Giáo án Ngữ văn 7 học kì II

Giáo án Ngữ văn 7 học kì II

TUầN 20

Tiết 73: VB: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức

Giúp học sinh:

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

b. Kỹ năng

Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.

c. Thái độ

- Giáo dục học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ.

2. Chuẩn bị:

a. Giáo viên:

- Đọc bài, nghiên cứu tài liệu.

- Soạn giáo án.

b. Học sinh:

- Xem trước nội dung bài.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ:

- Không kiểm tra.

*ĐVĐ vào mới:(1’)Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất

 

doc 191 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II.
Bài 18
Kết quả cần đạt:
- Hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc những câu tục ngữ đó.
- Nắm được yêu cầu và cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Ngày soạn: 	 Ngày giảng: 7A: 
 7B:
TUầN 20
Tiết 73: VB: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức 
Giúp học sinh:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. 
b. Kỹ năng
Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.
c. Thái độ 
- Giáo dục học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Đọc bài, nghiên cứu tài liệu.
- Soạn giáo án.
b. Học sinh:
- Xem trước nội dung bài.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
*ĐVĐ vào mới:(1’)Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất
b. Bài mới:
.
? Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
? Có thể chia 8 câu trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồnm những câu nào?
GV: Cũng có thể chia làm 3 nhóm: 
- C: 1,2,3,4 : K. nghiệm về thời tiết,
- C5,6: K. nghiệm về sử dụng đất sản xuất.
- C: 7,8: K. nghiệm về trồng trọt.
? Câu tục ngữ gồm mấy vế? Mỗi vế nêu lên những nhận xét gì về thời gian?
? Nhận xét đó được nêu rõ thông qua những hình ảnh nào?
?Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ở đây? Tác dụng?
? Tại sao tác giả lại chọn để nhận xét về thời gian ở tháng 5 và tháng 10?
?Như vậy ngoài phép nói quá thì câu tục ngữ còn sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng?
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?
? Trong thực tế bài học đó được áp dụng như thế nào?
? Giải nghĩa từ “Mau” và “Vắng”?
? Phép tu từ được sử dụng ở câu tục ngữ? Tác dụng?
? Như vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Tác giả dân gian giúp chúng ta có kinh nghiệm nào về thiên nhiên?
? Ráng mỡ gà?
? Có nhà thì giữ?
? Nếu diễn đạt đầy đủ, câu tục ngữ này có nội dung như thế nào?
? Câu tục ngữ đã bị lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn. Điều đó có tác dụng gì?
? Còn câu tục ngữ nào được đúc kết kinh nghiệm này?
? Câu tục ngữ kể ra hiện tượng nào? Hiện tượng đó báo hiệu điều gì xảy ra?
? Tại sao từ hiện tượng đó tác giả dân gian cho rằng sắp có lụt?
? Câu tục ngữ còn có một dị bản nữa đó là dị bản nào?
? Kinh nghiệm đúc rút từ câu tục ngữ này là gì?
? Câu tục ngữ có mấy vế? Đó là những vế nào?
 ? Hãy giải nghĩa về tấc đất?
Tấc vàng?
? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu này?
? Em có nhận xét gì về hình thức câu tục ngữ?( Cấu trúc câu) Tác dụng?
? Qua câu tục ngữ, tác giả dân gian muốn giáo dục chúng ta điều gì?
? Câu tục ngữ còn phê phán hiện tượng nào?
? Dựa vào chú thích em hãy chuyển lời câu tục ngữ sang tiếng việt?
? ở câu tục ngữ này các từ nhất, nhị, tam có tác dụng gì?
? Câu tục ngữ có thể áp dụng mọi nơi được không?
? Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta điều gì?
? Câu tục ngữ đề cập đến vấn đề nào?
? Các yếu tố đó có vai trò được sắp xếp theo thứ tự ra sao?
?Kinh nghiệm được đúc rút từ câu tục ngữ này là gì?
? Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này?
? Bài học kinh nghiệm được rút ra ở đây?
?Thì và thục?
? ý nghĩa của câu tục ngữ?
? Em có nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Tác dụng?
? Qua đó câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm gì?
?Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào?
? Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung nào về nghệ thuật?
? Thông qua hình thức đó, các câu tục ngữ đó mang ý nghĩa gì?
I. Đọc và tìm hiểu chung:(5’)
1. Khái niệm về tục ngữ:
=> Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần điệu và hình ảnh của người bình dân để đúc kết kinh nghiệm cuộc sống.
2. Phân nhóm:
- Câu 1,2,3,4 nói về thiên nhiên.
- Câu 5,6,7,8 nói về lao động sản xuất.
II. Phân tích:
1. Những câu tục ngữ nói về thien nhiên:(15')
* Câu 1: Đêm tháng 
Ngày đã tối
- Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn.
-> Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
- Nói quá. Nhấn mạnh đặc điểm ngắng của đêm tháng 5 và ngày tháng 10. Đồng thời gây ấn tượng độc đáo, khó quên.
- Đây là những tháng cao điểm của nghề nông. Tháng 5 thuộc mùa hạ, tháng 10 thụôc mùa đông. Từ đó có thể thấy rõ ở nước ta vào mùa đông thì ngày ngắn đêm dài, vào mùa hạ thì ngày dài đêm ngắn.
- Phép đối. Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông. Dễ nói, dễ nhớ.
=> Có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian hợp lí vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
- Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông. Chủ động trong giao thông đi lại nhất là đi xa.
* Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Mau: Dày, nhiều.
- Vắng: ít hoặc không có.
- Phép đối. Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa và nắng.
- Sao dày thì nắng, sao thưa thì mưa.( Tuy nhiêm không phải lúc nào cũng đúng như vậy)
=> Giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
* Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Ráng: sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành.
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.
- Nhà: nhà ở của con người
- Giữ: trông coi, bảo vệ.
-> trông coi bảo vệ nhà ở của mình.
- Khi chân trời xuất hiện màu vàng như mỡ gà, ai có nhà thì phải lo giữ gìn, bảo vệ.
- Câu rút gọn. Nhấn mạnh vào nội dung chính, thông tin nhanh, dễ nhớ. Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng này sẽ mang ý nghĩa chung cho mọi người.
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
( mùa lũ ở nước ta thường xảy ra vào tháng 7,8 âm lịch)
- Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với thời tiết nhờ cơ thể của kiến có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiế sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn di chuyển lên cao để tránh mưa, lũ lụt và lợi dụng đất mền sau mưa làm tổ mới.
- Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
=> Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 thì sẽ còn lụt.
2. Tục ngữ nói về lao động sản xuất:(14’)
* Câu 5: Tấc đất, tấc vàng.
- 2 vế: tấc đất/ tấc vàng
- Tấc là đơn vị đo lường trong dân gian bằng 1/10 thước mộc(0,0425m)
- Đất: đất đai trồng trọt, chăn nuôi-> tấc đất mảnh đất rất nhỏ.
- Vàng: kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li
Tấc vàng: một lượng vàng rất lớn.
- Đất quý hơn vàng.
- Câu rút gọn. Nêu bật giá trị của đất, thông tin nhanh tới người đọc, người nghe.
=> Đất đai có giá trị rất lớn trong đời sống lao động nên phải biết quý trọng và sử dụng có hiệu quả.
- Lãng phí đất.
* Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
- Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
- Xác định thứ tự lợi ích của các nghề: Cá, vườn, ruộng.
- Không, chỉ đúng với nơi nào làm tốt cả ba nghề.
=> Biết khai thác tốt hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
 * Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nước, phân, cần, giống.
- Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố nước, phân, cần, giống trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước.
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
=> Nghề làm ruộng cần đủ 4 yếu tố: nước, phân, cần, giống thì lúa tốt, mùa màng bội thu.
* Câu 8: Nhất thì, nhì thục.
- Thì: thời vụ thích hợp cho việc trồng trọt từng loại cây.
- Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
- Thứ nhất là thời vụ, thứ nhì là đất canh tác.
- Câu rút gọn, các vế đối xứng. Nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
=> Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố: thời vụ và đất đai, trong đó thơì vụ là quan trọng hàng đầu.
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ( cày, bừa, bón phân, giữ nước)
II. Tổng kết:(5’)
- Ngắn gọn, có vần. Các vế thường đối xứng. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
- Ghi nhớ: SGK
c. Củng cố ,luyện tập (3,)
- HS đọcphần đọc thêm
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(2’)
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ.
- Sưu tầm các câu tục ngữ.
- Chuẩn bị: tục ngữ về con người và xã hội.
- Tiết sau: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn
Ngày soạn: 	 Ngày giảng: 7A:
 7B:
Tiết 74: TLV: Chương trình địa phương
( Phần Văn và tập làm văn)
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức 
Giúp học sinh:
- Biết sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề 
b. Kỹ năng
- Bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
c. Thái độ
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Đọc bài, nghiên cứu tài liệu.
- Soạn giáo án.
b. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
*ĐVĐ vào mới: (1’)Tiết học trước các em đã tìm hiểu chương trình điạ phương phần tiếng việt. Tiết học hôm nay ta đi tìm hiểu về phần văn và tập làm văn.
b. Bài mới:
?Nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ để học sinh sưu tầm?
? Đối tượng sưu tầm là gì?
? Nhắc lại khái niệm về ca dao, dân ca và tục ngữ?
? Tục ngữ?
? Theo em hiểu thế nào là một câu ca dao?
? Có thể sưu tầm bằng những cách nào?
? Có được những câu ca dao tực ngữ ta làm gì?
I. Nội dung thực hiện:(7’)
- Sưu tầm: những câu ca dao, tục ngữ được lưu hành ở địa phương.
- Những câu tục ngữ, dân ca nói về quê hương Mai Sơn- Sơn La( Mang tên riêng địa phương, nói về sự vật, di tích, thắng cảnh, sự tích, từ ngữ địa phương)
- Mỗi HS sưu tầm 2 câu.
II. Phương pháp thực hiện:
1. Xác định đối tượng sưu tầm:(21’)
- Là những câu ca dao, dân ca, tục ngữ
- Là những sáng tác dân gian, thuộc thể loại trữ tình. Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thường được viết theo những làn điệu nhất định. Ca dao(gọi là phong dao) là phần lời của dân ca. Ca dao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung. Theo cách hiểu này ca dao chính là thơ trữ tình dân gian.
- Về hình thức: Ngắn gọn, hàm xúc, kết câu bền vững mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt trọn vẹn một ý. Tục ngữ thường sử dụng lối nói giàu hình ảnh, có vần, có nhịp. Về nội dung thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội.
Tục ngữ: 2 nghĩa nghĩa đen
- Các dị bản đều được tính là một câu ca dao.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ được lưu hành ở địa phương.
2. Cách sưu tầm:(12’)
- Có thể hỏi, người địa phương, người già cả, nghệ nhân
- Tìm trong sách báo, bộ sưu tầm lớn về tục ngữ, cao dao.
- Ghi lại ngững câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào sổ tay.
- Phân loại ca dao, dân ca.
- Các câu cùng loại thì sắ ... oặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
d- Hướng dẫn luyện đọc ở nhà
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.
- đọc diễn cảm các văn bản còn lại.
Ngày soạn: 10-5-2011	Ngày giảng:15-5-2011 7A,7B
Tiết: 136
Hoạt động Ngữ văn
Đọc diễn cảm văn nghị luận
1- Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức
Giúp HS: 
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng 
b. Kỹ năng
- phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
c. Thái độ 
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,...
2-Chuẩn bị: 
a. Giáo viên
- Đọc lại các văn bản nghị luận đã học trong chương trình
b. Học sinh
- Đọc lại các văn bản nghị luận đã học trong chương trình, tập đọc diễn cảm
3-Tiến trình bài dạy : 
a- Kiểm tra: 
Kiểm tra phần đọc chuẩn bị của học sinh
Để giúp các em tự tin hơn và đọc hay hơn các văn bản nghị luận tiết học hôm na cô sẽ hướng dẫn các em đọc diễn cảm một số văn bản nghị luận trong chương trình
b- Bài mới: 
3- Đức tính giản dị của Bác Hồ
* Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)
* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
* Đoạn 3 và 4 : Con ngời của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...
* Đoạn cuối :
- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hớng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 
4- Ý nghĩa văn ch]ơng
Xác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.
* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn th]ơng, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:
- Giọng tâm tình thủ thỉ nh lời trò chuyện.
* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ nh đoạn 2.
- Lu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên nh không thể hình dung nổi đợc cảnh tợng nếu xảy ra.
- GV đọc trớc 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lợt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. 
 c. Củng cố ,luyện tập
- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:
- Số HS đợc đọc trong 2 tiết, chất lợng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tợng cần lu ý khắc phục.
- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
d- Hướng dẫn luyện đọc ở nhà
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.
- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày soạn:12-5-2011 	Ngày giảng:16-5-2011 7A, 7B
Tiết: 137
CHương trình địa phương
(phần tiếng Việt)
1- Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
b. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
c. Thái độ
-Có thái độ nói đúng và viết đúng chíng tả 
2- Chuẩn bị: 
a. Giáo viên 
-Dặn dò một số nội dung
b. Học sinh
-Tập đọc và sửa chữa những lỗi đã mắc trong cách đọc tiếng Việt 
3-Tiến trình bài dạy : 
a- Kiểm tra: 
không kiểm tra
- GV nêu yêu cầu của tiết học.(5')
I- Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
b- Bài mới: 
- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
- HS nhớ lại bài th]ơ và viết theo trí nhớ.
- 
II- Một số hình thức luyện tập:
1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hương- Hà Ánh Minh::(25')
 Đêm. Thành phố lên đèn nh sao sa. Màn s]ơng dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn th]ơ lai láng, tình ngời nồng hậu bớc xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trớc mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm đợc trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trớc mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. 
b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:(10')
c. Củng cố, luyện tập (3')
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
d.Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (2')
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
Ngày soạn:12-5-2011 	Ngày giảng:16-5-2011 7A, 7B
Tiết: 138
CHương trình địa phương
(phần tiếng Việt)(tiếp)
1- Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
b. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
c. Thái độ
-Có thái độ nói đúng và viết đúng chíng tả 
2- Chuẩn bị: 
a. Giáo viên 
-Dặn dò một số nội dung
b. Học sinh
-Tập đọc và sửa chữa những lỗi đã mắc trong cách đọc tiếng Việt 
3-Tiến trình bài dạy : 
a- Kiểm tra: 
không kiểm tra
- GV nêu yêu cầu của tiết học.(5')
I- Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
b- Bài mới: 
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đ]ơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?
- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:
+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:
+ Trái nghĩa với chân thật ?
+ Đồng nghĩa với từ biệt ?
+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?
- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?
II- Một số hình thức luyện tập:
2- Làm các bài tập chính tả:
a- Điền vào chỗ trống:(20')
- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b- Tìm từ theo yêu cầu:(10')
- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.
- Lẻo khỏe, dũng mãnh.
- Giả dối.
- Từ giã.
- Giã gạo.
c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:(5')
- Mẹ tôi lên nương trồng ngô.
 Con cái muốn nên ngời thì phải nghe lời cha mẹ.
c. Củng cố, luyện tập (3')
- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
d-Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (2')
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
Ngày soạn:12-5-2011 	Ngày giảng:15-5-2011 7A, 7B
 Tiết: 139,140
 Trả bài kiểm tra học kì II
1-Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức
Giúp hs
- Tự đánh giá được những ưu điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.
b. Kỹ năng
- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
c. Thái độ
- Thái độ nhìn nhận đúng đắn những điểm mạnh và điểm yếu của mình
2- Chuẩn bị: 
a. Giáo viên
-Chấm bài, tổng hợp ưu khuyết điểm của học sinh
b. Học sinh
- Xem lại nội dung bài kiểm tra
3-Tiến trình bài dạy: 
a. GV tổ chức thảo luận đáp án biểu điểm 
2. Đáp án , biểu điểm 
Câu 1 Câu bị động là câu có chủ ngữ chịu tác động của một chủ thể khác, hoạt động khác hướng vào 
Câu 2 
a.Trạng ngữ từ xưa đến nay:Trạng ngữ chỉ thời gian 
- mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng :Trạng ngữ chỉ thời điểm 
b. Cum C-V: làn sóng vô cùng mạnh mẽ 
c. hình ảnh làn sóng . Tác dụng thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tinh thần yêu nước 
Câu3 
MB (1 điểm )- Sức mạnh của tinh thần đoàn kết , dẫn được câu tục ngữ 
TB:
-Giải thích nghĩa vấn đề đoàn kết được thể hiện trong câu tục ngữ (1 Điểm 
-Chứng minh câu tục ngữ đúnh bửi đoàn kết tạo nên sức mạnh của nhiều người (2 điểm 
-Việc vân dụng câu tục ngữ trong quá khứ và hiện tại (1 điểm)
Kết bài ; ý nghĩa của câu tn (1 Điểm )
- Hình thức rõ ràng ,trình bày đẹp văn phong lưu loát (1 điểm)
Ngày soạn:12-5-2011 	Ngày giảng:15-5-2011 7A,B
 Tiết: 140
 Trả bài kiểm tra học kì II
1-Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức
Giúp hs
- Tự đánh giá được những ưu điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.
b. Kỹ năng
- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
c. Thái độ
- Thái độ nhìn nhận đúng đắn những điểm mạnh và điểm yếu của mình
2- Chuẩn bị: 
a. Giáo viên
-Chấm bài, tổng hợp ưu khuyết điểm của học sinh
b. Học sinh
- Xem lại nội dung bài kiểm tra
3-Tiến trình bài dạy: 
b. Tổ chức trả bài:
- Gv nhận xét kết quả và chất lợng bài làm của lớp theo từng phần: trắc nghiệm và tự luận.
- HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ xung, trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Tổ chức xây dựng đáp án- dàn ý và chữa bài.
- HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.
- GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai lầm phổ biến.
2- Hướng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận:
- HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình.
- GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát.
- GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:
+ Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản.
+ Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hớng vào giải quyết vấn đề trong đề bài.
+ Bố cục có đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm không.
+ Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thờng.
- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.
- GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe.
- HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.
	Kết quả kiểm tra: Điểm <3: 6
	Điểm từ 3,5 -> 4,5: 20
	Điểm 5,6: 20
	Điểm từ 7: 7
	Điểm 8,9:1

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 ki II.doc