Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 - Trường TH&THCS Păng Tiêng

Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 - Trường TH&THCS Păng Tiêng

Tiết 73: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN

VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

A-Mục tiêu bài học:

-Học sinh hiểu thế nào là tục ngữ.

-Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài.

B-Chuẩn bị: tuyển tập ca dao tục ngữ Việt Nam

C-Tiến trình tổ chức dạy - học:

I-ổn định tổ chức:

II-Kiểm tra:

III-Bài mới:

 Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề này.

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 - Trường TH&THCS Păng Tiêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Tuần 19 
Ngày soạn: 28/12/2008 	Ngày dạy: 30/12/2008
Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên 
và lao động sản xuất
A-Mục tiêu bài học: 
-Học sinh hiểu thế nào là tục ngữ.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài.
B-Chuẩn bị: tuyển tập ca dao tục ngữ Việt Nam
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
III-Bài mới: 
 Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề này.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Tục ngữ là gì ?-Hs đọc chú thích* sgk.
-Hướng dẫn đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.
-Giải thích từ khó.
-Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ? (2 nhóm: Nói về thiên nhiên (câi1->4), nói về LĐSX (câu 5->8).
-Học sinh đọc 4 câu tục ngữ đầu. Bốn câu này có điểm chung gì ?
-Câu tục ngữ có mấy vế câu, mỗi vế nói gì, và cả câu nói gì ? (Đêm tháng năm ngắn và ngày tháng mười cũng ngắn).
-Câu tục ngữ có sử dụng các biện pháp NT nào, tác dụng của các b.p NT đó là gì ?
-ở nước ta, tháng năm thuộc mùa nào, tháng mười thuộc mùa nào và từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
-Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? (Sử dụng th.gian trong cuộc sống sao cho hợp lí).
-Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?
(lịch làm việc mùa hè khác mùa đông).
-Hs đọc câu 2.
-Câu tục ngữ có mấy vế, nghĩa của mỗi vế là gì và nghĩa của cả câu là gì ? (Đêm có n sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa).
-Em có nhận xét gì về c.tạo của 2 vế câu ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ?
-Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ?
-Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? (Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau).
-Hs đọc câu 3.
-Câu 3 có mấy vế, em hãy giải nghĩa từng vế và nghĩa cả câu ? (Khi chân trời x.hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải chống đỡ nhà cửa cẩn thận).
-Kinh nghiệm được đúc kết từ h.tượng “ráng mỡ gà” là gì ?
-Dân gian không chỉ trông ráng đoán bão, mà còn xem chuồn chuồn để báo bão. Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? (Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão).
-Hiện nay kh.học đã cho phép con ng dự báo bão khá c.xác. Vậy KN “trông ráng đoán bão” của dân gian còn có tác dụng không ? (ở vùng sâu, vùng xa, ph.tiện thông tin hạn chế thì KN đoán bão của dân gian vẫn còn có tác dụng).
-Hs đọc câu 4.
-Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? (Kiến bò ra n vào tháng 7, thì tháng 8 sẽ còn lụt)
-KN nào được rút ra từ h.tượng này ?
-Dân gian đã trông kiến đoán lụt, điều này cho thấy đ.điểm nào của KN dân gian ? (QS tỉ mỉ n biểu hiện nhỏ nhất trong tự nhiên, từ đó rút ra được những nhận xét to lớn, c.xác).
-Bài học thực tiễn từ KN dân gian này là gì ? (Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch).
-Hs đọc câu 5->câu 8. Bốn câu tục ngữ này có điểm chung là gì ?
-Câu 5 có mấy vế, giải nghĩa từng vế và giải nghĩa cả câu ? (Một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn).
-Em có nhận xét gì về hình thức c.tạo của câu tục ngữ này ? Tác dụng của cách c.tạo đó là gì ?
-Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ?
-Hs đọc câu 6.
-ở đâu thứ tự nhất, nhị, tam, xác định tầm q.trọng hay lợi ích của việc nuôi cá, làm vườn, trồng lúa ? (chỉ thứ tự lợi ích của các nghề đó).
-KN s.xuất được rút ra từ đây là kinh nghiệm gì ? (Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn và trồng lúa).
-Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ?
-Trong thực tế, bài học này được áp dụng như thế nào ? (Nghề nuôi tôm, cá ở nc ta ngày càng được đầu tư p.triển, thu lợi nhuộn lớn).
-Hs đọc câu 7.
-Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Thứ nhất là nc, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống).
-Câu tục ngữ nói đến n v.đề gì ? (Nói đến các yếu tố của nghề trồng lúa).
-Câu tục ngữ có sd b.p NT gì, tác dụng của b.p NT đó ? 
-KN trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ?
-Bài học từ kinh nghiệm này là gì ? (Nghề làm ruộng phải đảm bảo đủ 4 yếu tố trên có như vậy thì lúa mới tốt).
-Học sinh đọc câu 8.
-ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? (Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác).
-Hình thức diễn đạt của câu tục ngữ này có gì đặc biệt, tác dụng của hình thức đó ?
-Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ?
-KN này đi vào thực tế nông nghiệp ở nc ta như thế nào ? (Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi thời vụ).
-Hs đọc ghi nhớ.
-Sưu tầm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và LĐSX.
I-Giới thiệu chung:
-Tục ngữ: sgk (3.4 ).
II-Đọc và tìm hiểu văn bản:
1-Tục ngữ về thiên nhiên: câu 1->4
a-Câu 1: 
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
->Cách nói thậm xưng - Nhấn mạnh đ2 của đêm tháng năm và ngày tháng mười; gây ấn tượng độc đáo khó quên.
Sd phép đối xứng giữa 2 vế câu – Làm nổi bật t.chất trái ngược của mùa đông và mùa hè; làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
=>Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn.
b-Câu 2: 
 Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
->Hai vế đối xứng – Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa, nắng và làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
=>Trông sao đoán thời tiết mưa, nắng.
c-Câu 3:
 Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
=>Trông ráng đoán bão.
d-Câu 4:
 Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
=>Trông kiến đoán lụt.
2-Tục ngữ về lao đọng sản xuất:
a-Câu 5:
 Tấc đất, tấc vàng.
->Sd câu rút gọn, 2 vế đối xứng – Thông tin nhanh, gọn; nêu bật được g.trị của đất, làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
=>Đất quý như vàng.
b-Câu 6:
 Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
=>Muốn làm giàu thì phải phát triển thuỷ sản.
c-Câu 7:
 Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
->Sử dụng phép liệt kê - Vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
=>Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước.
d-Câu 8:
 Nhất thì, nhì thục.
->Sử dụng câu rút gọn và phép đối xứng – Nhấn mạnh 2 yếu tố thì, thục, vừa thông tin nhanh, gọn lại vừa dễ thuộc, dễ nhớ.
=>Trong trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu.
*Ghi nhớ: sgk (5 ).
*Luyện tập:
* Củng cố: Sau khi học xong văn bản này em rút ra được điều gì?
IV-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc lòng văn bản, nắm được ND, NT của từng câu, học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn.
D-Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 01/01/2008 	Ngày dạy: 03/01/2009
Tiết: 74
Chương trình địa phương
( Phần văn và tập làm văn )
A-Mục tiêu bài học: 
-Hs nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
-Tăng hiểu biết và tình cảm gắn bó với đ.phg q.hg mình.
-Rèn kỹ năng trau dồi vốn văn hoá dân gian địa phương.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
-Em hãy đọc 1 bài ca dao mà em thích và cho biết thế nào là ca dao, dân ca ? (Dân ca, dân ca là loại thể trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người).
-Thế nào là tục ngữ ? Em hãy đọc 1 câu tục ngữ và giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ đó ? (Tục ngữ là n câu nói dân gian ngắn ngọn, ổn định, có vần điệu, hình ảnh, thể hiện n kinh nghiệm của n.dân về các mặt TN, SX, XH, được n.dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày).
III-Bài mới: 
 Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương có ý nghĩa gì ? (Rèn luyện đức tính kiên trì, rèn thói quen học hỏi, đọc sách, ghi chép, thu lượm, có tri thức hiểu biết về địa phương và có ý thức rèn luyện tính khoa học. Bài hôm nay chúng ta sẽ sưu tầm ca dao. dân ca, tục ngữ của địa phương mình.
 Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Gv hướng dẫn học sinh cách sưu tầm:
+Tìm hỏi người địa phương.
+Chép lại từ sách báo.
+Tìm ca dao, tục ngữ viết về đ.phg.
-Mỗi em tự sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng theo trật tự A, B, C của chữ cái đầu câu ?
-Học sinh thành lập nhóm biên tập.
-Tục ngữ, ca dao đ.phg em có những đặc sắc gì ?
1-Cách sưu tầm:
2-Chép những câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được:
a-Ca dao:
b-Tục ngữ:
3-Thành lập nhóm biên tập:
4-Thảo luận về những đặc sắc của tục ngữ, ca dao địa phương mình:
IV-Củng cố: 
-Gv nhận xét, tổng kết và rút kinh nghiệm.
V-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc lòng những câu tục ngữ, ca dao vừa sưu tầm được.
-Tiếp tục sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao địa phương.
D-Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 01/01/2009 	Ngày dạy: 03/01/2009
Tiết: 75-76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A-Mục tiêu bài học: 
-Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.
-Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
-Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.
-Rèn kĩ năng nhận biết văn nghị luận.
B-Chuẩn bị: Một vài đoạn văn nghị luận mẫu
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
III-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không: Vì sao em đi học ? Vì sao con ng cần phải có bạn ? Theo em như thế nào là sống đẹp ? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại ? (Trong đ.s ta vẫn thường gặp n v.đề như đã nêu ra).
-Hãy nêu thêm các câu hỏi về những v.đề tương tự ?
-Gặp các v.đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảmảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ? (Không- Vì bản thân câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ,phải sd khái niệm mới phù hợp).
-Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào ? Hãy kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết ?
I-Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1-Nhu cầu nghị luận:
Tại sao học phải đi đôi với hành ? 
Tại sao nói Lao Động là quí nhất trong cuộc sống ? T.sao nói TN là bạn tốt của con người ?
-Kiểu văn bản nghị luận như: 
Nêu gương sáng trong h.tập và LĐ. 
N sự kiện xảy ra có liên quan đến đ.s.
Tình trạng vi phạm luật trong xây dựng, sd đất, nhà.
=>Trong đời sống, ta thg gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...
2-Thế nào là văn nghị luận:
IV-Hướng dẫn học bài: -Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3 (10 ).
-Đọc bài: Đặc điểm ... nh tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
 Trong văn nghị luận người ta thường sử dụng những phương pháp lập luận nào ? (Suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, tương phản...).
III-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống khi nào người ta cần CM ?
-Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thật, em phải làm như thế nào ?
-Thế nào là CM trong đời sống ?
-Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ sử dụng lời văn (không dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ?
-Gv: Những dẫn chứng trong văn nghị luận phải hết sức chân thực, tiêu biểu. Khi đưa vào bài văn phải được lựa chọn, phân tích. Dẫn chứng trong văn chương cũng rất đa dạng đó là những số liệu cụ thể, những câu chuyện, sự việc có thật. Và d.c chỉ có g.trị khi có xuất xứ rõ ràng và được thừa nhận.
-Luẩn điểm cơ bản của bài văn này là gì ? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ?
-Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, Bài văn đã lập luận như thế nào ?
-Các chứng cớ dẫn ra có đáng tin cậy không ? Vì sao ? (Rất đáng tin cây, vì đây đều là những người nổi tiếng, được nhiều người biết đến).
-Em hiểu thế nào là phép lập luận CM trong văn nghị luận ?
I-Mục đích và ph.pháp chứng minh:
1-Trong đời sống: Có những trường hợp ta cần xác nhận 1 sự thật nào đó. VD: Khi cần xác nhận CM về tư cách công dân, ta đưa ra giấy chứng minh thư. Khi cần xác định, CM về ngày sinh của mình, ta đưa ra giấy khai sinh.
-Đưa ra những bằng chứng để thuyết phục, bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vật chứng), sự việc, số liệu...
=>Ghi nhớ: sgk (42 ).
2-Trong văn bản nghị luận:
Người ta chỉ dùng lí lẽ, dẫn chứng (thay bằng vật chứng, nhân chứng) để khẳng định 1 nhận định, 1 luận điểm nào đó là đúng đắn.
3-Bài văn nghị luận: Đừng sợ vấp ngã.
-Luận điểm: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ... không sao đâu. Và khi kết bài, tác giả nhắc lại 1 lần nữa luận điểm: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng lo sợ hơn là bạn...hết mình.
-Lập luận: Mọi người ai cũng từng vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng từng bị vấp ngã oan trái. Tiếp đó tác giả lấy d.c 5 danh nhân từ Oan-Đít-xnây đến En ri cô, Ca ru xô là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng.
=>Ghi nhớ: sgk (42 ).
IV-Hướng dẫn học bài: -Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần bài tập còn lại.
-Chuẩn bị bài sau: phần luyện tập bàiTìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
D-Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 18/02/2009 	Ngày dạy: 20/02/2009
Tiết 88
Tìm hiểu chung về phép lập luận 
chứng minh (tt)
A-Mục tiêu bài học: 
-Giúp học sinh nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
-Rèn khả năng nhận diện và phân tích 1 đề bài, 1 VăN BảN nghị luận chứng minh.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ.
C-Tiến trình tổ chức dạy -học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
III-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc bài văn.
-Bài văn nêu lên luận điểm gì ? 
-Hãy tìm những câu mang luận điểm đó ?
-Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không ?
-Cách lập luận CM của bài này có gì khác so với bài “Đừng vấp ngã” ?
II-Luyện tập: Bài văn Không sợ sai lầm
a-Luận điểm: Không sợ sai lầm.
-Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào... hèn nhát trước cuộc đời.
-Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại...không bao giờ có thể tự lập được.
-Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì ?
-Khi tiếp bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm.
b-Luận cứ:
-Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi, bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ. 
-Một người không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
-Tác giả còn nêu nhiều luận cứ và phân tích sai lầm cũng có 2 mặt, nó đem lại tổn thất nhưng lại đem đến bài học cho đời... Thất bại là mẹ thành công.
c-Cách lập luận CM ở bài này khác với bài “Đừng sợ vấp ngã”: Bài Không sợ sai lầm người viết dùng lí lẽ để CM, còn bài Đừng sợ vấp ngã chủ yếu dùng dẫn chứng để CM.
IV-Hướng dẫn học bài: -Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần bài tập còn lại.
-Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu( tiếp).
D-Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 19/02/2009 	Ngày dạy: 21/02/2009
Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
A-Mục tiêu bài học: 
-Nắm được công dụng của TN: bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu , các đoạn trong bài
-Nắm được tác dụng của việc tách TN thành câu riêng: nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ.
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
-Về ý nghĩa, TN được thêm vào câu để làm gì ? Cho VD ?
-Về hình thức, TN có thể đứng ở những vị trí nào trong câu ? Cho VD ?
III-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc VD (bảng phụ).
-Tìm TN trong đoạn văn a của nhà văn Vũ Bằng ?
-Tìm trạng ngữ ở đoạn văn b ?
-TN không phải là thành phần bắt buộc của câu, nhưng vì sao trong các câu văn trên, ta không nên hoặc không thể lược bớt TN ? (Vì khi nói, viết nếu sử dụng các TN hợp lí sẽ làm cho ý tưởng câu văn được thể hiện sâu sắc, biểu cảm hơn).
-Em có nhận xét gì về cấu tạo của các TN trên ?
(ùa cụm DT, cụm Đt, cụm TT).
-TN ở trong các đoạn văn trên có công dụng gì? (a.TN bổ sung thêm thông tin cho câu văn miêu tả được đầy đủ hơn, làm cho câu văn cụ thể hơn, biểu cảm hơn. b.Nếu không có TN thì câu văn sẽ thiếu cụ thể và khó hiểu).
-Trong văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, ng.uyên nhân-kết quả...).TN có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy ? (nối kết các câu văn, đ.v).
-TN có những công dụng gì ?
-Hs đọc ví dụ.
-Tìm TN ở đ.v ?
-Câu gạch chân có gì đặc biệt ? (là TN được tách thành câu riêng để nhấn mạnh ý).
-Việc tách TN thành câu riêng như trên có tác dụng gì ?
-Hs đọc đoạn văn.
-Tìm TN và nêu công dụng của TN và nêu công dụng của TN trong đoạn trích ?
-Chỉ ra các trường hợp tách TN thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do TN tạo thành ?
I-Công dụng của trạng ngữ:
1-Ví dụ:
a-Thường thường, vào khoảng đó
 -Sáng dậy
 -Trên giàn thiên lí
 -Chỉ độ 8,9 giờ sáng, trên bầu trời trong trong
b-Về mùa đông
*Ghi nhớ1: sgk (46 ).
II-Tách TN thành câu riêng:
1-Ví dụ: Người VN ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
*Ghi nhớ 2: sgk (47).
III-Luyện tập:
1-Bài 1 (47 ):
a-ở loại bài thứ nhất
 -ở loại bài thứ hai
b-Lần đầu tiên chập chững bước đi, lần đầu tiên tập bơi, lần đầu tiên chơi bóng bàn.
->Tác dụng: bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bàivăn, vừa giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.
2-Bài 2 (47 ):
a-Năm 72. ->Tách TN có tác dụng nhấn mạnh tới thời điểm hi sinh của NHâN VậT được nói đến trong câu đứng trước.
b-Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những tiếng đờn li biệt, bồn chồn. ->Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối.).Nếu không tách TN ra thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở TN lấn át (Bởi ở vị trí cuối câu, TN có ưu thế được nhấn mạnh về thông tin). Sau nữa việc tách câu như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà TN biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
IV-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3 (48).
- Soạn bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
D-Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 19/02/2009 	Ngày dạy: 21/02/2009
Tiết 90: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A-Mục tiêu bài học: 
-Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
-Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ.
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
 Thế nào là phép lập luận chứng minh ? Các lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận CM cần phải như thế nào ?
III-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc đề bài.
-Em hãy nhắc lại qui trình làm một bài văn nói chung ? (4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa).
-Đề bài trên thuộc kiểu bài gì ?
-Nội dung cần chứng minh là gì ?
-Ta có thể chứng minh câu tục ngữ trên bằng những cách nào ?
-Hs đọc dàn bài trong sgk.
-Dàn bài của bài lập luận chứng minh gồm những phần nào ? Nhiệm vụ của từng phần là gì ?
-Hs đọc 3 cách MB trong sgk.
-GV đọc 2 đoạn CM phần TB trong sách Bồi dưỡng năng lực làm văn 7 (48-50).
-Hs đọc 3 cách KB trong sgk.
-Hs đọc ghi nhớ.
-Hs đọc 2 đề bài.
-Em sẽ làm theo các bước như thế nào ?
- Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên ?
I-Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
*Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1-Tìm hiểu đề và tìm ý:
-Kiểu bài: Chứng minh.
-Nội dung: Người nào có lí tưởng, có hoài bão, có nghị lực vững vàng, người đó sẽ thành công trong cuộc sống.
-Phương pháp CM: Có 2 cách lập luận
+Nêu dẫn chứng xác thực (Đừng sợ vấp ngã).
+Nêu lí lẽ (không sợ sai lầm).
2-Lập dàn bài:
a-MB: Nêu luận điểm cần được CM.
b-TB: Nêu lí lẽ và d.c để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
C-KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.
3-Viết bài: Viết từng đoạn MB->KB.
a-Có thể chọn 1 trong 3 cách MB trong sgk.
b-TB:
-Viết đoạn phân tích lí lẽ.
-Viết đoạn nêu các d.c tiêu biểu.
C-KB: Có thể chọn 1 trong 3 cách KB trong sgk.
4-Đọc và sửa chữa bài: 
*Ghi nhớ: sgk (50 ).
II-Luyện tập:
1-Để thực hiện các đề bài trên đây em sẽ thực hiện các bước như sau:
a-Về qui trình các bước làm bài: 4 bước.
b-Về cách lập luận: 
-Hệ thống luận điểm phải sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
-Các luận điểm có thể sắp xếp theo nhiều cách: theo trình tự thời gian (trước-sau), theo trình tự không gian.
2-Hai đề trên có ý nghĩa tương tự là khuyên nhủ con người phải bền lòng vững chí khi làm việc, nhất là việc to lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Tuy nhiên ở 2 đề này cũng có sự khác nhau:
-Khi CM câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể làm được.
-Nhưng CM bài : “Không có việc gì khó” ta phải chú ý cả 2 chiều thuận nghịch. Nếu lòng không bền thì không thể làm nên việc, còn đã quyết tâm thì có thể “Đào núi lấp biển” vẫn có thể làm được.
IV-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc lòng ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận chứng minh.
D-Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 7 HK II.doc