Tiết : 75 * Bài dạy:
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Giúp HS:
- Hiểu được Thế nào là văn nghị luận ( Khái niệm).
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Nắm được đặc điểm của văn nghị luận.
2.Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận.
3.Thái độ: Giáo dục các em trong giao tiếp cần có lập trường, quan điểm, tư tưởng rõ ràng để đạt mục đích trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
- Soạn giáo án + Bảng phụ
2/ Học sinh:
- Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang:
Ngày soạn : 04.01.2011 Tiết : 75 * Bài dạy: Tìm hiểu chung về văn nghị luận I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Giúp HS: - Hiểu được Thế nào là văn nghị luận ( Khái niệm). - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Nắm được đặc điểm của văn nghị luận. 2.Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận. 3.Thái độ: Giáo dục các em trong giao tiếp cần có lập trường, quan điểm, tư tưởng rõ ràng để đạt mục đích trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng. - Soạn giáo án + Bảng phụ 2/ Học sinh: - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) - Nề nếp: ( của từng lớp) - Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:. 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) ( GV kiểm tra sách vở HS về sự chuẩn bị cho môn học và dặn dò HS một số công việc để học tốt phân môn: TLV .) 3/ Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: ( 1’) Ở đầu lớp 6, các em đã học về các phương thức biểu đạt, trong đó có phương thức nghị luận. Hơn nữa, hàng ngày các em vẫn chứng kiến người khác cũng như chính bản thân mình :“Làm nghị luận khi hội hộp, bàn bạc, tranh cãi về một vấn đề gì đó” . Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản nghị luận quan trọng ở trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt. Để hiểu thế nào là văn bản nghị luận : Tiết học này Thầy cùng các em sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đó... * Tiến trình bài dạy: ( 37’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10’ * Hoạt động 1/ Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: GV treo bảng phụ à Gọi HS đọc... - Hỏi: Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu dưới đây không? + Vì sao em đi học? ( Hoặc: Em đi học để làm gì?). + Vì sao con người cần phải có bạn bè? + Theo em, như thế nào là sống đẹp? + Trẻ em hút thuốc là tốt hay xấu, lợi hay hại? * GV nhận xét và chốt lại: Có và rất thường gặp. - Hỏi: Hãy nêu thêm các vấn đề thường gặp? * GV nhận xét và chốt lại: + vì sao em thích đọc sách? + Làm thế nào để học tốt môn Văn? - Hỏi: Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, Em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được hay không? Hãy giải thích tại sao? * GV nhận xét và chốt lại: - Không. Kể chuyện và miêu tả dều không thích hợp với việc trả lời hoặc giải quyết các vấn đề trên. Còn văn bản biểu cảm chỉ có thể giúp ích phần nào. Chỉ có văn bản nghị luận mới có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn chỉnh và thích hợp. - Vì: + Tự tự là thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn đến đâu vẫn chưa có thể thuyết phục người nghe làm cho họ thấu lí đạt tình. + Miêu tả là dựng lại chân dung: cảnh, người, sự vật... không cóa sức thuyết phục. + Biểu cảm cũng có dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, là tâm trạng ..... cũng không giải quyết các vấn đề ...để người khác hiểu một cách cặn kẽ. è Tóm lại: Các thể loại trên chỉ là hổ trợ làm cho lập luận thêm sắc bén, thêm sức thuyết phục chứ không phải là lí lẻ để đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi. - Hỏi: Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên những kiểu văn bản mà em biết? * GV nhận xét và chốt lại: - Văn bản nghị luận. - Xã luận, bình luận, thời sự, bình luận thể thao, phê bình văn học, bình thơ văn.... - Hỏi: Vậy bước đầu em hiểu như thế nào là văn nghị luận? * GV chốt lại: Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ( nói) nhằm nêu ra nhằm xác lập cho người đọc ( nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm ( tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ý 1 SGK tr 9 - HS đọc các câu hỏi SGK tr 7. * Dự kiến trả lời: Đó là những câu hỏi mà ta vẫn thường bắt gặp trong đời sống. VD: Muốn sống đẹp, ta phải làm gì? Vì sao hút thuốc lá là có hại? * HS thảo luận nhóm: + Nhóm 1:. + Nhóm 2:. + Nhóm 3: + Nhóm 4: - Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét bổ sung. - Ghi phần GV chốt lại. * Dự kiến trả lời: - Em sẽ trả lời những câu hỏi đó bằng thể văn nghị luận, dùng lí lẽ để phân tích bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. -Trong đời sống ta thương gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp.Các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí -HS: Kể tên các loại văn bản nghị luận. * Dự kiến trả lời: Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ( nói) nhằm nêu ra nhằm xác lập cho người đọc ( nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm ( tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. - HS đọc ghi nhớ ý 1 SGK tr 9 a.Tìm hiểu: -Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp,các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí Ví dụ: Là người con, em cần phải đối xử với cha mẹ như thế nào? -Em hiểu thế nào là học tập tốt môn Ngữ văn? -Em thích hay không thích môn Ngữ văn? -Tại sao người Đội viên thiếu niên phải gương mẫu trên mọi mặt? b. Bài học: Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ( nói) nhằm nêu ra nhằm xác lập cho người đọc ( nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm ( tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. 24’ * Hoạt động 2/ Tìm hiểu đặc điểm chung của văn nghị luận: 2/ Đặc điểm chung của văn nghị luận: - GV gọi HS đọc văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh) SGK trang: 8 và 9. - Hỏi: Bác viết bài này cho ai đọc? Ai là người thực hiện? Và nhằm mục đích gì? * GV nhận xét và chốt lại: - Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam – toàn thể đồng bào Việt Nam – đối tượng rất đông đỏa, rộng rãi trên thực hiện. - Mục đích: viết bài này để chống giặc dốt – một trong 3 thứ giặc rất nguy hại sau cách mạng tháng Tám – 1945 ( giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm). Chống nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại. - Hỏi: Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu mang luận điểm? * GV nhận xét và chốt lại: “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí” ( sự hiểu biết của nhân dân) - Hỏi: Để có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy? * GV nhận xét và chốt lại: - Những lí lẽ tác giả đã đưa ra để thuyết phục người nghe, người đọc: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT. + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. + Những khả năng thực tế trong cuộc chống nạn thất học. - Lĩ lẽ: + Pháp cai trị ta, thi hành chính sách ngu dân để lừa dối và bóc lột người dân ta. + 95% người dân Việt Nam mù chữ thì tiến bộ làm sao được. + Nay ta giành quyền độc lập thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để người dân Việt Nam có tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà. - Hỏi: Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được hay không? Vì sao? * GV nhận xét và chốt lại: - Không. - Ví các loại văn bản kể chuyện, miêu tả và biểu cảm... đều khó có thể vận dụng để thực hiện mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy. - Hỏi: Văn nghị luận có những đặc điểm gì? * GV nhận xét và bổ sung: - Đặc điểm của văn nghị luận: + Luận điểm phải rõ ràng. + Lí lẽ phải thuyết phục, dẫn chứng phải cụ thể, chính xác. + Thái độ tư tưởng phải hướng tới giải quyêt những vấn đề đặt ra trong đời sống thì nghị luận mới có ý nghĩa. - HS đọc văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh) SGK trang: 8 và 9. * Dự kiến trả lời: - Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam. - Mục đích: viết bài này để chống giặc dốt. * Dự kiến trả lời: “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí” * Dự kiến trả lời: - Những lí lẽ tác giả đã đưa ra để thuyết phục người nghe, người đọc: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT. + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. + Những khả năng thực tế trong cuộc chống nạn thất học. - HS tìm các d/c trình bày.... * Dự kiến trả lời: - Không. - Ví các loại văn bản kể chuyện, miêu tả và biểu cảm... đều khó có thể vận dụng để thực hiện mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy * Dự kiến trả lời: - Đặc điểm của văn nghị luận: + Luận điểm phải rõ ràng. + Lí lẽ phải thuyết phục, dẫn chứng phải cụ thể, chính xác. + Thái độ tư tưởng phải hướng tới giải quyêt những vấn đề đặt ra trong đời sống thì nghị luận mới có ý nghĩa. a. Đọc văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh) b. Tìm hiểu: - Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam. - Mục đích: viết bài này để chống giặc dốt. - Câu văn mang luận điiểm chính: “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí” Những lí lẽ tác giả đã đưa ra để thuyết phục người nghe, người đọc: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT. + Những điều kiện cần phải có để người d ... ợi chờ người thương d)Các bài dân ca: Lý vọng Phu, lý năm canh 2/Tục ngữ: a)Thiên nhiên, lao động, sản xuất: -Cam xã Đoài, xoài Bình Định. -Chành ranh ra hoa, người ta chạp mả Xương rồng ra hoa, người ta ăn tết. -Chớp Phủ Cũ không rủ mà đi Chớp Đề Gi hể đi là chết. -Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi. b)Việc đời và cách ứng xử: -Tu thì tu cho trót, gọt thì gọt cho trơn -Con cá trong lờ đỏ heo con mắt Con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muồn vô -Vô duyên siêng nói. Tiết2 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức Hoạt động 3: Nhận xét II/Nhận xét kết quả sưu tầm 30’ Yêu cầu HS chọn ra câu ca dao, tục ngữ hay để bình giảng hoặc giải thích về tên người, cây quả, phong tục, kinh nghiệm nêu ra trong câu ca dao, tục ngữ của các nhóm đã sưu tầm được. HS thực hiện GV: có thể cắt nghĩa, giải thích nếu như có những câu khó, lạ mà HS không hiểu. 10’ Hoạt động 4: Biểu dương hoặc trao tặng phẩm. III/Tổng kết đợt sưu tầm GV biểu dương hay trao tặng phẩm cho tổ và cá nhân có kết quả sưu tầm tốt. 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’) *Bài cũ: -Ghi lại những câu ca dao, tục ngữ hay vào vở. -Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ, đặt biệt là ca dao, tục ngữ nói về địa phương *Bài mới: Chuẩn bị cho: Hoạt động ngữ văn. Luyện đọc. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Ngày soạn: Tuần: 34 Tiết: 135,136 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : ² Tiết1: -Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, giọng điệu và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. -Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay. ² Tiết2: -Tiếp tục luyện đọc. -Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay. II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Giáo án. HS: bài soạn. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: -Sĩ số. -Chuẩn bị cho họat động. 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: (2’) Tíêt học này chúng ta sẽ có nhiều thời gian để luyện đọc. Tiết 1 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 43’ Hoạt động1: HS tự đọc trong nhóm 1/Đọc trong nhóm. Yêu cầu HS đọc với nhau trong nhóm theo ba bài văn nghị luận: -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -Sự giàu đẹp của tếng Việt. -Ý nghĩa của văn chương. Nhóm thực hiện. GV lưu ý: yêu cầu đọc rõ, ngừng nghỉ đúng chỗ, biết nhấn mạnh những chỗ cầ thiết. Tiết 2 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 30’ Hoạt động 2: Đại diện nhóm đọc trước lớp. 2/ Đại diện nhóm đọc trước lớp Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện đọc trước lớp. HS thực hiện 10’ Yêu cầu các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. HS nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa. 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’) *Bài cũ: Tiếp tục tự luyện đọc ở nhà. *Bài mới: Chuẩn bị cho: Chương trình địa phương phần tiếng Việt. +Tập viết đúng chính tả. +Phân biệt dấu, từ dễ nhầm lẫn. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: Tuần: 35 Tiết: 137,138 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT (Phần tiếng Việt) I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS : ² Tiết1: -Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. -Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng. ² Tiết2: -Tiếp tục khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. -Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng. II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Giáo án. HS: bài soạn. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: -Sĩ số. -Chuẩn bị cho tiết học. 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: (2’) Tíêt học này chúng ta sẽ có nhiều thời gian để khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Tiết 1 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 23’ Hoạt động1: Viết những đoạn, bài chứa âm, dấu, thanh dễ mắc lỗi. 1/ Viết những đoạn, bài chứa âm, dấu, thanh dễ mắc lỗi GV đọc một đoạn trong truyện “Sống chết mặc bay” từ “Trong đình hầu bài” HS viết. Yêu cầu nhóm đổi bài để phát hiện lỗi và sửa chữa. HS thực hiện. GV nhận xét, sửa chữa 20’ GV đọc một đoạn trong bài “Tiếng Việt giàu và đẹp” từ “Hai nguồn công sức dồi mài”. HS viết. Yêu cầu 5 HS đem bài cho GV kiểm tra. GV nhận xét, sửa chữa Tiết 2 TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 10’ Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả. 2/ Làm bài tập chính tả: Yêu cầu HS thực hiện bài tập a. a)Điền vào chỗ trống: +Điền ch hay tr : Chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành. + Điền dấu hỏi, ngã: Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì. + Điền giành hay dành: Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập. + Điền sĩ hay sỉ: Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả. Yêu cầu HS thực hiện bài tập b. b)Tìm từ theo yêu cầu: +Từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất bắt đầu bằng ch, tr: -chạy, chống, chèo, chua -trèo, treo, trao +Từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất có thanh hỏi, ngã: -khỏe, trả, giỏ, vỏ -nghĩ, Bác sĩ, vĩ đại Yêu cầu HS thực hiện bài tập c. c)Đặt câu: +Phân biệt vội, dội: -Đi đâu mà vội mà vàng. GV đưa thêm nột số bài tập để HS phân biệt các âm dễ nhầm lẫn: v/qu, oắt/ắt, uyên/yên -Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu. 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’) *Bài cũ: Tiếp tục tự luyện viết, đọc đúng. *Bài mới: Chuẩn bị cho: Tiết trả bài kiểm tra tổng hợp. +Bài tự sửa. +Ý kiến thắc mắc. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: Tuần: 35 Tiết: 139,140 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I-MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp HS : ² Tiết1: -Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của ba phần (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn). ² Tiết2: -Tiếp tục đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bài kiểm tra. -Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đáng giá mới. II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Giáo án, bài đã chấm. HS: bài làm đã tự sửa. III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tình hình lớp: - Sĩ số. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: không. 3/ Bài mới: (40’) Tiết1 Phần trắc nghiệm 1-GV yêu cầu HS đọc lại và trả lời 2-GV đưa ra đáp án. 3-GV nêu lên nhận xét về phần này. Tiết2 Phần tự luận 4- GV yêu cầu HS đọc lại và xác định yêu cầu phần tự luận. 5- GV đưa ra đáp án. 6-Giải đáp những thắc mắc của HS xung quanh bài làm đã chấm đểm. 7-GV yêu cầu HS đọc bài văn mẫu (phần tư luận) và nhận xét cái hay trong bài văn đó. 8-Ôn lại những kiến thức cơ bản. 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’) *Bài cũ: Tự sửa lại bài theo hướng dẫn của GV. *Bài mới: Không. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn :20.4.2010 Tiết :134 - Tuần35 Bài dạy : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Tiếp tục tìm hiểu chương trình ngữ văn địa phương,HS hiểu sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần truyền thống và hiện nay,trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương,giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của dân tộc ,của địa phương mình 2.Kĩ năng :Rèn kĩ năng phân tích thuyết trình về CD-DC 3. Thái độ:Có ý thức yêu quý và trân trọng ,giữ gìn văn học dân gian II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy : Đọc TLTK, soạn giáo án,bảng phụ. 2 Chuẩn bị của trò : Học bài cũ, soạn bài mới theo câu hỏi SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp :(1’) kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài :(1’) Để giúp các em thấy đuợc sự phong phú về thể loại ca dao dân ca nơi mình sinh sống,tiết này cô sẽ tổng kết về kết quả sưu tầm của các em. b.Tiến trình bài dạy: Thời lượng Kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 17’ 15’ 5’ Hoạt động1: GV nêu yêu cầu của tiết học: tổng kết hoạt động sưu tầm tục ngữ,ca dao,dân ca (phần tục ngữ) -Có thể chọn một trong những chủ đề sau: + Ca dao dân ca về gia đình + Về tình anh em ruột thịt + Tình bạn + tình yêu đôi lứa + Hoặc những bài ca dao về đặc sản ở quê hương *Hoạt động2:Các tổ tiếp tục trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trước lớp,HS của lớp lắng nghe,theo dõi nhận xét,bổ sung *Hoạt động3: Mỗi tổ chọn một bài tục ngữ hay nhất mà mình thích để bình giảng truớc lớp .HS theo dõi,nhận xét *Hoạt động4: GV tổng kết chung về kết quả sưu tầm cả phần tục ngữ và cao dao dân ca.Biểu dương những nhóm ,cá nhân thực hiện tốt. Hoạt động1: yêu cầu của tiết học *Hoạt động2:Các tổ tiếp tục trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trước lớp Ví dụ: Muốn ăn bánh ít là gai Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi. + Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền +Công đâu công uổng công thừa Công đâu xách nước tưới dừa Tam Quan -Gọi đại diện tổ báo cáo kết quả + Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại có cù lao xanh + Ai về Bình Định cùng anh Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa. -HS của lớp lắng nghe,theo dõi nhận xét,bổ sung Hoạt động3: Mỗi tổ chọn một bài tục ngữ hay nhất mà mình thích để bình giảng truớc lớp .HS theo dõi,nhận xét *Hoạt động4: GV tổng kết * Sưu tầm tục ngữ, ca dao theo các chủ đề đã học -Gia đình - Đặc sản quê hương - Tên người -Tên liên doanh 4 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau : (1’) Bài tập về nhà: Học thuộc lòng các câu tục ngữ,ca dao đã sưu tầm được, -Chép phần sưu tầm được và sổ tay văn học -Sưu tầm thêm về tục ngữ ,ca dao ở địa phương mình -Tự bình giảng một số câu TNCD khác Chuẩn bị bài mới: Hoạt động Ngữ văn IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: