Bài soạn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7 cả năm

Bài soạn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7 cả năm

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

 Họat động : “TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP” & “TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện.

- Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.

- Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.

 - Kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng ủng hộ cán bộ lớp trong hoạt động.

 - Ý thức : có ý thức trong việc lựa chọn cán bộ lớp năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG:

1. Nội dung:

- Báo cáo tổng kết của lớp sau một năm hoạt động.

- Bầu cán bộ lớp mới.

- Ý nghĩa tên trường.

- Những truyền thống tốt đẹp của trường.

- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng
Chủ điểm tháng
Tiết 
Nội dung và hình thức hoạt động
9
Truyền thống nhà trường
01
02
1. Bầu cán bộ lớp
2. Tìm hiểu về truyền thống của trường	
10
Chăm ngoan học giỏi
03
04
1. Lễ giao ước thi đua “ Tiết học tốt ” 
2. Sinh hoạt văn nghệ “ Bài ca học tập”
11
Tôn sư trọng đạo
05
06
1. Lễ đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy cô”.
2. Tổ chức kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
12
Uống nước nhớ nguồn
07
08
1. Hát về quê hương và quân đội anh hùng
2. Hội vui học tập.
1+2
Mừng Đảng, mừng Xuân
09
10
11
12
1. Mùa xuân và truyền thống văn hóa quê hương, đất nước.
2. Truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương.
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện “ Trường xanh, sạch, đẹp”.
4. Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân
3
Tiến bước lên đoàn
13
14
1. Chúng em hát về mẹ và cô giáo.
2. Rèn luyện theo gương sáng đoàn viên
4
Hoà bình và hữu nghị
15
16
1. Hội vui học tập
2. Tình đoàn kết hữu nghị.
5
Bác Hồ 
kính yêu
17
18
1. Bác Hồ với thiếu nhi; thiếu nhi với Bác Hồ
2. Hát về Bác Hồ kính yêu
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 7
Ngaøy soaïn: 25/08/2010.
Ngaøy thöïc hieän: 26/ 09/ 2010.
Thôøi löôïng 90 phuùt. 
 CHUÛ ÑIEÅM THAÙNG 9
TRUYEÀN THOÁNG NHAØ TRÖÔØNG
 Họat động : “TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP” & “TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”
YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện. 
- Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.
- Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
 - Kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng ủng hộ cán bộ lớp trong hoạt động.
 - Ý thức : có ý thức trong việc lựa chọn cán bộ lớp năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG:
Nội dung: 
- Báo cáo tổng kết của lớp sau một năm hoạt động.
- Bầu cán bộ lớp mới.
- Ý nghĩa tên trường.
- Những truyền thống tốt đẹp của trường.
- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
Hình thức hoạt động:
- Thảo luận theo tổ.
- Thảo luận nhóm.
- Thi hỏi – đáp và kể chuyện về truyền thống của trường.
- Thi đố vui và văn nghệ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động : 
 - Một vài tiết văn nghệ .
 - Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
 - Bảng ghi nhiệm vụ của cán sự lớp.
 - Những tấm gương các thầy, cô giáo dạy tốt; các bạn học tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp.
 - Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè.
 - Các câu hỏi , câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp.
1. Trường ta thành lập từ năm nào? ( 2002).
2. Thành tích cao nhất của trường ta, của lớp ta trong năm học vừa qua là gì?
3. Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến?
4. Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp huyện trong các kì thi học sinh giỏi các môn?
5. Có những bạn nào làm được việc tố mà chúng ta cần học tập?
6. bạn có cảm nghĩ gì về tên trường ta?
7.Bạn hãy hát một bài hoặc đọc, ngâm một bài thơ) về trường, lớp, về thầy cô và bạn bè, về quê hương, đất nước ta.
8. Bài hát có các từ “ cô giáo em” là : Đi học ( Nhạc và lời : Minh Chính- Bùi Đình Thảo).
9. Bài hát có các từ chỉ dụng cụ học tập là : Em yêu trường em ( Nhạc và lời : Hoàng Vân)
 2. Chuẩn bị tổ chức :
 - Cung cấp cho học sinh bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
LỚP TRƯỞNG
LỚP PHÓ
HỌC TẬP
CÁC CÁN SỰ MÔN HỌC
TỔ TRƯỞNG
TỔ PHÓ
LỚP PHÓ VĂN NGHỆ
CÁC CÁN SỰ
CHỨC NĂNG
 - Tổ 1 trang trí lớp , kẻ tiêu đề,kê bàn ghế.
 - Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ.
	- GVCN dự kiến nhân sự và viết một bảng về nhiệm vụ của cán bộ lớp:
	+ Lớp trưởng: phụ trách chung và phụ trách về nề nếp của lớp.
	+ Lớp PHT: Theo dõi về mảng học tập của từng tổ và lên kế hoạch cho các cán sự môn học hoạt động.
	+ Lớp PVT: phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, thể dục thể thao.
	+ Lớp PLĐ: phụ trách về công tác lao động của lớp và việc trực nhật của các tổ.
	+ Cán sự bộ môn: phụ trách môn của mình và có kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu.
 - GVCN nêu yêu cầu, nội dung và hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các phương tiện hoạt động.
 - Mỗi tổ cử 4 học sinh dự thi, các tổ viên còn lại là cổ động viên cho tổ mình.
 - Cử BGK và thư kí: GVCN và lớp PHT, Cẩm Tú.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG 
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
*Hoạt động 1 : 
 -Khởi động.
 - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
(5 Phút)
Cả lớp : Hát một bài hát tập thể.
- Dẫn chương trình: Giới thiệu đại biểu, GVCN .
- Người điều khiển tuyên bố lý do: Kính thưa cô chủ nhiệm, các bạn thân mến, như bao năm qua lớp muốn được những thành quả đáng kể, đó là công lao của tất cả mỗi thành viên trong lớp, trong đó vai trò của cán bộ lớp (CBL) rất đáng để chúng ta biểu dương.Năm học này có những điều rất mới chúng ta phải cùng nhau nổ lực phấn đấu dưới sự hương dẫn của cô giáo CN. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau lựa chọn ra một đội ngũ ban cán sự lớp có đủ năng lực để đưa phong trào lớp ngày càng đi lên.
Cùng hát.
Nghe
*Hoạt động 2 : 
- Nêu vị trí và nhiệm vụ của cán sự lớp.(7 phút) 
- Bầu cán bộ lớp
( 20 Phút)
- GVCN định hướng cho tập thể lớp về mục đích, yêu cầu lớp tự quản thật chặt chẽ, giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các mối quan hệ trong đó.
- Nêu nhiệm vụ chính của đội ngũ cán bộ lớp.
- Cả lớp sinh họat văn nghệ.
- Lớp đề cử CBL.
 - Thư kí ghi tên những người được đề cử lên bảng.
 - Dẫn chương trình: Cả lớp biểu quyết bằng tay (người DCT cho biểu quyết ). 
 - Cả lớp chọn ra : 1 lớp trưởng , 3 lớp phó , 4 tổ trưởng , 4 tổ phó .
 - Người DCT ghi số người biểu quyết theo thứ tự danh sách rồi chọn ra ban CSL mới.
 - GVCN tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
 - Đại diện đội ngũ cán bộ lớp hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
- GVCN chúc mừng BCS lớp mới, đồng thời phát biểu một số ý kiến. - DCT nêu chương trình hoạt động, mời các đội thi đấu và BGK lên làm việc.
Phát biểu
- Lắng nghe
- Quan sát và gợi ý
- Phát biểu
- Nghe
- Chúc mừng và phát biểu ý kiến
*Hoạt động 3 : 
@.Thi hiểu biết về truyền thống của trường.
(20 Phút)
- BGK nêu thể lệ thi , cách chấm điểm , quy định thời gian chuẩn bị để trả lời và thang điểm cho từng loại câu hỏi.
- DCT lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi của cuốc thi.
 Các đội báo tín hiệu trả lời bằng cách giơ cờ . Tổ trả lời trước mà chưa đúng thì tổ khác có quyền trả lời. nếu các đội cùng đồng thời có tín hiệu thì viết ý kiến trả lới ra giấy . DCT sẽ đọc ý kiến trả lời của từng đội cho cả lớp nghe . Giám khảo cho điểm từng tổ công khai lên bảng. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời cổ động viên. Nếu không ai trả lời đúng thì DCT nêu đáp án.
- Chú ý nghe
- Quan sát và gợi ý
* Hoạt động 4 : 
- Thi đố vui và văn nghệ. ( dành cho cổ động viên).
( 15 Phút)
- Công bố kết quả và trao thưởng.
Nhận xét hoạt động.
(8 Phút)
- DCT nêu từng câu đố vui hoặc văn nghệ, sau đó mời cổ động viên xung phong trả lời. Nếu không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án. Nếu có nhiều cổ động viên cùng xung phong thì người DCT nên mời đồng đều giữa các tổ. 
- Trưởng BGK công bố kết quả thi giữa các đội.
- DCT mời GVCN lên trao quà cho đội xếp hạng nhất, nhì, ba,
- GVCN nêu nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các em.
- Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học để thực hiện tốt.
- Động viên đội ngũ cán bộ lớp phấn đấu thực hiên tốt nhiệm vụ.
- Cổ vũ
- Công bố kết quả.
- Phát thướng.
Nhận xét, phát biểu.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: ( 10 phút).
* Nhận xét của học sinh thông qua hoạt động:
+Ưu điểm: ......
+ Khuyết điểm: ..
* Nhận xét của GVCN:
- Đối với người dẫn chương trình:
+Ưu điểm: ......
+ Khuyết điểm: ..
- Đối với tập thể lớp:
+Ưu điểm: ......
+ Khuyết điểm: ..
- Đối với công tác chuẩn bị:
+Ưu điểm: ......
+ Khuyết điểm: ..
VI. DẶN DÒ: ( 5 Phút)
Chuẩn bị cho tiết sau: Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi.
 Tiết 3-4: “ Lễ giao ước thi đua “ Tiết học tốt”. 
* RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngaøy soaïn: 21/ 09/2010.
Ngaøy thöïc hieän: / / 2010.
Thôøi löôïng 90 phuùt.
 CHUÛ ÑIEÅM THAÙNG 10 
CHAÊM NGOAN HOÏC GIOÛI
* Hoạt động : LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ TIẾT HỌC TỐT”
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó.
- Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập.
- Ôn luyện và hiểu thêm ý nghĩa giáo dục của các bài hát.
- Giáo dục thái độnghiêm túc và ý thức say mê trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG:
 1.Nội dung: 
- Tiết học tố và ý nghĩa tác dụng của nó.
- Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tiết học tốt?
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “ Tiết học tố theo lời Bác dạy”.
- Kết hợp biễu diễn những tiết mục văn nghệ với phần thi đọc, thi hát một đoạn của bài thơ, bài hát phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.
 2.Hình thức hoạt động:
- Trao đổi về yêu cầu và cách thức thực hiện tiết học tốt, tiến hành việc đăng kí thi đua giữa các tổ.
- Biểu diễn văn nghệ cá nhân, tập thể.
- Thi hát giữa đại diện các tổ theo chủ đề hoặc theo một yêu cầu cụ thể.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động : 
 - Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt theo 4 chỉ tiêu chính:
+ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà;
+ Giữ kỉ luật trật tự trong giờ học;
+ Số điểm tốt sẽ đạt được;
+ Phát biểu ý kiến trong giờ học.
( Thời gian diễn ra trong tháng 10).
 - Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời.
 2. Chuẩn bị tổ chức :
 - Tổ 2 trang trí lớp , kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
 - Mỗi tổ chuẩn bị 3 tiế ...  dưới cơ hoành, hơi nghiêng về bên trái trong ổ bụng? Dạ dày
25. Người dân tộc Thái từ bao đời nay vẫn tự hào về một truyện thơ được đánh giá “là quyển sách quý nhất trong mọi quyển sách quý”.Đó là truyện thơ nào? Tiễn dặn người yêu( Xống chụ xon xao)
26. Chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975 mang số hiệu 390 hiện được trưng bày tại nơi nào ở thành phố Hồ Chí Minh? Dinh Thống Nhất (trước đây là Dinh Độc lập)
27. Giải VTV T&T Cup lần thứ nhất có 4 đội bóng đá thi đấu vòng tròn một lượt. Hỏi có tất cả mấy trận đấu ? 6 trận. Công thức : n(n - 1) : 2.
28. Trong một bài thơ trào phúng, có một nhân vật được ông Tam Nguyên Yên Đổ vịnh rằng: “Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe. Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi”. Nhân vật ấy là ai? Tiến sĩ giấy
29. Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có cấu tạo giống Trái Đất nhất? Sao hoả
30. Khi tả về món ăn này, Nguyễn Tuân đã viết: “Vào mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình”. Đó là món ăn nào?Phở
31. Trên các bản đồ thế giới cổ xưa, người ta thường ghi tên vị thần nào? Thần Atlat
32. Trong tên viết tắt của Tổ chức cac nuoc Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, chữ O là viết tắt của từ gì? Organization 
33. Con muỗi hút máu người và loài vật để làm gì? Để nuôi trứng
34. Đợt rét muộn cuối cùng vào tháng ba ở miền Bắc gọi là gì? Rét Nàng Bân 
35. Đẻ đất đẻ nước là pho sử thi của dân tộc nào ? Mường
36. Tổng thống nước nào ở Đông Nam Á hiện nay là phụ nữ? Philipin
37. Người thầy nào khi mất đi đã được học trò tôn xưng là Tuyết giang phu tử? Nguyễn Bỉnh Khiêm
38. Đại dương nào giáp các châu Á, Mỹ, Đại Dương? Thái Bình Dương
39. Vì bộ xương của loài chim này hình ống rỗng, chứa đầy không khí nên chúng biết trước sự thay đổi thời tiết ở các vùng biển. Đó là loài chim nào? Hải âu
40. Trong một tam giác có tổng hai góc bằng góc còn lại thì đó là tam giác gì? Tam giác vuông
41. Tác phẩm Tụng giá hoàn kinh sư ra đời sau khi cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta thắng lợi? Chống xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai
42. Ai là người được tặng Huân chương Sao Vàng đầu tiên ở nước ta? Chủ tịch Tôn Đức Thắng.. 
43. Từ các số 2, 3, 7, 8 có thể thành lập được bao nhiêu số chính phương có ba chữ số?
Không có số nào. Vì số chính phương không có tân cùng bằng 1 trong các chữ số trên. 
45. Đảo này là tên ghép của cụm từ “Tri Châu’ và “Linh Tuần” tạo thành? Đảo Tuần Châu
47. Đội bóng nào vô địch V-League năm 2005? Gạch Đồng Tâm Long An
48. Nhà văn Hemingway đoạt giải Nobel với tác phẩm nào? Ông già và biển cả 
49. Nhà thờ nào lớn nhất miền Bắc nước ta ? Nhà thờ Phát Diệm ( Ninh Bình).
50. Loại hình sân khấu cải lương có nguồn gốc ở miền nào ? Nam Bộ (Tây Nam Bộ)
Rìu Bạc 
Tham gia
Aug 2008
Bài
365
Cảm ơn
157
Điểm: 269/79 bài viết
100 câu hỏi Lịch Sử(wá dễ) Cố lên 
1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa ?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua ?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương-Thông ?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng ?
6. Voi ai nhỏ lệ ở dòng Hoá giang ?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng ?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thuở nào ?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào ?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai ?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài ?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương ?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương ?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha ?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa ?
16. Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày ?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây ?
18. Hồng Sơn liệp hộ triều Tây ẩn mình ?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh ?
20. Ấu nhi tập trận cỏ tranh làm cờ ?
21. Vua nào nguyên súy hội thơ ?
22. Hùng Vương Quốc tổ đền thờ ở đâu ?
23. Đại vương bẻ gãy sừng trâu ?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng ?
25. Ai mà Tên tạc núi sông 
Giúp vua dựng nước yên dân cõi đời ?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng ?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng ?
28. Bình Ngô ai soạn bản văn lưu truyền ?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên ?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thuở nào ?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào ?
32. Bình Khôi chức hiệu được trao cho người ?
33. Tây Sơn có nữ tướng tài ?
34. Cần Vương chống Pháp bị đầy xứ ta ?
35. Tổ ngành Hát Bộ nước nhà ?
36. Khúc ngâm chinh phụ ai là tác nhân ?
37. Vua nào sát hại công thần ?
38. Nhà văn viết chuyện Tố Tâm trữ tình ?
39. Thái Nguyên chống Pháp dấy binh ?
40. Hà- Ninh tổngđốc vị thành vong thân ?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần ?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền ?
43. Công lao văn học Nguyễn Thuyên ?
44. Lừng danh duyên hải dinh điền là ai ?
45. Nhà thơ sông Vị biệt tài ?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa ?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa ?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò ?
49. Mê Linh xây dựng cơ đồ ?
50. Bến Hàm Tử bắt quân thù xâm lăng ?
51. Húy danh hoàng đế Gia Long ?
52. Tướng nào hương khói lăng ông thuở giờ ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu Cơ ?
54. Thánh Trần nay có đền thờ ở đâu ?
55. Đời nào có chức Lạc Hầu ?
56. Tướng Châu văn Tiếp ở đâu bỏ mình ?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình ?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành ?
59. Đầm Dạ Trạch nức uy danh ?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành từ quan ?
61. Công thần vì rắn mắc oan ?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến tranh ?
63. Vua nào dòng dõi Đế Minh ?
64. Vĩnh Long thất thủ liều mình tiết trung ?
65. Ngày nào trảy hội đền Hùng ?
66. Ngày nào sông Hát, Nhị Trưng trầm mình ?
67. Núi nào ngự trị Sơn Tinh ?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào ?
69. Gốc nguồn hai chữ "đồng bào" ?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông Du ?
71. Hùm thiêng trấn đóng chiến khu ?
72. Vua nào thành lập hội thơ Tao Đàn ?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang sơn ?
74. Thiết triều nằm lả, khiến tàn nghiệp Lê ?
75. Hóa giang giữ trọn lời thề ?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao ?
77. Móng rùa thần tặng vua nào ?
78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý trào nổi danh ?
79. Dâng vua sách lược trị bình ?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen ?
81. Người Tàu dựng đất Hà Tiên ?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái Nguyên bỏ mình ?
83. Quy Nhơn thất thủ, quyên sinh ?
84. Lê triều sử ký soạn thành, họ Ngô ?
85. Công thần mà bị quật mồ ?
86. "Vân Tiên" tác giả loà mù là ai ?
87. Đại Từ nổi tiếng tú tài ?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân ?
89. Dâng vua cải cách điều trần ?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc Hân, vua nào ?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao ?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai ?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai ?
94. Phòng khuê vọng tiếng thuyền chài, tương tư ?
95. Đông y lừng tiếng danh sư ?
96. Lời thề diệt địch bên bờ Hóa giang ?
97. Vân Đồn ai thắng danh vang ?
98. Am Mây ẩn dật chẳng màng lợi danh ?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh ?
100. Tháng nào cách mạng nổ ra 
Việt Nam từ đó xưng danh với đời ?
Chú ý: mình chỉ hỏi thuj. kòn câu trả lời thì hem bjt àh nhá 
pác nào pro zải zúp tớ nhá 
sad and alone !!!
Trả Lời Với Trích Dẫn   
Mình póc tem rồi trả lời lun này :
1. Mai Hắc Đế
2. Lý Công Uẩn
3. Trần Hưng Đạo
4. Nguyễn Trãi
5. Thánh Gióng
6. Trần Hưng Đạo
7. Lê Lợi
9. Lê Lai
10. Nhiều lém như Hai Bà trưng, Bà Triệu, Bà Lê Chân...
12. Thoát Hoan
13. Trần Bình Trọng
14. Mỵ Châu
15. Quang Trung Nguyễn Huệ
16. Phan Bội Châu
17. Đào Duy Từ
19. Bà Triệu - Triệu Thị Trinh, Hai Bà Trưng - Trưng Trắc và Trưng Nhị
20. Đinh Bộ Lĩnh
21. Lê Thánh Tông
22. Núi Đền, Bạch Hạc Vĩnh Phú
24. Lê Lợi
26. Yết Kiêu 
27. Vạn Hạnh
28. Nguyễn Trãi
29. Phạm Thái Học và các bạn đồng đội của ông
31. Âu Cơ
33. Bùi Thị Xuân
34. Hàm Nghi
36. Đoàn Thị Điểm
37. Lê Lợi, Gia Long
39. Đội Cấn
40. Hoàng Diệu
41. Trần Cảnh
45. Tú Xương 
46. Duy Tân
47. Mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu
48. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi
49. Hai Bà Trưng
50. Trần Nhật Duật
51. Nguyễn Ánh
52. Lê Văn Duyệt
53. Lạc Long Quân
54. Vạn Kiếp (hay còn gọi là Kiếp Bạc)
55. Hùng Vương
57. Nguyễn Bỉnh Khiêm
59. Triệu Quang Phục
60. Chu Văn An
61. Nguyễn Trãi
62. Trần Thái Tông và Thánh Tông 
65. Mồng 10 tháng 3
70. Phan Bội Châu
71. Hoàng Hoa Thám
72. Lê Thánh Tông
73. Quang Trung Nguyễn Huệ
74. Lê Long Đĩnh hay Lê Ngọa Triều
76. Lê Lợi
77. An Dương Vương
78. Lý Thường Kiệt
80. Mạc Đĩnh Chi
81. Mạc Cữu
84. Ngô gia văn phái
85. Lê Văn Duyệt
86. Nguyễn Đình Chiểu
90. Chế Mân
91. Cao Bá Quát
92. Đào Duy Từ
93. Phan Thanh Giản
94. Mỵ Nương
95. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
98. Chú Lía
99. Kỷ Dậu 
100.Cách mạng tháng tám
Ko biết phải ko , câu nào sai anh em chỉ bảo nhá ! Ak wên , mình còn thiếu câu trả lời câu 8,11,18,23,25,30,32,35,38,42,43,44,56,58,63,64,66, 67,68,69,75,79,82,83,87,88,89,96,97. Hơi dốt lịch sử ai trả lời nốt giùm ^^! 
1. Câu hỏi:
Câu hỏi 1:thời kì đồ đá chia làm những giai đoạn nào ?
Câu hỏi 2:Trưng Vương bị thất bại bởi ai?
Câu hỏi 3:nghĩa quân Bà Triệu đã thắng nhiều trận nhưng thất bại,vì sao?
Câu hỏi khó 4:Việt Nam Quốc Dân đảng do ai thành lập?
2.Các câu trả lời:
a) Của 2 bạn haibara_55 và phuongbac96:
Câu hỏi 1:Thời kì đồ đá chia làm 3 giai đoạn:đồ đá cũ, đồ đá mới và đồ đá......
Câu hỏi2:Trưng Vương đã bị thất bại bởi Mã Viện.
Câu hỏi 3:Viên tướng Lục Dận của nhà Ngô đã huy đọng lục lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân của Bà Triệu nên trận đánh bị thất bại.
Câu hỏi khó 4:Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập.
b) Của yumi_26:
Câu hỏi 1: Thời kì đồ đá chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đồ đá cũ, giai đoạn đồ đá giữa và giai đoạn đồ đá mới.
Câu hỏi 3:Nghĩa quân Bà Triệu thất bại, vì:
Năm Mậu Thìn (248), Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Bà Triệu và anh là Triệu Quốc Đạt liền cử tướng lên biên giới chặn đánh nhưng thất bại. Sau khi chiếm lại được lỵ sở Giao Châu, y đem quân xuống phía Nam tiến đánh Bộ Điền, đại bản doanh của nghĩa quân. Trong lúc nguy nan thì anh bà không may lâm trọng bệnh rồi mất.
Tướng sĩ bèn tôn bà lên thay anh giữ quyền chủ tướng tối cao. 
Khi ấy, Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ giao động mắc mưu địch. 
Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường chối bỏ lời dụ dỗ của giặc, tiếp tục đánh gây cho giặc nhiều tổn thất
Mặc dầu vậy, sau năm sáu tháng chống chọi, vì có kẻ phản bội, bà đã phải tự vẫn trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa) để khỏi sa vào tay giặc hung ác.
Câu hỏi 4:Trong thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập một tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL 7 MOI NHAT.doc