Giáo án Vật lí Khối 9 - Tiết 41 đến 69 - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Khối 9 - Tiết 41 đến 69 - Năm học 2009-2010

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

- Yêu cầu 2 học sinh đọc đoạn đối thoại giữa hai bạn Bình và Hoà.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt

? Hai bộ phận quan trọng của mắt là gì?

? Bộ phận quan trọng nào của mắt là thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi không và bằng cách nào?

? Hình ảnh của vật mà mắt thấy hiện lên ở đâu?

GV chỉ từng bộ phận trên tranh vẽ con mắt bổ dọc.

- Yêu cầu học sinh đọc tìm hiểu và làm câu C1.

- Gọi học sinh trình bày.

- GV nhận xét.

Hoạt động2: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt.

- Yêu cầu học sinh đọc mục II.

? Để nhìn rõ vật, mắt phảI thực hiện quá trình như thế nào? Trong qốa trình đó thể thuỷ tinh có gì thay đổi?

- Yêu cầu học sinh làm câu C2.

HD: Dựng ảnh của vật tạo bởi thể thuỷ tinh khi vật ở xa và ở gần ( trong đó thể thuỷ tinh được biểu diễn bằng thấu kính hội tụ, màng lưới biểu diễn bằng màn hứng ảnh?

Từ hình vẽ yêu cầu học sinh nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thể thuỷ tinh trong 2 trường hợp.

Hoạt động 4: Tìm hiểu điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt.

- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 tìm hiểu thông tin.

? Điểm cực viễn là điểm nào? Khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn gọi là gì?

GV: Đối với người mắt tốt điểm cực viễn ở xa vô cực.

- Yêu cầu học sinh thử mắt theo câu C3.

 - Yêu cầu học sinh đọc mục 2.

? Thế nào là điểm cực cận, khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là gì?

- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C4.

Hoạt động 5: Vận dụng.

- Yêu cầu học sinh hoàn thành C5.

- 2 học sinh đọc bài, các học sinh khác lắng nghe

I. Cấu tạo của mắt.

1. Cấu tạo:

- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.

- Thể thuỷ tinh là một thấu kính hội tụ. Nó có thể thay đổi tiêu cự khi cơ vòng co bóp làm nó phồng lên, dẹt xuống.

- ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện lên rõ nét ở màng lưới.

- Học sinh quan sát

2. So sánh mắt và máy ảnh.

C1: Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong mắt.

II. Sự điều tiết.

- Để nhìn rõ các vật, cơ vòng đỡ thể thuỷ tinh phải co dãn một chút, trong quá trình này thể thuỷ tinh đã thay đổi tiêu cự.

 Quá trình này gọi là sự điều tiết. Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn tự nhiên.

C2.

Nhận xét: Khi nhìn các vật càng gần thì ảnh của vật càng lớn và tiêu cự của thể thuỷ tinh càng nhỏ và ngược lại.

III. Điểm cực cận và điểm cực viễn.

1. Điểm xa mắt nhất mà ở đó có một vật mắt không điều tiết có thể nhì rõ được gọi là điểm cực viễn (Cv)

- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn.

C3. Học sinh nhìn bảng thử thị lực.

2. Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận Cc

- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận (khoảng thấy rõ ngắn nhất)

C4: khoảng 10 – 12 cm

IV. Vận dụng

 C5. Ta có: OAB OAB

 == 0,8 cm

C6. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh là dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh là ngắn nhất.

 

doc 61 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 9 - Tiết 41 đến 69 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tiết 41 : Bài tập
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về cách giải một số bài tập về các tác dụng của dòng điện xoay chiều, máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, giải bài tập vật lí.
3. Thái độ: Nghiêm tác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị
	- Một số câu hỏi và bài tập về các tác dụng của dòng điện xoay chiều, máy biến thế và truyền tải điện năng đi xa.
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
	? Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Lấy ví dụ?
	? Viết công thức tính công suất hao phí điện năng do toả nhiệt?
	? Mối liên hệ giữa điện áp và số vòng dây của các cuộn dây trong máy biến 
 áp được thể hiện bằng công thức nào?
3. Bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Bài tập về cá tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Bài 1: Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục của một kim nam châm treo thăng bằng trên một sợi dây. Hiện tượng xảy ra như thế nào nếu cho dòng điện một chiều qua dây dẫn? Có gì khác nếu cho dòng điện xoay chiều lấy từ mạng điện quốc gia qua dâu dẫn đó?
Giải thích?
Bài 2: Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều của dòng điện.
Hoạt động 2: Bài tập về truyền tải điện năng đi xa và máy biến thế.
Bài 3: Vì sao người ta không dùng phương pháp giảm điện trở của đường dây tải điện để làm giảm công suất hao phí vì toả nhiệt?
Bài 4: Một máy biến thế có cuộn sơ cấp n1 = 300 vòng. Muốn tăng hiệu điện thế lên 3 lần thì cuộng thứ cấp phảI cuốn bao nhiêu vòng dây? Có thể dùng máy đó để làm máy hạ thế được không? Nừu được thì phải làm thế nào và hạ được hiệu điện thế được bao nhiêu lần?
Bài 5: Một máy biến thế có 
n1 = 500 vòng, n2 = 40 000 vòng.
a. Đây là máy tăng thế hay hạ thế?
b. Đặt vào hai đầu cuộn so cấp một hiệu điện thế 220 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp?
c. Điện trở của đường dây truyền tải là 40, công suất truyền đi là 1MW. Tính công suất hai phí trên đường dây do toả nhiệt?
Bài 1 : - Khi cho dòng điện một chiều qua dây dẫn thì một đầu của kim nam châm bị hút lại gần, còn đầu kia bị đẩy ra xa dây dẫn do có sự xuất hiện lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
- Khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ mạng điện quốc gia qua dây dẫn thì nam châm vẫn đứng yên. Do lực từ tác dụng lên dây dẫn liên tục đổi chiều, kim nam châm có quán tính nên không kịp chuyển động sau mỗi lần đổi chiều của dòng điện.
Bài 2: Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều của dòng điện.
Bài 3: 
Ta có: R = . Chất làm dây dẫn và chiều dài được chọn trước. Để giảm R thì phải tăng S Khối lượng lớn, mất nhiều vật liệu, nặng, dễ gãy, cần có hệ thống cột điện lớn.
 Tốn rất nhiều tiền của, không có lợi về kinh tế.
Bài 4: Cuộn thứ cấp phải cuốn số vòng dây là:
Từ vòng
Có thể dùng máy đó làm máy hạ thế. Bằng cách đổi lấy cuộn 900 vòng dây làm cuộn sơ cấp và cuộn 300 vòng dây làm cuộn thứ cấp. Nếu làm như Vậy sẽ hạ hiệu điện thế xuống 3 lần.
Bài 5: a. Ta thấp n1 < n2 đây là máy tăng thế.
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp là:
V
c. Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây đó là:
P hp = =129 000 w
4. Củng cố
	- Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ của học sinh trong giờ bài tập.
	- Lưu ý học sinh một số điểm khi làm bài tập
5. Hướng dẫn về nhà.
	- Chuẩn bị trước các nội dung kiến thức, các câu hỏi của bài thực hành, 
 chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành.
Ngày soạn:
Tiết 42 : Bài 38: Thực hành: vận hành
 máy phát điện và Máy biến thế
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Nhận biết được loại máy phát điện, các bộ phận chính..Nhận biết được hiệu quả tác dụng của dòng điện do máy phát điện tạo ra không phụ thuộc vào chiều quay.
- Càng quay nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng lớn.
- Nghiệm lại công thức của máy biến thế .
-Tìm hiểu hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây thứ cấp khi mạch hở
-Tìm hiểu tác dụng của lõi sắt.
2. Kĩ năng: -Vận hành máy phát điện và máy biến thế.Quan sát thu thập số liệu và sử lí để rút ra nhận xét.
 3. Thái độ -Nghiêm túc, tích cực trong khi thực hành
 - Yêu thích khoa học, ham tìm tòi học hỏi.
II. Chuẩn bị
	- Máy phát điện xoay chiều loại nhỏ.Bóng đèn 3V có đế.Vô kế xoay chiều.
	- Nguồn điện xoay chiều 3V – 6V. 6 dây dẫn dài 30 cm
	- Một máy biến thế loại nhỏ có ghi số vòng dây, lõi sắt tháo lắp được.
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	? Trong máy biến thế, hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây có quan hệ với 
 số vòng dây như thế nào? Viết công thức?
 ? Khi nào có máy tăng thế? Máy hạ thế?
3. Bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Ôn lại cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.
? Máy phát điện xoay chiều gồm những bộ phận chính nào?
? Làm thế nào để máy tạo ra dòng điện xoay chiều?
? Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến áp
Hoạt động 2: Vận hành máy phát điẹn xoay chiều. Tìm hiểu thêm một số tính chất của máy phát điện xoay chiều.
- Yêu cầu học sinh đọc tài liệu, mắc vôn kế, vận hành máy thu thập thông tin.
- Giáo viên theo dõi, giúp đở khi học sinh gặp khó khăn.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C1, C2.
- Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
Hoạt động 3: Vận hành máy biến thế.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK tiến hành thí nghiệm lần 1.
Cuộn sơ cấp 500 vòng, cuộn thứ cấp 1000 vòng. Mắc mạch điện như hình 38.2.
- Giáo viên hướng dẫn kiểm tra việc lấy điện từ nguồn điện xoay chiều.
- Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào bảng
- Yêu cầu học sinh đọc SGK tiến hành thí nghiệm lần 2.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C3.
Hoạt động 4: Hoàn thành báo cáo
- Yêu cầu học sinh hoàn thành báo cáo và nộp lại cho giáo viên.
I. Ôn lại kiến thức cũ
- Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây
Bộ phận đứng yên là Stato
Bộ phận quay được là Rôto
- Khi quay Rôto, số đường sức từ xuyên qua các vòng dây biến thiên tăng giảm liên tục làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây khi mạch kín.
- Máy biến áp gồm hai bộ phận chính:
 + Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
 + Một lõi sắt ( thép) có pha Silic chung cho cả hai cuộn dây.
II. Nội dung thực hành.
1. Vận hành máy phát điện xoay chiều đơn giản.
- Học sinh đọc tài liệu, tự vận hành máy và thu thập thông tin.
C1: Cuộn dây quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu máy phát điện càng lớn.
C2: Đổi chiều quay của cuộn dây đèn vẫn sáng, kim vôn kế vẫn quay.
2. Vận hành máy biến thế.
- Học sinh đọc SGK, quan sát sơ đồ, lắp đặt và tiến hành thí nghiệm lần 1.
a. Thí nghiệm lần 1
Ghi kết quả vào bảng 1
b. Thí nghiệm lần 2
- Học sinh đọc SGK, tiến hành thí nghiệm lần 2 theo hướng dẫn.
- Ghi kết quả vào bảng 1.
C3: Số đo các hiệu điện thế tỉ lệ thuận với cố vòng dây của các cuộn dây với các sai số nhỏ.
- Học sinh hoàn thành báo cáo, nộp bài
4. Củng cố
	- Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm và từng học sinh trong 
 giờ thực hành.
	- Đánh giá điểm theo thang điểm :
 + Kĩ năng thực hành : 4 điểm
 Vận hành máy phát điện xoay chiều 2 điểm
 Vận hành máy biến thế 2 điểm
 + Đánh giá kết quả thực hành : 4 điểm
 Báo cáo đầy đủ,trả lời chính xác : 2 điểm
 Kết quả phù hợp, có đổi đơn vị : 2điểm
 + Đánh giá thái độ, tác phong : 2 điểm
5. Hướng dẫn về nhà
	- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập lại các kiến thức trong chương II.
	- Chuẩn bị trước các nội dung kiến thức, các câu hỏi của bài 39.
Ngày soạn: 
Tiết 43 : Bài 39: tổng kết chương II: Điện từ học
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực điện từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế,
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể
3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực trong học tập
II. Chuẩn bị
	- Nội dung các câu trả lời ở mục tự kiểm tra.
III. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
 Kết hợp trong giờ học.
3. Bài mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Tự kiểm tra.
- Yêu cầu một số học sinh trả lời các câu trong phần tự kiểm tra.
- Yêu cầu các học sinh khác nhận xét các câu trả lời của bạn.
- Giáo viên chốt lại lại các câu trả lời cần thiết của mỗi câu hỏi.
Hoạt động 2: Hệ thống hoá một số kiến thức, so sánh lực từ của nam châm và lực điện từ của dòng điện trong một só trường hợp.
? Nêu cách xác định hướng của lực từ do nam châm tác dụng lên cực Bắc của kim nam châm và lực điện từ của thanh nam châm đó tác dụng lên dòng điện?
? So sánh lực từ do một nam châm vĩnh cửu với lực từ do một nam châm điện được chạy bằng dòng điện xoay chiều tác dụng len cực Bắc của một kim nam châm?
? Nêu quy tắc tìm chiều của đường sức từ của nam châm vĩnh cửu và nam châm điện chạy bằng dòng điện một chiều?
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng một số kiến thức cơ bản.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời một các hỏi từ câu 10 – 13.
- Giáo viên gọi đại diện một vài học sinh trả lời.
- GV nhận xét các câu trả lời của học sinh.
I. Tự kiểm tra.
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ xung câu trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên để hệ thống một số kiến thức cần thiết.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
II. Vận dụng
- Học sinh suy nghĩ thảo luận chung cả lớp tìm các câu trả lời cho các câu từ 10 – 13.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
C11:
a. Để giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây
b. Giảm đi 1002 = 10.000 lần
c. Vận dụng công thức U1.n2 = U2.n1
từ đó suy ra U2= 6V
 C12:
 - Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên , số đst xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn dây này không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
4. Củng cố
	- GVkhái quát lại một số kiến thức cơ bản cuần nắm vững của chương II: 
 Điện từ học.
 - Nhận xét giờ Ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà.
	- Yêu cầu học sinh về ôn tập lại các kiến thức của chương II: Điện từ học.
	- Đọc trước bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Ngày soạn: 
Chương III: Quang học
Tiết 44 : Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả được hiện tượng trong thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng từ không khí sang nước và ngược lại
- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm
- Vận dụng một số kiến thức đã học để g ... nh huống học tập
- Yêu cầu học sinh đọc phần mở bài về câu chuyện lịch sử.
Hoạt động2: Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng, phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiệ nhiệt năng.
- Yêu cầu học sinh bố trí và thực hiện thí nghiệm như hình 60.1. Quan sát chuyển động của viên bi, đánh dấu độ cao lớn nhất h2 ở bên phải. Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
GV: Lấy mốc tính thế năng lại C
- Yêu cầu học sinh tra lời C2
- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời C3
- GV nhận xét.
GV: Phần cơ năng hao hụt đi đúng bằng phần nhiệt năng xuất hiện
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng ănng lượng khác.
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm hình 60.2 và trả lời câu C4
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời C5
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
GV nhấn mạnh các nội dung chính.
Hoạt động 4: Thông báo định luật bảo toàn năng lượng.
GV thông báo: Các nhà bác học đã khảo sát nhiều quá trình biến đổi năng lượng và đã rút ra các kết luận nêu thành định luật bảo toàn năng lợng
Hoạt động 5: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh vận dụng định luật bảo toàn năng lượng trả lời các câu hỏi C6 và C7
- Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi của giáo viên.
I. Sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện
1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
a. Thí nghiệm:
- Học sinh bố trí thí nghiệm, tiến hành, quan sát làm theo hướng dẫn của giáo viên.
C1. Từ ÀC : Thế năng à Động năng
Từ CàB: Động năng à Thế năng
C2: Thế năng của viên bi ở A lớn hơn ở B ( vì h1 > h2 )
C3: Viên bi không thể có nhiề năng lượng hơn lúc ban đầu. Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát.
Kết luận 1: Trong các hiện tượng tự nhiên thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển há thành nhiệt năng.
2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và nược lại. Hao hụt cơ năng.
- Học sinh quan sát thí nghiệm.
C4: Trong các máy phát điện cơ năng được biến đổi thành điện năng.
C5: Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng thu được của quả nặng B.
- Có sự hao hụt do chỉ có một phần cơ năng của quả nặng A biến đổi thành địên năng, một phần biến thành động năng của quả nặng. ở động cơ chỉ có một phần điện năng biến đổi thành cơ năng, một phần biến đổi thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn.
Kết luận 2: SGK/Tr 158
II. Định luật bảo toàn năng lượng.
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
III. Vận dụng.
C6: Động cơ vĩnh cửu không thể hoạt động được vì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Động cơ hoạt động được là có cơ năng. Cơ năng này không thể tự sinh ra mà cần phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu.
C7: Nhiệt năng do củi đốt cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước. Phần còn lại truyền cho môi trường xung quanh theo định luật bảo toàn năng lượng. Bếp cải tiến có vách cách nhiệt, giữ nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt đun hai nồi nước.
4. Tổng kết.
- Yêu cầu học sinh phát biểu lại Định luật bảo toàn năng lượng.
- - Yêu cầu học sinh đọc Có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT.
- Đọc trước bài 61: Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thuỷ điện.
Ngày soạn: 2 . 5 . 2010
Tiết 67 : Bài 61: Sản xuất điện năng
- Nhiệt điện và thuỷ điện
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức: 
Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất. Thấy được ưu điểm của điện năng so với các dạng năng lượng khác.
Chỉ ra được bộ phận chính và quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
+ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, tư duy logic.
+ Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập
Yêu thích môn học, có hứng thú tìm hiểu khoa học, muốn khám phá thế giới tự nhiên.
B. Chuẩn bị.	
	- Tranh vẽ sơ đồ nha máy thuỷ điện và nhiệt điện.
C. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Nêu nội dung định luật bảo toàn năng lượng? Làm bài tập 60.3?
3. Giảng bài mới.
Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu vì sao phải sản xuất điện năng.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
- GV nhận xét
- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu C2.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C3:
? Điện năng có sẵn trong tự nhiên như than đó, dầu mỏ khí đốt không?
? Làm thế nào để sản xuất điện năng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 61.1 và trả lời câu C4.
- GV giải thích thêm về tua bin.
- Yêu cầu học sinh rút ra chuỗi biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thuỷ điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 61.2 và trả lời câu C5.
? Vì sao phải có hồ chứa nước ở trên cao?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C6
- Yêu cầu học sinh thảo luận rút ra kết luận về chuỗi biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C7.
I. Vai trò của điện nẳn trong đời sống và sản xuất.
C1: Thắp đèn, nấu cơm, quạt điện, chạt máy cưa, bơm, khoan
C2: Quạt máy: Điện năng cơ năng
Đèn ống: Điện năng quang năng
Bàn là: Điện năng Nhiệt năng.
Nạp ácquy: Điện ănng Hoá năng.
C3: Dùng dây dẫn có thể đưa tới tận nơi sử dụng, nhà cửa, xưởng sản xuất
Kông cần xe vận chuyển, nhà kho, thùng chứa.
II. Nhiệt điện.
C4: 
Lò đốt than: Hoá năng Nhiệt năng
Nồi hơi: Nhiệt năng cơ năng của hơi
Tua bin: Cơ năng của hơi Động năng của tua bin.
Máy phát điện: Cơ năng Điện năng.
Kết luận 1: Trong nhà máy nhiệt điện: Nhiệt năng cơ năng điện năng.
III. Thuỷ điện.
C5: ống dẫn nước: Thế năng của nước Động năng của dòng nước.
Tua bin: Động năng của nước Động năng của tua bin
Máy phát điện:Động năngĐiện năng
C6: Khi ít mưa, mực nước trong hồ giảm Thế năng của nước giảm Trong các bộ phận năng lượng đều giảm Điện năng giảm.
Kết luận 2: Trong nhà máy thuỷ điện thế năng của nước trong hồ chứa động năng điện năng.
IV. Vận dụng
C7 Công của lớp nước có thể sinh ra là: 
A = P. h = V. d . h
= 1000000 . 10000 . 200 = 2.1012 (J)
 Vậy có thể cung cấp một năng lượng điện là 2. 1012 (J)
4. Tổng kết
5. Hướng dẫn v? Nêu lại chuỗi biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện?
ề nhà.
- Yêu cầu học sinh về nàh học bài và làm cá bài tập trong SBT.
- Đọc trước bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân.
Ngày soạn: 2 . 5 . 2010
Tiết 68 : Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời
Điện hạt nhân
A. Mục tiêu:
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
+ Kiến thức: 
Nêu được bộ phận chính của máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử.
Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận của các máy nói trên.
Nêu được ưu, nhước điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gío, điện mặt trời, điện hạt nhân.
+ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, tư duy logic.
+ Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập
Có ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm.
B. Chuẩn bị.	
	- Máy phát điện gió, quạt điện.
- Rin mặt trời, bóng đèn.
- Động cơ điện loại nhỏ.
- Đèn LED có giá
C. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Nêu các bộ phận chính và sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện?
3. Giảng bài mới.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
? Có cách nào để sản xuất điện năng đơn giản không cần dùng đến nhiên liệu đốt hay nguyên liện nhiều như nước không?
- Yêu cầu học sinh đọc phần mở bài trong SGK.
hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện gió.
? Gió có mang năng lượng, em hãy tìm ví dụ chứng minh điều đó?
- Yêu cầu học sinh quan sát mô hình quạt gió và hình 62.1. Trả lời câu C1.
? Sản xuất điện gió có thuận lợi và khó khăn gì so với thuỷ điện, nhiệt điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK tìm hiểu thông tin.
- GV giới thiệu cho học sinh tấm pin mặt trời, 2 cực của tấm pin.
? Khi nào pin hoạt động?
Vậy nguyên tắc hoạt động của pin mặt trời khác máy phát điện như thế nào?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C2.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các bộ phận chính và cac quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy điện nguyên tử.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 62.3
? Nhà máy nhiệt điện và điện hạt nhân có gì khác nhau?
GV thông báo ưu điểm của nhà máy điện nguyên tử.
Hoạt động 5: Tìm hiểu biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C3, C4.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK trang 164.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh đọc bài
I. Máy phát điện gió.
- Gió có năng lượng, có thể thổi bay các vât, làm gãy cây, đổ nhà cửa
C1: Gió thổi truyền cho cánh quạt cơ năng, cánh quạt qua kéo theo rô to quay biến đổi cơ năng thành điện năng.
II. Pin mặt trời
- Học sinh đọc SGK.
- Học sinh nhận biết hình dạng và 2 cực của tâm pin.
- Khi có ánh sáng chiếu vào pin, quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng mà không cần qua cơ cấu trung gian.
C2: Công suất cần sử dụng của tường là: 20. 100 + 10 . 75 = 2750 W
Công suất ánh sáng cần cung cấp là:
 2750 . 10 = 27500 W
Diện tích tấm pin cần dùng là:
S = = 19.6 m2.
III. Nhà máy điện hạt nhân.
- Có cá bộ phận gần như nhà máy nhiệt điện.
Khác: Lò phản ứng thay cho lò đốt than.
- Các bộ phận tuy khác nhau nhưng có nhiệm vụ giống với các bộ phận trong nhà máy nhiệt điện.
Ưu điểm: Có công suất lới, tốn ít nhiên liệu
- Cần có bộ phận bảo vệ an toàn.
IV. Sử dụng tiết kiệm điện năng.
C3: 
Nồi cơm điện: Điện năngNhiệt năng
Quạt điện: Điện năng Cơ năng
Đèn LED, bút thử điện: Điện năng Quang năng.
C4: Hiệu suất cao, đỡ hao phí.
4. Tổng kết.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ và Có thể em chưa biết.
- Giáo viên tóm lược lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT.
- Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày soạn: 2 . 5 . 2010
Tiết 69: Ôn tập học kì II
Ngày giảng
...../..../.....
...../..../.....
...../..../.....
Lớp. sĩ số
9A
9B
9C
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức: 
Hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kì II, Chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
+ Kĩ năng:
Trả lời được các câu hỏi, làm được các bài tập cơ bản trong chương trình.
+ Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập
B. Chuẩn bị.	
- Các câu hỏi và bài tập hệ thống kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh.
C. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Giảng bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 9 THEO CHUAN KTKN.doc