Giáo án Ngữ văn 7 cả năm - Trường THCS An Bình

Giáo án Ngữ văn 7 cả năm - Trường THCS An Bình

Văn bản

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 (Lí Lan)

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

2. Kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng nhận biết các dấu hiệu biểu cảm.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu cha mẹ, ý thức tự giác học tập.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Đàm thoại

- Bình giảng

- Phân tích

- Nêu vấn đề

C. CHUẨN BỊ.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.

- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.

 

doc 276 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 cả năm - Trường THCS An Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 1 Ngày soạn: 15 / 08 / 2012
Văn bản 
Cổng trường mở ra
 (Lí Lan)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng nhận biết các dấu hiệu biểu cảm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu cha mẹ, ý thức tự giác học tập.
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
C. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
- Tổ chức.
- KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Bài mới. 
- GV: cho HS nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng.
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản. 
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS tìm hiểu các chú thích 1,4,9 và các từ khó. 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
? Nêu nội dung chính từng phần?
? Văn bản đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
? Nêu nhận xét về cốt truyện, nhân vật, ngôi kể?
? Truyện chủ yếu ghi lại tâm trạng của người mẹ, vậy tâm trạng của người mẹ diễn ra ntn?
? Vì sao trong đêm trước ngày khai giảng vào lớp 1 của con, người mẹ không sao ngủ được?
? Qua đó em hiểu được tấm lòng của người mẹ ntn?
? Cũng trong đêm đó, tâm trạng của người con có gì khác? Tâm trạng đó được thể hiện qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của người con?
? Trong lúc con ngủ một cách dễ dàng thì mẹ lại không ngủ được. Không ngủ được, người mẹ đã nghĩ gì, làm những gì?
? Từ những suy nghĩ và việc làm đó đã cho em những cảm nhận ntn về tấm lòng của người mẹ trong đêm không ngủ ấy?
? Tất cả điều trên cho em hình dung về một người mẹ ntn?
? Nhắm mắt lại nhưng không ngủ được, những ấn tượng và liên tưởng nào đã ùa về trong tâm trí người mẹ?
? Những ấn tượng và liên tưởng đó đã thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?
? Tìm những câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường và trách nhiệm của xã hội đối với ngày khai trường?
? ở nước ta ngày khai giảng có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
? Em hiểu câu nói: Bước qua cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra của người mẹ ntn?
? Đọc văn bản ta thấy người mẹ như đang nói với ai đó. Có phải đang trực tiếp nói với con không?
? Cách viết này có tác dụng gì?
? Bài văn nói lên tâm trạng nào của người mẹ.
? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai.
? Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì ?
? Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
I. Giới thiệu chung.
- Bài kí được trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, XB ngày 1/9/2000 tại TPHCM.
- Ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích.
- Giọng đọc trong sáng, thể hiện được tình cảm của người mẹ đối với con.
- Khai trường, thiết giáp, mẫu giáo.
2. Bố cục.
- P1: Từ đầu đến ngày đầu năm học
-> Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.
- P2: Còn lại -> ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
3. Phân tích.
- Bút kí, biểu cảm.
- Nhân vật chính: người mẹ và con.
- Cốt truyện: rất ít sự việc, chi tiết. Chủ yếu là tâm trạng của người mẹ.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
a. Tâm trạng của người mẹ.
* Tâm trạng người mẹ:
- Không ngủ được, trằn trọc, suy nghĩ triền miên.
=> Người mẹ đã hồi hộp bồn chồn và trằn trọc suốt đêm không ngủ được vì mẹ vô cùng thương yêu con, lo lắng cho con; thấy con cũng hồi hộp, lo lắng nên mẹ không ngủ được.
* Tâm trạng của con:
- Ngủ dễ dàng
- Gương mặt thanh thoát
- Háo hức.
=> Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư pha lẫn chút vui mừng, sung sướng và hồi hộp.
* Mẹ không ngủ vì: 
- Mẹ nghĩ về con
- Mẹ nghĩ về ngày đầu tiên mẹ đi học.
- Mẹ giúp con chuẩn bị đồ dùng
- Mẹ dọn dẹp nhà cửa, dọn việc vặt
+ Hs thảo luận, phát biểu.
+ Gv chốt: Xúc động, đắm chìm vào những suy tưởng trước một sự kiện lớn sắp đến với con mình.
- Mẹ một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ. Đó là đức hi sinh, một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ VN.
=> Đó là một người mẹ tuyệt vời: yêu thương và tin tưởng ở tương lai của con.
b. ấn tượng của tuổi thơ và liên tưởng của người mẹ.
* ấn tượng: 
- Vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
- ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên.
* Liên tưởng:
- Ngày khai trường ở Nhật Bản
- Ngày lễ của toàn xã hội.
=> Người mẹ muốn: truyền cho con cái tâm trạng rạo rực, xao xuyến; niềm sung sướng, xốn xang; muốn khắc đậm vào trong tâm hồn – tâm trí bé thơ về niềm vui ngày khai trường để trở thành ấn tượng sâu đậm nhất cuộc đời.
* Ví dụ: Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục
+ Hs thảo luận nhóm, phát biểu.
+ Gv chốt: Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người. ậ đó những tri thức mới, những tình cảm mới, những tư tưởng, đạo lí, những mối quan hệ mới về tình thầy trò, bạn bè sẽ được mở ra, sẽ đến với con.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến trường học tập.
=> NT: Đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm -> Độc thoại -> Nhân vật tâm trạng.
- Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp.
4. Tổng kết.
- Xao xuyến, bâng khuâng trước ngày khai trường của con.
- Những dòng nhật kí, mẹ trò chuyện với chính mình, nói thầm với con: khắc hoạ được những điều khó nói.
* Ghi nhớ: SGK trang 9. 
III. Luyện tập.
Bài tập 1
A. Miêu tả quang cảng ngày khai trường.
B. Bàn vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
D. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
 Bài tập 2
- Hs thảo luận phát biểu
- Gv chốt: Đồng ý với ý kiến đó.
Vì : đây là sự chuyển đổi có ý nghĩa quan trọng, là lần đầu tiên.
e. Củng cố - Hướng dẫn.
 ? Nêu những suy nghĩ của em về tình cảm của cha mẹ và vai trò của nhà trường sau khi học song văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan 
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học
- Soạn bài: Mẹ tôi
Tuần 1 - Tiết 2 Ngày soạn: 15 / 08 / 2012
Văn bản
 mẹ tôi
 (ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ.
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
- Tổ chức.
- KTBC: ? Em cho biết nỗi lòng và cảm nghĩ của người mẹ trong văn bản 
 Cổng trường mở ra?
 ? Qua văn bản em rút ra suy nghĩ gì cho bản thân mình?
- Bài mới. 
- HS đọc chú thích (*) SGK trang 11.
 ? Em hãy nêu đôi nét về tác giả. 
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Gv hướng dẫn cách đọc.
? Tìm hiểu chú thích 2,5,7,9
? Em hãy nêu nội dung chính của văn bản?
? Vậy nhân vật chính trong tác phẩm là ai? Vì sao có thể xác định như thế?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
? Nêu nội dung chính từng phần?
? Ai là người kể chuyện? Người kể chuyện dùng ngôi kể nào?
? Em có nhận xét gì về hình thức kể của văn bản?
? Văn bản là một bức thư nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi?
? Có ý kiến cho rằng: VB này là sự kết hợp của 4 thể loại nhật kí, tựư, viết thư và nghị luận. ý kiến em ntn?
? Vì sao bố của En- ni- cô lại viết thư cho em?
? Bố En- ni- cô viết thư cho em với mục đích gì?
? Mẹ của En- ni- cô hiện lên qua những chi tiết nào?
? Qua đó em thấy người mẹ có phẩm chất gì?
Liên hệ thực tế: ? Mẹ em đã lo lắng cho em như thế nào?
? Câu văn nào thể hiện rõ nỗi đau của
En- ni- cô khi mất mẹ? Vì sao em xác định như vậy?
? Tại sao người mẹ không xuất hiện trực tiếp mà qua điểm nhìn của người cha ? Tác dụng?
? Nếu là bạn của En-ri-cô, em nói gì với bạn.
 ( Hs bộc lộ)
? Khi phát hiện ra En-ri-cô phạm lỗi với mẹ, tâm trạng của ông ntn?
? Không chỉ là tâm trạng đau xót, tức giận , người cha còn thể hiện thái độ ntn?
? Những chi tiết đó thể hiện thái độ ntn của người cha?
? Bố đã cảnh tỉnh En-ri-cô ntn?
? Vậy tại sao chà đạp lên tình yêu cha mẹ là nhục nhã?
? Người cha đã khuyên con ntn? 
? Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này?
TL nhóm:
? Theo em vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
? Bố dặn En-ri-cô điều gì?
? Giọng điệu người cha ntn?
I- Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
- ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 - 1908) là nhà văn I-ta-li-a. 
2. Tác phẩm.
- Văn bản là một câu chuyện nhỏ, trích trong “Những tấm lòng cao cả ” (1886).
II- Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích.
- Giọng đọc chậm rãi, tình cảm tha thiết, nghiêm nghị thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của người cha.
- Khổ hình, vong ân bội nghĩa
- Thể hiện tâm trạng và suy nghĩ của người bố qua bức thư gửi cho con: công lao, tình cảm của người mẹ gửi cho con.
- Người cha. Vì hầu hết lời nói trong văn bản này là tâm tình của người cha. 
 2. Bố cục. ( Gồm 3 phần)
- P1: Từ đầu đến sẽ là ngày con mất mẹ – Hình ảnh người mẹ.
- P2: Tiếp đến chà đạp lên tình thương yêu đó – Những lời nhắn nhủ dành cho con.
- P3: Còn lại – Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con. 
3. Phân tích.
- Người kể chuyện lànhan vật tôi
- Ngôi kể: thứ nhật.
- Hình thức: dạng nhật kí, ghi chép những tâm tình và sự việc riêng tư qua tong ngày.
- Văn bản mang tính truyện, có chuyện xảy ra nhưng dưới dạng một bức thư. Tiêu điểm của văn bản là người mẹ. Tuy không xuất hiện nhưng mọi chi tiết, mọi nhân vật đều hướng tới nhân vật trung tâm này. Đồng thời tạo ra sự linh hoạt khi thể hiện diễn biến tâm trạng của người cha một cách chân thành, tha thiết.
+ Hs thảo luận, phát biểu
+ Gv chốt: Là kiểu văn bản viết thư + nghị luận.
a. Hình ảnh người mẹ.
* Lí do:
- En- ri- cô nói lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo.
* Mục đích:
- Để cảnh cáo, phê phán 1 cách nghiêm khắc thái độ sai trái của En- ri- cô đối với mẹ.
* Hình ảnh người mẹ:
- Thức suốt đêm có thể mất con sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để cứu sống con.
-> Lo lắng, dành hết tình thương cho con, quên mình vì con.
- Trong đời con, con có buồn thảm nhất tất sẽ là ngày con mất mẹ.
- Mất đi người sinh ra ta, mất tình yêu thương, mất chỗ dựa
- Khắc sâu sự hi sinh thầm lặng.
=> Qua bức thư người bố gửi con, người mẹ hiện lên cao cả và lớn lao.
- Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ tình cảm và thái độ quí trọng của người bố đối với người mẹ mới có thể nói một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà người mẹ đã âm thầm lặng lẽ dành cho đứa con của mình.
b. Tâm trạng của ...  năng:
3. Thái độ:
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
A.Mục tiêu:
- Giúp HS: tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, nhấn giọng.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu cái đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng đọc.
B.Chuẩn bị:
GV: Sgk, giáo án, tài liệu
HS: Đọc bài ở nhà
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
- GV nêu yêu cầu cách đọc văn bản
- Gọi hs đọc - HS nhận xét - GV nhận xét chung
? Gọi hs đọc thuộc lòng 1 đoạn trong văn bản.
- GV nêu yêu cầu cách đọc văn bản
- Gọi hs đọc - HS nhận xét - GV nhận xét chung
I. Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
* Giọng toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng
+ Đoạn đầu: - Nhấn mạnh các từ ngữ: nồng nàn, đó là
- Ngắt đúng vế câu, nhấn giọng ở các động từ, tính từ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt qua, nhấn chìm. Câu cuối đoạn 1 cần đọc giọng nhỏ hơn, lưu ý các điệp từ, đảo ngữ.
+ Đoạn thân bài: Đọc tốc độ nhanh hơn, chú ý các cặp quan hệ từ: Từ đến, cho đến.
+ Đoạn kết bài: Giọng chậm và nhỏ hơn. Ba câu đầu nhấn mạnh các từ ngữ: cũng như, nhưng. Hai câu cuối đọc chậm, nhấn mạnh các từ ngữ: nghĩa phải là, các độnh từ làm vị ngữ: giải thích, tuyên truyền, lãnh đạo
II. Văn bản: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
* Giọng toàn bài: Đọc chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào. Hai câu đầu cần đọc chậm và rõ hơn. Nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng
- Đoạn: Tiếng Việt có....thời kì lịch sử
Chú ý từ được lặp lại nhiều lần: Tiếng Việt
Cụm từ mang tính chất giảng giải: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng 
- Đoạn: Tiếng Việt... văn nghệ
Đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay.
- Câu cuối: Đọc giọng khẳng định vững chắc thể hiện niềm tự hào của chúng ta về ngôn ngữ Tiếng Việt
E. Củng cố - Hướng dẫn:
? Đọc thuộc lòng 1 đoạn trong văn bản mà em thích?
- GV nhận xét ý thức của hs
- Chuẩn bị 2 văn bản còn lại
__________________________________
Tuần 36 - Tiết 136 Ngày soạn: 05/5/2009 
Hoạt động ngữ văn
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
A.Mục tiêu:
Giúp HS: tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, nhấn giọng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu cái đẹp.
Rèn luyện kĩ năng đọc.
B.Chuẩn bị:
- GV: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- HS: chuẩn bị theo yêu cầu sgk.
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
- GV nêu yêu cầu cách đọc văn bản
- Gọi hs đọc - HS nhận xét - GV nhận xét chung
? Gọi hs đọc thuộc lòng 1 đoạn trong văn bản. 
- GV nêu yêu cầu cách đọc văn bản
- GV gọi hs đọc từng đoạn
- HS chú ý theo dõi cách đọc, nhận xét
- GV cho điểm những bài đọc tốt
III. Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
* Giọng chung: 
- Nhiệt tình ngợi ca, giản dị và trang trọng, các câu văn trong bài nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần, nhưng rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu đúng và chú ý câu cảm thán.
- Câu 1: nhấn mạnh cụm từ: Sự nhất quán, lay trời chuyển đất
- Câu 2: Tăng cảm xúc ngợi ca, nhấn mạnh vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu, 
Nhịp điệu liệt kê ở các từ đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Đoạn 3, 4: Con người của Bác... ngày nay.
Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: càng, thực sự văn minh
- Đoạn cuối: Phân biệt lời văn của tác giả với trích đoạn của Bác Hồ
Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng, thống thiết.
IV. Văn bản: ý nghĩa văn chương
* Giọng chung:
 Đọc chậm giọng trữ tình, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- Hai câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li buồn thương
- Câu 3: giọng tỉnh táo
- Đoạn: Câu chuyện có lẽ...lòng vị tha.
Giọng thủ thỉ tâm tình như lời trò chuyện
- Đoạn: Vậy thì... hết
Giọng thủ thỉ tâm tình như đoạn trên
Lưu ý câu cuối đọc giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi cảnh tượng nếu xáy ra
E. Củng cố - Hướng dẫn:
? Đọc thuộc lòng 1 đoạn trong văn bản mà em thích?
- GV nhận xét ý thức của hs
- Chuẩn bị : Kiểm tra học kì II
Tuần 36 - Tiết 131 + 132 
Ngày soạn: 14/5/2009 
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
A.Mục tiêu:
Giúp HS:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn trong sgk Ngữ văn 7, đặc biệt là phần kì 2.
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
B.Chuẩn bị:
- GV: nghiên cứu tài liệu, soạn đề-đáp án-biểu điểm.
- HS: Ôn tập tổng hợp cả 3 phân môn, tránh học lệch, học tủ.
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
Tuần 37 - Tiết 137 Ngày soạn: 16/5/09
Chương trình địa phương phần tiếng việt
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Thuyết trình
- Phân tích
- Nêu vấn đề	 
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
A.Mục tiêu:
Thông qua các bài về rèn luyện chính tả khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I.
Rèn kĩ năng viết đúng, nói đúng, viết hay.
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
B.Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
HS: Sưu tầm những đoạn thơ, đoạn văn có những phụ âm đầu r/d/gi, s/x, l/n, tr/ch. 
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
GV: đọc cho HS viết rèn luyện chính tả. 
GV: kiểm tra phần nghe, viết của HS; chấm điểm, nhận xét và sửa chữa. 
GV: cho HS làm bài tập điền phụ âm đầu vào chỗ trống.
I. Viết đúng các từ có phụ âm đầu dễ lẫn chuẩn
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay là rập rờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
II. Rèn luyện chính tả qua bài tập điền vào chỗ trống
- Điền n hay l: - Điền ch hay tr:
 ơi nói  ồng cây
 ũng  ụi  ả bài
 a  á  ắt  iu
... của  ả  ùng  ục
 àm ... ụng ... giò  ả
 ấp  ánh  úng quả
 ành  ạnh ... thi  ượt
E. Củng cố- Hướng dẫn:
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các phụ âm n/l, s/x, r/d/gi.
Xem lại các tác phẩm văn học, ghi nhớ cách viết từ khó.
Luyện đọc chính tả, ngữ điệu, có sự diễn cảm.
Sưu tầm và chép lại những đoạn thơ văn có từ khó.
Tuần 37 - Tiết 138 Ngày soạn: 16/5/09
Chương trình địa phương phần tiếng việt
A.Mục tiêu:
Thông qua các bài về rèn luyện chính tả khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I.
Rèn kĩ năng viết đúng, nói đúng, viết hay.
Rèn kĩ năng làm bài tập chính tả, kĩ năng viết đúng.
Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
B.Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu.
HS: Sưu tầm những đoạn thơ, đoạn văn có những phụ âm đầu r/d/gi, s/x, l/n, tr/ch. 
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
- GV: cho HS làm bài tập với nội dung nhớ viết gồm các bài thơ đã học trong chương trình để rèn luyện chính tả.
- Các nhóm HS kiểm tra và nhận xét kết qủa. 
? Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các ví dụ sau?
? Tìm các từ chỉ hoạt động của con người bắt đầu bằng chữ ch, có thanh hỏi hoặc thanh ngã ?
? Đặt câu với các tiếng có n/l?
I- Nhớ viết
* lưu ý các từ khó trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: xóm nhỏ, xao động nắng trưa, hoa đống trắng, màu nắng, lang mặt, dại thơ lo lắng, sột soạt, xóm làng.
II- Điền từ thích hợp vào chỗ trống
 dụm
để 
tranh 
liêm
dũng 
II- Tìm từ theo yêu cầu
+ chạy, chơi, chen, cho, chồn
+ khoẻ, hỏi, giỏi, đổ
+ rõ, vỗ, đỗ
III- Đặt câu với các tiếng có n/l
+ Một cây làm chẳng nên non.
+ Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
+ Thế giặc mạnh mà quân ta không hề nao núng.
E. Củng cố- Hướng dẫn:
 	? Tại sao phải viết chuẩn chính tả?
- Viết thu hoạch bộ môn Ngữ văn, chuẩn bị chu đáo cho kiểm tra học kì.
 Tuần 37 - Tiết 139 Ngày soạn: 18/5/09
Trả bài kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
A.Mục tiêu:
Giúp HS kiểm tra lại kiến thức đã làm bài và củng cố kiến thức.
Giáo dục ý thức tích cực trong học tập.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét.
B.Chuẩn bị:
GV: chấm bài, chuẩn bị giáo án nhận xét.
HS xem lại bài kiểm tra.
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
I- Đề bài và yêu cầu
- GV cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu như tiết 131và 132.
II- Nhận xét
Ưu điểm:
Đa số các em nắm được yêu cầu của đề bài.
Phần trắc nghiệm xác định đúng hầu hết các nội dung.
Trình bày sạch đẹp, khoa học.
Phần tự luận viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, nhiều bài viết giàu cảm xúc.
Tồn tại:
+ Câu 1: Một số em không làm được hoặc thiếu nội dung.
+ Câu 2: Đa số các em chưa giải thích được đầy đủ. 
+ Câu 4: Một số em còn nhầm lẫn sang viết một bài văn.
E. Củng cố - Hướng dẫn:
- GV: khái quát lại bài học.
- HS: sửa sai vào vở.
- Xem lại những kiến thức chưa chắc chắn, những nội dung còn yếu.
- Trong quá trình nghỉ hè thường xuyên đọc sách báo để bổ sung kiến thức, học tập cách viết. 
Tuần 37 - Tiết 140 Ngày soạn: 18/5/09
Trả bài kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
B. phương pháp.
- Đàm thoại
- Bình giảng
- Phân tích
- Nêu vấn đề	
c. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
d. Tiến trình dạy - học 
A.Mục tiêu:
Giúp HS kiểm tra lại kiến thức đã làm bài và củng cố kiến thức.
Giáo dục ý thức tích cực trong học tập.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét.
B.Chuẩn bị:
GV: chấm bài, chuẩn bị giáo án nhận xét.
HS xem lại bài kiểm tra.
C. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới:
III- Đọc bài văn tiêu biểu:
- Gv: cho hs đọc một số bài làm tốt. Đặc biệt là phần tập làm văn...
- Hs đọc bài. Thảo luận. Rút ra bài học kinh nghiệm. Ghi vào vở bài tập ...
E. Củng cố - Hướng dẫn:
- GV: khái quát lại bài học.
- HS: sửa sai vào vở.
- Xem lại những kiến thức chưa chắc chắn, những nội dung còn yếu.
- Trong quá trình nghỉ hè thường xuyên đọc sách báo để bổ sung kiến thức, học tập cách viết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 7 chat luong cao.doc