Tiết 45:
CÂU GHÉP
(Tiếp)
A . MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được mối quah hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
- Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, tài liệu tham khảo, giáo án.
- HS: Soạn bài.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là câu ghép? Có mấy cách nói vế câu trong câu ghép? Làm bài tập 3.
3. Tiến trình họat động.
Ngày soạn:1.11.08 Ngày giảng: 3.11.08 Tiết 45: Câu ghép (Tiếp) A . Mục tiêu: - Học sinh nắm được mối quah hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép. - Rèn kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép. B. Chuẩn bị: - GV: SGK, tài liệu tham khảo, giáo án. - HS: Soạn bài. C. Các bước lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là câu ghép? Có mấy cách nói vế câu trong câu ghép? Làm bài tập 3. 3. Tiến trình họat động. Họat động củathầy và trò TG Nội dung chính HĐ1: Khởi động. 2 ở giờ trước chúng ta đã biết thế nào là câu ghép, cách nối các vế câu trong 1 câu ghép. Vậy, giữa các vế câu có quan hệ ý nghĩa như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài ngày hôm nay. HĐ2: Hình thành kiến thức mới. GV treo bảng phụ - học sinh đọc ví dụ. 20 12 I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Bài tập : SGK Tr. 123. ? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câughép là quan hệ gì? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì? HS xác định kết cấu CV. Vế A: Biểu thị ý nghĩa khẳng định. Vế B: Biểu thị ý nghĩa giải thích. - Quan hệ nghĩa: Nguyên nhân - kết quả. Vế A: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. -Vế B: (Bởi vì) tâm hồn của ngời Việt Nam rất đẹp.... - Vế A: kết quả - Vế B,C : nguyên nhân . -> Quan hệ giữa hai vế là: Nguyên nhân – kết quả. ? Dựa vào những kiến thức đã học, hãy lấy thêm một vài ví dụ về câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép đó ? * Một số quan hệ ý nghĩa khác. - Mặc dù nó về bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bắt múc cám lơng sứt 1 miếng cũng trở lên ngộ nghĩnh. -> Quan hệ tương phản. - Một chiếc xe đạp chạy vào sân 1 chiếc khác chạy đến đỗ bên cạnh nó. -> Quan hệ nối tiếp. - Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiều cau có theo. -> Quan hệ điều kiện - Kết quả. - Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. -> Quan hệ mục đích. - Tuy ông nổi giận nhưng bà không nói gì cả. -> Quan hệ nhựng bộ tăng tiến ? Dựa vào đâu để biết được quan hệ ý nghĩa giữa các về câu? - Dựa vào văn cảnh hoặc hòan cảnh giao tiếp. ? Vậy em nhận xét gì về quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép ? Có những quan hệ ý nghĩa nào giữa các vế câu trong câu ghép ? 8 2. Nhận xét : - Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép rất chặt chẽ - Các quan hệ giữa các vế câu : + Quan hệ nguyên nhân – kết quả + Quan hệ điều kiện – giả thiết + Quan hệ tương phản + Quan hệ Mục đích + Quan hệ tăng tiến + Quan hệ đồng thời - Cần phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp để xác định ý nghĩa giữâ các vế câu trong câu ghép . ? Em hiểu thế nào là quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong một câu ghép ? 3. Ghi nhớ: SGK: Tr 123. Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Gv : Cho hai câu đơn: Ông nổi giận. Bà không nói gì cả. -> Chuyển thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ ? và xác định ý nghĩa giữa các vế câu ? - Vì ông nổi giận nên bà không nói gì cả. - Tuy ông nổi giận nhưng bà không nói gì cả. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. 13 II. Luyện tập: 4 1. Bài tập 1: ? Tìm câu ghép. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy? Thảo luận bài - theo dãy ( 3 dãy , mỗi dãy chia hai nhóm ) Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung a. Vế 1 + 2: Nguyên nhân - kết quả. Vế 2 + 3: Giải thích. b. Quan hệ điều kiện - kết quả. c. Quan hệ tăng tiến. d. Quan hệ tương phản. e. Quan hệ thời gian tiếp nối. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. 4 2. Bài tập 2: Học sinh đọc bài tập. * Các câu ghép. ? Tìm câu ghép trong những đoạn trích? ? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép? ? Có thể tách mỗi vế thành 1 câu đơn không? Vì sao? - Trời xanh thẳm... giận giữ. -> Quan hệ điều kiện - kết quả (vế 1: Điều kiện các vế sau chỉ kết quả). - Buổi sớm, mặt trời .... mặt biển. - Quan hệ nguyên nhân - kết quả (vế 1: Nguyên nhân, các vế sau chỉ kết quả). * Không nên tách mỗi vế câu trong các câu ghép đã cho ra thành câu riêng ý nghĩa của các câu có quan hệ chặt chẽ với nhau. ? Trong đoạn trích có 2 câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành 1 câu đơn không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời của nhân vật (Lão Hạc)?. Học sinh thảo luận ( NN) Đại diện nhóm báo cáo kết quả Học sinh đọc bài tập 4 SGK Học sinh làm bài – GV hướng dẫn 3 2 3. Bài tập 3: - Về nội dung: Mỗi câu trình bày 1 việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo. - Về lập luận: Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành 1 câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận. - Về giá trị biểu hiện: Tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể "dài dòng" của Lão Hạc. Bài tập 4: a. Quan hệ điều kiện . Đểthể hiện mối quan hệ này không nên tách mỗi vế câu thành câu đơn b. Để câu ghép khiến người đọc hình dung ra cách nói kể lể van xin tha thiết của nhân vật. 4. Củng cố; ? Giữa các vế câu trong câu ghép có quan hệ ý nghĩa nào? 5. Dặn dò: - Bài cũ: Làm bài tập SGK , học ghi nhớ. - Bài mới: Soạn dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Đọc kĩ bài tập SGK ________________________________ Ngày soạn : 2.11.08 Ngày giảng : 5.11.08 Tiết 46: Trả bài kiểm tra văn, bài tập Làm văn số 2 A. Mục tiêu: - Học sinh nhận thức được khái quát bài viết của bản thân, những ưu nhược điểm về các mặt phần văn học Việt Nam hiện đại và văn học Nước ngoài vận dụng vào bài viết kể chuyện có sử dụng kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Học sinh biết cách sửa chữa những sai sót về liên kết văn bản và các lỗi chính tả. B. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Tiến trình hoạt động. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động Gv nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động 2 : Trả và chữa bài Giáo viên nêu và chữa 1 vài dẫn chứng tiêu biểu. - Giáo viên lựa chọn 1 bài khá, cùng học sinh trình bày ưu điểm. Gv chép đề bài lên bảng Gv nhận xét chung bài làm của học sinh Gv đọc một bài sai nhiều lỗi chính tả. Yêu cầu học chữa bài Gv liệt kê những học sinh mắc nhiều lỗi chính tả : Cường , Phi Hùng , Tuấn , Ly , Trần Hương Gv : gọi học sinh đọc lỗi diễn đạt của các em Tuấn , Tiến , Tuế , Kì , Nam , Hoàng Hương , Vân Anh - Giáo viên trả bài cho học sinh xem, trao đổi bài cho nhau để nhận xét. Học sinh chữa bài làm của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm của mình các lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt. - Giáo viên đọc bài viết học sinh khá Nhận xét chung cho cả giờ học 10 30 1. Bài kiểm tra văn: - Nhận xét chung. + Ưu điểm: Các em có ý thức học bài, trả lời đúng phần trắc nghiệm, phần tự luận nhiều em làm tốt, trình bày lưu loát, không mắc lỗi chính . + Tồn tại: Còn nhiều em chưa học bài, phần trắc nghiệm làm sai, phần tự luận trình bày sơ sài, chưa lô gíc, chưa xác định được trọng tâm kiến thức 2. Bài tập làm văn số 2: * Đề bài: Hãy kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. - Nhận xét chung: Nhìn chung các em xác định đúng yêu cầu của đề bài. Bài viết trình bày lưu loát, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, biết kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự. Nội dung bài viết sâu sắc, cấu trục hợp lý, trình bày đẹp. Bên cạnh đó còn có những bài viết sơ sài, trình bày lan man sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ chưa chính xác * Chữa lỗi cụ thể + Lỗi chính tả. * Chăm chăm nhìn xuống- > Chằm chằm nhìn xuống. * Rút kinh nghiệp - > Rút kinh nghiệm. * Xẽ tha thứ - > Sẽ tha thứ. * Không ngược lời.- > Không nghe lời. * Coi cóp - > Quay cóp. * Cây cuối - > Cây cối. * Khuyến - > Khiến * Hứa giằng - > Hứa rằng * Bụng giảng - > Bục giảng. * Ăn bữa chưa song - > Ăn cơm trưa xong + Lỗi diễn đạt. * Đây là 1 khuyết điểm đối với tôi và cô giáo. -> Đây là khuyết điểm của tôi... * Lúc đấy mặt tôi đỏ hết cả lên, mắt thì nớc ra dần dần. -> Lúc đấy mặt tôi nóng bừng lên, nước mắt chỉ chực trào ra. 4. Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ trả bài. Học sinh chữa các lỗi mình mắc vào bài kiểm tra. 5. Hướng dẫn học bài : Chuẩn bị : Phương pháp thuyết minh Đọc kĩ phần bài tập SGK ............................................................................................... Ngày soạn : 3 .11.08 Ngày giảng : 8.11.08 Tiết 47: Phương pháp thuyết minh A. Mục tiêu bài học. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được các phương pháp thuyết minh Kĩ năng : Rèn kỹ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị: GV:SGK – SGV – Bảng phụ. HS: Bài chuẩn bị ở nhà. C. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Thế nào là văn bản thuyết minh? Những đặc điểm của văn bản thuyết minh . Kiểm tra bài tập về nhà. 3. Tiến hành tổ chức các hoạt động Hoạt động của Thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu chung về kiểu bài thuyết minh. Để giúp các em có thể viết được bài thuyết minh hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp thuyết minh. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2 30 I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. Đọc các văn bản thuyết minh (Cây Dừa Bình Định, Tại sao lá cây...., con giun đất, Huế, K/n Nông Văn Vân). 7 1. Quan sát học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. a. Bài tập ? Các tri thức được sử dụng trong 5 văn bản trên là những tri thức thuộc những lĩnh vực nào? - Các tri thức: Sự vật (cây dừa) khoa học (Tại sao lá cây cây có màu xanh lục, Con giun đất), Lịch sử (khởi nghĩa của Nông Văn Vân), văn hóa (Huế). ? Theo em để nắm được các tri thức về đối tượng thuyết minh ta phải làm gì? - Để nắm được các tri thức ấy cần: + Quan sát, tìm hiểu đối tượng (màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, t/chất...) + Đọc sách, học tập, tra cứu. (Đọc sách báo, tài liệu, từ điển...) + Tham quan.(Tìm hiểu đối tượng trực tiếp thông qua các giác quan). + Tích luỹ - sử dụng (hiểu chính xác, có độ tin cậy cao) ? Nhận xét về vai trò của các yếu tố trên ? b. Nhận xét - Quan sát , học tập , tham quan tích luỹ kiến thức là việc làm hết sức quan trọng để làm bài văn thuyết minh . ? Đọc VD a, b các câu này có vị trí như thế nào trong bài văn thuyết minh? vai trò ? Xác định mô hình của các câu đó. 23 2. Phương pháp thuyết minh. a. Phương pháp, nêu định nghĩa, giải thích. - Vị trí : Phần lớn nằm ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu. - Mô hình A là B. Trong đó: A là đối tượng cần thuyết minh. B là tri thức về đối tượng. ? Tác dụng của phương pháp này? “là” từ được dùng trong phương pháp định nghĩa -> Giúp người đọc hiểu rõ đối tượng. Đọc VD 3 ? Hãy định nghĩa sách là gì? (Sách là phương tiện truyền bá trí thức...) ? Đọc các đoạn văn mục (b) nê ... ng SGK. ? Đề nêu lên điều gì? 10 1. Đề văn thuyết minh. - Đề nêu lên đối tợng thuyết minh ? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? - Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết... ? Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh? - Là đề văn thuyết minh vì không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh giải thích. ? Em hãy xác định phạm vi về nội dung của mỗi đoạn văn? Học sinh thảo luận nhóm nhỏ - theo dãy mỗi dãy 1 đề văn. - Đại diện nhóm trả lời. * Đề văn: Giới thiệu 1 tập truyện. - Tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản không. - Dư luận chung về tập truyện. - Giới thiệu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật... của tập truyện. - Khẳng định những đóng góp tích cực của tập chuyện. 20 2. Cách làm bài văn thuyết minh. HS đọc bài văn SGK - Tr 138. 1. Bài tập : ? Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì? - Đối tượng: Chiếc xe đạp. ? Chỉ ra phần MB, TB, KB và nội dung mỗi phần? + MB: Từ đàu -> nhớ sức người - giới thiệu chung về chiếc xe đạp. TB: Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc họat động của nó. + TB: Tiếp -> chỗ tay cầm - thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp. + KB: Còn lại - vai trò của chiếc xe đạp trong hiện tại và tương lai. ? Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào? HS giới thiệu cụ thể từng bộ phận của xe. - Các bộ phận chính của xe đạp. + Hệ thống truyển động. + Hệ thống điểu khiển. + Hệ thống chuyên chở. ? Văn bản trong SGK có những yếu tố miêu tả kông? Tại sao? - Các bộ phận phụ: Chắn bùn, chắn xích, đèn... - Không vì mục đích văn bản và giúp cho người đọc hiểu về cấu tạo, nguyên lý vận hàng của xe đạp. ? Nếu miêu tả 1 chiếc xe đạp em sẽ chú trọng đến phần nào? - Màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp, xen lãn cảm xúc ? Phương pháp thuyết minh trong bài là gì? - Phương pháp phân tích: Chia 1 vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lợt giới thiệu. - Phương pháp thuyết minh: Phương pháp phân tích, phân loại, liệt kê, định nghĩa, số liệu. ? Bài làm thực hiện đề bài đã cho như thế nào? ? Phương pháp thuyết minh có thích hợp không?. Diễn đạt có dễ hiểu hơn? ? Để làm bài văn thuyết minh ta 2. Ghi nhớ: SGK - Tr 140. cần phải làm gì? H: Bố cục của bài văn thuyết minh gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? HS đọc ghi nhớ. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập 1. ? Lập dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu về chiếc nón là Việt Nam"?. 12 II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. Học sinh thảo luận ( NL) 3 phút Học sinh trình bày Gv nhận xét kết luận - Mở bài: + Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam. +Trình bày khái quát lịch sử của nón lá VN ? Nêu yêu cầu trong phần thân bài ? ? Nêu phần kết bài ? - Thân bài: + Chiếc nón lá là 1 thứ đồ dùng của người Việt Nam. +Nguyên liệu + Hình dáng + Cách làm +Tác dụng - Nón có thể dùng để múa các điệu múa truyền thống mang dáng dấp Việt Nam. - Khách du lich nước ngoài thường đem nón lá về nước như 1 kỷ niệm đẹp về người Việt Nam. - Chiếc nón là tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho người phụ nữ Việt Nam. - Kết bài: Cảm nghỉ về chiếc nó là Việt Nam. 4. Củng cố: H: Bố cục của 1 bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nội dung của từng phần. 5. Hướng dẫn học bài - Bài cũ: Học ghi nhớ. Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về 1 giống vật nuôi có ích. Chuẩn bị: Luyện nói: Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng. Ngày soạn:26.11.06 Ngày giảng:27.11.06 Tiết 49: Bài toán dân số (Văn bản nhật dụng) - Thái An- I. Mục tiêu: - Nắm được mật độ và nội dung chính của mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. - Giáo dục học sinh có ý thức góp phần mình vào việc tuyên truyền vận động cho quốc sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển dân số. - Rèn kỹ năng đọc và phân tích. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, tài liệu tham khảo, bảng phụ bảng thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới. - Học sinh: Soạn bài, sưu tầm 1 vài câu tục ngữ, thành ngữ nói về dân số. III. Các bước lên lớp: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ. H: Phân tích tác hại của thuốc lá đối với con người? Những biện pháp phòng chống ôn dịch thuốc lá? C. Tiến trình hoạt động. Họat động của thầy và trò TG Nội dung HĐ1: Khởi động. GV yêu cầu học sinh đọc những câu tục ngữ thành ngữ Việt Nam mà các em biết về sinh đẻ, về dân số... GV bổ sung ,chuyển vào bài: Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Có nếp có tẻ. Con đàn cháu đống. Đó là những câu tục ngữ, thành ngữ những câu nói cửa miệng của người Việt Nam xa, phản ánh quan niệm đẻ nhiều con... HĐ2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản. I. Đọc và tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, chú ý các câu cảm, các mốc thời gian, các con số và các tên nước được nhắc đến trong văn bản. GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét. 1. Đọc Học sinh chú vào các chú thích - A Đam - Ê Va: Cặp vợ chồng đầu tiên sinh ra loài ngời. (Theo kinh thánh). - “Tồn tại hay không tồn tại”: Câu nói nổi tiếng của nhân vật Hăm-lét trong vở bi kịch “Hăm-lét” của V. Sếc-xpia (Anh). ? Theo em có thể gọi “ Bài toán dân số” là văn bản nhật dụng không ? Vì văn bản đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại , đó là vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó 2. Tìm hiểu chú thích. * Kiểu văn bản : Là văn bản nhật dụng. ? Văn bản có bố cục ntn? Nội dung? II. Tìm hiểu bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu-> sáng mắt ra - bài toàn dân số và kế hoạch hóa gia đình. - P2: Tiếp -> sang ô thứ 31 của bàn cờ - Tốc độ gia tăng dân số. -P3: Còn lại: Lời kêu gọi khẩn thiết H: Phương thức biểu đạt của VB? - Lập luận kết hợp thuyết minh và biểu cảm? ? Bài toán dân số theo tác giả thực chất là vấn đề gì? Được đặt ra từ bao giờ? - Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. III. Tìm hiểu văn bản: 1. Bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình. ? Em hiểu thế nào về vấn đề về dân số kế hoạch hoá gia đình ? Học sinh thảo luận (NL) Học sinh trình bày – GV nhận xét kết luận - Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia , một châu lục - Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội và là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo , lạc hậu - Dân số gắn liền với KHHGD , tức vấn đề sinh sản - DSKHHGD là vấn đề đã và được quan tâm trên toàn thế giới . - Vấn đề dân số và hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại. ? Khi nói mình “ sáng mắt ra” Tg đã sáng mắt ra về vấn đề gì? ? Em nhận xét gì về cách nêu vấn đề trong đoạn văn phần mở bài ? Nó có tác dụng như thế nào ? -> Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng giản dị , gần gũi . Tạo sự bất ngờ , lôi cuốn sự chú ý theo dõi của người đọc. HS theo dõi phần thân bài 2. Tốc độ gia tăng dân số thế giới: ? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, tác giả đã lập luận và thuyết minh dựa trên các ý chính nào , em hãy chỉ ra các ý lớn đó? Ba ý chính tương ứng với ba đoạn văn - Vấn đề dân số được đặt ra từ bài toán cổ ( Đó là câu chuyện ...nhừng nào !) - Bài toán dân số được tính toán từ một câu chuyện trong kinh thánh - Vấn đề dân sốđược nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người . ? Có thể tóm tắt bài toán cổ này như thế nào ? - Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất , ô tthứ hai đặt hai hạt thóc , các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi - Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất . * Vấn đề dân số được đặt ra từ bài toán cổ : ? Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này ? - Con số bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người sinh ra trên trái đất theo cấp độ này sẽ không là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp ? Tác giả sử dụng phương pháp nào để thuyết minh ? - Câu chuyện kén rể là tiền đề tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số. ? Người viết dẫn chứng câu chuyện ra để nhắm mục đích gì? - Gây tò mò, hấp dẫn, bát ngờ đối với người đọc. ? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề đánh giá mà tác giả muốn nói? Học sinh chú ý vào đoạn văn tiếp theo - Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra thái độ gia tăng dân số và hết sức nhanh chóng. ? Tóm tắt bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong kinh thánh ? * Bài toán dân số được đặt ra từ truyện trong kinh thánh ? Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì? - Lúc đầu trái đất chỉ có hai người - Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 số dân trái đất là 5,63 tỉ người - So với bài táo cổ , con số này xấp xỉ ô thứ 30 mươi của bàn cờ . - Cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên thế giới. Học sinh chú ý vào đoạn văn tiếp theo . * Bài toán dân số được nhìn nhận từ sinh nở của phụ nữ ? Theo thông báo của Hội nghị Cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào ? Châu phi , châu á ( trong đó có VN) ? Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số và thực trạng KT - VH ở các châu lục (á, Phi) này?. Hậu quả của sự gia tăng dân số ở hai châu lục đó ? Gv yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở địa phương em ở hai châu lục á, Phi dân số phát triển nhanh và đông nhất - > Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, VH, GD không được nâng cao. 3. Lời kêu gọi khẩn thiết. Học sinh theo dõi phần 3. ? Em hiểu lời nói sau đây của tác giả như thế nào? "Đừng để cho ...... càng tốt". - Muốn có đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên tòan cầu. ? Tại sao tác giả lại dẫn câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hăm Lét trong vở kịch vĩ đại của Séc - XPia.? - Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. ? Em có nhận xét gì về “ bài toán dân số” của tác giả?. - Vừa tập trung hướng vào chủ đề, vừa góp phần nâng cao tầm quan trọng của vấn đề, làm cho người đọc thấy rõ tầm quan trọng của nó. - Gv kiên hệ thức tế với vấn đề dân số ở địa phương HĐ3: hướng dẫn tổng kết - Ghi nhớ ? Tác giả muốn nói điều gì qua văn bản "Bài toán dân số"?. Học sinh đọc ghi nhớ - giáo viên nhấn mạnh. IV. Ghi nhớ: SGK - T 132. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. Học sinh đọc bài đọc thêm. ? Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? V. Luyện tập: Bài tập 1: Đẩy mạnh GD là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì chỉ bằng con đường Gd mới giúp mọi người hiểu nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số. 4 . Củng cố: - ? VB này đem lại cho em những hiểu biết gì? 5. Hướngdẫn học bài - Bài cũ: Học bài + ghi nhớ + làm BT 2 - 3. - Bài mới: Chuẩn bị bài chương trình địa phơng phần văn. ________________________________________
Tài liệu đính kèm: