cố hương của một người con đi xa về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình và lòng biết ơn người thầy đầu tiên đã trồng cây và trồng người ở nơi thảo nguyên hoang vu, mêng mông.
b. Tác phẩm : Truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” in trong tập truyện “Núi đời và thảo nguyên” 1961 đựơc giải Lê Nin.
c. Từ khó: (SGK)
? Căn cứ vào nội dung tóm tắt, hãy xác định vị trí của đoạn trích.?
. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của truyện.
(Vai trò: Mở đầu câu chuyện giới thiệu vật để lại từ đó giới thiệu về thầy giáo Đuy-Sen).
12
II .Bố cục : 4 phần 
? Tuy là một văn bản trích nhưng đoạn trích này cũng có bố cục tương đối hoàn chỉnh. Hãy xác định bố cục đoạn trích? nội dung của mỗi phần ? 
- P1: Từ đầu --> ...chân trời phía tây: Giới thiệu chung về ngôi làng của nhân vật tôi.
- P2 : Tiếp --> ...gương thần xanh: Nhớ về hình ảnh quê hương hai cây phong ở đầu làngvà cảm xúc tâm trạng của nhân vật tôi khi về thăm làng.
- P3 : Tiếp --> ...biêng biếc kia: Cảm xúc và tâm trạng nhân vật tôi hồi trẻ thơ với lũ bạn chơi đùa cùng hai cây phong.
- Phần4: còn lại: Từ hai cây phong nhân vật tôi nhớ về người trồng cây.
? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.? Trong đó phương thức biểu đạt nào đóng vai trò chủ yếu? 
- Kiểu văn bản: Tự sự.
- PT biểu đạt: Tự sự –miêu tả - biểu cảm. 
? Xác định ngôi kể trong đoạn trích?
Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích? (Đại từ nhân xưng “tôi” chỉ ai? ở thời điểm nào? Đại từ ‘chúng tôi” chỉ ai? vào thời điểm nào? - Cách thay đổi ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Học sinh thảo luận nhóm (2p)
- Hai mạch kể gắn với 2 đại từ nhân xưng “Tôi – chúng tôi”.
- Đại từ “Tôi”, chỉ người kể chuyện – một hoạ sỹ ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ.
- Đại từ chúng tôi chỉ nhân vật người kể chuyện và bạn bè của anh ở thời điểm quá khứ thời ấu thơ.
- Thay đổi sự xưng hô và đan xen, lồng ghép hai thời điểm hiện tại – quá khứ, một ngươì – nhiều người.Có tác dụng làm cho câu chuyện sinh động, cảm xúc được mở rộng vừa riêng, vừa chung, cho thấy cây phong không chỉ gắn bó với một con người mà nó còn gắn bó với cả một thế hệ.
10
III . Tìm hiểu văn bản 
? Vị trí làng quê của nhân vật tôi được giới thiệu ở đoạn văn mở đầu như thế nào?
 1. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi – người họa sĩ.
* Giới thiệu khái quát về ngôi làng 
+ Nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng, có khe nướcc ào ào ...đổ xuống, dưới là thung lũng đất vàng, là cánh thảo nguyên mênh mông, con đường sắt băng qua.
? Qua những lời giới thiệu ấy em hình dung ra ngôi làng đó như thế nào?
 Cảnh sắc làng quê được miêu tả bằng những hình ảnh đường nét đậm, nhạt, cao, thấp, gần, xa làm hiện lên một không gian nghệ thuật rất đẹp và niềm tự hào của một con người đối với quê hương, của một hoạ sỹ tài hoa thích thiên nhiên kỳ thú.
Sau câu chữ là bao cảm xúc dâng trào với bao bồi hồi nhớ thương.
--> Một ngôi làng miền núi – thảo nguyên đẹp nhưng hẻo lánh.
? Căn cứ vào nội dung và nhan đề của đoạn trích, cho biết đề tài của văn bản trích này? (Đề tài giới thiệu về 2 cây phong và tình cảm của nhân vật tôi với quê hơng).
? Tại sao giới thiệu về 2 cây Phong tác giả lại giới thiệu về ngôi làng? 
 Ngôi làng ở đầu văn bản làm nền cho sự xuất hiện của đối tợng chính được nói tới trong văn bản, đó là 2 cây Phong.
Tiết 2 : 18. 10. 08
15
* Hình ảnh 2 cây Phong trong tâm trí nhân vật “Tôi’ – hoạ sỹ.
? Trong tâm trí nhân vật tôi 2 cây Phong đã để lại ấn tượng như thế nào? 
- Biết chúng “từ thuở bắt đầu biết mình”.
- Luôn hiện ra trớc mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
- Mỗi lần về làng tôi đều có bổn phận đầu tiên là từ xa đa mắt tìm chúng.
- Lúc nào cũng cảm biết được chúng.
- Lúc nào cũng nghĩ thầm “Ta sắp được thấy chúng chưa”.
- Mong về làng đến với 2 cây phong để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngất ngây”.
? Qua những ấn tượng mà 2 cây Phong để lại trong lòng nhân vật tôi, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai cây Phong với nhân vật tôi. ? 
--> Có thể nói 2 cây phong có vị trí hết sức quạn trọng trong suy nghĩ và tâm hồn của nhân vật tôi. Nó biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một con người sống ở nơi xa.(mqh máu thịt)
? Vậy vì sao lại có sự gắn bó đó, có phải trong làng ngoài hai cây phong không còn cây gì khác để nhân vật tôi thể hiện sự gắn bó? 
- ở Việt Nam: 
Luỹ tre trong “Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”
(Nguyễn Duy)
- Nguyên nhân có sự gắn bó đó là vì những đặc điểm của hai cây phong.
+ Chúng (2 cây phong) có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa lời ca êm dịu.
+ Lúc nào cũng ngả nghiêng lay động lá cành không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Như lời thì thầm tha thiết nồng thắm. Lúc im bặt, cất lên thở dài.
+ Khi dông bão đến bị xô gãy cành, tỉa trụi lá nó vẫn “dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.
? Để giới thiệu về hai cây phong tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ? Tác dụng?
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh tác giả đã giới thiệu hai cây phong như hai con người có một sức sống mãnh liệt với những cung bậc tình cảm khác nhau, biểu tượng bao phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương, con người thảo nguyên.
(Đây là đoạn văn giàu hình tượng và biểu cảm nhất nói về hai cây phong --> Sự tưởng tượng kỳ diệu phong phú của tác giả).
-Trong đoạn trích có chi tiết “Về sau khi nhiều năm đã trôi qua, khi nhân vật tôi nhận ra điều bí ẩn của hai cây phong nhng anh ta không bị vỡ mộng xa”. Vì sao?
--> Bởi hai cây phong còn gắn liền với tuổi trẻ của nhân vật tôi.
Khẳng định sức mạnh lâu bền của kỷ niệm thời thơ ấu đối với mỗi người trong cuộc đời.
? Người kể đã chuyển mạch cảm xúc từ “Tôi” sang “chúng tôi”. Vậy “chúng tôi”là ai? (Bọn con trai cùng lứa với nhân vật tôi).
? Họ có những kỷ niệm gì đối với hai cây Phong.? 
- Nhưng thú vụ nhất là khi trèo lên cây phong chúng có cảm xúc mới mẻ, lạ lùng mà có lẽ lần đầu tiên bọn trẻ có đựơc khi toàn cảnh quê hương hiện ra dưới chân mình.
20
2. Hai cây phong gắn liền với những kỷ niệm tuổi ấu thơ của “chúng tôi”.
- Hai cây phong: là nơi bọn trẻ chơi đùa, trèo lên phá ổ chim, như ngời bạn tâm tình
? Từ trên cao ngất phép thần thông đã mở trước mắt lũ trẻ điều gì? Em có nhận xét gì về thế giới đó?
GV : Cây Phong đã mở rộng tầm mắt, làm sáng lên tâm hồn tuổi thơ, làm cho lũ trẻ “sửng sốt” tất cả nín thở ngồi lặng để phóng tầm mắt về 4 phía. Bức tranh quê hương nh mở rộng vẫy gọi.
 -Từ trên cao : Chuồng ngựa nông trang, thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, dòng sông lấp lánh.... Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng thì thầm của lá cây, chúng nghĩ đến những miền đất lạ...
- > Thấy một thế giới vừa quen vừa lạ, đó là một thế giới đẹp đẽ vô ngàn của không gian bao la và ánh sáng không gian choáng ngợp 
? Rõ ràng ngoài việc là chỗ vui chơi, hai cây phong còn đóng một vai trò khác với bọn trẻ, đó là gì?
- Hai cây Phong là bệ đổ, bệ phóng cho những ước mơ, khát vọng lần đầu tiên thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. 
? Từ việc phân tích tìm hiểu các chi tiết trên , em hình dung như thế nào về hai cây phong qua cách cảm và cách nghĩ của tác giả ? 
-> Như vậy hai cây phong là nơi gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ, nó không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Kukurêu bay tới những chân trời xa xôi tơi sáng.
Tuy nhiên còn một lý do rất quan trọng để hai cây phong có một ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân vật Tôi. 
Chú ý vào đạon văn cuối 
? Qua phần tóm tắt hãy cho biết người trồng cây đó là ai? Người đó làm nghề gì? Người đó có vai trò như thế nào đối với nhân vật “tôi” và “chúng tôi”
Người trồng cây: Thầy ĐuySen là một đoàn viên được phân công về làng Kukurêu dạy học, người đi thắp lên niềm tin và mơ ước, ngời đã mang lại ánh sáng cho một thế hệ thiếu niên.
? Qua phần tìm hiểu trên gợi cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật “tôi”hiện tại ? 
 Đến đây ta có thể nói đầy đủ tại sao với nhân vật tôi, hai cây phong lại có ấn tượng sâu đậm như thế với nhân vật tôi.
=> Tình yêu hai cây phong gắn liền với tình yêu quí người thầy giáo đã trồng hai cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku-ku-rêu 
Hoạt động 3 : Tổng kết – ghi nhớ 
6
IV. Ghi nhớ (SGK)
? Đọc văn bản Hai cây phong em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con nơi đây? 
Đoạn trích giới thiệu, kể, tả về hai cây phong, qua đó bộc lộ tình yêu làng, yêu nớc, nhớ thơng những kỷ niệm tuổi thơ, đặc biệt nhớ về hình ảnh một thầy giáo Đuy sen đã đem ánh sáng đến cho một thế hệ thiếu niên.
? Em học được gì ở nghệ thuật tả, kể của tác giả? 
Miêu tả bằng so sánh và bình luận làm nổi bật đối tượng so sánh, đồng thời bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết.
Song song kết hợp hai trình tự kể “Tôi”, “chúng tôi” có tác dụng mở rộng cảm xúc vừa chung vừa riêng.
GV : Khái quát nội dung nghệ thuật và yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK 
4. Củng cố: 
 Nếu nói đoạn văn giàu chất trữ tình, em có đồng ý không? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài :
 - Học thuộc lòng một đoạn 
 - Soạn : “Thông tin về trái đất...”
 - Chuẩn bị kiểm tra bài viết số 2
 - Ôn: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
 ------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 10.10.08
Ngày giảng:14.10.08
 Tiết 35 + 36:
 Viết bài tập làm văn số 2
I. Mục tiêu:
	HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	- GD học sinh ý thức tự lập trong suy nghĩ.
	- Rèn luyện các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Ra đề bài.
	- HS: Ôn tập kỹ văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
III. Các bước lên lớp.
	1. ổn định tổ chức.
	2. GV chép đề bài lên bảng.
* Đề bài:
 Hãy kể về một lần em mắt khuyết điểm khiếu thầy cô giáo buồn.
* Yêu cầu:
- Xác định ngôi kể (thứ nhất hoặc thứ ba)
- Bài viết phải có 3 phần: MB, TB, KB.
+ Lý do và thời gian, hoàn cảnh phạm lỗi.
+ Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, của việc phạm lỗi.
+ Miêu tả sự việc xảy ra, hình ảnh thầy cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi: Nét mặt, cử chỉ, lời nói thái độ...
+ Người phạm lỗi và những người có liên quan.
+ Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy: Lo lắng, ân hận, buồn phiền.
* Thanh điểm 
Điểm 9-10: Bài viết phải đảm bảo những ý cơ bản , sắp xếp một cách hợp lí các phần đoạn văn . Làm nổi bật yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt . Lời kể phong phú hấp dẫn , sáng tạo sinh động giàu cảm xúc . Diễn đạt trôi chảy , bố cục chặt chẽ rõ ràng , chữ viết sạch đẹp đúng chính tả , không mắc lỗi về dùng từ đặt câu .
Điểm 7-8 : Đảm bảo về nội dung và hình thức diễn đạt , có sáng tạo có cảm xúc , bố cục rõ ràng , diễn đạt khá lưu loát , mạch lạc .Trình bày sạch sẽ , có thể mặc về một số lỗi về cách dùng từ đặt câu , chính tả 
Điểm 5-6 : Kể lại được một câu chuyên theo yêu cầu , đảm bảo về hình thức và nội dung nhưng có thể chưa kết hợp tốt các yếu tố miêu tả biểu cảm , hoặc có thể sai về lỗi dùng từ đặt câu . 
Điểm 3-4 : Kể đựơc một câu chuyện nhưng nội dung sơ sài , diễn đạt chưa tốt , mắc nhiều lỗi chính tả , dùng từ đặt câu .
Điểm 1-2 : bài viết không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc lạc đề . 
3 . Củng cố 
4. Hướng dẫn học bài . 
 soạn bài : Nói quá 
 Chú ý hệ thống câu hỏi bài tập SGK 
 -----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc