Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 34

Tiết 138

VĂN BẢN THÔNG BÁO

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Học sinh hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.

 - Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản thông báo, tường trình, báo cáo. bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.

B. CHUẨN BỊ:

 - Sưu tầm một số văn bản thông báo các loại đề làm mẫu phân tích, nhận diện.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:4p Văn bản tờng trìNh có đặc điểm như thế nào? Nêu cách làm văn bản tường Trình?

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 138
Văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
	- Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản thông báo, tường trình, báo cáo... bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
B. Chuẩn bị:
	- Sưu tầm một số văn bản thông báo các loại đề làm mẫu phân tích, nhận diện.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :4p Văn bản tờng trìNh có đặc điểm như thế nào ? Nêu cách làm văn bản tường Trình ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . 
HĐ của thầy và tRò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
Trong cuộc sốngcó rất Nhiều tình huống sự việc cần thông báo . Ví dụ : khi cơ quan nhànước , lãnh đạo các cấp cần truyền đạt công việc , lập kế hoạchcho cấp dưới hoặc cơ quan tổ chức nhà nước khác được biết ; HoặC các doàn thể tổ chức chính trị , xã hội muốn phổ biến tình hìnH chủ trương chính sách mới đến đông đảo nhân dân biết và thực hiện . Vậy văn bản thông báo có đặc điểm gì ? khi nào viết văn bản thông báo ? Cách làm thế nào ? 
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm 
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc VB1 + VB2.
2
36
I. Đặc điểm của văn bản thông báo:
1. Bài tập : SGK.
? Trong 2 văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo?
(1) – Người thông báo:
+ Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng.
+ Liên đội trưởng Trần Mai Hoa
- Người nhận:
+ Giáo viên và lớp trưởng các lớp trong toàn trường.
+ Các chi đội TNTP HCM trong toàn trường.
? Mục đích thông báo là gì?
? Nội dung thông báo là gì?
? Thể thức trình bày văn bản báo cáo ? 
- Mục đích thông báo : Các lớp và chi đội biết để thực hiện .
 - Nội dung : kế hoạch duyệt văn nghệ ; kế hoạch đại hội đại biểu TNTPHCM 
- Thể thức : theo mẫu qui định 
? Em hiểu thế nào là văn bản thông báo ? 
? Em hãy nêu một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh họat ở trường?
? Theo em điểm khác nhau cơ bản của văn bản Báo cáo và tường trình là gì ? 
- Báo cáo là do cấp trên viết để truyền đạt thông tin cho cấp dưới biết và thực hiện .
- Tường trình là do cấp dưới viết để trình bày những sự việc đã xảy ra để các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết . 
2. Nhận xét .
Thông báo là văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan , đoàn thể , người tổ chức cho người dưới quyền thành viên đoàn thể ...biết để thực hiện 
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo:
Họat động nhóm nhỏ.
? Trong các tình huống sau đây tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
GV giải thích thêm : tình huống (c) còn có thể viết giấy mời . 
- (a): Cần viết bản tường trình với cơ quan công an.
- (b): Viết văn bản thông báo.
- c): Viết thông báo: Ban chỉ huy liên đội gửi các ban chỉ huy chi đội 
2. Cách làm văn bản thông báo.
Giáo viên gọi học sinh đọc phần (2)
? Nêu các phần cảu văn bản thông báo ? Em có nhận xét các mục trong văn bản thông báo?
Văn bản thông báo gồm 3 phần 
a. Thể thức mở đầu văn bản thông báo:
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).
- Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).
- Tên văn bản (ghi chính giữa)
b. Nội dung thông báo.
c. Thể thức kết thúc văn bản thông báo.
- Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái)
- Ký tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).
? Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý điều gì?
3. Lưu ý:
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
- Giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ địa điểm và thời gian làm thông báo, tên văn bản và nội dung thông báo cần chừa khỏang cách hơn 1 dòng để dễ phân biệt.
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trang giấy có khoảng trống quá lớn.
? Thế nào là văn bản thông báo?
? Những lưu ý khi viết văn bản thông báo?
*. Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố:1p
	 ? Nêu điểm khác nhau cơ bản của văn bản Báo cáo và tường trình ? 
- Báo cáo là do cấp trên viết để truyền đạt thông tin cho cấp dưới biết và thực hiện .
- Tường trình là do cấp dưới viết để trình bày những sự việc đã xảy ra để các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết . Mục đích khi viết văn bản thông báo?
5. Hướng dẫn học bài.2p
	- Bài cũ: Học ghi nhớ.
	- Bài mới: Soạn - Luyện tập làm văn bản thông báo.
 - Làm bài tập SGK 
______________________________________________
Ngày giảng:
Tiết 139
Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Học sinh củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo; từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
	- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hóa, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
B. Chuẩn bị:
	- Bảng hệ thống so sánh 4 loại văn bản điều hành (đề nghị, báo cáo, thông báo, tường trình).
C. các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 3pThế nào là văn bản thông báo ? Nêu cách làm văn bản thông báo ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động 
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ GV dẫn vào bài mới . Nêu yêu cầu của tiết học 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập 
? Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
? Nội dung thông báo thường là gì ? 
? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
- Giống : đều là văn bản hành chính công vụ 
- Khác: Khác về mục đích và nội dung viết.
2
10
I. Ôn tập lý thuyết.
- Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng nhà nước .... cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một mục đích, chủ trương, chính sách việc làm...
- Nội dung thông báo : Thông báo cho ai? thông báo về việc gì và dự kiến nội dung cần thông báo . 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
? Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau?
Họat động bàn.
25
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Thông báo.
b. Báo cáo.
c. Thông báo.
? Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo và sửa lại? 
Gợi ý:
? Thông báo đã đầy đủ các mục cần thiết chưa?
Phần nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa?
Lời văn thông báo có sai sót gì không?
- Giáo viên hướng dẫn bổ sung các mục còn thiếu và hoàn chỉnh thông báo theo đúng qui định .
2. Bài tập 2.
- Những lỗi sai:
+ Không có số công văn, nơi nhận.
+ Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản thông báo (tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch mà nội dung lại yêu cầu sắp xếp kế hoạch nghĩa là chưa có kể hoạch) cần viết lại và xác định rõ:
+ Thiếu : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
3. Bài tập 3.
? Hãy nêu 1 số tình huống thường gặp.
- Nhà trường thông báo thời hạn nhận đơn nhập học L6.
- Nhà trường thông báo số học sinh được nhận học bổng. 
- Nhà trường thông báo về việc nghỉ ngày quốc khánh 2/9.
- Kế hoạch hoạt động hè năm 2004 - 2005.
- Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học.
? Hãy chọn 1 trong các tình huống cụ thể vừa nên và viết văn bản thông báo.
- Học sinh viết - nhận xét góp ý.
4. Viết văn bản thông báo.
4. Củng cố:3p
	? So sánh 4 loại văn bản điều hành (đề nghị, báo cáo, thông báo, tường trình, đã học? - GV treo bảng phụ.
5. Hướng dẫn học bài.1p
	- Bài cũ: Ôn lại kiến thức văn bản thông báo.
_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc