Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 11

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 11

Tiết 41:

LUYỆN NÓI

KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở L6. Biết trình bày miệng trước tập thể 1 cánh rõ ràng, gắn gọn, sinh động về 1 câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 - Rèn kỹ năng kể chuyện trước tập thể.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, giáo án.

 - HS: nghiên cứu và chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Tiến trình họat động.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25.10.08
Ngày giảng:27.10.08
 Tiết 41: 	
Luyện nói
kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I. Mục tiêu:
	- Học sinh ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở L6. Biết trình bày miệng trước tập thể 1 cánh rõ ràng, gắn gọn, sinh động về 1 câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	- Rèn kỹ năng kể chuyện trước tập thể.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, giáo án.
	- HS: nghiên cứu và chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Tiến trình họat động.
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung cơ bản 
Hoạt động : khởi động 
 Giờ TLV luyện nói có mục đích rất rõ là nhằm luyện nói. Nếu như nói ở các giờ học và các họat động khác là nói 1 cách tự nhiên, thì nói ở giờ luyện nói quả giờ học này buộc các em phải có ý thức rõ về việc tập nói, nói có bài bản, lớp lăng...
2
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập 
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng?
10
1. Ôn tập về ngôi kể
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện.
- Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ tình cảm của chính mình.
- Tác dụng: Tăng tính chân thực và thuyết phục của câu chuyện.
- Hạn chế: Thiếu tính khách quan.
- Kể một vài văn bản em đã học được kể ở ngôi thứ nhất.
VD: Lão Hạc, Trong lòng mẹ, Tôi đi học, Hai cây phong...
? Kể chuyện ở ngôi thứ 3 là như thế nào? Tác dụng?
+ Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng.
+ Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật đảm bảo tính khách quan.
- Kể một vài VD.
VD: “Tắt đèn”, các truyện cổ tích, thần thoại, “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng”...
? Tại sao ta phải thay đổi ngôi kể?
+ Thay đổi ngôi kể để:
- Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Người trong cuộc kể khác với người ngoài cuộc. Sự việc có liên quan đến người kể khác, sự việc không có liên quan đến người kể khác.
- Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm.
Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan.
Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật.
10
2. Lập dàn ý kể chuyện:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đoạn văn ở mục I2 và trả lời.
? Sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn ? 
+ Sự việc:
- Cuộc đối đầu giữa kẻ đi thu sưu với người xin khất sưu.
- Nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lý trởng 
Ngôi kể thứ 3.
? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn ? 
+ Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là
các từ xưng hô.
- Van xin, nín nhịn: Cháu van ông......
- Bị ức hiếp, phẫn nộ: Chồng tôi đau ốm.....
- Căm thù vùng lên: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.
? Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm của chúng? 
+ Các yếu tố miêu tả: 
- Chị Dậu xám mặt 
Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện
- Tác dụng: Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù đã khiến: Ngời đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện.
- Chị chàng con mọn chiến thắng chàng hầu cận ông lý.
20
3. Luyện nói:
Gv yêu cầu học sinh kể văn bản “ Tức nước vỡ bờ” theo ngôi thứ nhất 
( Đóng vai chị Dậu , anh Dậu ...) 
+Từ xưng hô.
+ Lời đàm thoại
+ Chuyển lời thoại thành lời kể.
+ Chi tiết miêu tả, lời biểu cảm.
VD: Tôi xám mặt lại, vội vàng đặt con bé xuống, chạy tới...
Gv yêu cầu học sinh kể văn bản “ Trong lòng mẹ ” theo ngôi thứ ba 
Giáo viên cho học sinh chia thành 04 nhóm thảo luận, gọi đại diện từng nhóm lên kể.
Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố: Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh
	 	Đánh giá kết quả giờ luyện nói.
5. Hướng dẫn HT: Học kỹ bài
 Soạn bài câu ghép 
 --------------------------------------------------------
Ngày soạn:25.10.08
Ngày giảng:29.10.08
 Tiết 42: 
câu ghép
I. Mục tiêu:
Kiến thức : Giúp học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các về câu ghép.
Tích hợp với: Ngữ pháp (Câu phức TP - câu đơn), văn (Tôi đi học)
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu.
B. Chuẩn bị: 
GV:SGK - SGV- Bảng phụ.
HS: Bài chuẩn bị ở nhà.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Thế nào là nói giảm nói tránh ? lấy ví dụ ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
 Có một loại câu xét từ cấu trúc ngữ pháp nó cũng có nhiều kết cấu C - V nhng các kết cấu C - V này không bao chứa lẫn nhau .....Loại câu này gọi là gì? Có đặc điểm nh thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2 : hình thành kiến thức mới 
Đọc ví dụ SGK và nhận xét.
2
15
I. Đặc điểm của câu ghép:
1. Bài tập: SGK - bảng phụ.
Phân tích các cấu trúc ngữ pháp của các câu in đậm.
Câu 1: 
Cụm C - V nòng cốt câu (Tôi/quên) bao chứa các cụm C - V làm thành phần phụ.
Cụm C - V làm bổ ngữ cho động từ “quên”.
những cảm giác trong sáng ấy//
 C
 nảy nở trong lòng tôi
 V
- Cụm C - V làm bổ ngữ so sánh cho ĐT “nảy nở”.
như những cánh hoa tươi//mỉm cười
 C
giữa bầu trời quang đãng.
 V
? Nhận xét về cấu tạo ngữ pháp của câu 1 ? 
Câu 1 là câu có nhiều cụm C – V bao chứa nhau.
-> Câu dùng cụm C – V để mở rộng câu.
? Phân tích câu 2 -> là loại câu gì?
Câu 2: Buổi mai hôm ấy...mẹ tôi//âu yếm ...
-> Câu đơn (1 cụm C –V)
? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu thứ 3 ? 
Câu 3: 
- Cảnh vật xq tôi// đều thay đổi vì 
 C V
lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn:
 C V
hôm nay tôi đi học.
 C V
? Nhận xét cấu tạo ngữ pháp của câu 3?
-> Câu 3 có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau
? Câu 3 gọi là câu ghép. Vậy em hiểu thế nào là câu ghép 
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
2. Ghi nhớ : (SGK)
15
II. Cách nối các vế câu: 
1.Bài tập: Phần I (SGK)
? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn.
Các vế câu được nối như thế nào?
Câu 1: 
VD1: Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường//rụng nhiều và trên không//có những đám mây bàng bạc, ...
-> Nối bằng qh từ “và”.
GV sử dụng bảng phụ có các câu ghép 
? Các câu này các vế câu được nối bằng cách nào ? 
VD2: Cảnh vật xq tôi...sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Vế câu được nối bằngquan hệ từ “vì” và dấu “ : ”
Học sinh thảo luận ( NL) 
Học sinh báo cáo kết quả 
VD: (Vì) trời/ mưa (nên) tôi/ đi học muộn.
-> Các vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ: Vì - nên.
VD4: Cậu/ đi đằng này, tớ/ đi đằng kia.
-> Nối bằng dấu phẩy(,)
VD5 : Trời càng mưa đường càng trơn 
-> Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng “ càng – càng”
? Căn cứ vào các ví dụ trên rút ra cách nối các vế của câu ghép?
2. Nhận xét: Các cách nối: 
* Có hai cách nối: 
- Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng qh từ.
+ Nối bằng cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (Cặp từ hộ ứng).
- Không dùng từ nối
+ Giữa các vế có dấu phẩy (,) dấu chấm phẩy (;) dấu hai chấm (:).
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
Nêu yêu cầu của bài tập 1, từ đó xác định kiểu bài tập.
(Học sinh xác định, GV cho học sinh chuẩn bị 3 – 5 phút sau đó gọi 3 em lên bảng làm).
Giáo viên đánh giá nhận xét cho điểm.
12
4
III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
a. - U van dần, u lạy dàn -> dấu phẩy.
- Chị con có đi ..... chứ -> dấu phảy.
- Sáng ngày người ta ..... không -> dấu phẩy.
- Nếu Dần không buông ....đấy .... -> Nối bằng qh từ “nếu”, chỉ từ "đây" "đấy ".
b. Cổ tôi chưa dứt câu ..... ra tiếng -> dấu phẩy.
- Giá ...... mới thôi -> qh từ "Giá"
c. 2: Dấu hai chấm (:)
d. 3: Quan hệ từ: Bởi - vì.
Học sinh đặt câu theo mẫu 
Gv gọi học sinh đặt câu 
3
 Bài tập 2 
a. Vì trời ma to nên đường rất trơn.
b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thì đỗ 
c. Tuy nhà ở khá xa nhưng em vẫn đi học đúng giờ.
d. Không những nó học giỏi mà nó còn rất khéo tay.
Học sinh đọc yêu cầu cảu bài tập 3 
Gv hướng dẫn học sinh làm 
3
Bài tập 3
a. Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
b. Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
 Nam sẽ thi đỗ nếu nó chăm học.
c. Nhà ở khá xa nhưng em vẫn ....
 Em vẫn đi học đúng giờ tay nhà ở....
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 4 
Bài tập 5 học sinh về nhà làm 
2
Bài tập 4: Nó vừa được điểm khá nó đã huênh hoang
4. Củng cố: Nhắc lại khái niệm về câu ghép, Cách nối các vế câu ghép.
5. Hướng dẫn học bài : Học kĩ bài, làm nốt các bài tập.
 HS nắm được đặc điểm của câu ghép, hai cách nối các vế câu trong câu ghép.
 Soạn bài câu ghép , tìm hiểu các ví dụ trong bài 
 ---------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25.10.08
Ngày giảng: 1.11.08	 
 Tiết 43:
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu được thế nào là văn bản thuyết minh, vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả nghị luận.
	- Rèn kỹ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, tài liệu tham khảo, các đồ vật có thuyết minh.
	- HS: Soạn bài.
III. Các bước lên lớp.
A. ổn định tổ chức
B. Biểm tra bài cũ.
C. Tiến trình họat động.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động.
ở L6, 7, chúng đã tìm hiểu thế nào là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhị luận ... L8 chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu 1 kiểu văn bản nữa đó là thuyết minh. Văn bản thuyết minh là biểu văn bản lần đầu tiêu đựơc đưa vào chương trình TLV THCS . Đây là loại văn bản thông dụng có phạm vi nội dung rất phổ biến trong đời sống. Vậy thế nào là văn bản thuyết minh, nó có vai trò và đặc điểm như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.
2
HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
30
13
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a.Bài tập : Đọc và tìm hiểu các văn bản SGK.
HS đọc bài tập (SGK)
? Mỗi văn bản trình bày, giới thiệu , giải thích điều gì ? 
- GV kẻ bảng.
Tên văn bản
Nội dung
Phương thức
Cây dừa Bình Định
Lợi ích riêng của cây dừa
Trình bày
Tại sao là cây có màu xanh lục ?
Tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy là cây có màu xanh.
Giải thích
Huế
Huế là 1 trung tâm văn hóa nghệ thuật rất lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo.
Giới thiệu.
? Ta thường gặp những loại văn bản đó ở đâu?
-> Thường gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng (rất gần gũi, quen thuộc).
? Kể một số văn bản cùng loại mà em biết? 
 Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử ; Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá..
? Em có nhận xét gì về tác dụng của các văn bản này ? 
b. Nhận xét : Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, XH.
17
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Học sinh đọc bài tập SGK và nêu 
yêu cầu của bài tập 
Yêu cầu học sinh thảo luận (NL) phần a, b 
Học sinh thảo luận , trình bày kết quả thảo luận 
Gv nhận xét kết luận 
Phần a. 
- Văn bản tự sự: Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật (Văn bản thuyết minh trên không có các ND đó).
- Văn bản miêu tả: trình bày cụ thể , chi tiết cho ta cảm nhận được sự vật , con người ( các văn bản thuyết minh trên không có các nội dung đó ) 
- Văn bản nghị luận: Trình bày những luận điểm, luận cứ, luận chứng.ở đây không có luận điểm mà chỉ có kiến thức 
- Các văn bản trên không thể coi là văn bản tự sự , miêu tả hay nghị luận vì nó cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó.
? Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì ? 
GV mở rông phân tích :
VD : Cây dừa , từ thân cây lá cây đến nước dừa , cùi dừa , sọ dừa đều có ích cho con người , cho nên nó gắn bó với cuộc sống của người dân.
Lá cây có chất diệp lục cho nên có màu xanh lục 
Huế là thành phố có cảnh sắc , sông núi hài hoà , có nhiều công trình văn hoá , nghệ thuật nổi tiếng ...., đã trở thành trung tâm văn hoá lớn của nước ta 
Ba văn bản , văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biêu của đối tượng thuyết minh của nó . 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về đối tượng một cách đầy đủ khách quan nhất .
Đã là tri thức khách quan thì người viết không thể hư cấu , bịa đặt tưởng tượng hay suy luận hoặc không bày tỏ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình . Người viết phải tôn trong sự thật ...
? Các văn bản thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ? 
- Các văn bản trên thuyết minh về đối tượng bằng phương thức trình bày , giới thiệu , giải thích 
? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm như thế nào?
- Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn 
? Thế nào là văn bản thuyết minh ? Đặc điểm của văn bản thuyết minh ? tác dụngc ủa văn bản thuyết minh ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
* Ghi nhớ. (SGK)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
12
II. Luyện tập:
Học sinh đọc bài tập 1 SGK
Bài tập 1: 
Gv yêu cầu mỗi tổ thảo luận một phần 
Từng tổ báo cáo kết quả theo yêu cầu của giáo viên 
a. Là văn bản thuyết minh vì: 
- Giới thiệu cho người đọc những hiểu biết cơ bản về kiến thức lịch sử: Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân (Thời gian khởi nghĩa, kết thúc, người lãnh đạo cuộc K/n, địa bàn hoạt động, diễn biến, kết quả).
b. Là văn bản thuyết minh vì:
- Cung cấp cho người đọc những kiến thức về sinh vật như tập tính sinh học của loài giun đất (Số loài, môi trường sống , cấu tạo cơ thể, tác dụng với môi trường, đời sống con người).
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2 SGK 
Học sinh làm bài – GV hướng dẫn học sinh làm 
GV hướng dẫn học sinh về nhà làm 
Bài tập 2: Thuộc loại văn bản thuyết minh.
+ Tác hại của bao ni lông
+ Những giải pháp hạn chế.
Bài tập 3
4. Củng cố: Nhắc lại khái niệm về văn bản thuyết minh.
	 Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
	 Đọc một số văn bản thuyết minh mẫu.
5. Hướng dẫn học bài : 
 - Đọc một số văn bản thuyết minh mẫu (Sa Pa – hoa đào).
	 - Soạn bài : Phương pháp thuyết minh 
Ngày soạn: 27.10.08
Ngày giảng : 1.11.08 Tiết 44
Ôn dịch, thuốc lá
(Văn bản nhật dụng)
	- Nguyễn Khắc Viện-
I. Mục tiêu cầu đạt.
	- Học sinh xác định được quyết tâm phòng chống thuốc là trên cơ sở nhận thức đợc tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc là đối với đời sống cá nhân và cộng đồng; bớc đầu thấy đợc đặc điểm của văn bản thuyết minh.
	- Giáo dục học sinh nhận thức được thuốc là rất có hại cho cơ thể.
	- Rèn kỹ năng đọc, phân tích 1 văn bản nhật dụng thuyết minh 1 vấn đề khoa học, xã hội.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, tài liệu tham khảo, bao thuốc là, 1 số tranh ảnh tuyên truyền không bút thuốc là.
	- HS: Đọc, soạn bài.
III. Các bước lên lớp.
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng ? 
C. Tiến trình họat động.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động: Hút thuốc lá (và hút thuốc lào) là 1 thói quen, 1 thú vui, thậm chí có thể xem là 1 phần của phong tục tập quán, 1 phần của văn hóa, nhiều quốc gia trên thế giới trong có có Việt Nam. Thuốc là là không chỉ tốn tiền mà còn đem lại rất nhiều hậu quả to lớn, tác hại không thể lường hết được, đến mức chống thuốc là đã trở thành 1 vấn đề XH mang tầm quốc gia bài: "Ôn dịch thuốc là" chính là 1 trong những tiếng còi báo động kịp thời đối với mỗi chúng ta.
2
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 
6
I. Đọc và thảo luận chú thích.
1. Đọc:
GV hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý những chữ in nghiêng cần đọc chậm. Những câu cảm thán đọc với giọng phù hợp.
GV đọc mẫu, học sinh nhận xét.
2. Thảo luận chú thích.
GVyêu cầu Học sinh thảo luận các chú thích trong SGK: 1,4,8.
- Sinh trùng: Động vật bậc thấp sống bám vào, nhờ vào 1 sinh vật chủ nào đó.
? Văn bản có bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần 
5
II. Tìm hiểu bố cục.
 Văn bản chia : 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu -> còn nặng hơn cả ATDS : thuốc là trở thành ôn dịch.
- Phần 2: Tiếp -> con đường phạm pháp : tác hại của thuốc lá.
- Phần 3: Còn lại : Chiến dịch chống thuốc lá.
? Văn bản này thuộc kiểu loại nào?
- Văn bản nhật dụng thuyết minh 1 vấn đề KH - XH.
30
III. Tìm hiểu văn bản:
7
1. Thông báo về nạn thuốc lá 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng dấu phẩy trong tiêu đề của văn bản ? 
- Dấu phẩy được sử dụng theo lối tách từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa cặm tức vừa ghê tởm, tỏ thái độ nguyền rủa đồng khởi gây chú ý cho người đọc: Thuốc lá? Mày là đồ ôn dịch.
Học sinh theo dõi phần 1.
? Trong phần 1, vấn đề nào được thông báo ? 
- Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người.
? Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dich nào? tác dụng ? 
- Tác giả so sánh ôn dịch thuốc là với đại dịch AIDS.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh hiểm họa to lớn của đại dịch này.
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào ? 
Sức khoẻ và đạo đức cá nhân và cộng đồng 
15
2. Tác hại của thuốc lá.
a. Đối với sức khoẻ 
Học sinh chú ý phần 2.
Học sinh theo dõi đoạn văn thuyết
minh tác hại quả thuốc là đến sức khỏe con người.
? Vì sao tác giả dẫn lời THĐ bài về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá?
H: Điều đó có tác dụng gì trong cách lập luận?.
- Gây ấn tợng mạnh: sự việc vô cùng to lớn, nghiêm trọng sống còn đời sống một đất nước, một dân tộc, câu nói cuả một danh nhân lịch sử, với một vấn đề tưởng chừng như nhỏ nhặt tầm thường, không đáng để ý...
GV: Thật ra, nói đến tác hại của thuốc là là nơi đến tác hại của việc hút thuốc lá tập trung chủ yếu ở tác hại của khói thuốc lá, trong quá trình ngời hút thuốc hít vào và nhả ra.
H: Vậy khói thuốc là đã đem lại những nguy hiểm gì cho cơ thể nguời hút?
- Khói thuốc là chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút:
+ Chất hắc - ín gây ho hem viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi..
+ Chốt ôxít các bon thấm vào máu khiến sức khỏe giảm sút.
+ Chất ni cô tin làm co thấp các động mạnh gây bệnh cao huyết áp nhồi máu cơ tim.
- Khói thuốc là còn đầu độc những ngời xung quanh.
? Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả ở vấn đề này?
? Quá đó, em thấy mức độ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con ngời nh thế nào?
- Chứng cớ khoa học, số liệu thống kê có sức thuyết phục.
-> Thuốc lá đã huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người , là nguyên nhân của nhiều bệnh chết người . 
H: Câu: Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! được đưa ra như một dẫn chứng, một tiếng nói khá phổ biến của người nghiện, cấu nói đó có ý nghĩa gì?
- Nói lên sự vô trách nhiệm trước gia đình, người thân, cộng đồng của họ...
Học sinh liên hệ trong gia đình, nơi mình ở.
b. Thuốc lá ảnh hưởng đối với đạo đức , nhân cách con người 
HS theo dõi đoạn văn thuyết minh về ảnh hưởng của thuốc lá đế đạo đức con người.
? ở phần này tác giả lại đề cập đến những vấn đề nổi bật nào?
- Tỉ lệ thanh thiếu niên hute thuốc ở nước ta ngang với các thành phố Âu Mĩ 
- Để có tiền phải trộm cắp 
- Từ nghiện thuốc có thể nghiện ma tuý 
? ở đoạn này tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh như thế nào? với dụng ý gì?
So sánh tỉ lệ hút thuốc la của thanh thiếu niên ở thành phố VN với các thành phố Âu Mĩ 
So sánh số tiền nhỏ ( 1 đô la để mua ...) Nhằm cảnh báo nạn đua đòi thuốc lá ở nước nghèo đánh vào túi tiền ít ỏi của người VN như thế anò , rừ đó nảy sinh các tệ nạn khác ở thanh thiếu niên nước ta .
? Điều đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống của con người như thế nào ? 
- > Thuốc là còn hủy hoại nhân cách ngời Việt Nam nhất là thanh thiếu niên.
? Em hiểu thế nào về chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá ? 
8
3. Làm gì để chống thuốc lá:
? Tác giả đã dẫn chứng về các chiến
dịch chống hút thuốc là nh thế nào?
Cách thuyết minh ở đây là dùng các ví dụ, số liệu thống kê và so sánh.
? Nhằm mục đích gì?
- Hiểu rõ tác hại của thuốc lá, cả thế giới đang quyết liệt chống hút thuốc lá như 1 chiến dịch với nhiều biện pháp phong phú.
 GV liên hệ thực tế + cho học sinh xem 1 số tranh ảnh tuyên truyền thuốc lá có hại cho sức khỏe.
? Câu cảm thán: "Nghĩ đến mà kinh" đặt ở cuối bài thay cho lời kết luận gợi cho chúng ta những suy nghĩ gì?
.
? Vậy cần phải làm gì để chống thuốc lá? 
- Không hút thuốc lá:
- Tích cực cai, bỏ dần thói quen hút thuốc lá.
- Đa ra những tài liệu, khẩu hiệu tuyên truyền chống thuốc lá.
- Muốn thắng ôn dịch này cần phải hoạt động bền bỉ, lâu dài.
HĐ3: Hớng dẫn TK ghi nhớ.
H: Tác giả muốn nói điều gì qua văn bản.
2
IV. Ghi nhớ: SGK Tr. 122.
Ôn dịch, thuốc lá?
4. Củng cố: Đọc hai văn bản thêm SGK trang 122 – 123.
	Liên hệ bản thân và gia đình.
5 Hướng dẫn học bài : Học thuộc bài
	Soạn bài :Bài toán dân số 
 chú ý hệ thống câu hỏi SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc