Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Thanh Huyền

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Thanh Huyền

A. Mục tiờu :

 1.Kiến thức : - Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 - Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn biểu cảm

 3. Thái độ : Yêu mến cha mẹ , thày cô, bạn bè, trường lớp

B. Chuẩn bị :

 1. GV: Soạn bài, thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết

 2. HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK.

C. Tiến trỡnh lờn lớp:

 I. Ổn định (1)

 II. Kiểm tra bài cũ

 III. Bài mới

 1, Đặt vấn đề (1) GV dẫn dắt HS vào bài mới.

 2, Triển khai bài

 

doc 78 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010 - Trần Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 : Văn bản : 	cổng trường mở ra
 (Lớ Lan)
 Ngày soạn : 15/8/2009
 Ngày giảng : 17/8/2009
A. Mục tiờu :
 1.Kiến thức : - Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 - Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn biểu cảm
 3. Thỏi độ : Yêu mến cha mẹ , thày cô, bạn bè, trường lớp
B. Chuẩn bị :
 1. GV: Soạn bài, thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 2. HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK.
C. Tiến trỡnh lờn lớp:
 I. Ổn định (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ 
 III. Bài mới 
 1, Đặt vấn đề (1’) GV dẫn dắt HS vào bài mới.
 2, Triển khai bài 
 a. Hoạt động 1 ( 5’)
GV: Hãy đọc phần chú thích trong SGK sau đó trình bày những nét sơ lược về tác giả và xuất xứ của tác phẩm .
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Có thể xếp “ cổng trường mở ra ”là văn bản nhật dụng được không ? Vì sao? 
HS: Trả lời câu hỏi dựa vào khái niệm văn bản nhật dụng.
GV: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? 
HS : Biểu cảm 
GV: Bài văn biểu lộ cảm xúc của ai ? Đó là những cảm xúc như thế nào ?
HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
I . Giới thiệu tỏc giả ,tỏc phẩm .
 1. Tỏc giả :
 2. Tỏc phẩm :
+ Tính chất : Là văn bản nhật dụng
+ Thể loại : kí.
+ Phương thức biểu đạt : Biểu cảm 
+ Nội dung : Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
 b. Hoạt động 2 (7’)
GV: Căn cứ vào những điều vừa tìm hiểu chung về văn bản , theo con nên đọc văn bản này như thế nào ? Vì sao?
HS : Nêu cách đọc : Giọng chậm rãi; tình cảm...
GV: Hướng dẩn đọc và đọc mẫu 1 đoạn. Gọi HS đọc và nhận xét.
GV : Cho HS đọc thầm các chú thích ở sách giáo khoa, sau đó giải thích các từ khó, các từ Hán Việt như : Nhạy cảm, bận tâm, thiết giáp.
II . Đọc và tỡm hiểu chỳ thớch:
Đọc: 
Chỳ thớch:
c. Hoạt động 3 (27’)
GV: Trước ngày khai trường đầu tiên, cả người mẹ và người con đã chuẩn bị những gì cho năm học mới ? 
HS:- Mọi thứ cần thiết : Quần áo, sách vở ...đã sẵn sàng.
 - Người mẹ còn chuẩn bị về tâm lí cho con:Khích lệ con ...
 - Người con cũng đã sẵn sàng cho năm học mới : Tỏ ra ngưòi lớn hơn khi thu dọn đồ chơi .
GV: Với sự chuẩn bị chu đáo như thế, tại sao vào cái đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ vẫn không ngủ được? 
 ( Quan sát đoạn đầu)
HS: Mẹ lo con là đứa trẻ nhạy cảm sẽ háo hức vì ngày khai trường mà không ngủ được .
GV : Thế nhưng nỗi lo ấy đã được giải toả : “ Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”. Vậy mà người mẹ vẫn không ngủ , bà đã có những việc làm và suy nghĩ như thế nào vào cái đêm không ngủ ấy ? 
HS:
 + Mẹ ngắm đứa con mình đang ngủ ngon lành .
 + Mẹ đắp mền, buông mùng ...rồi “không biết làm gì nữa ”.
 + Mẹ không tập trung làm được việc gì cả , xem lại những thứ đẫ chuẩn bị cho con, tự nhủ mình phải đi ngủ sớm .
 + Mẹ lên giường và trằn trọc .
 + Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học
GV : Đã tin tưởng như thế, đẫ khẳng định “ còn điều gì để lo lắng quá đâu” nhưng người mẹ vẫn không ngủ được . Vì sao vậy 
HS: - Vì ngươì mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình . Khi ấy mẹ có tâm trạng nôn nao, hồi hộp trên đường tới trường và chơi vơi hốt hoảng khi phải xa bà ngoại.
GV: Có ấn tượng sâu đậm về ngày khai trường đầu tiên như thế nhưng tại sao người mẹ ấy không kể điều này với chính đứa con của mình? 
HS: Vì muốn khắc sâu ấn tượng về ngày đầu tiên đi học vào lòng con một cách nhẹ nhàng , cẩn thận và tự nhiên.
GV: Đó là tất cả những lí do khiến người mẹ không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường của con. Bao nôn nao, bao âu lo, bao mong muốn cứ đan xen miên man trong tâm trạng mẹ đêm nay. Ngày mai, ngày đầu tiên con đến trường có chút lo lắng - mẹ đã chuẩn bị xong, mà sao vẫn còn thao thức. "Hàng năm, cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...". Hóa ra âm vang bài học thuở áo trắng của chính mình cứ sống dậy xốn xang - mẹ không ngủ được. ấn tượng sâu đậm về cái ngày đầu tiên ấy mẹ muốn khắc sâu vào con để con có những giây phút thật đẹp, thật đáng trân trọng mà mai này mỗi khi nhớ về con lại thấy xao xuyến, bâng khuâng. Có thể nói Lí Lan đã rất "sống" với kỉ niệm tuổi thơ, với ngày khai trường vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu... những kỉ niệm, cảm xúc ấy mãnh liệt tha thiết ấy cứ rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến mãi trong lòng người mẹ. Tâm trạng đẹp đẽ ấy được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
GV: Theo dõi những việc làm và suy nghĩ của người mẹ vào cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em có thể nói gì về người mẹ này .
HS : - Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
 - Mẹ chuẩn bị chu đáo cho con .
 - Mẹ hồi hộp về ngày khai trường đầu tiên của con .
 - Mẹ quan tâm và yêu quý con... 
 - Một người mẹ có tâm hồn tinh tế và nhậy cảm .
GV: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con mình không? Theo con cách viết này có tác dụng gì?
HS: Người mẹ đang tâm sự với con và cũng chính là đang nói với lòng mình.
	ị Giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả được một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng cũng như những tình cảm tha thiết mà mẹ dành cho con. Đó là những điều sâu thẳm khó nói bằng lời.
GV: Đọc đoạn còn lại của văn bản.Trong đoạn này người mẹ đã nghĩ vè điều gì?
HS: Nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản
 Về ảnh hưởng của gd đối với trẻ em
GV:Em hiểu câu nói “sai một li đi một dặm” có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
HS: Không được sai lầm trong gd vì gd quyết định tương lai của đất nước
GV: Ngày khai trường rất quan trọng. Từ đó ta có thể nhận thấy giáo dục có một vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống mỗi người và toàn xã hội.
GV: Nếu cho rằng những suy nghĩ của người mẹ về nền giáo dục Nhật Bản ấy ẩn chứa những ước mơ, mong muốn cho con mình. Con có đồng ý không? Đó là ước mơ gì?
HS: Ước mơ mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng mong đó là con mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả sự quan tâm của xã hội.
GV: Kết bài người mẹ nói "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Con thử hình dung lại xem thế giới kì diệu đó là gì? HS thảo luận.
HS:- Thế giới của điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người...
 - Thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng vạn năm đã tích lũy được.
 - Thế giới của tình thầy trò cao đẹp, tình bạn thiêng liêng, của những ước mơ và khát vọng bay bổng niềm vui niềm hi vọng...
GV: Bài văn giản dị nhưng vẫn khiến người đọc suy ngẫm xúc động. Vì sao vậy?
 Gợi ý: Cách viết giống nhật kí, dễ bộc lộ cảm xúc.
GV: Em hãy nêu nội dung cơ bản của bài văn
GV: Bài văn đã chỉ rõ ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ và cuộc đời mỗi con người và học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và xã hội. Vì thế chúng ta ý thức một cách sâu sắc rằng "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Thế giới kì diệu ấy là cả chân trời văn hóa, khoa học đang rộng mở bao la, đón chờ ta ở phía trước.
Bài 1: Yêu cầu học sinh trao đổi ý kiến và lí giả tại sao ngày khai trường lớp 1 lại để lại ấn tượng sâu đậm trong mỗi người . (HS thảo luận nhóm).
 HS: Tự do bộc lộ . Có thể : ấn tượng sâu đậm nhất vì là buổi khai trường đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt lớn...
 Được thấy những điều mới lạ, có những cảm xúc bỡ ngỡ, lo sợ, vui sướng...
 Bài 2: Gợi ý: Đoạn văn phải chân thành sâu sắc, ghi lại những rung động thật sự của bản thân.
III. Tỡm hiểu văn bản:
1. Tâm trạng người mẹ
+ Lo cho con
+ Nhớ lại ngày khai trường của mình
+ Mong con có những ấn tượng không phai về ngày khai trường đầu tiên.
->- Thao thức, phấp phỏng, hồi hộp, xao xuyến
ị Tấm lòng yêu thương con , sự nâng niu chăm sóc con ân tình, chu đáo...một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm.
- Ca ngợi tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ với con.
2. Vai trò của xã hội và nhà trường trong việcgiáo dục trẻ em
Giáo dục trong nhà trường
Có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người và toàn xã hội. Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ, nơi chắp cánh cho tương lai mỗi người.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Lời văn giản dị, nhẹ nhàng giàu cảm xúc, tình cảm tự nhiên chân thành.
2. Nội dung
- Tấm lòng thương yêu tình cảm sau nặngcủa người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.
V - Luyện tập
 Bài 1: 
Bài 2:
IV. Củng cố: (3’ )
 - Đọc diễn cảm văn bản và suy nghĩ sâu sắc hơn để hiểu thêm tình cảm của người mẹ.
V. Dặn dũ: (5’)
 	 - Đọc thêm văn bản “Trường học” rút ra bài học qua lời dạy của người bố.
 	 - Soạn bài: “Mẹ tôi”
 + Đọc diển cảm văn bản và tìm hiểu chú thích.
 + Tìm hiểu tháI độ của người bố đối với En - ri - cô.
 + Hình ảnh người mẹ và nỗi lòng của En - ri - cô. 
 VI - Bổ sung:
 ---------------------------------------------------------------
Tiết 2 : Văn bản : Mẹ tôi
 (Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
 Ngày soạn : 16/8/2009
 Ngày giảng : 18/8/2009
A. Mục tiờu :
 1.Kiến thức : Hiểu và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và thấy được trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
 2. Kĩ năng : Đọc diễn cảm, tìm ý, xác định bố cục
 3. Thỏi độ : Yêu kính cha mẹ
B. Chuẩn bị :
 1. GV: Soạn bài, thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 2. HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK.
C. Tiến trỡnh lờn lớp:
 I. Ổn định (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ (5’)
Qua bài văn "Cổng trường mở ra" em hiểu được điều gì về ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người?Em cảm nhận được gì về tâm trạng và tình cảm của người mẹ dành cho đứa con yêu?
 III. Bài mới 
 1, Đặt vấn đề (1’) Từ nội dung câu trả lời của HS trong phần kiểm tra bài cũ , GV đọc một vài câu thơ, hoặc lời của một bài hát nói về vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người để giới thiệu bài mới. 
 2, Triển khai bài 
 a. Hoạt động 1 ( 5’)
GV: Ngoài những thông tin trong SGK, con còn biết thêm những gì về tác giả 
HS: Trả lời 
GV: Bổ sung: Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng . Những kỉ niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị , đầy nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp toàn cầu .
I . Giới thiệu tỏc giả ,tỏc phẩm .
 1. Tỏc giả : Et-môn-đô đơ Amixi (1846 - 1908)
 2. Tỏc phẩm : "Mẹ tôi" trích từ tác phẩm "Những tấm lòng cao cả" (18 ... ép Hán Việt chính phụ. Xác định (gạch chân) tiếng chính và nhận xét về trật tự tiếng chính và tiếng phụ trong từ ghép chính phụ Hán Việt.
HS: Từ ghép CP: 	 Tiếng C đứng trước P sau (như TV)
	 Tiếng P đứng trước C sau (khác TV)
HS: đọc ghi nhớ SGK/70.
II. Từ ghép Hán Việt
1. Phân loại
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ.
2. Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ.
- Chính trước phụ sau.
- Phụ trước chính sau.
* Ghi nhớ : SGK.
	 c. Hoạt động 3(15’)
Bài tập 1
GV: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm.
HS: Chia 4 nhóm (4 tổ) tìm nghĩa của 1 cặp/nhận xét
Bài tập 2 Thi tìm nhanh mỗi yếu tố 3 từ: 
Bài tập 3: Sắp xếp từ
	Chia 2 dãy: 	D1: a 	D2: b
	Hoặc viết dãy từ lên bảng: 1 HS tìm a, 1 HS tìm b.
Bài tập 4: 2 HS lên tìm nhanh: Hai dãy nói xen kẽ 2 loại.
III. Luyện tập
Bài 1.
- hoa1: Bông trái cây dùng để ăn (hoa quả).
- hoa2: (hoa mĩ, hoa lệ)
- phi1: bay (phi công, phi đội)
- phi2: không (phi pháp, phi nghĩa)
- phi3: vợ vua (cung phi, vương phi)
- tham1: ham muốn (tham vọng)
- tham2: góp, dự (tham gia, tham chiến)
- gia1: nhà (gia chủ, gia súc)
- gia2: thêm vào (gia vị, gia tăng)
Bài 2
- quốc: quốc gia, ái quốc, cường quốc, tổ quốc...
- sơn: sơn hà, giang sơn, sơn hào hải vị, sơn tặc...
- cư: vô gia cư, cư xá, du cư...
- bại: bại trận, thất bại, chiến bại...
Bài 3: 
a) C trước P sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
 b) P trước C sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
IV. Củng cố: (3’ )
 - Từ ghộp Hỏn Việt giống với từ ghộp Thuần Việt ở điểm nào?
V. Dặn dũ: (5’)
- Về nhà làm lại bài tập 4 và đặt cõu với mỗi từ ghộp Hỏn Việt đú.
- Nắm được cỏc loại từ ghộp Hỏn Việt và cỏch hiểu, cỏch sử dụng trong văn cảnh.
- Soạn bài: Từ Hỏn Việt (tiếp theo)
 + Cỏch sử dụng từ Hỏn Việt
 + Làm bài tập ở SGK
 - Xem lại đề bài viết số 1, tiết sau trả bài 
 VI - Bổ sung:
 Tiết 19: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 	Ngày soạn : 21/9/2009
 	 Ngày giảng : 22/9/2009
A. Mục tiờu :
 1.Kiến thức : - Những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình tạo lập văn bản .
 2. Kĩ năng : 
 3. Thái độ: - Có ý thức khắc phục những nhược điểm , phát huy những ưu điểm trong quá trình tạo lập văn bản , để bài làm văn sau không mắc phải những lỗi về bố cục , diễn đạt , dùng từ , đặt câu , chính tả. 
B. Chuẩn bị :
 1. GV: Chấm bài, vào điểm và sửa chữa bài viết cho cho HS
 2. HS: Xem lại đề bài và lập dàn ý lại cho bài viết của mỡnh
C. Tiến trỡnh lờn lớp:
 I. Ổn định (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ 
 III. Bài mới 
 1, Đặt vấn đề (1’)Trực tiếp
 2, Triển khai bài 
 a. Hoạt động 1 (7’)
GV: Chép đề lên bảng
HS: Chép đề vào vở
GV?: Xác đinh thể loại, nội dung cần làm của đề?
HS: Thể loại: Kể chuyện
 Nội dung: Buổi chào cờ đầu tuần ở trường em
Đề bài: Hóy tả lại buổi chào cờ đầu tuần ở trường em.
I.Tìm hiểu đề:
Thể loại: Kể chuyện
 Nội dung: Buổi chào cờ đầu tuần ở trường em.
b. Hoạt động 2 (12’)
GV cho HS nhắc lại yờu cầu 3 phần của một dàn bài một văn bản.
GV cho HS xõy dựng dàn ý sơ lược cho từng phần(Mở bài, Thõn bài,Kết bài )
II. Lập dàn ý:
1.Mở bài: Giới thiệu về buổi chào cờ đầu tuần ở trường.
2. Thân bài:
- Quang cảnh sõn trường trước giờ chào cờ
 + Trờn sõn trường
 + Ở cỏc lớp học
- Trong giờ chào cờ
 + Thỏi độ của cỏc bạn học sinh, thầy cụ giỏo
 + Khụng gian,quang cảnh lỳc này.
- Giờ chào cờ kết thỳc.
3.Kết bài:
- Cảm nghĩ của em sau giờ chào cờ.
c. Hoạt động 3 (10’)
GV nhận xột chung bài làm của học sinh về nội dung, cỏch dựng từ, đặt cõu và cỏch diễn đạt.
 GV sửa lỗi sai cho học sinh
III. Nhận xét ưu và nhược điểm
 1.Ưu điểm
- Nội dung
- Cách trình bày ý
 2. Nhược điểm
- Nội dung
- Cách trình bày ý
IV. Chữa lỗi sai
 - Sai câu
 - Sai từ 
 - Sai chính tả
 - Sai cách diễn đạt
d. Hoạt động 4 (15’)
GV trả bài cho HS và giành thời gian cho cỏc em xem lại bài của mỡnh đối chiếu với dàn bài
Sau đú GV chọn một số bài tốt đọc để cả lớp tham khảo.
GV lấy điểm vào sổ, động viờn cỏc em làm tốt hơn ở bài sau. 
V. Trả bài
IV. Củng cố
 V. Dặn dũ: (5’)
- Soạn bài: Tỡm hiểu chung về văn biểu cảm
 + Nhu cầu biểu cảm của con người
 + Đặc điểm chung của văn biểu cảm
 VI - Bổ sung:
........................................................................................................................................................................
 Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
 	Ngày soạn : 24/9/2009
 	 Ngày giảng : 26/9/2009
A. Mục tiờu :
 1.Kiến thức : Biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
 Phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó.
 2. Kĩ năng : Nhận biết một văn bản biểu cảm
 3. Thái độ: 
B. Chuẩn bị :
 1. GV: Hướng dẫn HS soạn bài, thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết. 
 2. HS: Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trỡnh lờn lớp:
 I. Ổn định (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ (5’)
Phần chuẩn bị bài của HS.
 III. Bài mới 
 1, Đặt vấn đề (1’)Trực tiếp
 2, Triển khai bài 
 a. Hoạt động 1 (10’)
GV: Đưa một số tình huống cụ thể.
 - Khi xem một bộ phim hay, em rất thích bộ phim ấy - em làm thế nào để mọi người biết điều này. (Bày tỏ tình cảm của mình).
 - Em thích một bài hát nào đó em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm này? (nói hoặc hát bài hát).
GV:Vậy khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
HS: Trả lời
GV: Ngoài viết thành lời, ca hát, vẽ... có giúp con người biểu cảm được không? Vì sao?
HS: Có vì đó đều là những phương tiện giúp con người thể hiện cảm xúc của mình. Bày tỏ nỗi nhớ bạn bè (viết thư), thể hiện niềm vui (hát)...
GV: Như vậy văn biểu cảm chỉ là một trong các phương tiện, cách để biểu cảm.
GV: Những câu ca dao đã học cũng như những câu nêu trong SGK/71 được coi là một trong những thể loại của văn biểu cảm. Hãy cho biết vì sao bài ca dao: "Đứng bên ni đồng..." được coi là văn biểu cảm.
HS: Vì nó bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
GV: Đó là tình cảm và cảm xúc gì?
HS: Niềm vui, hạnh phúc khi được đứng ngắm cánh đồng quê hương tươi đẹp trù phú, và người con gái duyên dáng đáng yêu.
GV: Vậy con hiểu thế nào là biểu cảm?
GV: Người ta bộc lộ tình cảm để làm gì?
HS: Khêu gợi sự đồng cảm, để chia sẻ.
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
a) Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác thì ta có nhu cầu biểu cảm.
b) Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh.
+ Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
b. Hoạt động 2 (10’)
GV: Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì để phân biệt với những phương tiện biểu cảm khác? Sang phần II.
HS: Đọc 2 đoạn văn SGK/72.
GV: Hai đoạn văn biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
- Nội dung biểu đạt
 Đoạn 1: Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những văn bản kỉ niệm (thường thấy trong thư từ, nhật ký).
 Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
 - Điểm khác (chuyện được kể có hoàn chỉnh không?)
 + Cả 2 đoạn văn không kể một chuyện gì hoàn chỉnh.
 + Không miêu tả một nội dung hoàn chỉnh mà chỉ cốt để gợi cảm xúc (miêu tả xuất hiện cùng dòng cảm xúc).
GV: Từ 2 văn bản trên con có đồng ý rằng: cảm xúc trong văn bản biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn không? Vì sao?
GV: Trước khi HS trả lời GV giải thích tư tưởng nhăn văn?
 (Tình yêu thương con người, căm ghét thói xấu).
HS: Điều đó đúng qua hai đoạn văn vì đó là những tình cảm đẹp, vô tư, trong sáng, mang lí tưởng cao đẹp, gây được những xúc động trong lòng người đọc.
GV: (Chú ý: Sự đố kị, ghen ghét, những thói xấu xuất hiện trong văn học thường với mục đích phê phán, mỉa mai).
GV: Vậy nội dung biểu cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất gì?
HS: Trả lời
GV: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong phương thức biểu đạt cảm xúc của hai đoạn văn trên?
Gợi ý 1: Cảm xúc được biểu đạt qua những từ ngữ nào ở đoạn 1?
HS: Qua các từ ngữ: thương nhớ ơi, xiết bao mong nhớ các kỉ niệm đ gợi tên đối tượng, nói trực tiếp tình cảm của mình. Thường gặp trong thư từ, nhật kí...
Gợi ý 2: Đoạn 2: Cảm xúc ở đây là tình yêu quê hương đất nước. Vì sao con biết được điều đó.
HS: Đoạn 2: Không có những từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm này song ta có thể nhận thấy điều đó nhờ những hình ảnh miêu tả: tiếng hát trên đài, tiếng hát trong tâm tưởng, từ tiếng hát ấy hình dung được cảnh ruộng vườn của nơi chôn rau, của đất nước đ tình yêu quê hương được thể hiện gián tiếp qua một chuỗi hình ảnh và liên tưởng.
GV: Có thể biểu cảm bằng mấy cách?
HS: Tự rút ra
GV: Trong văn biểu cảm yếu tố nào là quan trọng nhất.
	1. Tình cảm, cảm xúc.
	2. Hình ảnh, sự việc, chi tiết.
	3. Miêu tả.
	ị GV kết luận/HS đọc ghi nhớ.
II. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
- Tình cảm trong văn bản là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Cách biểu hiện tình cảm trong văn bản biểu cảm.
+ Biểu cảm trực tiếp: (sử dụng những từ ngữ trực tiếp nói lên tình cảm của mình).
+ Biểu cảm gián tiếp (sử dụng các phép tu từ, miêu tả kể để khêu gợi tình cảm người đọc).
- Trong văn biểu cảm:
+ Tình cảm là nội dung chủ yếu.
+ Hình ảnh, sự việc là phương tiện để biểu cảm.
* Ghi nhớ SGK/
c. Hoạt động 3 (10’)
Bài tập 1 
 Đoạn 1: Định nghĩa về hoa hải đường với những thông tin chính xác.
	Đoạn 2: Những cảm nghĩ về cây hoa hải đường, bộc lộ tình cảm mến yêu say đắm trước vẻ đẹp của hoa (với vẻ phơi phới như một hời chào hạnh phúc, với màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm, vẻ rạng rỡ nồng nàn).
Bài tập 2
 - Cả 2 bài đều thiên về biểu ý (nghị luận, trình bày ý kiến).
	- Cảm xúc trữ tình (biểu cảm) ẩn vào bên trong ý tưởng (thái độ sắt đá, cảm xúc mãnh liệt trong Nam quốc sơn hà là niềm tự hào, niềm vui chiến thắng (Tụng giá hoàn kinh sư)
ị Cả 2 bài đều biểu ý, biểu cảm.
III. Luyện tập
Bài tập 1 
ị Nhà văn đã biến hoa hải đường thành biểu tượng của tình cảm (bằng cách thêm cho nó những so sánh ẩn dụ).
Bài tập 2
IV. Củng cố: (3’ )
 - Đặc điểm chung của văn bản biểu cảm?
V. Dặn dũ: (5’)
- Về nhà làm lại bài tập 3, 4 
- Nắm khỏi niệm văn bản biểu cảm, đặc điểm văn bản biểu cảm.
- Tỡm cỏc loại văn bản thuộc văn bản biểu cảm.
- Soạn bài: Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 + Tỡnh cảm trong văn bản biểu cảm.
 + Bố cục của bài văn biểu cảm.
 VI - Bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_7_tuan_1.doc