Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 4

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 4

Tiết 13+14 Bài 4: Văn bản

 LÃO HẠC Nam Cao

A. MỤC TIÊU

- Học sinh thấy được cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của ngời nông dân Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám.

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao

- Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả .

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại , độc thoại .

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK, các tác phẩm khác về người nông dân của Nam Cao

2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGk,

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

 ? Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào nhà? Nêu nhận xét của em về nhân vật chị Dậu?

 ? Trong văn bản Lão Hạc có bao nhiêu nhân vật? Kể tên?

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6.9.08
Ngày giảng: 8.9.08
Tiết 13+14
Bài 4: Văn bản
Lão hạc
Nam Cao
A. mục tiêu
- Học sinh thấy được cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của ngời nông dân Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao
- Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả . 
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại , độc thoại ...
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK, các tác phẩm khác về người nông dân của Nam Cao
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGk, 
c. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
	? Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào nhà?	 Nêu nhận xét của em về nhân vật chị Dậu?
	? Trong văn bản Lão Hạc có bao nhiêu nhân vật? Kể tên?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung kiến thức cơ bản
 Hoạt động 1: Khởi động
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc , ông chuyên viết về hai mảng đề tài : nông thôn và trí thức tiểu tư sản trước cách mạng tháng Tám , tác giả của những chuyện nắgn : Chí Phèo , Đôi mắt , Lão Hạc ...Truyện ngắn Lão Hạc viết năm 1943 là tác phẩm tiêu biểu xuất sắc viết về đề tài nông thôn Việt Nam . 
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 
GV hướng dẫn học sinh cách đọc 
Chú ý giọng ông giáo : đọc chậm buồn , cảm thông có lúc đau xót ...
Giọng lão Hạc : Biến đổi khá phong phú : lúc đau đớn ân hận , khi năn nỉ giãi bày ...
Gv hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm 
Gọi 1-2 học sinh tóm tắt 
Học sinh chú ý vào chú thích sao SGK nêu những hiểu biết về tác giả - tác phẩm 
Học sinh chú ý và các chú thích 18,20, 23,39...
? Văn bản được viết theo thể loại nào ?
Văn bản được chia làm mấy phần nội dung của mỗi phần ?
? Trong truyện có mấy nhân vật ? ai là nhân vật chính ? vì sao ? 
? Câu chuyện được kể từ nhân vật nào ? thuộc ngôi kể nào ? 
Theo dõi phần đầu của văn bản :
? Hoàn cảnh sống của lão Hạc được giới thiệu qua những chi tiết nào ? 
? Em nhân xét gì về hoàn cảnh sống của lão Hạc ? 
Gv bình : cả cuộc đời lão là chuỗi ngày dai bất hạnh liên tiếp dai dẳng : vợ chết , lão sóng trong cảnh gà trống nuôi con . Khi con trai trưởng thành phẫn uất vì không có tiền lấy vợ bỏ đi làm đồn điền ca su , bỏ lại lão trong cảnh già cùng con chó vàng mòn mỏi chờ tin con trong truyệt vọng . Bởi vậy lão rất yêu quí con chó nên đặt cho nó cái tên là “ câu vàng” .
? Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà lại đành lòng bán nó ? 
Bán cậu Vàng cũng là vạn bất đắc dĩ , là con đường cuối cùng . Bởi lão Hạc nghèo quá , lại yếu mệt sau một trận ốm nặng , không có việc làm , hàng ngày phải ăn vào những đồng tiền dành dụm bấy lâu , đã vậy lại phải nuổi thêm cậu vàng .... Cái đói cái nghèo , sự cùng quẫn bế tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng . Lão phải bán con chó Vàng yêu quí của mình , kỉ vật duy nhất của cậu con trai để lại 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào SGK “ Hôm sau -> lừa nó” 
? Hãy tìm những từ ngữ hình ảnh miêu tả thái độ , tâm trạng của lão Hạc , khi lão kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo ? 
? Để miêu tả dáng vẻ trạng thái của lão Hạc , tác giả đã sử dụng những từ ngữ hình ảnh như thế nào ? Hãy phân tích cái hay của việc sử dụng những từ ngữ hình ảnh đấy ? 
GV bình : Cái hay của những từ ngữ hình ảnh này còn ở chỗ nhàvăn đã thể hiện chân thực , cụ thể và chình xác , tuần tự từng diễn biến tâm trạng đau đớn cứ dâng lên như không thể kìm nén được nỗi đau , rất phù hợp với tâm lí , hình dáng và cách biểu hiện của người già . Tất cảc từ đầu , từng nét , từng nét , để dẫn đến cái đỉnh điểm của tâm trạng oà vỡ ra thành tiềng khóc hu hu như con nít . Có thể nói việc bán con vàng khiến lão phải trải qua sự day dứt đứt khổ sở lão mới thực hiện được quyết định này ; để rồi sau khi bán chó xong lão rơi vào cuộc khủng khoảng tâm lí - ân hận vì chót lừa một con chó .
? Tại sao sau khi bán cậu vàng , lão Hạc lại rơi vào trạng thái tâm lí như vậy ? 
Vì lão cho rằng mình đã chót lừa một con chó , kỉ vật cuối cùng của người con trai . Mất con chó cũng chính là mất đi chỗ dựa cuối cùng trong cảnh già . 
? Từ đây em hiểu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thụât gì ? tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
Sau khi bán chó và giãi bày việc bán chó lão Hạc nhờ ông giáo hai việc đó là việc gì ? 
? Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc ? – Mảnh vườn là tài sản duy nhất lão dành cho con trai – mảnh vườn ấy gắn với danh dự làm cha .
- Món tiền ba mươi đồng cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi chết có tiền ma chay . Món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người .
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của loã Hạc ? Có ý kiến cho rằng lão Hạc làm như thế là gàn dở , có người cho rằng lão làm như thế là đúng ? 
Học sinh suy nghĩ trả lời 
GV khái quát và có thể bình : 
Việc lão Hạc gửi vườn và gửi tiền nhờ ông giáo giữ hộ là những bứơc chuẩn bị âm thầm nhưng đầy tỉnh táo ở một người tự ý thức được số phận của mình , tự ý thức được hành động của mình . 
? Trong lúc bần hàn lão vẫn từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo cho ta hiểu thêm điều gì về lão Hạc ? 
Lão là người tự trọng , không để người đời thương hại hoặc xem thường .
? Từ đó em hiểu gì về phẩm chất của lão Hạc ? 
Tiết 2: 11.9.08
Sau khi gửi ông giáo những đồng tiền cuối cùng , lão Hạc sống vật sống vạ trong cảnh bần hàn và cuối cùng lão đã chọn cái chết để tự giải thoát cho mình 
Chú ý vào phần cuối văn bản 
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cải chết của lão Hạc ? 
? Để đặc tả cái chết của Lão Hạc ,tác giả đãc sử dụng từ ngữ gì tác dụng của những từ ngữ đó ? 
? Theo em tại sao lão Hạc lại chết ? trong muon vàn cái chết tại sao lại chọn cái chết bằng cách ăn bả chó ? 
Chết là cách giải thoát khỏi kiếp người cực khổ . Chết là bảo toàn số vốn liềng cuối cùng mà lão để lại cho con trai . Chết là để giữ chọn vẹn lòng tự trọng , không để cái đói dồn đẩy vào con đường tha hoá biến chất như Binh Tư . Chết như vậy còn là cách tự trừng phạt , giúp lão giải toả được nỗi day dứt vì chót lừa một con chó phải chết . 
? Theo em một người quyết chết để giữ mảnh vườn cho con , một người quyết dành dụm cho ngày chết của mình nhừng đồng tiền ít ỏi thì đó phải là người có phẩm chất như thế nào ? 
? Cái hết của lão Hạc có ý nghĩa như thế nào ? 
Cái chết của laoc Hạc có ý nghĩa vô cùng sâu sắc . Một mặt nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ : nghèo khổ , bế tắc cùng đường nhưng giàu tình thương yêu và lòng tự trọng . Mặt khác cái chết của lão Hạc có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến , cái xã họi nô lệ tối tăm , buộc người nông dân , đưa dẫn họ đến đường cùng . Họ chỉ có thể hoặc sa đoạ , tha hoá biến chất như Binh Tư , Chí Phèo hoặc giữ ản chất lương thiện trong sạch , tìm lại tự do bằng cái chết của chính mình .
? So với cách kể chuyện của NTT trong tiểu thuyết Tắt đèn và cách kể chuyện của Nam Cao trong truyện ngắn này có gì khác ? 
Khác với tắt đèn ( kể chuyện theo ngôi thư ba ) thì tròng truyện ngắn Lão Hạc Nao Cao lại chọn cách kể chyện ở ngôi thứ nhất , đóng vai trò vừa là người chứng kiến vừa tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính , vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa bày tỏ thái độ tình cảm , bộc lọ tâm trạng của bản thân
? Theo dõi ông giáo trong toàn bộ các sự việc trên và cho biết “ cảm xúc muốn ôm chầm lão mà khóc” diễn tả tình cảm nào của ông giáo dành cho Lão Hạc ? 
? Sự đồng cảm đó còn được thể hiện ở những chi tiết nào trong truyện nữa ? 
? Từ đây phẩm chất nào của ông giáo được bộc lộ ? 
Gv yêu cầu học sinh đọc từ chỗ “ Chao ôi ! Đối với những ...dần dần” 
Tại sao ông giáo lại có suy nghĩ như vậy ? 
ÔNg giáo là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật người tri thức tiểu tư sản nghèo trong tác phẩm của Nam Cao : sống mòn mỏi , bế tắc có khao khát hoài bão lớn mà lại bị “ cuộc sống cơm áo ghì sát đất” luôn có cái nhìn day dứt , đầy triết lí đối với cuộc sống , đối với con người . Ông giáo không chỉ tỏ ra hiểu vì sao mà vợ ông không chụi giúp đỡ lão Hạc nhưng mặt khác lại tỏ ra thông cảm với nỗi khổ tâm của thị , ông chỉ buồn chứ không nỡ giận , còn nhắc nhở mình phải tự cố hieeur họ , đồng cảm với họ .
? Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc , ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn . Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc , ông giáo lại nghĩ “ không cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác . Em hiểu ý nghĩ đó có nhân vật ông giáo như thế nào ? 
Học sinh thảo luận (NL) 
Học sinh báo cáo kết quả 
Gv nhận xét – kết luận 
? Qua tất cả những lời nói , suy nghĩ việc làm , của ông giáo em hiểu gì về nhân vật này ? 
Hoạt động 3 : Tổng kết – ghi nhớ 
? Qua văn bản lão Hạc em nhận thấy những điều sâu sắc về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xã hội cũ ? 
Số phận đau thương cùng khổ 
Nhân cách cao quí 
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong văn bản lão Hạc ? 
Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
Sử dụng các chi tiết sinh động để khắc hoạ nhân vật 
cách kể chuyuện tự nhiên chân thực từ ngôi thứ nhất 
Gv yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
Gv hương dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc . 
15
10
5
20
10
10
15
20
5
5
I. Đọc – tìm hiểu chú thích 
1. Đọc – tóm tắt tác phẩm 
a. Đọc 
b. Tóm tắt .
2 . Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả - tác phẩm 
- Tác giả : Nam Cao (1915-1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 
- Tác phẩm : viết năm 1943 là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân . 
b. chú thích khác 
c. Thể loại : truyện ngắn 
II. Bố cục . 
Văn bảnchia làm ba phần 
- Phần 1 : từ đầu ->được đâu : Giới thiệu hoàn cảnh của Lão Hạc .
- Phần 2 : Tiếp -> cũng xong : tâm trạng và cuộc sống của lão Hạc ssau khi bán chó 
- Phần 3 : còn lại : Cái chết của lão Hạc 
III. Tìm hiểu văn bản .
1 . Nhân vật lão Hạc 
a. Hoàn cảnh :
 - Lão Hạc nghèo , sống cô độc chỉ có con chó làm bạn 
->Hoàn cảnh rất đáng thương, tội nghiệp 
b. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó . 
- Lão cố làm ra vui vẻ , cười như mếu , mắt ầng ầng nước , mặt đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy , đầu ngoẹo , miếng mếu máo như con nít ,...hu hu khóc . 
 Tác giả chủ yếu sử dụng những từ ngữ tượng thình tượng thanh để miêu tả dáng vẻ trạng thái của lão Hạc sau khi bán chó . Những từ ngữ ấy góp phần lột tả sự đau đớn , hối hận xót xa , thương tiếc của lão giành cho con vàng 
- > Tác giả rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật . Qua đó làm nổi bật hình ảnh một ông già giàu lòng nhân ái và yêu thương loài vật . 
- Lão Hạc nhờ ông giáo hai việc 
+ Trông coi mảnh vườn 
+ Gửi tiền phòng khi chết có tiền làm ma 
-> Lão Hạc là người coi trọng bổn phận làm cha , coi trọng danh giá làm người . Sống nghèo khổ cô độc trong sự trong sạch . 
c. Cái chết của lão Hạc . 
 Lão Hạc nằm vật vã, đầu tóc rũ rượi , quần áo xộc xệch , hai măt long song sọc , lão tru tréo ..., khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái , nảy lên . 
- Tác sử dụng các từ ngữ tượng hình tượng thanh để tạo hình ảnh cụ thể sinh động về cái chết dữ dội thê thảm của lão Hạc , khiến cho người đọc có cảm giác như chứng kiến cái chết của lão .Một cái chết đau đớn vật vã ghê gớm cùng cực về thể xác . 
-> Lão Hạc là người có ý thức về lẽ sống và trọng danh dự làm người .
2 . Nhân vật ông giáo – Người kể chuyện 
- Ông giáo bày tỏ tình cảm thương xót , đồng cảm sự sẻ chia an ủi với những người khốn khổ 
+ Mời ăn khoai , uống nước chè , hút thuốc lào 
+ Thỉnh thoảng ngầm giúp đỡ 
-> Ông giáo là người chân thành cởi mở giàu lòng nhân ái 
 Ông giáo là người hiểu đời , hiểu người và có lòng vị tha cao cả ; là người trọng nhân cách không mất lòng tin vào những điều ttót đẹp ở con người .
IV. Ghi nhớ (SGK) 
V . Luyện tập 
4 Củng cố : Qua văn bản “ Tức nức vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách cảu người nông dân trong xã hội cũ ? 
5. Hướng dẫn học bài . 
 Học kĩ bài 
 Soạn : Cô bé bán diêm 
 Tóm tát các sự việc xoay quanh nhân vật 
 Chú ý trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản . 
Ngày soạn: 10.9.08
Ngày giảng:13.9.08
Tiết 15
Từ tượng hình - từ tượng thanh
A. mục tiêu 
- Học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ ttượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính tượng hình, tính biểu cảm trong giao tiếp. 
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + Các ví dụ minh hoạ
2. Học sinh: Vở ghi + SGK + Vở soạn 
C. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: 
	? Thế nào là đoạn văn bản? Có những cách nào để trình bày đoạn văn bản?
	? Nội dung bài hôm nay đề cập đến vấn đề gì?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Từ tượng hình, từ tượng thanh là những thuật ngữ đã được dùng quen trong Việt ngữ học. Tượng ở đây là một yếu tố Hán Việt có nghĩa là mô phỏng.
Để hiểu rõ hơn chúng ta vào tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
20
I. Đặc điểm , công dụng 
1. Bài tập (SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập trong SGK, chú ý các từ in đậm và thảo luận các câu hỏi
- Học sinh lên bảng làm phần (a)
- Các học sinh khác chú ý đ nhận xét
a. Móm mém (hình ảnh)
- Hu hu (âm thanh - ngời)
-  ử (âm thanh - vật)
- Xồng xộc (dáng vẻ)
- Vật vã (hình ảnh)
- Rũ rợi (hình ảnh)
- Xộc xệch (hình ảnh)
- Sòng sọc (hình ảnh)
- Giáo viên chữa bài
b. Gợi hình ảnh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao
? Những từ ngữ trên có tác dụng nh thế nào trong văn miêu tả, tự sự?
2. Nhận xét
? Từ phân tích bài tập trên em nào có thể đa ra nhận xét về từ tượng hình, từ tượng thanh?
- Từ tượng hình gợi hình ảnh
- Từ ttượng thanh mô tả âm thanh
ị Có giá trị biểu cảm cao
- Học sinh thảo luận (3')
- Đại diện thảo luận đ nhận xét
- Giáo viên kết luận 
3. Ghi nhớ: SGK
- Giáo viên hệ thống kiến thức
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
20
II. Luyện tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK
Gv yêu cầu học Nhóm 1 làm bài tập 1 ; Học sinh nhóm 2 làm bài tập 2 
Gv gọi học sinh lên bảng làm 
3
3
7
Bài tập 1 : 
Từ tượng hình , từ tượng thanh : soàn soạt , rón rén , bịch , bốp , lẻo khoẻo . chỏng quèo, nham nhảm 
Bài tập 2 
- Lò dò , lẫm chẫm , khềnh khoàng , lom khom , thoăn thoắt , rón rén , nham nhảm .
Bài tập 3:
Ha hả: Tiếng cời to, khoái chí
Hì hì: thích thú, hiền lành
Hố hố: cười to, thô lỗ gây khó chịu cho ngời khác
Hơ hớ: Thoải mái, vui vẻ, không che đậy, giữ gìn
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 3
- Các học sinh khác làm vào vở đ nhận xét bài tập của bạn
- Giáo viên sửa chữa, đáp án
7
Bài tập 5 
“ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
“ Lom khom dưới núi tiều và chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà” 
4. Củng cố - dặn dò
? Từ tượng hình và từ tượng thanh có ý nghĩa như thế nào trong câu?
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên giảng, củng cố bài
- Dặn dò: Học sinh về nhà làm bài tập còn lại + Chuẩn bị nội dung bài Từ ngữ địa phơng
Ngày soạn: 10.9.08
Ngày giảng: 13.9.08
Tiết 16
Liên kết các đoạn văn trong văn bản 
A. mục tiêu
- Học sinh hiểu cách sử dụng các phượng tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý, mạch lạc.
- Viết được các đoạn văn liên kết và mạch lạc, chặt chẽ.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + Các đoạn văn tham khảo
2. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, SGK 
C. các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động 
Đoạn văn là yếu tố cấu thành văn bản , cùng hướng tới một chủ đề chung , các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí lô gíc có như vậy mới đảm bảo hai được điểm cơ bản của văn bản : hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung . Mối quan hệ ấy thường được thể hiện qua việc sử dụng các phương tiện liên kết . Vậy liên kết đoạn văn trong văn bản là hì ? tác dụng của nó ra sao ? ..
Hoạt động 2 : Tìm hiểu kiến thức mới 
Học sinh đọc bài tập SGK 
? Hai đoạn văn trên có mối quan hệ gì với nhau không ? tại sao ? 
Thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lí tác đánh đồng thời gian hiện tại với quá khứ nên sự liên kết giữa hai đoạn văn còn lỏng lẻo , do đó người đọc cảm thấy hẫng hụt 
Học sinh đọc bài tập 2 SGK
? Hai đoạn văn ở bài tập 2 có gì khác so với hai đoạn văn ở bài tập 1 ? 
? Cụm từ “ Trước đó mấy hôm” bổ xung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai ? 
? Theo em với cụm từ trên , hai đoạn văn đã có sự liên kết với nhau như thế nào ? 
Cụm từ ấy tạo nên sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất 
? Cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn văn . Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn ? 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào nội dung SGK phần 1 chia lớp làm 4 nhóm thảo luận mỗi nhóm thảo luận một nội dung 
Gv gọi từngnhóm trình bày ý kiến thảo luận .
Nhóm 1 trình bày phần a. 
Các nhóm khác bổ xung 
Nhóm 2 trình bày phần b. 
Các nhóm khác bổ xung
Nhóm 3 trình bày phần c. 
Các nhóm khác bổ xung
Nhóm 4 trình bày phần d. 
Các nhóm khác bổ xung
? Từ việc phân tích tìm hiểu bài tập , hãy cho biết làm thế nào để liên kết đoạn văn trong văn bản ? những từ ngữ có tác dung liên kết đoạn văn trong văn bản ? 
Học sinh đọc bài tập SGK 
Học sinh làm bài – Gv gọi học sinh trình bày . 
? Ngoài việc dùng từ ngữ , còn có cách nào để liên kết đoạn văn ? 
? Nêu dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản ? cách liên kết các đoạn văn trong văn bản ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Học sinh đọc bài tập 1 SGK học sinh làm bài và trình bày kết quả . 
Học sinh đọc bài tập 2 SGK học sinh làm bài và trình bày kết quả . 
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 
2
8
20
15
5
10
I . Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản 
1 . Bài tập 
a. Hai đoạn văn cùng viết vềmột ngôi trường nhưng chưa tạo được sự liên kết 
+ Đoạn1 : tả
+ Đoạn 2 : nêu cảm nghĩ 
b. Bài tập 2 : đoạn văn thứ hai bổ xung cụm từ “ Trước đó mấy hôm” 
-> bổ xung về mặt thời gian 
2 . Nhận xét 
- Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện chuyển đoạn 
- Đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận , giúp người viết văn bản trình bày vấn đề một cách lô gíc , chặt chẽ , đồng thời giúp người đọc lĩnh hội đầy đủ nội dung văn bản . 
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản .
1 . Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
a. Bài tập 
- Phần a : có hai khâu – tìm hiểu 
 -- cảm thụ 
Các từ có tác dụng liên kết hai đoạn văn : sau khâu tìm hiểu 
Mối quan hệi ý nghĩa giữa hai đoạn văn : qh liệt kê .
- Phần b: 
+ Mqh ý nghĩa : quan hệ đối lập tương phản .
+ Từ ngữ có tác dung liên kết : từ nhưng . 
+ Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập : nhưng , trái lại , tuy vậy , tuy nhiên , ngược lại , thế mà ...
- Phần c : 
+ Từ “đó”là chỉ từ -> nó , hồi ấy, đây...
+ Trước đó : là thời điểm quá khứ 
+ Có tác dụng liên kết hai đoạn văn 
- Phần d : 
+ Mối quan hệ : quan hệ tổng kết , khái quát 
+ Từ ngữ liên kết : Nói tóm lại 
+ Các từ mang ý nghĩa tổng kết : Tóm lại , nhìn chung, nói cho cùng ...
b. Nhận xét 
- Dùng từ để liên kết đoạn văn :
 + Các cụm từ + thể hiện ý liệt kê
 + so sánh 
 + Đối lập 
 + ttỏng kết , khái quát 
+ Từ loại : Chỉ từ , đại từ , quan hệ từ 
2 . Dùng câu nối để liên kết đoạn văn
a. bài tập 
- Câu có tác dụng liên kết là : ái dà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy !
- Lí do : Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ “ Bố đóng sách cho mà đi học” 
b. Nhận xét 
- Dùng câu nối để liên kết đoạn văn 
* Ghi nhớ (SGK) 
III. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a. Từ ngữ có tác dụng liện kết : Nói như vậy 
Mối quan hệ : tổng kết , khái quát 
b.- Từ ngừ : Thế mà 
 - Mqh: tương phản 
c. Từ ngữ : Cũng -> nối tiếp , liệt kê 
 Tuy nhiên -> tương phản 
Bài tập 2 
a. Từ đó oán nặng thù sâu 
b. Nói tóm lại : phải có khen ...
c. Tuy nhiên , điều đáng khen là ...
d. Thật khó trả lời . Lâu nay tôi ....
Bài tập 3 
4 . Củng cố : Gv củng cố lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học 
5. Hướng dẫn học sinh học bài : 
 Học kĩ bài . Soạn : Tóm tắt văn bản tự sự 
 Tóm tắt các văn bản “ Tôi đi học” , “Trong lòng mẹ” , “ Tức nước vỡ bờ” , “ Lão Hạc” . Đọc và trả lời câu hỏi SGK .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc